Tiểu luận: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

16 1.1K 2
Tiểu luận: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN  Bộ môn: TRIẾT HỌC Tiểu luận: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC ĐẠO GIA - NHỮNG GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ GVHD : TS. Bùi Văn Mưa Thực hiện : Trần Anh Khoa - CH1001110 Lớp : Cao học Công nghệ thông tin Niên khóa : Khoá 5 (Đợt 2) Số thứ tự : 16 Nhóm : 3 Thành phố Hồ Chí Minh - Tháng 01 Năm 2012 Mục lục: Đạo gia được Lão Tử sáng lập ra và sau đó được Trang Tử phát triển thêm vào thời Chiến quốc. Kinh điển của Đạo gia chủ yếu được tập trung lại trong bộ Đạo đức kinh và Nam hoa kinh. Đạo đức kinh có khoảng 5000 câu do Lão Tử soạn, bao gồm 2 thiên nói về Đạo và Đức. Nam hoa kinh gồm các bài do Trang Tử và một số nhân vật theo Đạo gia viết. Những tưởng triết học cơ bản của Đạo gia được thể hiện chủ yếu trong lý luận về đạo và đức. Lý luận này thể hiện quan niệm biện chứng về thế giới và là cơ sở để Lão Tử xây dựng thuyết vô vi nhằm giải quyết những vấn đề do thời đại đặt ra. I. Nội dung tưởng Đạo gia A. Lý luận về Đạo – Đức Theo quan điểm của Đạo gia, khởi nguồn của vạn vật là từ đạo song khái niệm về đạo lại rất mơ hồ và huyền diệu vừa vô hình, phi cảm tính và khó có thể diễn giải được. Đạo như là một phạm trù triết học, quy luật chung của mọi sự sinh thành – biến hoá xảy ra trong thế giới. “Có một vật hỗn độn, sinh thành trước trời đất; yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi không dừng; có thể làm mẹ thiên hạ. Ta không biết tên của nó, nên đặt tên nó là Đạo”.  Đạo là nơi sinh ra vạn vật, mọi hoạt động của vạn vật đều nằm trong đạo: “Đạo sinh vạn vật, đức dưỡng chúng, vật chất cho chúng hình, hoàn cảnh tác thành chúng. Cho nên vạn vật đều tôn đạo, quí đức. Sự cao trọng của đạo đức chẳng nhờ ai ban, mà đạo đức tự nhiên vốn đã cao trọng. Cho nên đạo sinh, đức dưỡng, làm cho vạn vật lớn lên; dưỡng nuôi vạn vật, tác thành che chở vạn vật. Sinh ra vạn vật mà không nhận chúng là sở hữu của mình; làm mà không cậy công; làm cho chúng phát triển mà không đòi làm chủ tể. Đó gọi là đức sâu dày.”  Đạo gia quan niệm vạn vật đều được chi phối bởi đạo, không có gì vượt ra khỏi đạo: từ sự tồn vong (sống – chết) đến sự đạt thành (thành công – thất bại) “Đạo là khởi nguyên của vạn vật. Vật nào mất đạo thì chết, được đạo thì sống, nghịch đạo thì thất bại, thuận đạo thì thành công. Đạo gia: tưởnggiá trịhạn chế 3 Cho nên, thánh nhân rất quý trọng sự hiện hữu của Đạo.”; đạo bao hàm và mang lại những giá trị đích thực cho vạn vật “Trời được Đạo, nên trong. Đất được Đạo, nên yên. Thần được Đạo, nên linh. Hang được Đạo, nên đầy. Vạn vật được Đạo, nên sống. Hầu vương được Đạo, nên trị vì thiên hạ”  Đạo lại là vô vi vừa gần vừa xa, huyền diệu rất khó đạt được đạo: “Đạo mà ta có thể gọi được không phải là đạo; Danh mà ta có thể gọi được không phải là danh. Không tên là gốc của trời đất, có tên là mẹ của vạn vật”  Có 2 thể của đạo: đạo trời và đạo người. Thanh cao, sâu rộng là đạo trời – vô vi và tôn quí. Lụy thân là đạo người – hữu vi: “Có đạo trời cũng có đạo người. Vô vi mà tôn quý, đó là đạo trời. Hữu vi mà lụy thân, đó là đạo người. Cái chính yếu là đạo trời, cái phụ trợ là đạo người. Đạo trời và đạo người xa nhau.” Nếu như đạo được Đạo gia xem xét ở góc độ vô vi, siêu hình thì quan niệm về đức được Đạo gia xem xét là sự thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là sự vận hành của đạo trong vạn vật, nhờ đức mà vạn vật được định hình và phân biệt được với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.  “Đạo sinh vạn vật, đức dưỡng chúng, vật chất cho chúng hình, hoàn cảnh tác thành chúng. Cho nên vạn vật đều tôn đạo, quí đức. Sự cao trọng của đạo đức chẳng nhờ ai ban, mà đạo đức tự nhiên vốn đã cao trọng. Cho nên đạo sinh, đức dưỡng, làm cho vạn vật lớn lên; dưỡng nuôi vạn vật, tác thành che chở vạn vật. Sinh ra vạn vật mà không nhận chúng là sở hữu của mình; làm mà không cậy công; làm cho chúng phát triển mà không đòi làm chủ tể. Đó gọi là đức sâu dày.”  Cái có thể đạt được của đạo là đức song khái niệm về đức cũng được Đạo gia khái quát thành cái vừa hữu hình lại vừa vô hình, dễ đạt được nhưng cũng xa vời: “Đạo rốt cuộc là không thể đắc. Cái có thể đắc thì gọi là đức chứ không gọi là đạo. Đạo rốt cuộc là không thể vận dụng. Cái có thể vận dụng được thì gọi là hành chứ không gọi là đạo. Thánh nhân có thể vận dụng cái khả đắc (tức là đức) và cái khả hành (tức là hành) nên giỏi về sự sống. Thánh nhân có thể vận dụng cái bất khả đắc Đạo gia: tưởnggiá trịhạn chế 4 bất khả hành (tức là đạo) nên giỏi về sự chết.”; “Bậc thượng đức không tỏ ra là có đức, nên có đức. Người hạ đức câu nệ vào đức, nên vô đức. Bậc thượng đức thì vô vi và không lụy sự việc. Người hạ đức có lao tác và lụy sự việc” Quan niệm đạo và đức của Đạo gia hết sức phổ quát và vô vi, vừa bao hàm cả trời đất con người và vạn vật, vừa là thành phần nội tại của vạn vật, vừa mang tính khách quan vừa mang tính phổ biến. Qua đó cũng làm bộc lộ được thế giới quan biện chứng siêu hình trong tưởng Đạo gia. B. Thế giới quan – Nhân sinh quan của Đạo gia: Đạo gia nhìn nhận thế giới và con người theo khuynh hướng tự nhiên: vạn vật luôn tồn tại và chuyển hoá trên 2 mặt đối lập, tuân thủ và hoà hợp với tự nhiên. Chính vì thế mà Đạo gia đưa ra cách sống thoát tục nhằm đưa con người về với tự nhiên, tránh những ham muốn vụ lợi, xem trọng tu thân, chủ trương xây dựng một thế giới đại đồng, hướng con người về với cách sống thuần phát tự nhiên, không o ép bản thân và cuộc sống xung quanh.  “Không ham muốn để yên tĩnh, do đó thiên hạ sẽ tự ổn định.”  “Lớn và nhỏ bao hàm lẫn nhau, nên vô cùng vô tận. Bao hàm vạn vật cũng như bao hàm trời đất. Bao hàm vạn vật nên không có chỗ cùng tận. Bao hàm trời đất nên không có chỗ giới hạn.” 1. Thế giới quan Đạo gia xem “chết và sống là do số mệnh; sự thường hằng của đêm và ngày là do trời”, vì thế khi nhìn nhận thế giới Đạo gia mang tưởng vô vi vừa thoát tục lại vừa gần gũi hoà nhập với đời. a. Xuất thế – thoát tục: Xuất phát từ việc xem vạn vật đều có sự hài hoà trong mọi mặt, luôn tuân theo các quy luật tự nhiên, Đạo gia chủ trương hướng con người về với đạo, thoát ra khỏi những ham muốn cá nhân, đi ngược với quy luật tự nhiên. Người đạt đạo sẽ thoát khỏi những chi phối của bản ngã thấp kém, Đạo gia: tưởnggiá trịhạn chế 5 giá trị nhân văn của xã hội đại đồng được nâng cao, bình đẳng thanh cao. Con người sẽ thanh thoát, vượt ra khỏi khổ đau.  “Đạo đức là cái luật tự nhiên, không cần tranh mà thắng, không cần nói mà ứng nghiệm, không cần mời mà các vật vẫn theo về, lờ mờ mà hay mưu tính”  “Hiểu được sự việc không thể cải đổi là do định mệnh an bài, thì thản nhiên mà chấp nhận nó; đã thế thì không lo buồn hay vui sướng… cho nên cứ lặng lẽ xem những gì mình gặp phải đều là định mệnh, và không động tâm giữa hai cực đoan; cứ một lòng hợp nhất với đạo, không vui sướng hay lo buồn.” Tư tưởng xuất thế của Đạo gia không phải đưa con người tránh xa cuộc đời sống ẩn dật theo trường phái siêu nhiên mà chủ đạo hướng con người đến với điều chân chính, thuần phát, hài hoà theo đúng bản chất của con người, vượt lên trên những bon chen, ham muốn tầm thường, không phù hợp với tự nhiên. Không những thế khi đạt đạo cũng là lúc vạn vật và đạo hoà làm một. Đạo điều hướng vạn vật, trong vạn vật có đạo, đó là tưởng nhập thế của Đạo gia. b. Nhập thế – hoà nhập giữa đạo và đời: Đạo nhập thế là sự thể hiện sức mạnh của đạo trong cải biến xã hội, cải biến con người, đưa vạn vật về đúng bản chất tự nhiên vốn có. Tác dụng của đạo được phát huy trong vạn vật, lúc đó vạn vật đạt được đức của đạo. Đây cũng là tưởng cứu nhân độ thế của nhiều giáo lý của Phật giáo – Nho giáo cùng thời với Đạo gia. Song phương cách nhập thế của Đạo gia cũng có sự khác biệt, đó là dùng đạo chỉ để hướng con người - vạn vật về với vô vi theo đúng bản chất tự nhiên thuần khiết vốn có, không mang tính siêu hình, huyền hoặc như các đạo giáo khác. 2. Nhân sinh quan Đạo gia chú trọng đạo tức là các quy luật của vũ trụ vạn vật và dùng đạo để cải biến vạn vật – con người về với đúng bản chất tự nhiên vốn có. Con người theo đạo, đạt đạo là phải rèn luyện, thực hành các nguyên tắc trị thân Đạo gia: tưởnggiá trịhạn chế 6 để có được đức và từ đó có thể trị thế (cải biến đời). Vì thế vấn đề nhân sinh trong Đạo gia rất được đề cao và chú trọng.  Con người muốn theo đạo, đạt được đạo thì đòi hỏi con người thực hành vô vi: “Tâm là chủ của thân, thống lãnh thần. Tĩnh thì sinh trí huệ, động thì sinh hôn ám. Người bắt đầu học đạo, cần buông xả tâm, lìa ngoại cảnh, thì mới nhập vào hư vô, tức là hợp với đạo”.  Không bon chen vị kỷ, tránh xa ham muốn: “Không ham muốn dễ được yên tĩnh, do đó thiên hạ sẽ ổn định”.  Sống đúng bản chất, tuân theo tự nhiên: “Hiểu rõ đức tính của trời đất chính là nắm được cái tông chỉ căn bản nhất và sẽ hoà hợp với cõi tự nhiên. Cho nên quân bình và điều hòa được thiên hạ cũng như con người. Hòa với người thì gọi là niềm vui với người, hòa với cõi tự nhiên thì gọi là niềm vui với cõi tự nhiên.”  Biết sống an nhàn, chấp nhận cái đang có: “Không có họa nào lớn bằng không biết đủ. Không có rủi nào lớn bằng tham cầu. Cho nên hễ biết đủ thì người ta sẽ luôn đầy đủ vậy”. Lấy con người làm gốc, giữa con người và trời đất vạn vật luôn có mối liên quan, giao hoà với nhau thông qua cái đạo tự nhiên. Tuân theo tự nhiên, hành xử theo tự nhiên là cốt lõi tưởng nhân sinh quan của Đạo gia. C. tưởng biện chứng của Đạo gia Thế giới là một chỉnh thể thống nhất – vận hành của đạo; thông qua đức mà đạo nằm trong vạn vật luôn biến hoá. Vạn vật đều có các mặt đối lập luôn tác động và chuyển hoá lẫn nhau: “Đạo có trong có đục, có động có tĩnh. Trời trong đất đục, trời động đất tĩnh. Nam trong nữ đục, nam động nữ tĩnh. Đạo giáng xuống, và âm dương giao nhau sinh thành vạn vật. Trong là nguồn của đục, đục là cơ sở của trong. Ta thường thanh tĩnh thì vạn vật đều trở về trong ta”. “Vạn vật có phân ly, ắt có thành tựu. Có thành tựu, ắt có hủy diệt. Vạn vật không có thành tựu và không có hủy diệt, bởi vì tất cả đều trở về với Một.”. Chính việc luôn xem xét vạn vật trên các mặt đối lập cùng tồn tại trong sự vận động của vạn vật đã làm nên nét biện chứng trong tưởng Đạo gia: tưởnggiá trịhạn chế 7 triết học Đạo gia và được khái quát trong 2 quy luật căn bản chi phối toàn bộ vũ trụ, đó là quy luật quân bình và luật phản phục. 1. Luật quân bình (Luật bù trừ) Luật quân bình là luôn xem xét vạn vật ở trạng thái cân bằng theo một trật tự điều hoà của tự nhiên, không có cái nào thái quá, bất cập; từ đó làm cho vạn vật tồn tại và phát triển trong sự hài hoà và tự nhiên.  “Thiên hạ đều biết đẹp là đẹp, là vì đã có cái xấu; đều biết tốt là tốt, là vì đã có cái không tốt. Cho nên có và không sinh ra nhau, khó và dễ thành tựu cho nhau, dài và ngắn tạo hình thể cho nhau, cao và thấp làm nghiêng nhau, âm và thanh hoà nhau, trước và sau theo nhau”.  “Muốn nó co lại, tất phải giương nó thẳng. Muốn nó yếu, tất phải làm nó mạnh lên. Muốn phế bỏ nó đi, tất phải làm cho hưng vượng. Muốn đoạt nó cái gì, tất phải cho nó cái khác. Thế gọi là «làm cho cái sáng trở nên tế vi»”.  “Trên đời chẳng có gì mềm yếu bằng nước. Để công phá cái cứng mạnh thì chẳng gì hơn nước. Đó là vì không có cái gì thay thế nó được. Ai cũng biết yếu thắng mạnh, mềm thắng cứng; nhưng chẳng ai biết thi hành điều đó”. Có rất nhiều triết lý thể hiện luật quân bình trong tưởng triết học Đạo gia, từ sự vận động của vũ trụ, vạn vật (vạn vật có sống và chết, trời đất có ngày và đêm) đến bản tính con người (vui – buồn, tốt – xấu, mạnh – yếu, …); từ việc luôn tồn tại các mặt đối kháng nhau trong sự vận động của xã hội (nước loạn sẽ có tôi trung, gia đạo bất an – cha nhân từ con hiếu thảo, ) đến hành vi ứng xử, cứu nhân độ thế () và cả trong sự tiếp cận đạt đạo của Đạo gia (đạo mịt mờ) 2. Luật phản phục Luật phản phục là quy luật mà ở đó sự phát triển khi đến một mức độ nào đó sẽ quay trở về với cái ban đầu, trở về cái gốc của nó.  “Sự sống tiếp nối cái chết và cái chết khởi đầu sự sống, nhưng nào ai biết qui luật của chúng? Đời người chỉ là sự tích tụ của khí. Khí tụ lại thì ta sống, khí phân tán thì ta chết. Đã biết sống và chết tiếp nối nhau, ta còn lo lắng chi? Do đó vạn vật cùng một thể” Đạo gia: tưởnggiá trịhạn chế 8  “Cái gì khiếm khuyết sẽ được làm cho toàn vẹn. Cái gì cong sẽ được làm cho ngay. Cái gì trũng sẽ được làm cho đầy. Cái gì cũ sẽ được làm cho mới. Có ít sẽ được thêm. Có nhiều sẽ mê muội”  “Mắt sắp mờ thì trước tiên hãy nhìn vật cực bé, tai sắp điếc thì trước tiên hãy nghe tiếng muỗi bay vo ve. Cho nên sự vật chưa phát triển đến chỗ cùng cực thì chưa quay trở lại”  “Vạn vật trong thiên hạ sinh ra từ Có, và Có sinh ra từ Không. Có và Không sinh ra lẫn nhau”  “Kết hợp các điểm khác biệt thì thành sự đồng nhất, phân tán sự đồng nhất thì thành các điểm khác biệt” Vạn vật đều nằm trong và chịu sự chi phối của đạo, càng tách xa đạo thì vạn vật càng chứa nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn sẽ được xoá bỏ bằng cách đẩy mạnh một trong 2 mặt đối lập để mặt đối lập kia sẽ tự mất đi để đạt được trạng thái cân bằng. Đó chính là sự vận động, biến đổi bất tận của vạn vật: đều đặn, nhịp nhàng, tuần hoàn và tự nhiên như hết ngày đến đêm, hết đêm sang ngày, trăng tròn lại khuyết, trăng khuyết lại tròn Phản phục còn là sự vận động trở về với đạo của vạn vật - sự trở về với trạng thái tự nhiên, nguyên sơ. D. Quan niệm về chính trị – xã hội – con người: Về chính trị Đạo gia chủ trương dùng vô vi để trị vì thiên hạ. Bậc minh vương theo Đạo gia không phải là người chính nhân quân tử tài trí dũng mãnh, quyền lực bao trùm thiên hạ như Nho gia mà là người “đặt nền tảng nơi Đức và được hoàn thiện nơi Trời” là người cai trị thiên hạ mà thiên hạ không hay không biết:  “Lấy ngay thẳng để trị nước; lấy mưu trí để dùng binh; lấy vô sự để được thiên hạ.”  “Minh vương cai trị thiên hạ, công trạng bao trùm thiên hạ mà tựa như không nhận là công lao của mình; giáo hoá vạn vật nhưng dân chúng không cảm nhận sự nương tựa đó; tuy công trạng nhiều nhưng minh vương không kể công, khiến vạn vật ai cũng có niềm vui” Đạo gia: tưởnggiá trịhạn chế 9  “Trời đất tuy lớn nhưng trời đất chuyển hoá vạn vật một cách quân bình; vạn vật tuy nhiều nhưng chúng đều bị thống trị một cách thống nhất; dân chúng tuy đông nhưng chủ của họ là vua. Ông vua này đặt nền tảng nơi Đức và được hoàn thiện nơi Trời”  “Cái khó trong việc cai trị nước là ở chỗ nhận ra ai là người hiền trong dân chúng, chứ không phải ở chỗ người cai trị tự xem mình là người hiền”  “Không [cố ý] làm [vì dục] nhưng không gì mà không làm; muốn trị thiên hạ phải dùng vô vi; dùng hữu vi không đủ để trị thiên hạ.” Xã hội lý tưởng đối với Đạo gia là những nước nhỏ, dân ít, có thuyền xe nhưng không đi, có gươm giáo nhưng không dùng, bỏ văn tự, từ lợi, không học hành… dân 2 nước ở cạnh nhau, dù cách nhau bởi một bờ dậu nhỏ hay 1 con mương cạn, cùng nghe tiếng chó sủa tối, tiếng gà gáy sáng…nhưng đến già, đến chết họ không bao giờ qua lại thăm nhau.  “Không khai mở cái trí xảo của người, nhưng khai mở cái thiên tính tự nhiên. Bởi vì khai mở cái thiên tính tự nhiên thì đức sinh ra, còn khai mở cái trí xảo của người thì tàn hại sinh ra. Không ghét thiên tính, cũng không lơ là [cái trí xảo của] người, như vậy dân chúng sẽ gần với bản chân của họ”  “Dân có bản tính bất biến. Họ tự dệt vải để mặc, tự cày cấy để ăn. Đức của họ giống nhau. Họ thống nhất, mà không kéo bè kết đảng. Đó gọi là tuân theo tự nhiên”  “Nước đục, cá ắt ngoi lên mặt nước để thở; lệnh vua hà khắc, dân ắt nổi loạn; thành quách cao chót vót ắt đổ lở; bờ sông cao ắt sụp lở.” Con người của Đạo gia là con người hồn nhiên thuần phát, hiểu đạo và tuân theo đạo. Là con người mang nét xuất thế – thoát tục tự tại, không bon chen đi ngược với tự nhiên – theo đạo và đạt được đức; nhưng cũng mang tư tưởng nhập thế – dùng đạo cải biến và đưa con người, xã hội quay về với tự nhiên, vận động và phát triển theo đạo. E. Quan điểm về phương châm xử thế Mong muốn xây dựng một xã hội đại đồng, bác ái: “Nước nhỏ, dân ít. Dù có khí giới đủ cho 10 hay 100 người thì cũng không dùng đến. Dạy dân coi trọng cái chết để họ khỏi đi xa. Tuy có xe thuyền, mà chẳng khi dùng. Tuy có giáp binh, mà chẳng phô trương. Khiến dân trở lại việc thắt nút mà dùng. Đạo gia: tưởnggiá trịhạn chế 10 [...]... quan hệ khác Cho nên tưởng biện chứng của Đạo gia mới chỉ là tưởng biện chứng tuần hoàn mà thôi  Một trong các nhà tưởng lớn của Đạo gia là Trang , tuy có những đóng góp to lớn vào hệ tưởng triết học Đạo gia nhưng cũng đồng thời làm cho các triết lý biện chứng duy vật của Lão trở thành chủ nghĩa ng đối và thuyết nguỵ biện... mọi ng tác giữa con người và thiên nhiên Trong võ học với nguyên tắc "mềm như nước" nhưng hết sức hiệu quả, giúp cho con người giải tỏa những tắt nghẽn sinh lực, đưa thân thể trở về trạng thái cân bằng, vừa hài hòa thể lý lẫn tinh thần mà ngày nay rất phổ biến Đạo gia: tưởnggia trịhạn chế 14 III Hạn chế trong tưởng Đạo gia A Trong hoạt động nhận thức  Thông qua những. .. trong mọi hoạt động, Đạo gia góp phần không nhỏ vào việc gia o dục và xây dựng một xã hội công bằng dân chủ nguyện, đại đồng và an lành B Gia trị thực tiễn  Gia o dục lối sống và cách hành xử biết tôn trọng các quy luật nhiên, biết quý trọng những gia trị mà nhiên mang lại, tuân theo nhiên và hướng đến xây dựng một sự phát triển bền... hội - con Đạo gia: tưởnggia trịhạn chế 15 người của nền nông nghiệp nguyên thuỷ Điều này làm đi lùi lại với sự vận động và phát triển, đi lùi với thời đại, lạc hậu IV Kết luận Với những triết lý sâu sa về thế giới – con người và sự tác động của các mặt đối lập trong sự vận động của vạn vật, hệ thống triết học Đạo gia đã mang lại những. .. trong những trường phái triết học lớn thời cổ trung đại ở Trung Quốc Tuy có những hạn chế nhưng phần nhiều những gia trị mà tưởng triết học Đạo gia mang lại vẫn được giữ vững và phát huy không chỉ thông qua các phong trào nông dân xưa mà ngày nay vẫn còn được vận dụng trong các lĩnh vực của đời sống hiện đại: tu thân, gìn giữ nhiên, hoà đồng và. .. thân và cả trong công cuộc trị dân Vô vi trong tu thân, không phải là sống nhàn cư vô sự, mà chính là sống một cuộc đời cao siêu, huyền hóa, theo đạo, đạt được đức Vô vi trong trị dân, là cảm hóa dân bằng thần uy, thần lực của mình, chứ không phải là vô cớ làm phiền dân, bắt dân hi sinh để thực hiện những tham vọng của mình Đạo gia: tưởnggia trịhạn chế 11 II Gia trị của Đạo gia. .. triết học, • • • • Trường đại học kinh tế Tp.HCM, 2010 http://hoivankhoa.blogtiengviet.net/2010/03/17/p901680 http://nhantu.net/TonGiao/DaoDucKinh/KhaoLuan.htm [Đạo Gia o] http://vi.wikipedia.org http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=326 Đạo gia: tưởnggia trịhạn chế 16 ... sống khiêm tốn, gian dị mà vẫn ung dung, tại, không lo sợ, tham lam vụ lợi hay bon chen đố kỵ… mà luôn sống hoà nhã vui i  Những triết lý sống cùng những phương cách thực hành để rèn đức, đạt đạo của Đạo gia còn có thể phát huy được gia trị cao ở những lĩnh vực khác nhau, như trong phép dưỡng sinh, âm dương ngũ hành hợp nhất; trong y học cùng nhiều... Thông qua những lý gia i cùng với hệ thống các triết lý sâu sa - mơ hồ, có thể thấy được phần nào tưởng triết học Đạo gia thiên về duy tâm thần bí và siêu hình  Bên cạch đó, cách nhìn nhận biện chứng của Đạo gia về vật chất – ý thức, con người – xã hội,… còn ở mức độ nguyên thuỷ: chỉ thấy được các mặt đối lập tác động và chuyển hoá nhau... như vậy thôi” Đạo gia: tưởnggia trịhạn chế 13  Trong y học: Lấy con người làm nhân tố chính, chú trọng tu thân, Đạo gia đưa ra các phương cách rèn luyện cơ thể, phòng trừ tật bệnh:  “Thân thể con người khác nào một đất nước: ngực và bụng là cung điện phòng thất, tứ chi là ngoại thành, xương cốt và các quan tiết là bách quan, nếp nhăn trên da là các ngã đường, thần . biến. Đạo gia: tư tưởng – gia trị – hạn chế 14 III. Hạn chế trong tư tưởng Đạo gia A. Trong hoạt động nhận thức  Thông qua những lý gia i. đã làm nên nét biện chứng trong tư tưởng Đạo gia: tư tưởng – gia trị – hạn chế 7 triết học Đạo gia và được khái quát trong 2 quy luật

Ngày đăng: 14/03/2014, 10:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. Nội dung tư tưởng Đạo gia

    • A. Lý luận về Đạo – Đức

    • B. Thế giới quan – Nhân sinh quan của Đạo gia:

      • 1. Thế giới quan

        • a. Xuất thế – thoát tục:

        • b. Nhập thế – hoà nhập giữa đạo và đời:

        • 2. Nhân sinh quan

        • C. Tư tưởng biện chứng của Đạo gia

          • 1. Luật quân bình (Luật bù trừ)

          • 2. Luật phản phục

          • D. Quan niệm về chính trị – xã hội – con người:

          • E. Quan điểm về phương châm xử thế

          • II. Giá trị của Đạo gia

            • A. Giá trị nhận thức

            • B. Giá trị thực tiễn

            • III. Hạn chế trong tư tưởng Đạo gia

              • A. Trong hoạt động nhận thức

              • B. Trong hoạt động thực tiễn

              • IV. Kết luận

              • V. Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan