Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

25 794 1
Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THỰC NGHIỆM ƯƠNG THÁT LÁT CÒM (CHITALA CHITALA) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU Cần thơ, 2010 Sinh viên thực hiện CÔNG QUỐC THÁI MSSV: 06803038 L ỚP: NTTS K1 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THỰC NGHIỆM ƯƠNG THÁT LÁT CÒM (CHITALA CHITALA) BẰNG CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU Cần thơ, 2010 Sinh viên thực hiện CÔNG QUỐC THÁI MSSV: 06803038 L ỚP: NTTS K1 Cán bộ hướng dẫn Ts. PHẠM MINH THÀNH 3 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là vùng đất có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, đa dạng về sinh cảnh, có diện tích mặt nước lớn, khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nhiệt độ trung bình trong năm cao biến động lại thấp, giá trị nhiệt ở ĐBSCL rất thích hợp cho sự sống, sinh trưởng và phát triển của thủy sinh vật. ĐBSCL còn có hệ thống sông ngòi dày đặc, đa dạng thuỷ vực. Có nguồn nước ngọt dồi dào, độ phèn thấp, được cung cấp bởi hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu. Ngoài ra ĐBSCL còn gần với biển nên thuận lợi cho cả nuôi trồng hải sản. Bên cạnh nghề khai thác thủy hải sản thì nghề nuôi trồng thủy sản đang phát triển rất nhanh và là một trong những thế mạnh của vùng, góp phần to lớn vào tổng thu nhập của đất nước và nâng cao thu nhập của người dân. Hội tụ ở ĐBSCL có hơn 200 loài nước ngọt. Trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao đã được chọn làm đối tượng nuôi. Ngoài những loài như: Basa, Tra, Trê, Lóc, Điêu Hồng… là những loài truyền thống đang được nuôi, thì hiện nay một trong những đối tượng nước ngọt đang rất được ưa chuộng là thát lát còm (Chitala chitala). Do thát lát còm có hình thái và màu sắc đẹp, thịt thơm ngon chất lượng cao, có khả năng thích nghi tốt, nên những năm gần đây việc nuôi thát lát còm không chỉ giới hạn ở mục đích làm cảnh, mà còn đáp ứng nhu cầu làm thực phẩm ngày càng tăng. Nhằm góp phần giúp người sản xuất giống và người nuôi giảm giá thành sản xuất và có lợi nhuận, được sự phân công của khoa sinh học ứng dụng, Trường Đại Học Tây Đô, đề tài “Thực nghiệm ương Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Cung cấp một số dẫn liệu về khả năng sử dụng các loại thức ăn, tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống của thát lát còm từ giai đoạn bột lên giống, góp phần bổ sung cơ sở cho việc xây dựng qui trình ương giống thát lát còm (Chitala chitala) ở ĐBSCL. 1.3 Nội dung nghiên cứu Xác định tốc độ sinh trưởng và tỉ lệ sống của thát lát còm được ương bằng các loại thức ăn và phương tiện ương khác nhau. 4 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Những nghiên cứu về đặc điểm sinh học 2.1.1 Phân loại Dựa và tài liệu của D.V Serov, V.K Nezdoliy, D S Pavlov (2006), Nguyễn Văn Hảo (2005), Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), còm có hệ thống phân loại như sau: Ngành dây sống: Chordata Ngành phụ có xương sống: Vertebrata Tổng lớp miệng có hàm: Gnathostomata Bộ: Osteoglossiformes Họ: Notopteridae Giống: Chitala Loài: Chitala chitala Tên khác: Notopterus chitala, Notopterus maculatus, Chitala ornata (Gray), Mytus chitala Hamilton, (1882). Tên thường gọi: Còm, Nàng Hai, Đao, Cườm, thát lát Cườm, thát lát bông, …. Tên tiếng anh: Clawn Knifefish, Clown featherback, Spotted knifefish, Knifefish 2.1.2 Hình thái Hình 1: thát lát còm ( nguồn: khuyennongvn.gov.vn ) 5 Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), còm có những đặc điểm sau: Xương hàm trên kéo dài qua khỏi mắt, vẩy ở đầu có cùng kích thước với vẩy ở thân. Phía trên gốc vi hậu môn có từ 5-10 chấm đen, xung quanh có viền trắng. Thân dài, dẹp bên, lưng gù độ cong của lưng tăng dần theo kích thước của cá. Lườn bụng có hai hàng gai chạy dọc theo lườn bụng. Vẩy nhỏ phủ khắp thân và đầu, vẩy dính rất chắc, khó rụng. Đường bên bắt đầu từ mép trên của lỗ mang và chấm dứt ở điểm giữa gốc vi đuôi (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Vi lưng nhỏ, nằm lệch về phía sau của thân, gần điểm giữa gốc vi đuôi hơn gần chóp mõm. Gốc vi hậu môn rất dài, vi hậu môn nối liền với vi đuôi. Vi bụng rất nhỏ. Vi đuôi tròn không chẻ hai. Vây ngực phát triển, vây bụng nhỏ. có màu xám bạc, lưng thẫm hơn. Dọc theo vây hậu môn có 4 - 5 đốm đen viền trắng, số lượng có thể thay đổi từ 5 - 12 chấm trên các thể khác nhau. Ngay trên cùng một cơ thể số lượng chấm ở hai bên thân cũng không giống nhau. Cá có đầu nhỏ, nhọn, dẹp bên. Miệng trước, rạch miệng xiên kéo dài qua khỏi mắt, xương hàm trên phát triển, Răng nhọn, bén mọc ở hàm dưới, phần gai giữa xương hàm trước, xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi, ngoài ra còn có đám xương nhỏ mịn trên xương bướm phụ. Có một đôi râu mũi ngắn nhỏ. Mắt nằm lệch về phía lưng của đầu, gần chóp mõm hơn gần điểm cuối của xương nắp mang. Phần trán gần hai mắt cong và lồi tương đương đường kính mắt. Lỗ miệng rộng, màng da sau xương nắp mang rất phát triển (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Khi còn nhỏ, thân không có màu đốm mà thay vào đó là những đường sọc vân màu đen ngang thân, có từ 6 – 14 sọc đen, khi lớn các sọc đen mờ dần mất hẳn và thay vào đó là các đốm nâu tròn từ từ xuất hiện, nhưng không hẳn mỗi sọc ứng với một đốm nâu (Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương, 1993). 2.1.3 Phân bố Cá còm phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, lưu vực sông Mekong (Lào, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam), sông Chao Phraya (Thái Lan) và các nước Srilanka, Pakistan, Bangladesh, Indonesia, Malaixia, Ấn Độ……Ở Việt Nam phân bố như ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm có các tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Mau, Kiên Giang, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, trà Vinh, Vĩnh Long. Vùng Tây nguyên: Gia lai, Đắk Lắk, Kon Tum. Mùa nước lên đi vào các đồng ruộng ngập nước sinh sống, mùa khô ra sống ở các rạch lớn, sông chính, các vực nước sâu. Nguồn: www.aquabird.com.vn. Cá còm sống ở sông, rạch, ao, đầm, ruộng trũng, có thể chịu được ở các vực nước có lượng ôxy thấp, nhờ cơ quan hô hấp phụ. Trong điều kiện tự nhiên, sống ở tầng 6 giữa và tầng đáy. Ban ngày thường ẩn nấp trong đám thực vật thuỷ sinh. Ban đêm cá hoạt động nhiều hơn, bơi lội chậm nhẹ nhàng, vây hậu môn hoạt động liên tục như làn sóng, thích sống trong môi trường có nhiều thực vật thủy sinh lớn, nước trung tính pH: 6,5-7, nhiệt độ thích hợp cho từ 26-28 0 C (Dương Nhựt Long, 1999). 2.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), Mai Đình Yên (1983), còm thuộc nhóm ăn tạp, có thể ăn côn trùng, giáp xác, phiêu sinh thực vật, rễ thực vật thuỷ sinh, con, nhuyễn thể và bùn đáy. Khi đói chúng hung dữ tấn công săn bắt những con khác làm mồi ăn. Tính ăn của không ổn định, có thể bỏ ăn cho đến khi kiệt sức và nhiễm bệnh chết nếu có hiện tượng sốc môi trường, thay đổi mồi ăn đột ngột hoặc bắt phải ngừng ăn lâu khi chuẩn bị vận chuyển. Theo Dương Nhựt Long (2003), có hệ tiêu hóa gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột. Miệng trước rộng, rạch miệng xiên và kéo dài ra khỏi mắt, xương hàm trên phát triển. Răng nhiều, nhọn mọc ở hàm dưới trên phần giữa xương trước hàm, trên xương khẩu cái, xương lá mía và lưỡi. Ngoài ra còn có đám rănh nhỏ mịn trên xương bướm phụ, vì vậy chúng có thể bắt giữ, cắn xé con mồi, thực quản ngắn, rộng và có vách hơi dày. Dạ dày hình chữ J có vách hơi dày, ranh giới giữa ruột non và ruột già không phân biệt rõ ràng. Tỉ lệ L i /L 0 = 0,3 cho nên đây là loài ăn động vật. Do còm có đặc tính ăn thiên về động vật nên muốn nuôi ghép với các loài khác nên chọn những loài không cùng tính ăn và không cạnh tranh thức ăn với còm như: mè trắng, sặc rằn, rô phi, trắm cỏ, rô đồng… Các loài như: rô phi, sặc rằn, mè có thể lọc tảo nên có thể sử dụng nuôi ghép để hạn chế tảo phát triển nhiều trong ao và con bổ sung nguồn thức ăn tự nhiên cho còm. Tỷ lệ nuôi các loài này chiếm khoảng 10%. Giai đoạn bột, 1-4 ngày sau khi nở, dinh dưỡng bằng noãn hoàng,từ 4-8 ngày tuổi, ăn Moina, Daphnia, từ ngày thứ 9, có thể ăn trùn chỉ, ấu trùng giáp xác, côn trùng, sau 50 ngày tuổi có tính ăn giống trưởng thành. Trong nuôi thương phẩm có thể cho ăn mồi sống hoặc cũng có thể tập cho ăn thức ăn chế biến (70% bột + 30% bột cám), các phụ phẩm nông nghiệp, phụ phẩm lò mổ, thức ăn đông lạnh hay thức ăn công nghiệp. Khẩu phần ăn của từ 3-7% khối lượng cá, tùy theo loại thức ăn và điều kiện môi trường (Nguyễn Chung, 2006) Theo Lê Ngọc Diện (2004), Phạm Phú Hùng (2007), có thể thay thế 50% thức ăn tươi bởi 50% thức ăn viên công nghiệp trong quá trình nuôi thát lát vẫn thu được kết quả tốt. Trong thực tế nuôi thì còm vẫn ăn mồi ở tầng mặt và cũng cạnh tranh ăn mồi như những loài khác (Nguyễn Chung, 2006). 7 2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng Sinh trưởng là sự gia tăng về kích thước, về khối lượng cơ thể sinh vật theo thời gian, là kết quả của quá trình trao đổi chất (Phạm Minh Thành, 2005). Những lòai khác nhau thì có tốc độ sinh trưởng khác nhau. có kích thước lớn thì có tuổi thọ cao, tốc độ sinh trưỏng nhanh, thời gian sinh trưởng kéo dài hơn những loài có kích thước nhỏ. Trong cùng một loài thì tốc độ sinh trưỏng của thay đổi qua các giai đoạn trong một chu kì sống. Trong họ thát lát (Notopteridae) loài còm có tốc độ sinh trưởng nhanh nhất. Trong tự nhiên 1 năm tuổi có thể đạt 0,6-1 kg, mỗi năm tăng từ 0,9-1,1 kg. có thể sống 8-10 năm đạt chiều dài hơn 1m, nặng trên 10 kg (Nguyễn Chung, 2006). Đặc tính của còm sống thành đàn, khi lớn thì đặc tính này vẫn còn nhưng cá tự phá bầy săn mồi riêng lẻ. Trong ao nuôi mật độ cao ta có thể thấy được sự phân đàn rõ sau hai tháng nuôi, sẽ có những con cạnh tranh thức ăn không lại dẫn đến không lớn được có thể gầy yếu và chết. hoạt động mạnh về ban đêm nên chú ý trong quá trình nuôi để chăm sóc cho tốt hơn. Trước lúc đạt trạng thái thành thục sinh dục lần đầu chủ yếu tăng nhanh về kích thước, sau khi đạt trạng thái thành thục sinh dục, tốc độ tăng trưởng về chiều dài giảm nhường bước cho sự tăng trưởng về khối lượng (Phạm Phú Hùng, 2007). 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Ngoài tự nhiên thành thục sinh dục lần đầu ở tuổi 2-3 năm nặng 1-2 kg. Trong nuôi vỗ có thể thành thục sinh dục lần đầu ở 2 năm nặng 2 kg, (Nguyễn Chung, 2006). Cá có tập tính làm tổ để đẻ, trứng được đẻ vào tổ và đực giữ tổ, đảo nước để đưa oxy giúp trứng phát triển, sau khi đẻ 5-6 ngày trứng sẽ nở tùy theo nhiệt độ. Vào mùa sinh sản đực và cái tự bắt cặp giao phối. Trứng có đường kính 2-3mm, trứng thụ tinh trương nước và bám trên các hốc đá, các giá thể thực vật thủy sinh. đực bảo vệ trứng trong suốt thời gian ấp trứng và hung dữ tấn công những con khác xâm nhập đến khu vực chúng đang bảo vệ (Nguyễn Chung, 2006). Khi con đực và con cái thành thục, cho vào bể chúng sẽ bắt cặp với nhau. Trong vòng những ngày đầu, chúng sắp xếp lại rong và chuyển chúng đến một góc bể. Trong điều kiện tự nhiên đẻ trên các vùng cạn và những thân, rể tre chìm trong nước. Sau khi con cái đẻ trứng trên ổ đã dọn sẳn con đực bơi theo thụ tinh. Trứng thành thục có màu vàng, to tròn, đường kính 2,5-3,5 mm bơi lội tự do và bắt đầu ăn được luân trùng và ấu trùng Artemia sau 2-3 ngày (Dương Nhựt Long, 2003). 8 2.2 Những kết quả nghiên cứu về sinh sản và ương nuôi thát lát còm 2.2.1 Kỹ thuật nuôi vỗ Nuôi vỗ là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất giống nhân tạo. Các nghiên cứu của các tác giả khác nhau đều có những điểm chung trong khâu nuôi vỗ, tuy nhiên mỗi công trình có những cải tiến riêng nhằm nâng cao sức sinh sản thực tế và rút ngắn thời gian tái phát dục. Theo Nguyễn Chung (2006), nuôi vỗ cá thát lát còm bố mẹ được thực hiện như sau: Chọn từ 2 tuổi trở lên có khối lượng trên 2 kg chiều dài 45-60 cm làm bố mẹ. Mật độ 0,5 kg cá/m 2 với tỷ lệ đực cái là 1 : 1 đến 3 : 1 thả đực cái chung với nhau. Sử dụng nhiều loại thức ăn: tạp, chế biến (50% bột + 50% cám gạo + premix) hoặc cho ăn xen kẻ giữa tạp và thức ăn chế biến. Thả chà hoặc lục bình ở các góc ao làm chổ ẩn nấp cho vào ban ngày và tiện cho chăm sóc quản lý. Ở trại Thạch Hòa – Hậu Giang: Trại chỉ tập trung nuôi vỗ cái trong ao hình chữ nhật, diện tích 800-1000 m 2 , mật độ thả 1 kg cá/m 2 . Sử dụng thức ăn 100% biển. Còn đực được trại tuyển chọn, thu mua từ các ao thương phẩm. Tiến hành nuôi vỗ tái phát dục đàn bố mẹ sau khi chấm dứt kỳ sinh sản đầu tiên. Thời gian tái phát dục của là 1,5 tháng. 2.2.2 Kỹ thuật sinh sản Trên thế giới việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá thát lát còm vẫn còn nhiều hạn chế, hầu hết chỉ dừng lại ở việc mô tả hoạt động sinh sản của trong tự nhiên hay bố trí tạo điều kiện cho đẻ tự nhiên. Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia đi đầu trong công tác nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo cá thát lát còm. 2.2.3 Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo Theo Nguyễn Chung (2006), khoảng 20h sau khi tiêm cái tiến hành kiểm tra sự rụng trứng. Khi thấy trứng đã rụng thì vuốt trứng để thụ tinh. đực không thể nặn tinh mà phải mổ lấy tinh. Một con đực có thể thụ tinh cho 3-5 con cái. Trại Thạch Hòa – Hậu Giang thụ tinh nhân tạo với tỷ lệ đực (theo khối lượng) là 1: 20. Tỷ lệ thụ tinh đạt 85 - 98%. 2.2.4 Ấp trứng Theo Nguyễn Chung (2006), có thể ấp trứng cá thát lát còm bằng phương pháp: phương pháp khử dính và phương pháp ấp trứng dính trên giá thể. Phương pháp ấp trứng khử dính: trứng được khử dính ấp trong bình Weys mật độ ấp 4000-5000 trứng/L, lưu tốc dòng chảy trong bể ấp 0,05-0,1 m/s. Phương pháp cho trứng dính trên 9 giá thể (giá thể là cây cỏ, sợi nilon, khung lưới mịn), mật độ ấp từ 50.000-60.000 trứng/m 2 . Tuy nhiên trong thực tế thì các trại sản xuất giống cá thát lát còm sử dụng phương pháp ấp trứng dính trên giá thể. Trại Thạch Hòa – Hậu Giang: ấp trứng trong bể ximăng sử dụng nguồn nước sông qua hệ thống lắng lọc cơ học và sử dụng chlorine (20-30 ppm) để xử lý nước. Trại sử dụng bạt che bể để nâng cao và ổn định nhiệt độ trong khoảng 29-31 o C. Mật độ ấp 50.000-60.000 trứng/m 2 , tỷ lệ thụ tinh 90-95%, tỷ lệ nở 90-97%. 2.2.5 Kỹ thuật ương giống Bể ương có kích thước 1,5m x 2,5m x 0,5m, không bị rò rỉ, thoát nước. Nguồn nước phải trong sạch, cấp đủ suốt thời gian ương. pH từ 7-7,5, oxy hoà tan >=3 mg/lít. Theo Phạm Phú Hùng (2007), Thời gian từ khi trứng thụ tinh đến ấp nở là 7 ngày, bột mới nở đến con phải mất 35-40 ngày mới đạt 3-4 cm, giống lớn chậm phải kéo dài thêm 30-40 ngày mới đạt chiều dài 12-15 cm, sau đó sẽ lớn nhanh hơn nuôi 6 tháng có thể đạt trọng lượng 400-500 g/con và nuôi 12 tháng có thể đạt trọng lượng 1 kg/con. Cá còm bột sau 4 ngày tiêu hết noãn hoàng có chiều dài trên > 1 cm đã có sắc tố và bắt đầu tìm mồi ăn. bột nên thả vào sáng sớm hoặc chiều mát, không thả vào lúc nắng nóng hay trời đang mưa sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và sức sống của cá. Vớt và thả bột bằng vợt mịn, thao tác phải nhẹ nhàng không làm mệt. Mật độ thả là 200-250 con/m 2 (Nguyễn Chung, 2006). Theo Nguyễn Chung (2006), trong 7-8 ngày đầu cho ăn moina, daphnia rải đều khắp bể, cho ăn theo nhu cầu của cá, từ ngày thứ 8 về sau cho ăn trùn chỉ hay thức ăn chế biến gồm 30% thịt xay nhuyễn với 70% bột giàu đạm, mỗi ngày cho ăn 100- 250 gram trùn cho 10.000 bột và tăng dần theo nhu cầu bắt mồi của cá. Mỗi ngày nên cho ăn 3 lần, sáng và trưa 2/5, chiều 3/5 khẩu phần. Cho ăn trùn chỉ nên ở vị trí cố định sẽ giảm hao hụt trùn, ăn được nhiều hơn và kiểm soát được lượng thức ăn cho phù hợp. Trùn chỉ rửa sạch loại mầm bệnh trùn mang theo, có thể rửa qua nước muối 0,6-1% trong một phút trước khi cho ăn (Nguyễn Chung, 2006). Giai đoạn còn nhỏ, nhất là bột, hương có sức sống thấp do khả năng thích ứng với điều kiện môi trường kém nhất so với các giai đoạn khác của chu kỳ sống. chỉ có thể thích ứng được với phạm vi biến đổi hẹp của các yếu tố môi trường. Những tác động xấu của môi trường dù nhỏ cũng dễ gây chết cho (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Vì thế trong quá trình ương cần xiphông đáy lấy 10 thức ăn dư thừa và phân ra, cấp thêm nước mới vào bằng với nước ban đầu. Khi bể nhiễm bẩn, phải bớt nước trong bể còn lại 1/3 sau đó từ từ thêm nước mới vào, tránh làm ảnh hưởng đến ương. Quan sát tình hình ăn mồi của để tăng hoặc giảm lượng thức ăn cho phù hợp. Thức ăn chế biến được nấu chín và bóp nhuyễn hoà tan trong nước, khi cho ăn rải đều lên mặt bể. Trong quá trình ương cần chú ý tới sự xuất hiện của bọ gạo, nòng nọc ếch nhái và một số địch hại khác, chúng có thể tấn công và làm hao hụt bột. Cá đạt chiều dài 3-4 cm/con đã chuyển sang hương có thể thu cá. Để tránh hao hụt và ảnh hưởng đến sức khỏe của nên xả bớt nước còn khoản 1/3 và dùng vợt xúc nhẹ nhàng ra thau xô, tránh làm bị xây sát. Với còm kích thước 3-4 cm chưa thả nuôi thịt được nên tiếp tục ương dưỡng thêm để đạt chiều dài 5-6 cm mới tạm làm cá giống nuôi thịt (Nguyễn Chung, 2006). Thu hoạch Trong thời gian ương hương lên giống nên định kì luyện cá. ương được một tuần lễ bắt đầu luyện, thường vào buổi sáng dùng cây tre hoặc gỗ đập vào nước hay khuấy động một góc ao. Có thể dùng lưới để kéo dồn lại một góc (Nguyễn Chung, 2006). Trước khi bắt cho ngừng ăn 1-2 ngày. Khi vận chuyển nên dùng túi nilon có bơm oxy, tổng thời gian vận chuyển đường dài không quá 50 giờ. [...]... của sau 5 tuần ương đạt cao nhất ở nghiệm thức I (759,67 mg), thấp nhất là nghiệm thức III (170,33 mg) và nghiệm thức II cao hơn nghiệm thức III nhưng nhỏ hơn nghiệm thức I (311,67 mg) và các nghiệm thứckhác biệt với nhau kết quả tương tự đối với tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) Khi ương giai đoạn đầu sử dụng moina làm thức ănloại thức ăn tươi sống và động nên quen với loại thức ăn. .. cột có các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức (p . 4.2 Thí nghiệm ương cá trong bể với các loại thức ăn khác nhau 4.2.1 Nhiệt độ, pH và ôxy tại bể ương cá Tại 3 nghiệm thức ương cá trên bể xi măng các yếu. Trường Đại Học Tây Đô, đề tài Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau được thực hiện. 1.2 Mục tiêu nghiên

Ngày đăng: 14/03/2014, 01:05

Hình ảnh liên quan

2.1.2 Hình thái - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

2.1.2.

Hình thái Xem tại trang 4 của tài liệu.
Kết quả được trình bày ở Bảng 2. - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

t.

quả được trình bày ở Bảng 2 Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 4: Tăng trưởng về khối lượng của cá còm ương trong giai - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

Bảng 4.

Tăng trưởng về khối lượng của cá còm ương trong giai Xem tại trang 15 của tài liệu.
Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của cá được thể hiện qua biểu đồ, Hình 1. - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

c.

độ tăng trưởng về trọng lượng của cá được thể hiện qua biểu đồ, Hình 1 Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 5: Tăng trưởng về chiều dài của cá còm ương trong giai - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

Bảng 5.

Tăng trưởng về chiều dài của cá còm ương trong giai Xem tại trang 17 của tài liệu.
Tốc độ tăng trưởng về chiều dài qua các tuần được thể hiện qua biểu đồ, Hình 2. - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

c.

độ tăng trưởng về chiều dài qua các tuần được thể hiện qua biểu đồ, Hình 2 Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 2: Tăng trưởng chiều dài qua các tuần ương cá trong giai - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

Hình 2.

Tăng trưởng chiều dài qua các tuần ương cá trong giai Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 8: Tăng trưởng về khối lượng của cá còm ương trong bể - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

Bảng 8.

Tăng trưởng về khối lượng của cá còm ương trong bể Xem tại trang 20 của tài liệu.
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá được thể hiện qua biểu đồ, Hình 3. - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

c.

độ tăng trưởng về khối lượng của cá được thể hiện qua biểu đồ, Hình 3 Xem tại trang 21 của tài liệu.
Hình 3: Tăng trưởng khối lượng qua các tuần ương cá trong bể - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

Hình 3.

Tăng trưởng khối lượng qua các tuần ương cá trong bể Xem tại trang 21 của tài liệu.
Tốc độ tăng trưởng về chiều dài qua các tuần được thể hiện qua biểu đồ, Hình 2. - Thực nghiệm ương cá Thát Lát Còm (Chitala chitala) bằng các loại thức ăn khác nhau

c.

độ tăng trưởng về chiều dài qua các tuần được thể hiện qua biểu đồ, Hình 2 Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan