CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM

36 735 3
CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM

LỜI MỞ ĐẦU Cải cách thuế là một xu thế, là mối quan tâm chung của mỗi quốc gia trên thế giới. Với mỗi nước, mỗi khi chuyển sang một thời kỳ phát triển mới thì đồng thời cũng phải cải cách hệ thống chính sách thuế cho phù hợp nhằm phát huy tác dụng của chính sách đó. Thực tế cho thấy quá trình liên kết kinh tế quốc tế trong những năm qua đã gắn liền với những thay đổi căn bản trong chính sách thuế của mỗi nước. Quá trình hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực đòi hỏi từng quốc gia phải có những bước điều chỉnh cơ chế chính sách của mình trong đó cải cách thuế được xem là một nội dung có tầm quan trọng hàng đầu nhằm phát huy tối đa vai trò của công cụ thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cải cách thuế phản ánh sự phát triển của mỗi quốc gia, nước ta cùng với sự phát triển của nền kinh tế sau đại hội Đảng lần thứ 6 (1986) chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, công cuộc cải cách chính sách thuế từng bước thực hiện và hoàn thiện cho đến nay. PHẦN 1: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH KHI THỰC HIỆN CẢI CÁCH THUẾ VIỆT NAM Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, thu ngân sách Nhà nước chủ yếu từ kinh tế quốc doanh (chiếm tới 90% tổng số thu), thuế chỉ áp dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh dưới một số hình thức: thuế doanh nghiệp, thuế hàng hoá, thuế lợi tức, thuế nông nghiệp, thuế môn bài vai trò của thuế trong quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế được sử dụng rất hạn chế. Kể từ sau đại hội với chủ trương thực hiện đường lối đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Với những yêu cầu của tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ, trong lĩnh vực tài chính, nhà nước đã tiến hành cải cách hệ thống thuế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các thành phần kinh tế một cách bình đẳng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn trước, tổ chức ngành Thuế được cải tiến theo Nghị định 61/CP ngày 20/3/1974 của Hội đồng Chính phủ; ngành thuế đề ra chính sách, tổ chức quản lý thu phù hợp có hiệu quả, những chưa tồn tại dưới dạng luật mà là sắc lệnh, pháp lệnh, … Do đó trước yêu cầu của thời kì đổi mới, cần có một luật chính thức về các sắc thuế. Cải cách lớn nhất trong giai đoạn này là luật hóa một số chính sách thuế cơ bản:  Luật Thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch: Được quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987 (số 5-HĐNN 8) Nội dung chính: Luật thuế xuất nhập khẩu nhưng nội dung phần này chỉ thấy trình bày nhiều về nhập khẩu, ko thấy nói về thuế xuất khẩu - Về đối tượng chịu thuế và tổ chức nộp thuế: tất cả hàng hoá mua bán, trao đổi với nước ngoài khi xuất hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt nam. Những tổ chức kinh tế được phép xuất nhập khẩu đều phải nộp thuế xuất nhập khẩu. - Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm hai mức: thuế suất tối thiểu và thuế suất phổ thông. - Giá tính thuế hàng nhập khẩu: là giá mua tại cửa khẩu đến, kể cả chi phí vận tải, bảo hiểm theo hợp đồng. Trong trường hợp giá mua theo phương thức khác thì căn cứ vào giá ghi trên các chứng từ hợp lệ. - Biểu thuế nhập khẩu: được xây dựng căn cứ vào chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu đối với khu vực và đối với nhóm mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Với mức thuế suất tối thiểu áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt nam, thuế suất phổ thông áp dụng đối với hàng hoá còn lại. Mức thuế suất thấp nhất là 0% và cao nhất là 50%. Cụ thể là: + Thuế xuất nhập khẩu nói trên chỉ áp dụng đối với hàng xuất nhập khẩu mậu dịch. Hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch được áp dụng theo biểu thuế quy định trong biểu thuế hàng hoá, có sự phân biệt so với trước là chịu chung 50% (cả hàng hoá sản xuất trong nước và nhập khẩu), nay phân biệt thuế suất đối với hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch từ 35%-50%. + Cơ cấu thuế suất được xây dựng quá chi tiết, khó phân biệt, khung thuế suất rộng (động vật sống:1% và 5%, sơn: 1% và 5%, sản phẩm da:1% và 20%, sản phẩm đồng: 1% và 30%, thuốc lá: 20% và 100% ). Chủng loại hàng hoá trong biểu thuế còn sơ sài, chưa thực sự khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. + Biểu thuế áp dụng theo danh mục của Hội đồng tương trợ kinh tế xã hội chủ nghĩa chưa phù hợp với danh mục HS. Về thủ tục thu nộp thuế nhập khẩu: chưa xác định rõ hàng hoá đã nộp thuế nhập khẩu hay chưa nộp thuế tại biên giới, vành đai biên giới hay trong nội địa Chính vì vậy, vấn đề kiểm soát hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn khi hàng hoá nhập khẩu lưu thông trên thị trường nội địa, khó khăn cho công tác đấu tranh chống buôn lậu, bảo vệ nền sản xuất trong nước. Ngoài ra, trong giai đoạn này còn phải kể đến một số luật thuế như: thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa; thuế nông nghiệp v.v… - Đây là giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VI. Bước đầu Nhà nước sử dụng chính sách thuế làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, trong đó lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước ban hành Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch thay thế chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương trước đây. Luật này ban hành nhằm mục đích phục vụ yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu mậu dịch của các xí nghiệp trung ương và địa phương đang phát triển, góp phần tích cực vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, hình thành cơ cấu nhập khẩu mới hợp lý, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, hướng dẫn nhập khẩu và tiêu dùng hàng hoá hợp lý tạo nguồn thu cơ bản cho ngân sách Nhà nước Phần 2: QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ, tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm kinh tế xã hội từng thời kỳ mà chính sách thuế cũng khác nhau đã thể hiện rõ qua 03 bước cải cách cụ thể như sau: I. Bước 1: Điều chỉnh, thay đổi một số sắc thuế (Từ năm 1990-1995) 1. Bối cảnh thực hiện cải cách Vào cuối những năm 80, Đảng và Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới nền kinh tế. Giai đoạn 1990 - 1995 là giai đoạn tiếp tục đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, cả nước từng bước chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong quá trình này, chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế đã từng bước được khẳng định. Nhà nước thực hiện một chính sách kinh tế bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tình hình thế giới có nhiều thay đổi, quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu không còn như cũ, đặc biệt với sự tan rã của khối SEV, quan hệ kinh tế đối ngoại của ta được mở rộng. Trong điều kiện quốc tế thay đổi đầu thập niên 90, Đại hội Đảng lần thứ VII (1991) đã thông qua định hướng: “đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế”. Vì vậy, thực hiện cải cách thuế trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành và điều chỉnh chính sách thuế nhằm đáp ứng được các yêu cầu cấp bách của chính sách đổi mới kinh tế và sự phát triển của kinh tế thị trường. 2. Nội dung thực hiện cải cách  Ban hành Luật thuế xuất nhập khẩu mới với một số nội dung thay đổi cơ bản - Chính sách thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch trước kia đã bộc lộ những hạn chế: Phạm vi điều chỉnh hẹp không còn phù hợp với đường lối đa phương hoá và đa dạng hoá quan hệ kinh tế trong thời kỳ đổi mới và thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đã tạo ra một môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh, thủ tiêu động lực cạnh tranh hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy, ngày 26/12/1991, Quốc Hội đã thông qua “Luật thuế xuất nhập khẩu” có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/1992 với những nội dung thay đổi cơ bản như sau: - Đối tượng chịu thuế: các hàng hoá xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, qua cửa khẩu biên giới của Việt nam không phân biệt đó là hàng mậu dịch hay hàng phi mậu dịch, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất vào thị trường trong nước. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế nhập khẩu là hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua biên giới Việt nam, hàng chuyển khẩu theo quy định của chính phủ, hàng viện trợ nhân đạo. - Giá tính thuế được quy định đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại các cửa khẩu xuất theo hợp đồng ngoại thương, không bao gồm phí bảo hiểm và chi phí vận tải. Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập theo hợp đồng ngoại thương, kể cả phí bảo hiểm và chi phí vận tải. - Biểu thuế nhập khẩu được xây dựng dựa trên “Danh mục mô tả và mã hoá hàng hoá” của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (HS) thay thế cho “Danh mục hàng hoá” của Hội đồng tương trợ kinh tế xã hội chủ nghĩa (SEV). Biểu thuế gồm 36 mức thuế, thấp nhất là mức 0% áp dụng đối với các mặt hàng hoá chất, thuốc tân dược, máy bay, xe tăng và đa số các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất mà trong nước chưa sản xuất được, cao nhất là mức 200% áp dụng đối với mặt hàng ô tô con từ 5 chỗ ngồi trở xuống. Biểu thuế được xây dựng dựa trên danh mục mô tả và mã hóa hàng hóa, vậy nhóm bạn có thể trình bày rõ hơn về nội dung của danh mục này không? Biểu thuế gồm 36 mức thuế, nhóm bạn có thể trình bày nói rõ 36 mức thuế này giùm mình được không? - Luật mới ban hành còn quy định một số trường hợp miễn thuế sau: hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội trợ triển lãm; hàng nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào tạo; hàng biếu tặng, hàng là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài; hàng là tài sản di chuyển, hàng nhập khẩu thuộc tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao.  Ban hành Luật thuế doanh thu và sửa đổi bổ sung Luật thuế doanh thu đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 30/6/1990. Trong giai đoạn này, Luật thuế doanh thu cũng đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần đặc biệt là thuế suất để đảm bảo phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước và trình độ, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và quá trình thực hiện cải cách chính sách thuế.  Ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (1990) và sửa đổi luật (1993 ) Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được ban hành và có hiệu lực đồng thời với Luật thuế doanh thu. Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là một loại thuế gián thu, nó thay thế cho thuế hàng hoá trước đây áp dụng cho một số sản phẩm, hàng hoá khâu sản xuất, áp dụng thống nhất đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Đối tượng chịu thuế gồm 06 mặt hàng: thuốc lá điều, rượu, bia, pháo, bài lá, vàng mã của các cơ sở sản xuất bán ra. Đến năm 1993, sửa đổi thu hẹp còn 04 mặt hàng: thuốc lá điều, rượu, bia, pháo. - Thuế suất: phân biệt theo từng mặt hàng Mặt hàng Luật ban hành năm 1990 Luật sửa đổi năm 1993 Thuốc lá điều 20 - 40% 32 - 70% Rượu phân biệt theo độ cồn 55 - 65% 15 - 90% Hàng là tài sản di chuyển là sao bạn? bạn vui lòng giải thích rõ hơn về cụm từ này, cho ví dụ minh họa Luật thuế doanh thu được sử đổi, bổ sung nhiều lần nhưng cụ thể là sửa đổi bổ sung gì? Thuốc lá điều là loại sản phẩm gì vậy bạn? Bia 50% 75 - 90% Pháo, bài lá, vàng mã 70% 100%  Ban hành Luật thuế lợi tức (1990) và sửa đổi bổ sung một số điều luật (1993) - Thuế lợi tức thuộc loại thuế trực thu, ngoài mục tiêu đảm bảo nguồn thu ổn định ngày càng tăng của ngân sách Nhà nước, thuế lợi tức đóng góp vào việc đảm bảo bình đẳng và công bằng giữa các thành phần kinh tế. Thực hiện chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp nặng, khai thác, thông qua việc áp dụng thuế suất thấp hơn so với các ngành thương mại, dịch vụ. - Luật thuế lợi tức được Quốc hội thông qua năm 1990 và năm 1993 được sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế lợi tức.  Ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (1991) và sửa đổi bổ sung Pháp lệnh (1993 – 1994) Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 1991. Năm 1994, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi ban hành lại Pháp lệnh này. Xuất phát từ thực tế là nhiều người có thu nhập cao từ việc chuyển quyền sử dụng đất có nhà trên đất đó nên tháng 3/1993, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết số 32/UBTVQH về việc bổ sung Pháp lệnh trong đó nội dung chủ yếu là: các cá nhân không đăng ký kinh doanh nhà cửa nhưng có bán nhà cùng với việc chuyển quyền sử dụng đất có nhà đó, có thu nhập cao phát sinh từ hoạt động trên đều phải nộp thuế thu nhập không thường xuyên, mức thấp nhất là 1.8 triệu đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng. 3. Đánh giá chung 3.1 Kết quả đạt được Hỗ trợ các ngành công nghiệp nặng, khai thác thông qua việc áp dụng thuế suất thấp hơn với với ngành thương mại, dịch vụ. Vậy thấp hơn cụ thể là thấp hơn bao nhiêu? Các ngành công nghiệp nặng là tất cả các ngành công nghiệp nặng hay chỉ một số ngành trong ngành công nghiệp nặng thôi? Bước 1 mới đúng Quá trình cải cách thuế bước II (1990 – 1995) đã mang lại những kết quả khả quan như sau: - Về nguồn thu ngân sách Nhà nước: nguồn thu về thuế tăng nhanh qua các năm đã đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và tăng dần phần dành cho đầu tư phát triển. - Về kinh tế: Bước đầu đã phát huy được tác dụng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. - Về xã hội: Hệ thống chính sách thuế áp dụng cho các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư về cơ bản đã đảm bảo sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ nộp thuế. - Về pháp lý: Các loại thuế chủ yếu được ban hành dưới hình thức luật, pháp lệnh nên có tính pháp luật cao hơn 3.2 Những mặt hạn chế Trong quá trình thực hiện, chính sách thuế mặc dù đã được ban hành sửa đổi bổ sung nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế trong nước cũng như bối cảnh quốc tế. Một số điều luật chỉ đáp ứng được việc ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước nhưng lại không phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như không thật sự hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. II. Bước 2: Ra đời một số sắc thuế (Từ năm 1996-2004) 1. Bối cảnh thực hiện cải cách: Giai đoạn 1996-2005 là giai đoạn thực hiện cải cách thuế trong bối cảnh nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, tham gia hội nhập quốc tế phải thực hiện bảo hộ có chọn lọc. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đa dạng hoá gồm nhiều loại hình và thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Hệ thống Ví dụ như điều luật nào không phù hợp với thông lệ quốc tế? chính sách thuế qua cải cách bước 1 vẫn còn những tồn tại nhất định, chưa đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cuộc cải cách hệ thống thuế bước 2 được thực hiện nhằm khắc phục những nhược điểm, tồn tại của cải cách hệ thống thuế bước I, phát huy vai trò của công cụ thuế trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích SX- KD phát triển, đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý cho NSNN, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích tụ vốn để đầu tư, phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài. Chính sách thuế tiến tới đơn giản, ổn định, công bằng. 2. Nội dung thực hiện cải cách Theo Chỉ thị số 41/1998/CT-TTG ngày 17/12/1998 của Thủ tướng Chính Phủ v/v tiếp tục tổ chức thực hiện các luật thuế mới đã thể hiện rõ Luật thuế giá trị gia tăng và các luật thuế mới có hiệu lực thi hành từ đầu năm 1999, đây là bước quan trọng trong chương trình cải cách thuế bước 2 mà Chính phủ đang tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển. Các luật thuế mới được triển khai thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới đang có nhiều biến động nên khó tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc ban đầu.  Ban hành luật thuế giá trị gia tăng thay thế cho luật doanh thu Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được thông qua ngày 10/5/1997 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999, Luật sửa đổi, một số điều của Luật thuế GTGT năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT năm 2005. Việc ban hành Luật thuế GTGT để thay thế cho Luật thuế doanh thu theo chương trình cải cách thuế bước II đã được Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủ thông qua. Trong quá trình triển khai [...]... nghĩa Hệ thống chính sách thuế gồm: 9 sắc thuế cơ bản (thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài nguyên; thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất) Ngoài ra, còn một số loại thu dưới hình thức phí và lệ phí - Hệ thống chính sách thuế đã trở thành công... hệ thống chính sách thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao Không mở rộng thêm các loại thuế mà từng sắc thuế phải được hoàn thiện theo xu hướng thuế trực thu tăng hơn thuế gián thu để đảm bảo tỷ trọng hai loại thuế này tương đương nhau Trong thuế gián thu thì thuế xuất nhập khẩu giảm, thuế giá... sút lại chưa được cân nhắc một cách thấu đáo Để đạt được những kết quả khả quan trong việc điều chỉnh, sửa đổi hệ thống chính sách thuế, chúng ta cần hình thành những nguyên tắc chủ đạo trong hoạch định chính sách sao cho có thể dự tính được tác động khi chính sách thay đổi làm ảnh hưởng tới lợi ích chung Trong quá trình cải cách thuế giai đoạn II, hệ thống chính sách thuế cần tập trung chủ yếu vào... hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống thuế Việt Nam trong thời kỳ này vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục khắc phục hoàn thiện như sau: Về chính sách thuế - Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế Nguyên nhân là do khi xây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi điều chỉnh của từng sắc thuế và chưa lường hết các nguồn thu sẽ phát sinh trong... với các thuế khác Từng bước cơ cấu lại các sắc thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, tiến tới nâng dần tỷ trọng thuế trực thu, giảm tỷ trọng thuế gián thu trong cơ cấu thu ngân sách Nhà nước, hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của việc cắt giảm thuế quan đối với thu ngân sách Nhà nước nước ta, giai đoạn 1996-2000 trong cơ cấu thuế, thuế gián thu chiếm 46% bao gồm thuế doanh... này áp dụng thuế giá trị gia tăng), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu; thuế trực thu chiếm 39% bao gồm thuế lợi tức (sau này áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp), thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế sử dụng vốn , các loại thu khác chiếm 15% Trong điều kiện thực hiện Hiệp định thuế quan theo... thống thuế đến năm 2010 đã được Bộ Chính trị thông qua Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004 phê duyệt Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết định số 1629/QĐ-BTC ngày 19/5/2005 ban hành Kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế giai đoạn 2005-2010 và 10 chương trình thực hiện chiến lược và quyết định của Thủ tướng Chính. .. hiện cải cách Ngày 1.1.2009, là năm đánh dấu sự ra đời, đổi mới và hoàn thiện một số luật thuế sau: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt ,thuế giá trị gia tăng, và đặc biệt là sự ra đời của thuế thu nhập cá nhân thay thế cho luật thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao  Đối với Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp Về đối tượng nộp thuế Theo Luật thuế TNDN hiện hành, đối tượng nộp thuế. .. hình thức thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản và các loại thuế đất Trong đó, mở rộng nguồn thu từ thuế thu nhập cá nhân có vị trí quan trọng Hiện nay, nguồn thu ngân sách Nhà nước từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với các nước trên thế giới (khoảng 2,4% tổng thu ngân sách) Trong những năm tới, khi Việt nam hội nhập... định về miễn giảm thuế đối với những đối tượng thuộc chính sách xã hội để đảm bảo tính trung lập của thuế phù hợp với thông lệ quốc tế trong quá trình hội nhập, xoá bỏ việc miễn giảm thuế tràn lan, thiếu chọn lọc, thiếu cơ sở khoa học và không phù hợp với những cam kết về thuế Tóm lại, trên cơ sở định hướng về chiến lược kinh tế- xã hội, tiếp tục các mục tiêu cải cách thuế của hệ thống thuế hiện hành, . gia tăng (GTGT) được thông qua ngày 10 /5 /19 97 tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/ 1 /19 99, Luật sửa đổi, một số điều của. nền kinh tế. Vì vậy, ngày 26 /12 /19 91, Quốc Hội đã thông qua “Luật thuế xuất nhập khẩu” có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 03 /19 92 với những nội dung thay

Ngày đăng: 12/03/2014, 16:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mặt hàng

    • Tóm lại, trên cơ sở định hướng về chiến lược kinh tế- xã hội, tiếp tục các mục tiêu cải cách thuế của hệ thống thuế hiện hành, hoàn thiện trên nền tảng hiện có của hệ thống chính sách thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.... Không mở rộng thêm các loại thuế mà từng sắc thuế phải được hoàn thiện theo xu hướng thuế trực thu tăng hơn thuế gián thu để đảm bảo tỷ trọng hai loại thuế này tương đương nhau. Trong thuế gián thu thì thuế xuất nhập khẩu giảm, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt tăng; trong thuế trực thu thì thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân tăng( chiếm khoảng 70%) tổng số thuế trực thu). Các chính sách ưu đãi đầu tư không phân biệt đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. trong 10 năm tới là thời kỳ hội nhập thực hiện các cam kết quốc tế về thuế, nên định hướng cải cách hệ thống thuế trong nước phải phù hợp với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan