Quản lý nhà nước về hộ tịch docx

98 2.5K 23
Quản lý nhà nước về hộ tịch docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GI ỚI THIỆU MÔN HỌC Môn h ọc Quản nhà nước về H ộ tịch là m ột môn học được xây dựng trong chương tr ình học ngành Luật hành chính với thời lượng là 30 tiết (2tc). Với thời lượng đó, môn h ọc này cung cấp cho người học nh ững n ội dung cơ bản v ề đăng ký và quả n lý h ộ tịchnước ta hiện nay . M ục tiêu c ủa môn học : - V ề kiến thức: Môn h ọc cung cấp cho học viên sự hiểu biết khái quát về khái ni ệm hộ tịch , và các quy ền nhân thân cơ b ản của công dân ; t ầm quan trọng c ủa quản hộ tịch, lịch sử h ình thành và phát triể n c ủa quản hộ tịch của Việt Nam, các qui đ ịnh của pháp luật Việt Nam hiện h ành v ề nội dung và thủ tục đăng ký v à quản hộ tịch , và các phương hư ớng đổi mới trong công tác hộ tịch ở Việt Nam. - V ề kỹ năng: H ọc viên có kỹ năng phân tích và giải quyết các tình hu ống cụ thể liên quan đến công tác đăng ký và quản hộ tịch. Ngoài ra, học viên đư ợc rèn luyện các kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. - V ề ứng dụng: Ki ến thức và kỹ năng của môn học tạo nền tảng cơ bản cho h ọc vi ên ứng dụng vào nghề nghiệp s au khi t ốt nghiệp, đặc biệt l à công tác tư pháp-h ộ tịch t ại các cơ quan nhà nư ớc có thẩm quyền c ũng nh ư gi ải quyết các v ấn đề liên quan trong cuộc sống. - V ề thái độ: H ọc viên có cái nhìn đúng về tầm quan trọng của việc đăng ký và qu ản hộ tịch c ũng như c ó thái đ ộ tích cực đối với việc thực hiện và vận đ ộng người khác thực hiện pháp luật về đăng ký và quản hộ tịch , đăng ký v à qu ản cư trú. V ề phương pháp gi ảng dạy : Môn h ọc được chia thành hai nội dung, phần lý lu ận về công tác hộ tịch , và ph ần h ướng d ẫn nghiệp vụ đăng ký v à qu ản hộ tịch. Đăng ký v à quản cư trú. Phương pháp gi ảng dạy do đó là sự kết hợp giữa thuyết gi ảng (chủ yếu là phần luận hộ tịch) và giải quyết vấn đề thông qua phương pháp làm vi ệc độc lập và nhóm (phần nghiệp vụ). 2 PH ẦN 1 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN HỘ TỊCH CHƯƠNG 1 KHÁI NI ỆM VÀ NỘI DUNG QUẢN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯ ỚC VỀ HỘ TỊCH 1. Khái niệm hộ tịch 1.1. Về khía cạnh ngôn ngữ “H ộ tịch ” là m ột từ ngoại lai được du nhập vào ngôn ngữ tiếng Việt nhưng r ất khó xác đ ịnh được thời điểm xuất hiện . Theo “Đ ại Nam Qu ốc âm t ự vị ”, cu ốn từ điển c ủa tác giả Hu ỳnh Tịnh Paulus C ủa 1 đư ợc biên soạn từ năm 1895 với phương pháp “tham d ụng chữ nho và lấy 24 chữ cái phương t ây làm ch ữ bộ” thì trong ch ữ bộ chữ “H ộ” chưa có t ừ “ h ộ tịch” . Xét t ừ góc độ ngôn ngữ học , “h ộ tịch” l à một từ ghép gốc Hán chính phụ , đư ợ c ghép b ởi hai thành tố có nghĩa đ ộc lập , trong đó “t ịch” là thành tố chính . Xét v ề mặt từ lo ại th ì đây là một danh từ thuộc nhóm danh từ chỉ khái niệm trừu tượn g. N ếu t ìm hiểu riêng t ừng thành tố thì có thể thấy , các t ừ điển hiện nay khá thống nhất trong cách hiểu t ừng từ đơn này . Theo đó t ừ “Hộ” khi s ử dụng là danh từ có nhiều nghĩa khác nhau , nhưng trong đó có m ột nghĩa trực tiếp là “dân cư” ho ặc “nhà ở” hi ểu r ộng ra l à “ đơn v ị để quản dân số , g ồm những người cùng ăn ở với nhau” . Tương t ự từ “t ịch” có ngh ĩa là “s ổ sách” ho ặc là “ s ổ sách đăng ký quan h ệ lệ thuộc” . Tuy nhiên vi ệc tổ hợ p hai từ đơn này thành danh từ “Hộ tịch” lại là một trường hợp rất đặc biệt về mặc ngôn ng ữ và được sử dụng với thuộc tính kết hợp hạn chế về việc sử dụng từ ngữ và khả 1 Hu ỳnh Tịnh Paulus Của hay Huỳnh Tịnh Của người tỉnh Bà Rịa, ông thông thạo Hán và Pháp Văn. Năm 1881, đư ợc bổ ngạch Đốc phủ sứ, phụ trách công việc phiên dịch các văn án cho nhà c ầm quyền Pháp t ại Việt Nam. Ông c ũng l à nhà văn quốc ngữ tiền phong cộng tác với Gia Định báo. Tác phẩm quan trọng trong văn nghiệp của ông rất có giá trị, đó là quyển Đại Nam Quốc Âm Tự Vị, in thành 2 t ập, tập I in năm 1895 từ mẫu tự A đến L, tập II in năm 1896 t ừ M đến X, cả hai quyển đều in tại Sàigòn do nhà in Imprimerie REY, CURIOL & Cie, Rues Catinat & d"Ormay. N ăm 1983, nhà sách Khai Trí có in l ại 2 tập của quyển tự vị nầy. 3 năng t ổ hợp từ ngữ . Chính do tính ch ất đặc biệt ấy n ên khảo cứu qua các từ điển tiếng Vi ệt thì thấy có nhiều cách giải nghĩa từ “hộ tịch” rất khác nhau . Các từ điển Hán – Việt của nhiều tác giả khác nhau (Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Khôn, B ửu Kế , Nguy ễn Lân , Hoàng Thúc Trâm ) đ ều có sự tương đồng và những khía c ạnh đặc biệt trong cách giải nghĩa từ “hộ tịch” . Sau đây là m ột số cách giải nghĩa : “H ộ tịch : quy ển sổ ghi c hép tên tu ổi , quê quán, ngh ề nghiệp , c ủa mọi người trong m ột địa phương” . “Hộ tịch: sổ sách ghi chép tên, họ, nghề nghiệp dân cư ngụ trong xã phường”. “H ộ tịch : s ổ biên dân số có ghi rõ tên họ , quê quán và ch ức nghiệp của từng ngư ời” . “H ộ tịch : quy ển s ổ của Chính Ph ủ biên chép s ố người , ch ức nghiệp và tịch quán c ủa từng người” . Bên c ạnh đó , m ột số từ điển lại giải nghĩa từ “hộ tịch” ở những khía cạnh khác h ẳn , ví d ụ : “H ộ tịch : s ổ của cơ quan dân chính đăng kí cư dân trong địa phương mình theo t ừng h ộ”; “H ộ tịch : các s ự kiện trong đời sống của mộ t ngư ời thuộc sự quản của phá p lu ật” . “H ộ tịch : quy ền cư trú , đư ợc chính quyền công nhận của một người tại nơi mình ở th ường xuyên , c ủa những người thường trú thuộc cùng một hộ , do chính quy ền cấp cho từng hộ để xuất tr ình khi c ần” . Như v ậy , ngh ĩa của từ “hộ tịch” xét về góc độ ngôn ngữ c òn tồn tại nhiều cách hi ểu khác nhau , th ậm chí có cuốn từ điển giải nghĩa còn thể hiện sự nhầm lẫn cơ bản gi ữa hai khái niệm h ộ tịch v à h ộ khẩu . Đi ều n ày ph ản ánh một t h ực tế l à s ự nhầm lẫn gi ữa hai khái niệm “hộ tịch” và “hộ khẩu” trong nhận thức xã hội là khá phổ biến . 1.2. V ề khía cạnh pháp lý Khái ni ệm hộ tịch cũng là một trường hợp đặc biệt trong hệ thống khái ni ệm pháp tiếng Việt . B ản thân khái niệm này ho àn toàn không d ễ định nghĩa , đi ều đó c ũng có nghĩa là việc sử dụng nó không thuận tiện theo nguyên tắc sử dụng ngôn ng ữ khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật . Trên th ực tế , đ ã từng có những cuộc th ảo luận trong giới chuyên môn về việc thay thế khái niệm này b ằng một khái niệm khác thông d ụng hơn , d ễ hiểu hơn . M ặc dù vậy , do khái ni ệm hộ tịch chứa đựng yếu tố truy ền thống , l ịch sử và đã là một khái niệm có tính chất phổ thông , ăn sâu trong nh ận th ức nhân dân nên giải pháp đi tìm khái niệm Việt hóa thay thế không đư ợc lựa chọn , thay vào đó các nhà xây d ựng pháp lu ật đ ã dung hòa bằng giải pháp mà Luật Ban hành văn b ản quy phạm pháp luật cho phép , đó là s ử dụng khái niệm n ày với tư cách là một 4 thu ật ngữ chuy ên môn và định nghĩa trong văn bản . Tuy nhiên, ch ỉ có th ể xây d ựng m ột định nghĩa mới về h ộ tịch và đ ịnh nghĩa này chỉ được chấp nhận khi nó tiếp thu , ph ản ánh được những khía cạnh truyền thống đồng th ời cũng tiếp cận với quan điểm , xu hư ớng của khoa học pháp hiện đại . 1.3. Quan ni ệm của một số học giả mi ền Nam Việt Nam thời kì trước năm 1975 Ở miền Nam n ư ớc ta , khái mi ệm “hộ tịch” l ần đầu ti ên được định nghĩa trong các giáo trình gi ảng dạy của Đại học Luật khoa Sài Gòn dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa trong đó nổi lên quan điểm của một số tác giả sau : Tác gi ả Phan Văn Thiết có thể được coi là người đầu tiên trình bày quan niệm “h ộ tịch” trong cuốn tài liệu chuyên khảo xuất bản năm 1958 như sau : “H ộ tịch – còn g ọi là nhân thể b ộ - là cách sinh h ợp pháp của một công dân trong gia đ ình và trong xã hội . H ộ tịch căn cứ vào ba hiện tượng quan trọng nhất của con ngư ời : sinh, giá thú và t ử” . Các tác gi ả Vũ V ăn M ẫu – Lê Đ ình Chân lại trình bày một định nghĩa khác về khái ni ệm “hộ tịch” : “H ộ tịch là s ổ biên chép các việc liên hệ đến các người trong nhà . H ộ t ịch gồm ba s ổ để ghi chép các sự kiện giá thú, khai sinh và khai t ử” . Tác gi ả Trần Thúc Linh , ngư ời đã dày công biên soạn cuốn Danh t ừ pháp luật lư ợc giải v ốn đ ược đánh giá là một trong những từ điển chuyên ngành pháp đầu tiên đư ợc biên soạn một cách k há k ỹ lưỡng , toàn di ện không đưa ra khái niệm về “ h ộ tịch ” mà ch ỉ đ ưa ra khái ni ệm về “ ch ứng th ư h ộ tịch ”. Tuy nhiên khái ni ệm về “ ch ứng th ư hộ tịch” của Trần Thúc linh đã hàm chứa khái niệm về “hộ tịch”: Ch ứng thư hộ tịch là nh ững giấy tờ công chứng dùng đ ể chứng minh một cách chính xác thân tr ạng c ủa một người như ngày tháng sinh, t ử , giá thú, h ọ tên , con trai, con gái, tư cách v ợ chồng …tóm lại tình trạng xã hội của con người từ lúc sinh ra đến khi ch ết . Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy các học giả miền Nam thời kỳ trước năm 1975 tuy đưa ra nh ững cách định nghĩa khác nhau về khái niệm hộ tịch nhưng trong nh ững cách định nghĩa này đều chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng của hộ tịch : - H ộ tịch là việc ghi chép các quan h ệ gia đình của mộ t ngư ời ; - Các quan hệ gia đình thuộc phạm vi quan tâm của hộ tịch phải là những quan hệ phát sinh trên cơ sở ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người, đó là: sự ki ện sinh , hôn nhân và t ử ; - Ch ứng thư hộ tịch là loại giấy tờ pháp có giá trị chứng minh chính xác các đ ặc điểm nhân thân cơ bản của một cá nhân . 5 1.4. Quan ni ệm của khoa học pháp n ước ngoài Xem xét t ừ khía cạnh pháp lý , khái ni ệm hộ tịch với tính cách là một thuật ngữ pháp đ ược định nghĩa trong một số tài liệu nước ngoài như sau : Trong ti ến g Anh, khái ni ệm “Civil Registration” đư ợc hiểu là “vi ệc đă ng ký đúng hạn các sự kiện sinh, tử, kết hôn, với chính quyền trong thời hạn quy định”. Trong ti ếng Đức , khái ni ệm “Das Personenstandsregister” đư ợc hiểu là việc đăng ký công v ề tình trạng dân sự c ủa mỗi cá nhân được thực hiện bởi các cơ quan hộ t ịch” . Trong Bộ luật dân sự của Cộng hòa Pháp, chế định hộ tịch là một trong những chế định hết sức quan trọng. Tuy nhiên luật dân sự Pháp không đưa ra khái niệm về hộ t ịch mà chỉ đưa ra khái niệm về chứng thư h ộ tịch . Khái ni ệm “Civil Registration”đư ợc Li ên hợp quốc định nghĩa trong tài liệu “Principles and recommendation for a Vital Statistics System” xu ất bản năm 2002 như sau: “đăng ký h ộ tịch là việc ghi nhớ liên t ục đặc điểm về sự tồn tại và tí nh dân s ự của m ỗi cá nhân liên quan đến dân số đ ược quy định bởi sắc lệnh , lu ật hoặc điều lệ phù h ợp với yêu cầu của pháp luật mỗi quốc gia” . 1.5. Khái ni ệm “hộ tịch” và “đăng ký hộ tịch” ở nước ta hiện nay Theo quy đ ịnh tại Đ i ều 1 Ngh ị định 158/2005/NĐ-CP của Chính Ph ủ ngày 27/12/2005 v ề đăng ký hộ tịch thì “ h ộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình tr ạng nhân thân của một ngư ời từ khi sinh ra đến khi chết ”. Đi kèm v ới khái niệm “h ộ tịch” Ngh ị định 158/2005/NĐ-CP còn nêu ra khái ni ệm “đăng ký h ộ tịch” được đ ịnh nghĩa như sau : “Đăng ký h ộ tịch là hành vi c ủa c ơ quan Nhà nước có thẩm quyền : xác nh ận các s ự kiện sinh; kết hôn; tử nuôi con nuôi; giám hộ ; nh ận cha , m ẹ , con;thay đ ổi họ , tên, ch ữ đệm , c ải chính họ , tên, ch ữ đệm , ngày, tháng, năm sinh; xác đ ịnh l ại dân t ộc;đăng ký khai sinh , khai t ử quá hạn ; đăng ký l ại việc sinh , t ử , k ết hôn , nh ận nuôi con nuôi” Trư ớc khi có 158/2005/NĐ-CP-CP, B ộ luật d ân s ự năm 1995 cũng đã có quy ph ạm định nghĩa về khái niệm đăng ký hộ tịch tại Điều 54 : “Đăng ký h ộ tịch là v i ệc cơ quan nhà nư ớc có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh , k ết hôn , t ử , ly hôn, giám h ộ , nuôi con nuôi, thay đ ổi họ , tên, qu ốc tịch , xác đ ịnh dân tộc , c ải chính hộ tịch và các sự ki ện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch” . Như v ậy kết hợp giữa định n gh ĩa về h ộ tịch và đăng ký hộ tịch mới có thể mang lại cách hiểu đầy đủ về khái niệm “hộ t ịch” . Tuy nhiên, bên c ạnh đó khi nói về định nghĩa hành vi đăng ký hộ tịch , Ngh ị định s ố 158/2005/NĐ-CP đ ồng thời đ ã phân biệt thành hai nhóm hành vi với tính chất kh ác nhau rõ ràng; 6 - Hành vi xác nh ận các sự kiện sinh ; k ết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ ; nh ận cha, m ẹ , con; thay đ ổi họ , tên, ch ữ đệm; cải chính họ , tên, ch ữ đệm; ngày , tháng, năm sinh; xác đ ịnh lại dân tộc; đăng ký quá hạn các việc sinh , t ử ; đăng ký lại các việc sinh, t ử , k ết hôn , nuôi con nuôi. Đ ối với các sự kiện hộ tịch nói trên cơ quan đăng ký hộ tịch xác nhận bằng cách đăng ký vào sổ dành riêng cho từng loại việc, đồng thời cấp cho đương s ự giấy chứng nh ận về việc đó (như giấy khai sinh , gi ấy chứn g nh ận kết hôn …). Hành vi xác nh ận của cơ quan đăng ký hộ tịch đã làm phát sinh hiệu lực pháp lý c ủa các sự kiện được đăng ký . Ch ỉ sau khi được đăng ký , các s ự kiện đó mới làm phát sinh, thay đ ổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của cá nhân . - Hành vi ghi chú vào s ổ hộ tịch các việc về ly hôn , xác đ ịnh cha , m ẹ , con; thay đ ổi quốc tịch ; m ất tích mất năng lực h ành vi dân s ự ; h ạn chế năng lực h ành vi dân sự; hủy hôn nhân trái pháp luật hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, v. v. Khác với hành vi xác nhận, đối với các loại việc hộ tịch này, cơ quan đăng ký h ộ tịch chỉ đơn thuần căn cứ vào quyết định bằng văn bản của cơ quan nhà nước có th ẩm quyền (ví dụ : b ản án hoặc quyết định của Tòa án giải quyết việc ly hôn , Quy ết đ ịnh của Chủ tịch n ư ớc ch o m ột số người thôi quốc tịch Việt Nam …) ghi chú việc đó vào S ổ hộ tịch . Đi ểm phân biệt cơ bản giữa nhóm hành vi này với nhóm hành vi thứ nh ất là nó không làm phát sinh hiệu lực pháp lý . B ởi vì , b ản thân các quyết định của cơ quan nhà nư ớc có thẩm q uy ền đã đem lại hiệu lực pháp cho các việc đó (ví dụ : m ột b ản án xử ly hôn của T òa án bản thân nó đã có hiệu lực pháp chớ không phải chờ đ ến khi được ghi chú vào sổ hộ tịch mới có hiệu lực pháp ) . 1.6. Phân bi ệt “quản hộ tịch” và “quản hộ kh ẩu” Vi ệc làm rõ các dấu hiệu phân biệt giữa quản hộ tịchquản hộ khẩu là r ất cần thiết cho ý nghĩa thiết thực . Th ực tế cho thấy , hi ện nay sự nhầm lẫn giữa hai khái ni ệm n ày cũng như sự nhầm lẫn về hoạt động quản hộ tịch và hoạt động quản lý h ộ khẩu trong nhận thức xã hội còn khá phổ biến . Ví d ụ : trong đ ời sống hằng ngày , khi ph ải giải quyết các việc về hộ tịch , ngư ời dân thường hay gọi cán bộ tư pháp có nhiệm vụ giải quyết là “Công an hộ tịch” . Theo quy đ ịnh tại Điều 18 Lu ật Cư trú năm 2006 có quy đ ịnh : “Đăng ký th ường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nư ớc có thẩm quyền v à đư ợc cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, c ấp sổ hộ khẩu cho họ”. Kho ản 1 Điều 24 Luật cư trú tiếp tục quy định như sau: “ Sổ hộ khẩu đ ược cấp cho h ộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú c ủa công dân” . Như v ậy , ho ạt động quản hộ tịch v à quản hộ khẩu đều nằm trong ph ạm trù quản dân cư . Tuy nhiên, hai khái ni ệm này được phân b i ệt ở những đi ểm cơ bản sau : 7 - V ề đối t ượng quản lý : + Đ ối tượng của quản hộ khẩu chỉ là đặc điểm về nơi cư trú c ủa cá nhân . + Đ ối tượng quản hộ tịch thì bao gồm tổng thể rất nhiều đặc điểm nhân thân c ủa cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết : ngày, tháng, năm sinh, dân t ộc , qu ốc tịch , nơi sinh, quê quán, quan h ệ gia đình , quan h ệ hôn nhân, v. v…Xét v ề tính chất , có th ể thấy qu ản hộ tịch quan tâm đến các đặc điểm nhân thân có tính bền vững của cá nhân , nh ững đặc điểm này chỉ có thể thay đổi tron g nh ững trường hợp đặc biệt , theo m ột thủ t ục pháp chặt chẽ . Trong khi đó, đ ặc điểm về n ơi cư trú c ủa cá nhân – đ ối t ượng qu ản hộ khẩu – là đ ặc điểm nhân thân có tính “động” dễ bị thay đổi . - Về ph ương diện bảo vệ quyền nhân thân thì qu ản hộ kh ẩu chỉ l à biện pháp b ảo vệ quyền tự do c ư trú h ợp pháp của cá nhân , còn qu ản hộ tịch l à phương ti ện để mỗi cá nhân thực hiện tổng thể rất nhiều quyền nhân thân cơ bản của mình . - Đơn v ị “hộ” đư ợc dùng làm đơn vị quản dân cư của cả quản hộ tịch v à qu ản hộ khẩu , nhưng trong qu ản hộ tịch mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ ch ỉ có thể l à mối quan hệ gia đình hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân , huy ết thống ho ặc nuôi dưỡng ; còn trong qu ản hộ khẩu , không nh ất thiết các thành viên trong m ột đ ơn vị hộ khẩu phải có quan hệ gia đình với nhau mà chỉ cần ở chung một nhà cũng có th ể cùng đăng ký theo một đơn vị hộ khẩu . Ví d ụ: Đi ều 12 Luật cư trú năm 2006 quy định về “nơi cư trú của công dân” như sau: “1. Nơi cư trú c ủa công dân là chỗ ở hợ p pháp mà ngư ời đó thường xuyên sinh s ống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Ch ỗ ở hợp pháp l à nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Ch ỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ qua n, t ổ chức, cá nhân cho thu ê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nơi thư ờng trú l à nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời h ạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi t ạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài n ơi đăng k ý thường trú và đã đăng ký t ạm trú. 2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại kho ản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống. ” Ho ặc một đ ơn vị hộ khẩu tập thể quân nhân hoặc hộ khẩ u t ập thể Công an nhân dân bao g ồm những người cùng công tá c trong một đơn v ị . - Theo pháp lu ật hiện hành củ a Vi ệt Nam thì qu ản hộ tịch là hoạt đ ộng chuyên môn của ngành Tư pháp, còn quản hộ khẩu là hoạt động chuyên môn của ngành Công an. Đi ểm phân bi ệt n ày chỉ đúng với pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay , 8 còn tr ư ớc năm 1987 , ngành n ội vụ (Công an hi ện nay) thống nhất quản cả hai nhiệm v ụ . Mô hình này hi ện nay vẫn được duy trì trong hoạt động quản dân cư của một số nước trong khu v ực như Tr ung Qu ốc . M ặc dù có sự phân biệt khá rõ ràng như trên , nhưng trong th ực tế đời sống của mỗi cá nhân các vấn đề về hộ tịchhộ khẩu có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau, có thể xem xét một số ví dụ cụ thể sau đây: Ví d ụ 1 : m ột đứ a tr ẻ chỉ có thể đư ợc đăng kí t ên vào sổ hộ khẩu gia đình sau khi đ ã được cha mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh ; Ví d ụ 2 : sau khi đ ã k ết hôn , ngư ời vợ muốn chuyển hộ khẩu về n ơi cư trú của ch ồng thì một trong những giấy tờ cần có để làm căn cứ cho việc thực hiện chuyển hộ kh ẩu l à Gi ấy chứng nhận kết hôn ; Ví d ụ 3 : đ ể xóa t ên m ột người đã chết trong sổ hộ khẩu gia đình , cơ quan qu ản lý h ộ khẩu phải căn cứ vào giấy chứng tử của người đó ; Ví d ụ 4 : khi mu ốn sửa chữa các dữ liệu ngày , tháng, năm sinh, h ọ, tên, ch ữ đệm c ủa ngườ i nào đó trong s ổ hộ khẩu , cơ quan qu ản hộ khẩu phải căn cứ vào quyết đ ịnh thay đổi cải chính hộ tịch có giá trị pháp do c ơ quan hộ tịch có thẩm quyền cấp cho ngư ời đó . Ngư ợc lại trong thủ tục đăng ký hộ tịch ( khai sinh , khai t ử , k ết hôn , nuôi con nuôi, v.v.) các gi ấy tờ về hộ khẩu (Sổ hộ khẩu hoặc Gi ấy xác nhận tạm trú có thời h ạn ) luôn là lo ại giấy tờ quan trọng cần có trong hồ sơ đăng ký hộ tịch . Vai trò quan tr ọng của giấy tờ hộ khẩu trong hoạt động đăng ký hộ tịch thể hiện ở chỗ nó là căn cứ đ ể xác định cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật . 2. V ị trí , vai trò c ủa quản hộ tịch Trong xã h ội hiện đại , khi mà khái ni ệm quyền con ng ư ời đã được nhận thức như m ột giá trị chung của nhân loại thì cùng với nó , h ầu như t ất cả các quốc gia đều nh ận thức đúng đắng về tầm quan trọng của việc quản hộ tịch . N ếu như hoạt động qu ản dân cư được coi là nội dung quan trọng hàng đầu trong tổng thể ho ạt động qu ản xã hội thì quản hộ tịch , v ới các lợi ích , giá tr ị tiềm tà ng c ủa nó , đư ợc coi là m ắt khâu nằm ở vị trí trung tâm của hoạt động quản dân cư . V ề mặt luận , ho ạt động quản hộ tịch là lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng xã h ội của Nhà nước xét trên ba phương diện cơ bản : Th ứ nhất , qu ản hộ tịch là cơ sở đ ể Nhà nước hoạch định các chính sách phát tri ển kinh tế , văn hóa, xã h ội , an ninh, qu ốc phòng…và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó. M ột hệ thống quản dữ liệu hộ tịch đầy đủ , chính xác, đư ợc cập nh ật kịp thời , thư ờng xuyên sẽ là nguồn tài s ản thông tin hết sức quý giá luôn sẵn sàn h ỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chính sách xã hội một cách chính xác , có tính khả thi, tiết kiệm chi phí xã hội. Để làm rõ điều này ta có thể xem xét dẫn chứng dưới đây: 9 Ví d ụ : Trên đ ịa b àn một đơn vị c ấp x ã , khi c ần triển khai các chính sách c ộng đ ồng liên quan đến dân cư : b ảo vệ sức khỏe nhân dân , chăm sóc y t ế đối với bà mẹ và tr ẻ em , ph ổ cập giáo dục , hôn nhân và gia đ ình , v.v., chính quy ền thường căn cứ vào s ổ hộ tịch đăng ký khai sinh , khai t ử , k ết hôn, …đ ể xác định đối tượng và triển khai các biện pháp phù hợp với đặc điểm dân cư trong xã. Tuy nhiên tại các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa đ ạt được thấp hơn . M ột trong các nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do t ừ chính ho ạt động quản lý h ộ tịch . Kh ảo s át th ực tiễn cho thấy , đây đ ồng thời c ũng là địa bàn công tác quản hộ tịch bị buôn lỏng , h ệ thống sổ hộ tịch khai sinh , k ết hôn , khai t ử không phản ánh chính xác tình hình dân cư; do đó , vi ệc thực hiện các chính sách g ặp rất nhiều khó khăn hiệu quả đạt th ấp . Đ ối với quốc gia có kết cấu dân cư đa d ạng v ề thành phần dân tộc như Việt Nam , qu ản hộ tịch còn góp phần quan tr ọng v ào việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách phát triển kinh tế , xã h ội các t ỉnh miền núi , vùng sâu, vùng xa. Th ứ hai , ho ạ t đ ộng quản và đăng ký hộ tịch thể hiện tập trung nhất , sinh đ ộng nh ất sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ bản c ủa công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 và B ộ luật Dân sự , ví d ụ như quy ền đối với họ tê n, quy ền thay đổi họ tên , quy ền xác định dân tộc , quy ền đối v ới quốc tịch , quy ền kết hôn , quy ền được nuôi con nuôi và đư ợc nhận làm con nuôi , v.v. Ở ph ương diện này đăng ký hộ tịch chính là phương tiện để người dân thực hiện , hư ởng thụ các quyền nhân thâ n đó. Các d ữ liệu về căn c ước của mỗi cá nhân thể hiện trên ch ứng thư hộ tịch (giấy khai sinh , gi ấy chứng nhận kết hôn …) là sự khẳng định có giá tr ị pháp về đặc điểm nhân thân của mỗi người , mà qua đó các cơ quan t ổ ch ức , cá nhân khác có th ể đánh giá người đó có khả năng điều kiện để tham gia v ào các quan h ệ pháp luật nhất định hay không . Ví d ụ : sự tồn tại của một đứa trẻ trong cộng đồng, trong xã h ội đư ợc đánh dấu b ằng việc cơ quan đăng k ý hộ tịch có thẩm quyền xác lập cho đứa trẻ đó một Giấy khai sinh. K ể từ thời điểm đó đứa trẻ - con ngư ời tự nhiên - chính th ức trở thành một chủ thể pháp luật độc lập, được pháp luật bảo vệ bởi các yếu tố nhân thân riêng biệt, đặc trưng của mình được xác định trên Giấy khai sinh . Hành vi đăng k ý khai sinh của cơ qua n đăng ký h ộ tịch đánh dấu điểm khởi đầu c ủa hoạt động quản nh à nước đối với từng người dân , đ ồng thời cũng l à điểm khởi đ ầu cho mọi mối quan hệ giữa công dân với nhà nước . T ừ góc độ luận về Nhà nước và pháp lu ật ở ph ương di ện này có thể khẳng định , qu ản hộ tịch l à m ột lĩnh vực hoạt đ ộng thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước . V ới ý nghĩa quan trọng như vậy việc nhà nước tổ chức quản đăng ký hộ tịch chính là s ự bảo hộ đối với việc th ực hiện các quyền con người . Đi ều này chỉ có trong các xã h ội mà nền dân chủ được mở rộng và phát huy , khi mà các giá tr ị quyền con ngư ời được nhà nước tôn trọng và có trách nhiệm bảo hộ . Nhìn vào l ịch sử có thể thấy , 10 các tri ều đại phong kiến Việt Nam không tổ chức quản hộ tịch v ì mối quan hệ giữa vương quy ền (vua) với các “ th ần dân” c ủa mình về cơ b ản là m ối quan hệ một chiều , ngư ời dân chỉ có nghĩa vụ đối với triều đình . Do đó, đ ối với nhà nước phong kiến việc t ổ chức quản hộ tịch không được quan tâm . Th ứ ba , qu ản hộ tịch có vai trò to lớn đối vớ i vi ệc bảo đảm trật tự xã hội . H ệ th ống sổ bộ hộ tịch có thể giúp vi ệc truy ngu yên ngu ồn gốc của cá nhân một cách dễ dàng. Các ch ứng thư hộ tịch do người có thẩm quyền lập theo thủ tục chặt chẽ có giá tr ị là sự khẳng định chính thức của nhà nước v ề vị thế c ủa một cá nhân trong gia đ ình và xã h ội . Trong l ĩnh vực hoạt động t ư pháp khi c ần đánh giá năng lực chủ thể của một cá nhân các cơ quan ti ến hành tố tụng luôn cần đến giấy khai sinh của cá nhân đó . Gi ấy khai sinh ch ứa đ ựng các dữ liệu gốc của cá nhân nh ư ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, dân t ộc , qu ốc tich , h ọ tên cha mẹ…do đó khi được sử dụng với tính cách là chứng cứ , các thông tin th ể hiện trên giấy khai sinh có thể giúp cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá nhi ều vấn đề trong các vụ án hình sự , dân s ự , hành chính, v. v. B ởi ý nghĩa quan trọng như vậy , nên trong s ự phát triển của mỗi quốc gia , v ấn đề xây dựng hệ thống quản hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó phục vụ cho công tác qu ản nhà nước luôn được quan tâm . 3. Đối tượng, phạm vi, nội dung quản nhà nước về hộ tịch Là m ột hoạt động quản con người , ho ạt động quản hộ tịch hướng đến đối tư ợng quản là các đặc điểm nhân thân làm nên căn cước của mỗi cá nhân . Tuy nhiên các yếu tố thuộc về căn cước của mỗi người rất phong phú và là đối tượng của nhiều ho ạt động quản khác nhau . Do v ậy để phân biệt đối tượng của quản hộ tịch với đ ối tượng quản của một số hoạt động quản thuộc phạm trù quản căn cước của con ngư ời như qu ản hộ khẩu , qu ản lịch tư pháp , qu ản chứng minh nhân dân, v. v., c ần xem xét , xác đ ịnh phạm vi của quản hộ tịch . Căn cư ớc của mỗi cá nhân được hình thành từ rất nhiều đặc điểm nhân thân gắn li ền cá nhân đó : như h ọ , tên, ngày, tháng, năm sinh, gi ới tính , dân t ộc , tôn giáo, qu ốc tịch, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, các mối quan hệ gia đình, tiền án, tiền sự … tất cả những dấu hiệu đặc trưng đó bảo đảm cho việc phân biệt chính xác một cá nhân này v ới một cá nhân khác . Nghiên c ứu về vấn đề này , có tác gi ả đã căn cứ vào mức độ ổn đ ịnh của các dấu hi ệu nhân thân để phân loại chúng th ành các nhóm sau : - Nhóm d ấu hiệu nhân thân không bao giờ thay đổi gồm có : ngày, tháng, năm sinh; quan h ệ gia đình (cha - m ẹ - con, anh- ch ị - em ); ngày, tháng, năm ch ết … - Nhóm d ấu hiệu nhân thân có thể thay đổi nhưng chỉ hạ n ch ế trong một số trư ờng hợp nhất định và việc thay đổi phải được tiến hành theo thủ tục rất chặt chẽ g ồm có : h ọ t ên , dân t ộc , qu ốc tịch , … [...]... dụ: trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký kết hôn , đăng ký nuôi con nuôi 14 CHƯƠNG 2 HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH VÀ CÁC HÌNH THỨC QUẢN ĐỐI VỚI HỘ TỊCH 1 Hệ thống tổ chức quản và đăng ký hộ tịch 1.1 Cơ quan quản hộ tịch Quản hộ tịch là một nội dung quản nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, do vậy chủ thể quản cao nhất trong lĩnh vực hoạt... luật về hộ tịch; d) Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản hộ tịch trong phạm vi địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền; đ) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; e) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; g) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; h) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo... việc quản nhà nước về hộ tịch có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: a) Thực hiện đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao; b) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp c) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; d) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch đ) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch. .. lĩnh vực quản nhà nước về hộ tịch Mặc dù hai quan niệm trên có sự khác nhau cơ bả n nhưng cần thấy rằng chúng không mâu thuẫn và loại trừ nhau 4.1 Quy phạm pháp luật về quản hộ tịch Là một dạng cụ thể của quy phạm hành chính, quy phạm pháp luật về quản hộ tịch được hiểu là những quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành để đ iều chỉnh các quan hệ quản nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch Các... các giấy tờ hộ tịch, thì hủy giấy tờ hộ tịch đó và viết lại giấy tờ hộ tịch khác - Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệ ch nội dung đã ghi trong sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch 3.2 Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; báo cáo số liệu thống kê hộ tịch 3.2.1 Lưu trữ sổ hộ tịch - Sổ hộ tịch phải được lưu trữ, bảo quản để sử dụng lâu dài; phục vụ cho hoạt động quản của Nhà nước - Mỗi... pháp luật về quản hộ tịch có thể được phân thành hai nhóm sau : - Nhóm quy phạm về địa vị pháp (quyền và nghĩa vụ )của các chủ thể trong quan hệ quản hộ tịchquan hệ giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ quản hộ tịch; - Nhóm quy phạm về thủ tục hành chính (thủ tục đăng ký hộ tịch hoặc giải quyết khiếu , nại tố cáo về hộ tịch ) Hiện nay, số lượng các quy phạm pháp luật về hộ tịch khá... pháp luật về quản hộ tịch gồm hai nhóm: - Các cá nhân và cơ quan nhà nước có chức năng quản về hộ tịch - Các cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch Các quan hệ pháp luật hình thành trong lĩnh vực quản hộ tịch rất đa dạng, diễn ra theo nhiều chiều giữa các chủ thể khác nhau như: quan hệ giữa cơ quan có thẩm quyền quản chung với cơ quan quản chuyên ngành , giữa cơ quan quản cấp... quyền, nhưng phải có giấy tờ chứng minh về mối quan hệ nêu trên.” 3 Ghi chép sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ t ịch; Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; chế độ báo cáo thống kê hộ tịc h 3.1 Ghi chép sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch 3.1.1 Nguyên tắc ghi chép sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch - Khi đăng ký hộ tịch, cán bộ Tư pháp hộ tịch, cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp hoặc Viên chức lãnh... tuổi c) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho cán bộ Tư pháp hộ tịch; d) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch; đ) Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; e) Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; g) Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; h) Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh... mẹ, con; thay đổi quốc tịch; chấm dứt nuôi con nuôi So sánh nội dung quản nhà nước về hộ tịch của Nhà nước ta hiện nay (tính từ năm 1998, khi Chính Phủ ban hành Nghị định 83/1998/NĐ- CP đến nay) với thời kỳ trước đây (thời kỳ thực hiện điều lệ hộ tịch năm 1961) có thể thấy nội dung quản hộ tịch ngày càng được mở rộng hơn (theo điều lệ hộ tịch 1961 thì nội dung quản hộ tịch rất đơn giản , chỉ . LÝ Đ ỐI VỚI HỘ TỊCH 1. Hệ thống tổ chức quản lý và đăng ký hộ tịch 1.1. Cơ quan qu ản lý hộ tịch Qu ản lý hộ tịch là một nội dung quản lý nhà nước trong. pháp lu ật về hộ tịch . Ch ủ thể của quan hệ pháp luật về quản lý hộ tịch gồm hai nhóm : - Các cá nhân và cơ quan nhà nư ớc có chức năng quản lý về hộ tịch -

Ngày đăng: 12/03/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan