thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

43 1.1K 1
thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THỬ NGHIỆM NUÔI LUÂN TRÙNG NƯỚC NGỌT (Brachionus calyciflorus) BẰNG TẢO CHLORELLA Cần Thơ, 2011 Sinh viên thực hiện NGUYỄN NGỌC BÍCH MSSV: 0753040006 LỚP: NTTS K2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THỬ NGHIỆM NUÔI LUÂN TRÙNG NƯỚC NGỌT (Brachionus calyciflorus) BẰNG TẢO CHLORELLA Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. NGUYỄN HỮU LỘC NGUYỄN NGỌC BÍCH MSSV: 0753040006 Lớp: NTTS K2 Cần Thơ, 2011 3 LỜI CẢM TẠ Qua quá trình học tập tại trường Đại học Tây Đô, tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu Trường cùng quý Thầy Cô đã tạo điều kiện cho tôi được học tập, rèn luyện tại Trường trong suốt những năm qua. Tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy Nguyễn Hữu Lộc đã tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian làm đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô - Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báo trong những năm học vừa qua. Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy cố vấn học tập Tạ Văn Phương và các bạn lớp Nuôi trồng thủy sản K2 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, cũng như thực hiện đề tài. Chân thành cám ơn! Nguyễn Ngọc Bích 4 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định tỉ lệ tảo Chlorella thích hợp cho sự phát triển của quần thể luân trùng nước ngọt, đồng thời tìm ra mối tương quan giữa mật độ tảo Chlorella và khối lượng cá rô phi. Đề tài dựa trên 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 theo dõi mật độ tảo phát triển trong các bể, thực hiện thả cá rô phi (kích thước 35 – 50g) với các khối lượng cá rô phi khác nhau: 0,5 kg/m 3 ; 1 kg/m 3 ; 1,5 kg/m 3 ; 2 kg/m 3 ; 2,5 kg/m 3 ; 3 kg/m 3 . Thí nghiệm 2 nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ tảo đến sự phát triển của quần thể luân trùng được thực hiện gồm 4 nghiệm thức: NT 20 ; NT 50 ; NT 80 và NT 110 tương ứng với các mật độ tảo 20.000; 50.000; 80.000; 110.000 tế bào tảo/luân trùng/ngày. Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy giữa mật độ tảo Chlorella và khối lượng cá rô phi trong các bể cá – tảo có mối tương quan với nhau. Trong điều kiện nhiệt độ từ 27,7 – 31,2 o C và pH từ 7,5 – 7,9 thì trong các bể có khối lượng cá càng cao thì mật độ tảo càng cao nhưng khi khối lượng cá rô phi tăng cao ở một giới hạn nhất định (0,5 – 2 kg) thì mật độ tảo giảm. Thí nghiệm 2 ở nhiệt độ từ 26,9 – 31,2 o C và pH từ 8 – 8,2 thì nghiệm thức có mật độ tảo Chlorella 80.000 tế bào tảo/luân trùng/ngày thích hợp nhất cho sự phát triển của luân trùng. Sự phát triển của quần thể luân trùng kéo dài được 7 ngày và mật độ luân trùng đạt cực đại là 814 cá thể/ml. Từ khóa: Luân trùng nước ngọt, tảo Chlorella, cá rô phi 5 LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Ký tên Nguyễn Ngọc Bích 6 MỤC LỤC Lời cảm tạ i Tóm tắt ii Lời cam kết iii Mục lục iv Danh sách bảng v Danh sách hình vi CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Giới thiệu 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 1.3 Nội dung nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1 Sinh học luân trùng 3 2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái 3 2.1.2 Đặc điểm sinh sản và chu kỳ sống 5 2.2 Kỹ thuật nuôi luân trùng 6 2.2.1 Các yếu tố môi trường nuôi luân trùng 6 2.2.2 Các hình thức nuôi luân trùng 7 2.2.3 Các loại thức ăn nuôi luân trùng và cách cho ăn 9 2.3 Tảo Chlorella 12 2.3.1 Hệ thống phân loại và hình thái 12 2.3.2 Đặc điểm dinh dưỡng 12 2.3.3 Đặc điểm sinh sản và vòng đời 12 2.4 Cá rô phi 12 2.4.1 Hệ thống phân loại 12 2.4.2 Cơ sở sinh thái học của hệ thống cá rô phi – tảo chlorella 13 2.5 Lịch sử phát triển và tình hình nghiên cứu luân trùng 13 7 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15 3.2 Vật liệu nghiên cứu 15 3.3 Phương pháp nghiên cứu 15 3.3.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khối lượng cá rô phi đến sự phát triển của tảo Chlorella 15 3.3.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng mật độ tảo lên sự phát triển của quần thể luân trùng 16 3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 17 3.5 Phương pháp xử lý số liệu 18 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 19 4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khối lượng cá rô phi đến sự phát triển của tảo Chlorella 19 4.1.1 Các yếu tố môi trường nuôi tảo 19 4.1.2 Sự phát triển của tảo 20 4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng mật độ tảo lên sự phát triển của quần thể luân trùng 22 4.2.1 Các yếu tố môi trường nuôi luân trùng 22 4.2.2 Sự phát triển của luân trùng 25 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHỤ LỤC A 8 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Biến động giá trị trung bình của pH, nhiệt độ ở thí nghiệm 1 19 Bảng 4.2: Biến động mật độ tảo qua các ngày nuôi (tế bào/mL) 20 Bảng 4.3: Biến động giá trị trung bình của pH, nhiệt độ ở thí nghiệm 2 23 Bảng 4.4: Hàm lượng NO - 2 qua các đợt thu mẫu (ppm) 24 Bảng 4.5: Hàm lượng TAN qua các đợt thu mẫu (ppm) 24 Bảng 4.6: Hàm lượng NH 3 qua các đợt thu mẫu (ppm) 25 Bảng 4.7: Biến động mật độ luân trùng ở các nghiệm thức (cá thể/mL) 26 Bảng 4.8: Tỉ lệ mang trứng của luân trùng (%) 28 Bảng 4.9: Tốc độ tăng trưởng đặc thù 30 9 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1: Hình thái của luân trùng nước ngọt B.calyciflorus 3 Hình 2.2: Đặc điểm cấu tạo của Brachionus plicatilis (Dhert, 1996) 4 Hình 2.3: Vòng đời của luân trùng (Dhert, 1996) 6 Hình 3.1: Bố trí thí nghiệm 1 16 Hình 3.2: Bố trí thí nghiệm 2 17 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện biến động mật độ tảo 21 Hình 4.2: Tương quan mật độ tảo và khối lượng cá rô phi 22 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện biến động mật độ luân trùng 27 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ mang trứng của luân trùng 29 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đặc thù 30 10 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước, ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển mạnh, nhu cầu con giống ngày càng gia tăng. Một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất giống để đạt tỷ lệ sống và chất lượng con giống cao là việc cung cấp thức ăn phù hợp trong giai đoạn này. Ở tất cả các loài cá nuôi, trong thời kỳ nhất định sau khi trứng nở ra đều ăn chung một loại thức ăn đó là động vật phù du – những sinh vật nhỏ nhưng có giá trị dinh dưỡng cao (Trần Văn Vỹ, 1982). Bên cạnh các giống loài động, thực vật phiêu sinh làm thức ăn tươi sống như tảo, giáp xác râu ngành, Artemia thì luân trùng (Rotifer) đặc biệt được xem là thức ăn tự nhiên quan trọng cho ấu trùng các loài tôm cá có giá trị kinh tế cao như ấu trùng cua (Quách Kha Ly, 2007), cá bống tượng (Trần Thị Hồng An, 1994)…Theo Trương Sĩ Kỳ (2004) thì luân trùng là sinh vật có kích thước nhỏ, bơi lội chậm nên chúng là thức ăn thích hợp của ấu trùng, đặc biệt là trong những ngày tuổi đầu tiên. Cho đến nay người ta đã thống kê được hơn 60 loài ấu trùng cá và khoảng 18 loài giáp xác được nuôi bằng loại thức ăn này. Hiện nay có khoảng 2000 loài luân trùng được biết đến và các loài được nuôi phổ biến ở môi trường nước lợ là Brachionus plicatilis, B.rotundiformis và môi trường nước ngọt là B.rubens, B.calyciflorus (Dhert, 1996). Trong đó, Brachionus calyciflorus như là nguồn thức ăn ban đầu cho hầu hết các loài cá nước ngọt. Loài luân trùng này có nhiều dòng với kích cỡ khác nhau, vì vậy chúng thích hợp với các ấu trùng có kích thước khác nhau (Francis O. Arimono, 2006). Kỹ thuật nuôi luân trùng đã được nghiên cứu trong hơn 40 năm qua với nhiều hình thức nuôi khác nhau từ nuôi nước tĩnh đến nước chảy, nước tuần hoàn bằng nhiều loại thức ăn phong phú như tảo, men bánh mì, bột đậu nành, Protein Selco ở dạng khô, (Fukusho, 1989). Tuy nhiên, tảo là thức ăn tốt nhất có giá trị dinh dưỡng cao đối với luân trùng, trong đó tảo Chlorella được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống nuôi nhờ tốc độ sinh trưởng nhanh (Hagiwata et al., 2001). Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và phát triển của luân trùng là mật độ tảo làm thức ăn và mật độ nuôi của quần thể luân trùng. Vì vậy, đề tài “ Thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (Brachionus calyciflorus) bằng tảo Chlorella” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài [...]... Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức cho luân trùng ăn với các mật độ tảo khác nhau, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần Các nghiệm thức gồm: Nghiệm thức 1 (NT20): 20.000 tế bào tảo /luân trùng/ ngày Nghiệm thức 2 (NT50): 50.000 tế bào tảo /luân trùng/ ngày Nghiệm thức 3 (NT80): 80.000 tế bào tảo /luân trùng/ ngày Nghiệm thức 4 (NT110): 110.000 tế bào tảo /luân trùng/ ngày Bể nuôi luân trùng đặt trong nhà có mái che bằng. .. của luân trùngChlorella nước mặn Ngoài ra luân trùng nuôi với Chlorella nước mặn có giá trị dinh dưỡng cao do chứa nhiều HUFA đặc biệt là EPA (Fukusho, 1983) Theo Nyonje và Radull (1991) trong vùng nhiệt đới, Chlorella nước ngọt đã được sử dụng thành công trong việc nuôi luân trùng bằng cách thuần hoá trước khi cho ăn Một trong những thuận lợi trong việc sử dụng Chlorella làm thức ăn cho luân trùng. .. sục khí liên tục Luân trùng cho ăn tảo 2 lần/ngày (lúc 10 giờ và 14 giờ) bằng cách đếm mật độ tảo và tính lượng nước tảo cần, rút lượng nước tương ứng từ bể luân trùng (qua lưới lọc luân trùng) , sau đó cho nước tảo vào bể luân trùng Hình 3.2: Bố trí thí nghiệm 2 3.4 Các chỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu môi trường - Nhiệt độ: Đo 2 lần/ngày vào 8 giờ và 14 giờ bằng nhiệt kế - pH: Đo 2 lần/ngày bằng máy đo pH... các nghiệm thức khác (P . của luân trùng là mật độ tảo làm thức ăn và mật độ nuôi của quần thể luân trùng. Vì vậy, đề tài “ Thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (Brachionus calyciflorus). ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ SỐ: 304 THỬ NGHIỆM NUÔI LUÂN TRÙNG NƯỚC NGỌT (Brachionus calyciflorus) BẰNG TẢO CHLORELLA Cán

Ngày đăng: 13/03/2014, 20:41

Hình ảnh liên quan

2.1.1 Đặc điểm phân loại và hình thái - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

2.1.1.

Đặc điểm phân loại và hình thái Xem tại trang 12 của tài liệu.
Chân: Chân luân trùng có cấu tạo hình nhẩn khơng có sự phân đốt, có thể co rút và cuối cùng là 1 hoặc 4 ngón chân (Dhert, 1996)  - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

h.

ân: Chân luân trùng có cấu tạo hình nhẩn khơng có sự phân đốt, có thể co rút và cuối cùng là 1 hoặc 4 ngón chân (Dhert, 1996) Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 2.3: Vịng đời của luân trùng (Dhert, 1996) - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Hình 2.3.

Vịng đời của luân trùng (Dhert, 1996) Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 3.1: Bố trí thí nghiệm 1 - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Hình 3.1.

Bố trí thí nghiệm 1 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 3.2: Bố trí thí nghiệ m2 - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Hình 3.2.

Bố trí thí nghiệ m2 Xem tại trang 26 của tài liệu.
độ ở các bể cá – tảo trong q trình thí nghiệm dao động từ 27,7 – 31,2 oC (bảng 4.1) nhiệt độ này thích hợp cho cả sự phát triển của tảo Chlorella và cá rô phi - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

c.

ác bể cá – tảo trong q trình thí nghiệm dao động từ 27,7 – 31,2 oC (bảng 4.1) nhiệt độ này thích hợp cho cả sự phát triển của tảo Chlorella và cá rô phi Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 4.2: Biến động mật độ tảo qua các ngày nuôi (tế bào/mL) Nghiệm thức  - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Bảng 4.2.

Biến động mật độ tảo qua các ngày nuôi (tế bào/mL) Nghiệm thức Xem tại trang 29 của tài liệu.
Qua bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy vào ngày nuôi thứ 3 tảo phát triển mạnh ở các bể với mật độ tảo gia tăng nhanh như ở bể 0,5 từ 17.000 tế bào/mL ở ngày thứ 2 tăng lên  47.000 vào ngày thứ 3, bể 2 tăng từ 52.500 tế bào/mL lên 210.000 tế bào/mL, … Giai  - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

ua.

bảng 4.2 và hình 4.1 cho thấy vào ngày nuôi thứ 3 tảo phát triển mạnh ở các bể với mật độ tảo gia tăng nhanh như ở bể 0,5 từ 17.000 tế bào/mL ở ngày thứ 2 tăng lên 47.000 vào ngày thứ 3, bể 2 tăng từ 52.500 tế bào/mL lên 210.000 tế bào/mL, … Giai Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 4.2: Tương quan mật độ tảo và khối lượng cá rô phi - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Hình 4.2.

Tương quan mật độ tảo và khối lượng cá rô phi Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 4.3: Biến động giá trị trung bình của pH, nhiệt độ ở thí nghiệ m2 - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Bảng 4.3.

Biến động giá trị trung bình của pH, nhiệt độ ở thí nghiệ m2 Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 4.4: Hàm lượng NO2- qua các đợt thu mẫu (ppm) - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Bảng 4.4.

Hàm lượng NO2- qua các đợt thu mẫu (ppm) Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 4.5: Hàm lượng TAN qua các đợt thu mẫu (ppm) - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Bảng 4.5.

Hàm lượng TAN qua các đợt thu mẫu (ppm) Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 4.6: Hàm lượng NH3 qua các đợt thu mẫu (ppm) - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Bảng 4.6.

Hàm lượng NH3 qua các đợt thu mẫu (ppm) Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 4.7: Biến động mật độ luân trùng ở các nghiệm thức (cá thể/mL) Nghiệm thức  - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Bảng 4.7.

Biến động mật độ luân trùng ở các nghiệm thức (cá thể/mL) Nghiệm thức Xem tại trang 35 của tài liệu.
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện biến động mật độ luân trùng - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Hình 4.3.

Biểu đồ thể hiện biến động mật độ luân trùng Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 4.8: Tỉ lệ mang trứng của luân trùng (%) - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Bảng 4.8.

Tỉ lệ mang trứng của luân trùng (%) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ mang trứng của luân trùng - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Hình 4.4.

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ mang trứng của luân trùng Xem tại trang 38 của tài liệu.
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đặc thù - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Hình 4.5.

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đặc thù Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 4.9: Tốc độ tăng trưởng đặc thù - thử nghiệm nuôi luân trùng nước ngọt (brachionus calyciflorus) bằng tảo chlorella

Bảng 4.9.

Tốc độ tăng trưởng đặc thù Xem tại trang 39 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan