Vai trò thanh niên trong việc xây dựng đời sống văn hóa

2 1.4K 5
Vai trò thanh niên trong việc xây dựng đời sống văn hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bác Hồ đã từng nói: “…Thanh niên là rường cột nước nhà, đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên…” Điều đó khẳng định vai trò của thanh niên là vô cùng to lớn và bao trùm rất nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin bàn về vấn đề … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA

Vai trò thanh niên trong việc xây dựng đời sống văn hóa Bác Hồ đã từng nói: “…Thanh niên là rường cột nước nhà, đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên…” Điều đó khẳng định vai trò của thanh niên là vô cùng to lớn và bao trùm rất nhiều lĩnh vực. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin bàn về vấn đề “vai trò của thanh niên trong việc xây dựng nếp sống văn hóa”, một vấn đề khá thiết thực và nhạy cảm đang diễn ra trong sự phát triển của xã hội hiện nay. Con người là chủ thể của văn hóa, là tác nhân chính tạo nên các giá trị văn hóa thông qua quá trình phát triển của mình, vì vậy con người có vai trò quy định bản sắc của nền văn hóa. Trong bài viết này chúng ta chỉ đề cập tới một phạm trù nhỏ trong cái ý nghĩa rộng lớn của khái niệm văn hóa: đó là nếp sống văn hóa. Nếp sống văn hóa chính là những ứng xử văn hóa được coi là phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong, mỹ tục, đạo lý của dân tộc,… giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Trong mối quan hệ giữa con người với con người hay con người với thiên nhiên thì thanh niên vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng bản sắc văn hóa nói chung và xây dựng nếp sống văn hóa nói riêng. Hơn nữa thanh niên vốn là lực lượng tiên phong trong các hoạt động, trong đó có các hoạt động văn hóa – xã hội của cộng đồng. Chính vì tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hóa – xã hội nên họ là tác nhân trực tiếp tác động tiêu cực hoặc tích cực đến bản sắc văn hóatrong bài viết này ta có thể hiểu là nếp sống văn hóa. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi chúng ta đang tiến hành hội nhập để phát triển kinh tế – văn hóa, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải chấp nhận sự hòa nhập, giao thoa văn hóa. Cùng với đó là thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, các phương tiện thông tin ngày càng phong phú, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ internet. Tất cả sự thay đổi trên đã tác động rất lớn đến bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh những tác động tích cực thì hiện nay những luồng văn hóa ngoại lai đang xâm nhập vào trong xã hội Việt Nam, nó đã và đang tác động đến nền văn hóa truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm. Đối tượng ảnh hưởng nhiều nhất chính là thanh niên, bởi họ là những người trẻ tuổi, năng động và rất nhạy bén trong việc tiếp thu các loại hình văn hóa. Thanh niênđối tượng dễ tiếp thu văn hóa từ đó dễ thay đổi nếp sống văn hóa đã có sẵn, vì vậy có thể nói thanh niên giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và xây dựng nếp sống văn hóa. Không chỉ là các hoạt động văn hóa – xã hội tại cộng đồng mà trong gia đình, thanh niên cũng có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nếp sống văn hóa gia đình – một trong những yếu tố quan trọng của nếp sống văn hóa đang bị thay đổi mạnh mẽ hiện nay. Quả thật, kết cấu gia đình của người Việt Nam xưa và nay đã có những khác biệt. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi của tình hình xã hội cộng với sự “lai căng” của văn hóa phương tây tức là coi trọng chủ nghĩa cá nhân, nhân quyền dẫn đến sự tự do tới mức quá thái. Vì vậy mà kiểu gia đình “tam đại đồng đường” hay “tứ đại đồng đường” thường xuất hiện nhiều trong xã hội xưa thì nay trở nên hiếm thấy, hậu quả là nhiều bậc con cháu để mặc cha mẹ mình phải sống trong cảnh cô đơn không nơi nương tựa. Thêm nữa, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng khác xưa, những tôn ty, trật tự trong gia phong truyền thống xưa đã phần nào bị sáo trộn, tình trạng xưng hô “bằng vai phải lứa”, con không nghe lời cha mẹ, ông bà đã bắt đầu xuất hiện. Ngoài ra, cách nói năng, ăn mặc, đi đứng của một bộ phận thanh niên hiện nay cũng đang đi ngược lại với thuần phong, mỹ tục, ngược lại với nét văn hóa của dân tộc. Đây là biểu hiện rõ nhất của sự xuống cấp nếp sống văn hóa. Hơn nữa nó là nhãn quan trực tiếp để người ta đánh giá sự thay đổi trong nếp sống văn hóa hiện nay bởi nó diễn ra hằng ngày, hằng giờ tại bất kỳ đâu. Những dẫn chứng xác thực nêu trên để khẳng định một điều: với vị trí là tầng lớp kế thừa, phát huy, thanh niên thời nay có vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn nếp sống văn hóa. Xác định vai trò là vậy, nhưng làm thế nào để thực hiện vai trò đó là điều không phải ai cũng biết để thực hiện. Trước tiên, bản thân người thanh niên phải có nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vai trò của mình trong việc xây dựng nếp sống văn hóa. Muốn vậy cần phải học tập, rèn luyện đạo đức, tạo cho mình một lập trường, tư tưởng vững vàng, đồng thời có lối sống trong sạch, lành mạnh. Đặc biệt là trong việc tiếp thu văn hóa: cần giữ gìn và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được xã hội thừa nhận, đó là nề nếp gia phong, ý thức về lối sống, cách ứng xử, xã giao, quan hệ gia đình… Trong việc giao lưu với các nền văn hóa trên thế giới cần dựa trên cơ sở hòa nhập chứ không hòa đồng và phải tiếp thu có chọn lọc. Xu thế hội nhập là tất yếu, nó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội cho đất nước. Tuy nhiên bên cạnh nhưng mặt tích cực của quá trình hội nhập thì luôn tiềm ẩn những mặt tiêu cực đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo và cảnh giác, trong đó có lĩnh vực văn hóa. Là một phạm trù nhạy bén nên văn hóa rất dễ thâm nhập và hòa đồng hoặc “lai căng”. Có thể ở đất nước đó, khu vực đó, bộ tộc đó thì yếu tố văn hóa đó là bản sắc là chính thống nhưng cũng yếu tố văn hóa đó đối với một đất nước khác, một khu vực khác thì có thể nó sẽ bị từ chối và bị coi là phản văn hóa. Vì vậy chúng ta, đặc biệt là tầng lớp thanh niênđối tượng dễ chịu tác động nhất cần phải biết phân biệt đâu là nét văn hóa mang tính chất văn minh phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, được người Việt Nam chấp nhận; đâu là những nét văn hóa không phù hợp để từ chối tiếp nhận. Nếu cần có thể áp dụng sự tiếp biến văn hóa – một cách thức mà nhân dân ta đã sử dụng trong hàng ngàn năm đô hộ của người Hán hay lần người Pháp đưa nền văn hóa phương tây vào Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ XIX. Sự tiếp biến văn hóa ở đây hiểu nôm na có nghĩa là ta tiếp thu một yếu tố văn hóa nào đó, sau đó thay đổi, sửa chữa để nó phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, truyền thống văn hóa của mình. Đây là cách thức rất sáng tạo mà nhân dân ta đã áp dụng trong suốt quá trình giao lưu văn hóa của mình để đến hôm nay chúng ta có một nền văn hóa rất đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt hiện nay, các thế lực thù địch đang dùng nhiều thủ đoạn nhằm chống phá cách mạng, chia rẽ dân tộc và một trong những thủ đoạn đó là chúng lợi dụng sự giao lưu văn hóa để tuyên truyền xuyên tạc. Vì vậy chúng ta phải càng thận trọng và cảnh giác để không bị mắc mưu của kẻ thù. Thực hiện nếp sống văn hóa phải bắt đầu từ bản thân, từ trong gia đình cho đến ngoài xã hội và phải thực hiện từ những việc đơn giản nhất. Riêng bản thân thanh niên cần phải có một lối sống lành mạnh, sống có lý tưởng, luôn rèn luyện, trao dồi đạo đức để trở thành người sống có ích cho xã hội. . Vai trò thanh niên trong việc xây dựng đời sống văn hóa Bác Hồ đã từng nói: “ Thanh niên là rường cột nước nhà, đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh. đình, thanh niên cũng có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng nếp sống văn hóa gia đình – một trong những yếu tố quan trọng của nếp sống văn hóa

Ngày đăng: 13/03/2014, 22:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan