lý thuyết chương 1. điện tích, điện trường san làm

26 1.1K 3
lý thuyết chương 1. điện tích, điện trường san làm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

THUYẾT CHƯƠNG I. ĐIỆN TÍCH, ĐIỆN TRƯỜNG DẠNG 1: TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH ĐIỂM ĐỨNG YÊN - ĐỊNH LUẬT CULÔNG 1. Sự nhiễm điện của các vật: a) Vật nhiễm điện (mang điện): là vật có khả năng hút được các vật nhẹ. b) Ba cách làm nhiễm điện cho vật: • Nhiễm điện do cọ xát: Cọ xát hai vật, kết quả là hai vật bị nhiễm điện. • Nhiễm điện do tiếp xúc: Cho một vật nhiễm điện tiếp xúc với vật dẫn khác không nhiễm điện, kết quả là vật dẫn bị nhiễm điện. • Nhiễm điện do hưởng ứng: Đưa một vật nhiễm điện lại gần nhưng không chạm vào một vật dẫn khác trung hoà về điện. Kết quả là hai đầu của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu. Đầu của vật dẫn ở gần vật nhiễm điện mang điện tích trái dấu với vật nhiễm điện. Ví dụ nhiễm điện: - Cọ xát thuỷ tinh vào lụa, kết quả là thuỷ tinh và lụa bị nhiễm điện. - Vật dẫn A không nhiễm điện. Khi cho A tiếp xúc với vật nhiễm điện B thì A nhiễm điện cùng dấu với B. - Cho đầu A của thanh kim loại AB lại gần vật nhiễm điện C, kết quả đầu A tích điện trái dấu với C và đầu B tích điện cùng dấu với C. 2. Điện tích, điện tích điểm: a) Điện tích: Vật bị nhiễm điện gọi là vật mang điện (vật tích điện) hay là một điện tích b) Điện tích điểm: Một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm ta xét được gọi là điện tích điểm. 3. Hai loại điện tích - tương tác giữa chúng: a) Hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-) b) Tương tác giữa các điện tích: các điện tích cùng dấu đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Điện tích dương nhỏ nhất là điện tích của proton, điện tích âm nhỏ nhất là điện tích của electron, chúng được gọi là điện tích nguyên tố. Giá trị tuyệt đối của chúng là e = 1,6.10 -19 C 4. Định luật Culông: a) Phát biểu: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. 1 2 2 q q F= k (N) r b) Đặc điểm của lực tương tác: - Điểm đặt: tại điện tích đang xét. - Giá: là đường thẳng nối hai điện tích. - Chiều: là lực đẩy nếu hai điện tích cùng dấu, lực hút nếu hai điện tích trái dấu. Ths. Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 1 Trong đó: F là lực tác dụng đo bằng đơn vị niutơn (N) k = 9.10 9 (N.m 2 /C 2 ) là hằng số điện q 1 , q 2 : hai điện tích điểm (C) r : Khoảng cách giữa hai điện tích (m) - Độ lớn: 1 2 2 q q F= k r Hai lực tác dụng vào hai điện tích là hai lực trực đối: cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau và đặt vào hai điện tích. c) Điện môi: là môi trường cách điện. Các thí nghiệm đã chứng tỏ rằng, lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong một điện môi đồng chất, chiếm đầy không gian xung quanh điện tích, giảm đi ε lần so với khi chúng được đặt trong chân không: ε 1 2 2 q q F= k r (ε: hằng số điện môi của môi trường ε ≥ 1) • Hằng số điện môi của không khí gần bằng hằng số điện môi của chân không (ε = 1). • Hằng số điện môi là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất cách điện. Nó cho biết, khi đặt các điện tích trong đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không. 5. Cân bằng lực: là các lực cùng tác dụng vào một vật và không gây gia tốc cho vật. Hai lực cân bằng: là hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng giá cùng độ lớn nhưng ngược chiều 6. Thuyết êlectron. a) Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố * Cấu tạo nguyên tử Gồm: hạt nhân mang điện tích dương nằm ở trung tâm và các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh. Hạt nhân cấu tạo bởi hai loại hạt là nơtron không mang điện và prôtôn mang điện dương. Electron có điện tích là – e = -1,6.10 -19 C và khối lượng là m e = 9,1.10 -31 kg. Prôtôn có điện tích là +e = +1,6.10 -19 C và khối lượng là m p = 1,67.10 -27 kg. Khối lượng của nơtron xấp xỉ bằng khối lượng của prôtôn. Số prôtôn trong hạt nhân bằng số electron quay quanh hạt nhân nên bình thường thì nguyên tử trung hoà về điện. * Điện tích nguyên tố Điện tích của electron và điện tích của prôtôn là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được. Vì vậy ta gọi chúng là điện tích nguyên tố. b) Thuyết êlectron: thuyết dựa vào sự có mặt và dịch chuyển của êlectron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của các vật gọi là thuyết êlectron. c) Nội dung thuyết êlectron: - Bình thường, tổng đại số các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hòa về điện. - Êlectron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. + Nếu nguyên tử bị mất đi một số êlectron thì nó sẽ trở thành hạt mang điện dương, gọi là ion dương. + Nếu nguyên tử nhận thêm một số êlectron thì nó sẽ trở thành hạt mang điện âm, gọi là ion âm. Ths. Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 2 - Êlectron di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật nhiễm điện. Vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron, vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron. 7. Vật dẫn điện, vật cách điện (điện môi): a) Vật dẫn điện: Là những vật chứ nhiều hạt mang điện (điện tích tự do) có thể di chuyển tự do từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật. (Al, Fe; Cu; Ag; Au ) b) Vật cách điện (điện môi): Những vật có chứa rất ít điện tích tự do là điện môi (không khí khô, dầu, thủy tinh, sứ, cao su, nhựa ). 8. Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số. Chú ý: Hai vật bằng kim loại có bản chất, kích thứơc và hình dạng giống nhau mang điện tích q 1 và q 2 khi cho chúng tiếp xúc nhau thì điện tích mỗi vật là ' ' 1 2 1 2 q q q q 2 + = = 9. Vận dụng thuyết êlectron để giải thích các hiện tượng nhiễm điện: • Sự nhiễm điện do cọ xát: Khi hai vật cọ xát, êlectron dịch chuyển từ vật này sang vật khác, dẫn tới một vật thừa êlectron và nhiễm điện âm, còn một vật thiếu êlectron và nhiễm điện dương. • Sự nhiễm điện do tiếp xúc: Khi vật không mang điện tiếp xúc với vật mang điện thì êlectron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật kia làm cho vật không mang điện khi trước cũng bị nhiễm điện theo. • Sự nhiễm điện do hưởng ứng: Khi một vật bằng kim loại được đặt gần một vật đã nhiễm điện, các điện tích ở vật nhiễm điện sẽ hút hoặc đẩy êlectron tự do trong vật bằng kim loại làm cho một đầu vật này thừa êlectron, một đầu thiếu êlectron. Do vậy, hai đầu của vật bị nhiễm điện trái dấu. Trong việc vận dụng thuyết e để giải thích các hiện tượng nhiễm điện (do cọ xát, tiếp xúc, hưởng ứng), ta thừa nhận chỉ có e có thể di chuyển từ vật này sang vật kia hoặc từ điểm này đến điểm kia trên vật. DẠNG 2: TÌM LỰC TỔNG HỢP TÁC DỤNG LÊN MỘT ĐIỆN TÍCH 1. Phương pháp : Dùng nguyên chồng chất lực điện. Bước 1: Tìm lực do từng điện tích tác dụng lên điện tích cần khảo sát. Bước 2: Biểu diễn các các lực 1 F uur , 2 F uur , 3 F uur … n F uur bằng các vectơ, gốc tại điểm ta xét . Bước 3: Vẽ các véctơ hợp lực →→→→ +++= n FFFF 21 theo quy tắc hình bình hành . Bước 4: Tính độ lớn của lực tổng hợp dựa vào phương pháp hình học hoặc định lí hàm số cosin. Nếu vật chịu tác dụng của 2 lực 1 2 , r r F F thì 1 2 F F F= + r r r 1 2 1 2 1 2 1 2 2 2 1 2 1 2 2 2 1 2 1 2 1 2 . . (F , ) 2 os F F F F F F F F F F E E F F F F F F F F F c α α  ↑↑ ⇒ = +  ↑↓ ⇒ = −    ⊥ ⇒ = +   = ⇒ = + +   r r r r r r r r Nhận xét: 1 2 1 2 F F F F F − ≤ ≤ + DẠNG 3. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA MỘT ĐIỆN TÍCH. Ths. Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 3 Khi khảo sát điều kiện cân bằng của một điện tích ta thường gặp hai trường hợp: 1. Trường hợp chỉ có lực điện: - Xác định phương, chiều, độ lớn của tất cả các lực điện 1 F  , 2 F  , … tác dụng lên điện tích đã xét. - Dùng điều kiện cân bằng: 0 21   =++ FF - Vẽ hình và tìm kết quả. 2. Trường hợp có thêm lực cơ học (trọng lực, lực căng dây, …) - Xác định đầy đủ phương, chiều, độ lớn của tất cả các lực tác dụng lên vật mang điện mà ta xét. - Tìm hợp lực của các lực cơ học và hợp lực của các lực điện. - Dùng điều kiện cân bằng: 0   =+ FR  FR  −= (hay độ lớn R = F). DẠNG 4. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG, ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN I. ĐIỆN TRƯỜNG 1. Môi trường truyền tương tác điện: Môi trường tuyền tương tác giữa các điện tích gọi là điện trường. 2. Khái niệm cường độ điện trường: Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. II. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG 1. Khái niệm cường dộ điện trường: Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó. 2. Cường độ điện trường tại một điểm: là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q. E ( / ) F V m q = (V/m) Đơn vị cường độ điện trường là N/C hoặc người ta thường dùng là V/m. 3. Véc tơ cường độ điện trường F E q → → = Véc tơ cường độ điện trường → E gây bởi một điện tích điểm có : - Điểm đặt tại điểm ta xét. - Phương trùng với đường thẳng nối điện tích điểm với điểm ta xét. - Chiều của cường độ điện trường: hướng ra xa Q nếu Q dương, hướng về phía Q nếu Q âm. - Độ lớn : 2 ( / ) k Q E V m r ε = ) 4. Nguyên lí chồng chất điện trường: Ths. Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 4 Các điện trường 1 2 E ,E ur ur … đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau và điện tích q chịu tác dụng của điện trường tổng hợp E ur : 1 2 E E E = + + ur ur ur Cường độ điện trường tại một điểm bằng tổng các véc tơ cường độ điện trường thành phần tại điểm đó. Chú ý: Các vectơ cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành. Xét trường hợp tại điểm đang xét chỉ có 2 cường độ điện trường thành phần: · ( ) 1 2 1 2 1 2 1 2 2 2 1 2 1 2 1 2 2 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 +) E +) +) +) ; 2 .cos 2. .cos 2 E E E E E E E E E E E E E E E E E E E E E E E E E E E E α α α   ↑↑ ⇒ = +   ↑↓ ⇒ = −   = + ⇒ ⊥ ⇒ = +    = ⇒ = + +   = ⇒ =   r r r r r r r r r r r III. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN 1. Hình ảnh các đường sức điện: Các hạt nhỏ cách điện đặt trong điện trường sẽ bị nhiễm điện và nằm dọc theo những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. 2. Định nghĩa: Đường sức điện trường là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác đường sức điện trường là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó. 3. Hình dạng đường sức của một số điện trường: Xem các hình vẽ sgk. 4. Các đặc điểm của đường sức điện - Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi - Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. - Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường không khép kín. - Quy ước: Vẽ số đường sức tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó. 5. Điện trường đều - Điện trường đều là điện trường mà véctơ cường độ điện trường có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm. - Đường sức điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều. Ví dụ: Điện trường giữa 2 bản kim loại song song nhiễm điện trái dấu cùng độ lớn Ths. Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 5 Dạng 4: XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. PP Chung . Cường độ điện trường của một điện tích điểm Q: Áp dụng công thức 2 .r Q k q F E ε == . q 1 ⊕ 1 E  q 1  (Cường độ điện trường E 1 do q 1 gây ra tại vị trí cách q 1 một khoảng r 1 : 2 1 1 1 .r q kE ε = , Lưu ý cường độ điện trường E là một đại lượng vectơ. Trong chân không, không khí ε = 1) Đơn vị chuẩn: k = 9.10 9 (N.m 2 /c 2 ), Q (C), r (m), E (V/m) . Cường độ điện trường của một hệ điện tích điểm: Áp dụng nguyên chồng chất điện trường: + Xác định phương, chiều, độ lớn của từng vectơ cường độ điện trường do từng điện tích gây ra. + Vẽ vectơ cường độ điện trường tổng hợp. + Xác định độ lớn của cường độ điện trường tổng hợp từ hình vẽ. Khi xác định tổng của hai vectơ cần lưu ý các trường hợp đặc biệt: ↑↑, ↑↓, ⊥ , tam giac vuông, tam giác đều, … Nếu không xảy ra các trường hợp đặt biệt thì có thể tính độ dài của vectơ bằng định hàm cosin: a 2 = b 2 + c 2 – 2bc.cosA. DẠNG 5: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN I. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN 1. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều qF E → → = Lực → F là lực không đổi và có đặc điểm : +) F E  r ur nếu q > 0 +) F E ¯ r ur nếu q < 0 +) Độ lớn: F q E= 2. Công của lực điện trong điện trường đều: Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là A MN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi. MN A qEd= Ths. Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 6 1 E  Với d là hình chiếu đường đi MN trên một đường sức điện (lấy chiều dương là chiều đường sức, d có giá trị đại số) 3. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi. Ngêi ta nãi, ®iÖn trêng tÜnh lµ mét tr- êng thÕ. Lực tĩnh điện là lực thế, trường tĩnh điệntrường thế. II. Thế năng của một điện tích trong điện trường 1. Khái niệm về thế năng của một điện tích trong điện trường: Thế năng của điện tích đặt tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích tại điểm đó. 2. Sự phụ thuộc của thế năng W M vào điện tích q Thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường : M M M W A qV ∞ = = Thế năng này tỉ lệ thuận với q (trong công thức trên V M là hệ số tỉ lệ) 3. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường: MN M N A W W= − Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện trường tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường DẠNG 6: ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ I. ĐIỆN THẾ 1. Khái niệm điện thế Xét công thức tính thế năng của điện tích q trong điện trường M M M W A qV ∞ = = , hệ số V M không phụ thuộc q mà chỉ phụ thuộc điện trường tại M. Nó đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng của điện tích q. Ta gọi nó là điện thế tại M. Vậy: Điện thế tại một điểm trong điện trường đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng của điện tích. 2. Định nghĩa Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q khi q di chuyển từ M ra xa vô cực và độ lớn của q: M V M A q ∞ = Đơn vị điện thế là vôn (V). 3. Đặc điểm của điện thế Điện thế là đại lượng đại số. Thường chọn điện thế của đất hoặc một điểm ở vô cực làm mốc (bằng 0). Ths. Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 7 II. HIỆU ĐIỆN THẾ 1. Định nghĩa Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số giữa công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của q từ M đến N và độ lớn của q. MN M N U V – V MN A q = = Trong hệ SI, đơn vị hiệu điện thế là vôn (V). Nếu U MN = 1V, q = 1C thì A MN = 1J. Vôn là hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường mà khi một điện tích dương 1C di chuyển từ điểm M đến điểm N thì lực điện thực hiện một công dương là 1J. 2. Đo hiệu điện thế: Đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế. 3. Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: E U d = DẠNG 5. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN. ĐIỆN THẾ, HIỆU ĐIỆN THẾ Công của lực điện: Công của lực điện trường trong sự dịch chuyển 1 điện tích trong không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc điểm đầu, điểm cuối của đường đi. A= qEd 1. Thế năng của điện tích trong điện trường - Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng điện trường. Nó được tính bằng công của lực điện trường dịch chuyển điện tích đó đến điểm được chọn làm mốc (thường được chọn là vị trí mà điện trường mất khả năng sinh công). - Biểu thức: W M = A M∞ = V M .q Nêu điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì. B. Điện thế - hiệu điện thế - công của lực điện 1. Khi một điện tích dương q dịch chuyển trong điện trường đều có cường độ E (từ M đến N) thì công mà lực điện tác dụng lên q có biểu thức: A = q.E.d Với: d là khoảng cách từ điểm đầu  điểm cuối (theo phương của E  ). Vì thế d có thể dương (d> 0) và cũng có thể âm (d< 0) Cụ thể như hình vẽ: khi điện tích q di chuyển từ M N thì d = MH. Vì cùng chiều với E  nên trong trường hợp trên d>0. E  F  Nếu A > 0 thì lực điện sinh công dương, A< 0 thì lực điện sinh công âm. Ths. Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 8 2. Công A chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường mà không phụ thuộc vào hình dạng đường đi. Tính chất này cũng đúng cho điện trường bất kì (không đều). Tuy nhiên, công thức tính công sẽ khác. Điện trường là một trường thế. 3. Thế năng của điện tích q tại một điểm M trong điện trường tỉ lệ với độ lớn của điện tích q: W M = A M ∞ = q.V M . A M ∞ là công của điện trường trong sự dịch chuyển của điện tích q từ điểm M đến vô cực. (mốc để tính thế năng.) 4. Điện thế tại điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng của điện trường trong việc tạo ra thế năng của điện tích q đặt tại M. M M M W A V q q ∞ = = MN MN M N A U V V q = − = 5. Hiệu điện thế U MN giữa hai điểm M và N là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ M đến N. 6. Đơn vị đo điện thế, hiệu điện thế là Vôn (V) Dạng 1: TÍNH CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN. HIỆU ĐIỆN THẾ. PP Chung - Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc vào hình dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường. Do đó, với một đường cong kín thì điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, nên công của lực điện trong trường hợp này bằng không. Công của lực điện: A = qEd = q.U Công của lực ngoài A ’ = A. Định động năng: Biểu thức hiệu điện thế: q A U MN MN = II. CHUYỂN ĐỘNG CỦA ĐIỆN TÍCH TRONG ĐIỆN TRƯỜNG ĐỀU: 1. Gia tốc: F qE a m m = = r ur r - Độ lớn của gia tốc: Ths. Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 9 MN MNMN vvmUqA 22 2 1 . 2 1 . −== q E a m = 2. Chuyển động thẳng biến đổi đều: - Các phương trình động học: 0 v v at= + 2 1 at S v t 2 = + 2 2 0 v v 2a.S− = 3. Chuyển động cong: Chọn hệ trục toạ độ 0xy có 0x E;0y E⊥ ur ur P a. 0 v E⊥ uur ur - Phương trình chuyển động: 0 2 x v t 1 y at 2 =    =   với q U a md = - Phương trình quỹ đạo; 2 2 0 a y x 2v = b. 0 v r xiên góc với E ur - Phương trình chuyển động: 0 2 0 x v cos t 1 y at v sin t 2 = α    = + α   - Phương trình quỹ đạo: ( ) 2 0 a y tan .x x v cos = α + α C. Tụ điện – năng lượng điện trường 1. Tụ điện là một hệ gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và cách điện với nhau. Tụ điện dùng để tích điện và phóng điện trong mạch điện. Tụ điện thường dùng là tụ điện phằng. Kí hiệu của tụ điện: 2. Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện thì tụ điện sẽ bị tích điện. Độ lớn điện tích hai bản tụ bao giờ cũng bằng nhau nhưng trái dấu. Người ta gọi điện tích của tụ điệnđiện tích của bản dương. Ths. Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 10 [...]... của điện tích trong điện trường - Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng điện trường Nó được tính bằng công của lực điện trường dịch chuyển điện tích đó đến điểm được chọn làm mốc (thường được chọn là vị trí mà điện trường mất khả năng sinh công) - Biểu thức: WM = AM∞ = VM.q 11 Điện thế: - Điện thế tại một điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường. .. = 2 2 2C - Năng lượng điện trường: Năng lượng của tụ điện chính là năng lượng của điện trường trong tụ điện Tụ điện phẳng W= ε E 2 V 9.109.8.π với V=S.d là thể tích khoảng không gian giữa 2 bản tụ điện phẳng Mật độ năng lượng điện trường: w= W ε E2 = V k 8π Chương I: ĐIỆN TÍCH ĐIỆN TRƯỜNG I TÓM TẮT THUYẾT: 1 Các cách nhiễm điện cho vật: Có 3 cách nhiễm điện cho vật là nhiễm điện do - Cọ xát - Tiếp... lượng điện trường là: Q2 W= 2C - Năng lượng của tụ điện: W= - Mật độ năng lượng điện trường: QU CU 2 Q 2 = = 2 2 2C w= εE 2 9.10 9.8π II BÀI TẬP Chủ đề 2: ĐIỆN TRƯỜNG A TÓM TẮT THUYẾT 1 Khái niệm điện trường: Là môi trường tồn tại xung quanh điện tích và tác dụng lực lên điện tích khác đặt trong nó 2 Cường độ điện trường: Là đại lượng đặc trưng cho điện trường về khả năng tác dụng lực Ths Hoa Ngọc San. .. động cùng chiều điện trường) Ngược lại, lực điện có tác dụng làm cho điện tích âm di chuyển về nơi có điện thế cao (chuyển động ngược chiều điện trường) - Trong điện trường, vector cường độ điện trường có hướng từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp; 4 Liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế E= U d M d N  E B CÁC DẠNG BÀI TẬP Dạng 1: Tính công của các lực khi điện tích di chuyển... cho trường hợp điện tích di chuyển trong điện trường đều Hệ thức liên hệ giữa cường độ điện trường hiệu điện thế trong điện trường đều: E = U d Dạng 2: CHUYỂN ĐỘNG CỦA HẠT MANG ĐIỆN TRONG ĐIỆN TRƯỜNG PP Chung:  Khi hạt mang điện được thả tự do không vận tốc đầu trong một điện trường đều thì dưới tác dụng của lực điện , hạt mang điện chuyển động theo một đường thẳng song song với đưởng sức điện Nếu điện. .. hằng số điện môi của môi trường 4 Thuyết electron: thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron 5 Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi 6 Điện trường: a) Khái niệm cường độ điện trường: Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích... cường độ điện trường tại điểm đó 8 Điện trường đều: - Là điện trường mà véc tơ cường độ điện trường có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm - Đường sức của điện trường đều là những đường song song cách đều 9 Công của lực điện: Công của lực điện trường là dịch chuyển điện tích trong điện trường đều không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc điểm đầu, điểm cuối của đường đi Ths Hoa Ngọc San. .. Ths Hoa Ngọc San ĐT 01696221984 r q . tại điểm đang xét chỉ có 2 cường độ điện trường thành phần: · ( ) 1 2 1 2 1 2 1 2 2 2 1 2 1 2 1 2 2 2 1 2 1 2 1 2 1 2 1 +) E +) +) +) ; 2 .cos 2. .cos 2 E. nó. U Q C = Đơn vị đo điện dung của tụ điện là fara (F) 1 mF = 10 -3 F. 1 µF = 10 -6 F. 1 nF = 10 -9 F. 1 pF = 10 -12 F. - Điện dung của tụ điện phẳng: d S d S C o

Ngày đăng: 13/03/2014, 19:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DẠNG 4. ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG, ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN

  • DẠNG 5: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN

  • DẠNG 6: ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ

  • II. HIỆU ĐIỆN THẾ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan