Dự án đầu tư xây dựng vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định

86 916 4
Dự án đầu tư xây dựng vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dự án đầu tư xây dựng vườn quốc gia Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định

Mục Luc M c Lucụ i t v n Đặ ấ đề 1 Ph n 1. Tên công trình, c s xây d ng d ánầ ơ ở ự ự 3 I. Tên công trình 3 II. Th i gian xây d ng d ánờ ự ự 3 III. C s xây d ng d án ơ ở ự ự 3 1. C s pháp lýơ ở 3 2. C s khoa h c v th c ti nơ ở ọ à ự ễ 4 2.1. c i m t nhiênĐặ đ ể ự 5 2.1.1. V trí a lýị đị 5 2.1.2. a hình a m oĐị đị ạ 5 2.1.3. c i m khí h u, thu v n, thu tri u, t c b i l ngĐặ đ ể ậ ỷ ă ỷ ề ố độ ồ ắ 6 2.1.4. c i m th nh ngĐặ đ ể ổ ưỡ 8 2.1.5. c i m c a l p th c bìĐặ đ ể ủ ớ ự 10 2.1.6. Các ki u Sinh c nh t ng p n cể ả đấ ậ ướ 11 2.1.7. Khu h Th c v tệ ự ậ 16 2.1.8. Khu h ng v tệ độ ậ 18 2.2. c i m kinh t xã h iĐặ đ ể ế ộ 19 2.2.1. c i m v xã h i Đặ đ ể ề ộ 19 2.2.2. c i m v kinh tĐặ đ ể ề ế 22 2.2.3. Tình hình i s ng nhân dân các xã trong vùng m.đờ ố đệ 25 2.2.2. Tình hình các c s h t ng.ơ ở ạ ầ 27 2.2.4. Các áp l c nh h ng n VQG Xuân Thu .ự ả ưở đế ỷ 30 2.2.5. Ti m n ng phát tri n du l ch trong khu v c . ề ă ể ị ự 33 2.3. ánh giá quá trình b o v v phát tri n VQG.Đ ả ệ à ể 34 3. c i m n i b t v s c n thi t ph i u t xây d ng VQG Đặ đ ể ổ ậ à ự ầ ế ả đầ ư ự 40 3.1. Các giá tr n i b t ị ổ ậ 40 3.2. S c n thi t u t xây d ng VQG ự ầ ế đầ ư ự 41 3.2.1. C n c chi n l c b o v môi tr ng v b o v t nhiên qu c giaă ứ ế ượ ả ệ ườ à ả ệ ự ố 41 3.2.2. C n c chi n l c phát tri n kinh t , du l ch c a t nh Nam nhă ứ ế ượ ể ế ị ủ ỉ Đị 41 3.3.3. C n c ti m n ng nghiên c u khoa h c v giáo d c tuyên truy nă ứ ề ă ứ ọ à ụ ề 42 Ph n 2. N i dung d án ầ ộ ự 41 I. M c tiêuụ 41 II. Lu n ch ng v quy ho ch VQGậ ứ ề ạ 42 2.1. Lu n ch ng v ph m vi ranh gi i v di n tíchậ ứ ề ạ ớ à ệ 42 2.2. Lu n ch ng phân khu ch c n ngậ ứ ứ ă 42 2.2.1. Phân khu b o v nghiêm ng tả ệ ặ 43 2.2.2. Phân khu ph c h i sinh tháiụ ồ 44 2.2.3. Phân khu h nh chính d ch và ị ụ 46 2.2.4. Vùng mđệ 47 2.3. Lu n ch ng v ph m vi du l ch sinh tháiậ ứ ề ạ ị 48 III. Các ch ng trình ho t ngươ ạ độ 49 1. Ch ng trình B o vươ ả ệ 49 1.1. T ch c h i ngh ranh gi i v óng c t m cổ ứ ộ ị ớ à đ ộ ố 50 1.2. Qu n lý b o v r ngả ả ệ ừ 51 1.3. Phòng cháy ch a cháy r ngữ ừ 54 i 1.4. T ch c các tr m b o vổ ứ ạ ả ệ 55 1.5. Xây d ng tr s Ban qu n lýự ụ ở ả 57 1.6. Nâng c p tôn t o ng tu n tra b o vấ ạ đườ ầ ả ệ 58 1.7. Ph ng pháp ti p c nươ ế ậ 58 2. Ch ng trình ph c h i sinh tháiươ ụ ồ 59 2.1. Qu n lý s d ng v ph c h i sinh thái m tômả ử ụ à ụ ồ đầ 59 2.2. Qu n lý s d ng v ph c h i sinh thái bãi v ngả ử ụ à ụ ồ ạ 61 2.3. V n mườ ươ 63 2.4. V n th c v tườ ự ậ 64 2.5. Khoán b o v v khoanh nuôiả ệ à 64 2.6. Tr ng r ng v cây c nh quan sinh tháiồ ừ à ả 65 2.7. Ph ng pháp ti p c nươ ế ậ 66 3. Ch ng trình nghiên c u khoa h c v o t oươ ứ ọ à đà ạ 66 3.1. Ch ng trình nghiên c uươ ứ 66 3.2. Ch ng trình o t oươ đà ạ 68 3.3. D ch v khoa h cị ụ ọ 68 4. Ch ng trình tuyên truy n giáo d cươ ề ụ 69 5. Ch ng trình du l ch sinh tháiươ ị 69 IV. gi i pháp th c hi nả ự ệ 69 1. t ch c qu n lýổ ứ ả 69 1.1. Phân c p qu n lýấ ả 69 1.1.1. Ch qu n u tủ ả đầ ư 69 1.1.2. Ch u tủ đầ ư 70 1.2. T ch c qu n lýổ ứ ả 70 1.2.1 Ch c n ng nhi m v v quy n h n c a ban qu n lýứ ă ệ ụ à ề ạ ủ ả 70 1.2.2 Biên ch cán b , ch c n ng nhi m v c a các phòng banế ộ ứ ă ệ ụ ủ 71 2. Gi i pháp v n u t ả ố đầ ư 74 2.1. C s xây d ng v n u tơ ở ự ố đầ ư 74 2.2. T ng h p m c v n u tổ ợ ứ ố đầ ư 74 2.3. Ngu n huy ng v n u t ồ độ ố đầ ư 75 2.4. K ho ch v n v ti n u tế ạ ố à ế độ đầ ư 76 3. Hi u qu c a d ánệ ả ủ ự 78 3.1. Khoa h c v b o t n thiên nhiênọ à ả ồ 78 3.2. Môi tr ngườ 78 3.3. Kinh t - Xã h iế ộ 78 3.4. Nghiên c u khoa h c v tuyên truy n giáo d c ứ ọ à ề ụ 79 Ph n III. Hi u qu u tầ ệ ả đầ ư 80 K t lu n v ki n nghế ậ à ế ị 81 I. K t lu nế ậ 81 II. M t s ki n nghộ ố ế ị 81 ii Đặt vấn đề Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thuỷ bao gồm các cồn cát (Cồn Ngạn, Cồn Lu, Cồn Xanh) xen kẽ giữa chúng là các bãi bồi ngập triều nằm tại cửa sông Hồng giáp với biển, hay còn gọi là cửa Ba Lạt thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định (trước đây là huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Hà). Ngày 20/9/1988, VQG Xuân Thuỷ chính thức được Quốc tế công nhận là khu Ramsar đầu tiên của Việt nam. Ngày 5/9/1994, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Thuỷ đã được Chính phủ quyết định thành lập theo số 4893/KGVX, với diện tích 7.100ha. Ngày 06/12/2002, UBND tỉnh Nam Định đã có tờ trình số 185/VP3 đệ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên thành VQG. Ngày 02/01/2003, khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Thuỷ đã chính thức được chuyển hạng thành VQG theo quyết định số 01/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 7.100ha. n Hiện tại, VQG Xuân Thuỷ đang bị một sức ép lớn của người dân địa phương về: Khai thác hải sản không hợp lí, săn bắt động vật hoang dã, chặt cây ngập mặn làm củi, lấy cát, nung gạch ngói (làm vật liệu xây dựng) gây ô nhiễm và mất cân bằng sinh thái Ngoài ra, việc trồng rừng chưa đúng qui cách với mục đích cải tạo đất và phòng hộ bờ biển các bãi bồi, là nơi kiếm ăn của loài Cò thìa, Mòng bể mỏ ngắn, Rẽ mỏ thìa và một số loài chim bị đe doạ ở mức toàn cầu; Đã làm thay đổi cơ bản sinh cảnh tự nhiên và có thể biến khu vực này thành nơi không còn thích hợp đối với các loài chim đang bị đe doạ. Mặt khác, với cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, trang thiết bị thô sơ, lực lượng bảo vệ còn mỏng, cán bộ và nhân viên ban quản lý chưa có điều kiện để tiếp thu các biện pháp quản lý có hiệu quả từ bên ngoài nên công tác quản lý khu bảo tồn chưa đạt hiệu quả cao không đáp ứng được công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Chính vì vậy, để có được một ranh giới quy hoạch rõ ràng và một khung logic cho các hoạt động của bộ máy VQG trong kế hoạch quản lý, kế hoạch đầu xây dựng một cách đồng bộ, thì việc xây dựng một dự án đầu là rất cần thiết. Trước tình hình đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định số 1233 QĐ/BNN-KH ngày 29 tháng 4 năm 2003 cho phép xây dựng “Dự án đầu VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định”, trực tiếp giao cho Trung tâm Tài nguyên và Môi trường Lâm nghiệp thuộc Viện Điều tra Quy hoạch Rừng thực hiện. Trên cơ sở đó Trung tâm Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng đề cương lập dự án đầu và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt theo Quyết định số 2134/QĐ/BNN-KH, ngày 30/6/2003. Trong khoảng thời gian tháng 7-9/2003, Trung tâm Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các cơ quan trong Viện, các cơ quan chức năng từ trung ương tới cấp tỉnh, huyện, xã và Ban quản lý VQG Xuân Thuỷ triển khai điều tra cơ 1 bản xây dựng các chuyên đề và khảo sát các hạng mục cần thiết xây dựng dự án đầu tư VQG Xuân Thuỷ. 2 Phần 1. Tên công trình, cơ sở xây dựng dự án I. Tên công trình Dự án đầu xây dựng VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định II. Thời gian xây dựng dự án Năm 2003 III. Cơ sở xây dựng dự án 1. Cơ sở pháp lý Các văn bản sau là cơ sở về mặt pháp lý xây dựng khu VQG Xuân Thuỷ: - Nghị định 194/CT, của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) ngày 9 tháng 8 năm 1986, về việc thành lập hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam. - Chiến lược phát triển ngành Lâm Nghiệp Việt Nam đã được phê duyệt trong kỳ họp thứ 11, Quốc Hội khóa 9, tháng 3 năm 1997. - Tài liệu hướng dẫn nội dung, phương pháp xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho khu rừng đặc dụng, tháng 6 năm 1991 của bộ Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT). - Nghị định số 02/CP, ngày 15 tháng 1 năm 1994 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Quyết Định 202 TTg ngày 2 tháng 5 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ ban hành bản Quy định về việc khoanh nuôi bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng. - Quyết định 245/1998/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 12 năm 1998 của thủ tướng chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp - Nghị định 52/1999/NĐ-CP, ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành quy chế đầu xây dựng. - Quyết định số 661/2001/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. - Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg, ngày 11 tháng 1 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên. 3 - Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 11 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. - Quyết định số 26 LN/KH, ngày 19 tháng 1 năm 1995 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), về việc phê chuẩn luận chứng kinh tế kỹ thuật khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ. - Quyết định số 479/QĐ-UB, ngày 10 tháng 5 năm 1995 của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Nam Hà, về việc chuyển giao ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ về trực thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Nam Hà. - Quyết định số 01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 2 tháng 1 năm 2003 về việc chuyển hạng khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ thành VQG Xuân Thuỷ, trong đó Điều 2 giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo xây dựng, trình, thẩm định, phê duyệt dự án đầu xây dựng VQG Xuân Thuỷ. - Quyết định 1233/QĐ/BNN-KH, ngày 29/4/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép xây dựng dự án đầu các công trình sử dụng vốn chuẩn bị đầu lâm nghiệp năm 2003, trong đó giao cho Trung tâm Tài nguyên và Môi trường, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng xây dựng dự án đầu VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định. - Quyết định số 2132/QĐ/BNN-KH, ngày 30/6/2003 về việc phê duyệt đề cương và vốn dự toán đầu xây dựng VQG Xuân Thuỷ - Quyết định số 872/2003/QĐ-UB, ngày 24 tháng 45 năm 2003 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của VQG Xuân Thuỷ - Quyết định số 1091/QĐ-CT, ngày 8 tháng 5 năm 2003 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc bổ nhiệm có thời hạn chức vụ giám đốc VQG Xuân Thuỷ. 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn Dựa trên đặc điểm và các giá trị về tự nhiên, các giá trị khoa học, tài nguyên, văn hoá xã hội của VQG Xuân Thuỷ được điều tra, đánh giá từ những năm giữa thế kỷ XX đến nay. Những giá trị này đã được tổng hợp và đánh giá bổ sung trong các báo cáo dưới đây: - Báo cáo chuyên đề thảm thực vật VQG Xuân Thuỷ - Báo cáo chuyên đề hệ thực vật VQG Xuân Thuỷ - Báo cáo chuyên đề hệ động vật VQG Xuân Thuỷ - Báo cáo chuyên đề xây dựng bản đồ lập địa VQG Xuân Thuỷ 4 - Báo cáo chuyên đề kinh tế xã hội VQG Xuân Thuỷ - Báo cáo tiềm năng phát triển du lịch sinh thái VQG Xuân Thuỷ. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tính đa dạng sinh học, kinh tế xã hội và tiềm năng du lịch sinh thái sẽ được tổng hợp từ các chuyên đề trên. 2.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý VQG Xuân Thuỷ Thuỷ thuộc hữu ngạn sông Hồng tại cửa Ba Lạt có tổng diện tích tự nhiên là 7.100 ha, bao gồm Cồn Lu, Cồn Ngạn và Cồn Xanh, cách thành phố Nam Định khoảng 40 km và cách Hà Nội 130km, có toạ độ địa lý: Dài 5’ vĩ độ Bắc; từ 20 0 10’ B đến 20 0 15’B. Rộng 12’ kinh độ đông; từ 106 0 20’Đ đến 106 0 32’Đ. Phía Đông Bắc giáp sông Hồng. Phía Tây Bắc giáp vùng dân cư 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và xã Giao Hải, thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định. Phía Đông Nam và Tây nam giáp biển đông. 2.1.2. Địa hình địa mạo VQG Xuân Thuỷ là bãi triều ngoài đê biển. Bãi triều bao gồm các cồn, lòng sông, lạch triều. Bãi triều được cấu tạo bởi trầm tích cửa sông Hồng và biển Đông bao gồm cát, bùn và sét. Sự bồi đắp trầm tích phù sa theo không gian và thời gian được quyết định bởi: lượng phù sa, động lực dòng chảy của sông, động lực thuỷ triều và tác động của con người (quai đê, trồng rừng, vuông tôm ) đã tạo nên hình thái địa mạo ngày nay. Nhìn chung địa hình thấp từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9m, đặc biệt cồn Lu có dải cát cao từ 1,2-1,5m. Sự phân cắt bãi triều VQG bởi đê biển, sông Trà, lạch triều và hạ lưu sông Vọp thành: Một phần Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh. - Cồn Ngạn: Do quai đê lấn biển đã phân chia một phần diện tích Cồn Ngạn ngoài đê biển thuộc VQG Xuân Thuỷ. Cồn Ngạn thuộc VQG nằm giữa đê quai lấn biển và sông Trà. Hầu hết diện tích phía bắc Cồn Ngạn đã được ngăn đắp thành ô, thửa để nuôi bắt hải sản. Diện tích còn lại tại bắc cửa sông Trà là bãi lầy và đất trồng. Từ bãi lầy đến cuối Cồn Ngạn là rừng ngập mặn sú và trang. - Cồn Lu: Cồn Lu nằm giữa sông Trà và lạch triều chia cắt với Cồn Xanh. Cồn Lu nằm gần song song với Cồn Ngạn. Phía Đông và Đông Nam Cồn Lu có một dải cát cao không ngập triều, một ít diện tích đã có lớp phủ Phi lao, phía đuôi Cồn Lu là một bãi vạng trên đất cát, cát pha, và bãi lầy đất trống. Diện tích còn lại là diện tích ngập mặn Sú và Trang. 5 - Cồn Xanh: Cồn Xanh nằm tiếp giáp với Cồn Lu. Độ cao trung bình Cồn Xanh từ 0,5 – 0,9 m. Cồn Xanh được cấu tạo bởi cát biển. Cồn Xanh đang tiếp tục được bồi đắp để mở rộng diện tích và nâng cao cốt đất. Cồn Xanh luôn luôn ngập nước lúc triều cường (nước lớn). Lúc nước ròng (nước nhỏ) Cồn Xanh gồm 2 dải cát, một dải cát nằm ở vị trí phía đông và một dải cát nằm ở vị trí đông nam. Đây là cồn đã và đang hình thành để mở rộng quỹ đất. - Lòng lạch sông và lạch triều: Lòng lạch sông và lạch triều là địa hình âm, luôn luôn ngập nước thường xuyên. Lòng lạch sông và lạch triều đang được trầm tích phù sa (bùn, sét và cát) bồi đắp, nâng cao cốt đất và thu hẹp dòng chảy. Lòng lạch sông và lạch triều đại bộ phận có lớp trầm tích lầy nhão. Lòng lạch sông và lạch triều có diện tích lớn (khoảng 4000 ha) có tiềm năng mở rộng diện tích đất trong tương lai. Tóm lại địa hình bãi triều VQG phân hoá thành 3 kiểu chính: - Địa hình dương không ngập triều - Địa hình ngập nước thường xuyên - Địa hình đất ngập nước theo chu kỳ 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, thuỷ triều, tốc độ bồi lắng a. Đặc điểm khí hậu VQG Xuân Thuỷ thuộc khu địa lý đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm khí hậu chung của đồng bằng ven biển, (Vũ Tự Lập, Lê Diên Dực). VQG có khí hậu nhiệt đới hơi ẩm (K=1,5 - 2,00), gió mùa có mùa đông lạnh với 2 tháng nhiệt độ trung bình <18 0 c. Mùa hè nóng, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất >25 0 c. Mưa vào mùa hè và mùa thu từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài 2 tháng, không có tháng hạn. Mùa xuân kéo dài hơn, ẩm do mưa phùn. Nhịp điệu mùa tại đồng bằng ven biển có những nét độc đáo riêng có lẽ chỉ ở đây mới có thể phân ra 4 mùa trong 1 năm. - Chế độ nhiệt: Tổng lượng bức xạ trong năm dao động 95 - 105 KCal/cm 2 /năm. Tổng lượng nhiệt năm từ 8.000 - 8.500 0 c. Nhiệt độ trung bình năm 24 0 c. Nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 16,3 - 20,9 0 c. Nhiệt độ thấp nhất xuất hiện vào tháng giêng là 6,8 0 c. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè là 40,1 0 c. - Chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. 6 Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 1.715 mm. Năm có tổng lượng mưa cao nhất là 2754 mm. Năm có tổng lượng mưa thấp nhất là 978 mm. - Chế độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình là 84%. Độ bốc hơi trung bình năm là 817,4 mm. Độ bốc hơi trung bình tháng biến thiên từ 86 - 126 mm/tháng. Độ bốc hơi cao nhất vào tháng 7. - Chế độ gió: Hướng gió: Mùa đông gió thịnh hành là hướng Bắc. Mùa hạ gió thịnh hành là hướng Đông và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình 3 -4 m/giây. - Thời tiết: Trong 1 năm VQG có những đặc điểm thời tiết chính sau: Thời tiết lạnh và khô hanh về mùa đông. Tiết mát mẻ mưa phùn, ẩm ướt về mùa xuân. Tiết nắng nóng mưa dông, mưa rào về mùa hạ. Tiết mát dịu, mưa ngâu, bão, dông về mùa thu. b. Thuỷ văn: VQG Xuân Thuỷ được cung cấp nước và lượng phù sa của sông Hồng. Tại cửa Ba Lạt có hai con sông chính là sông Trà và sông Vọp. Ngoài ra còn có các lạch sông thoát nước. Sông Trà chạy từ cửa Ba Lạt theo hướng Đông Nam ra biển, dài khoảng 10 km và là ranh giới ngăn cách giữa Cồn Ngạn và Cồn Lu. Hạ lưu sông Trà đã được phù sa lấp đầy thành bãi bồi và sông chỉ còn là lạch khi nước triều xuống thấp. Sông Vọp bắt nguồn từ cửa Ba Lạt chảy ra biển. Tại hạ lưu sông Vọp kéo dài ra biển là ranh giới phân chia giữa VQG với bên ngoài theo hướng Bắc và Tây bắc. Lượng phù sa tại cửa Ba Lạt đạt bình quân khoảng 1,8 gam/lít. Đây là lượng phù sa chính để tiếp tục bồi lắng lãnh thổ VQG. Ngoài sông Trà, sông Vọp, còn có một lạch triều ngắn chia Cồn Lu và Cồn Xanh. Lạch triều này cũng chảy từ cửa Ba Lạt ra biển. c. Thuỷ triều 7 Thuỷ triều VQG thuộc chế độ nhật triều với chu kỳ khoảng 25 giờ. Thuỷ triều tương đối yếu, biên độ trong một ngày trung bình khoảng 150 - 180 cm. Triều lớn nhất đạt 3,3 m và triều nhỏ nhất là 0,25 m. Do có thuỷ triều mà rừng ngập mặn đã được duy trì và phát triển tốt. Chính nhờ có thủy văn và thuỷ triều đã nâng cốt đất VQG và mở mang lãnh thổ làm tăng quỹ đất. d. Tốc độ bồi lắng Sông Hồng mang một lượng lớn trầm tích nên nước sông có màu nâu đỏ đặc trưng. Lượng trầm tích là 6-7 kg/m3 trong mùa lũ và 11 g/ m3 trong giai đoạn nước thấp (Niên giám 1994). Trung bình hàng năm Sông Hồng đổ ra biển tại cửa Ba Lạt là 114 triệu tấn (TS. Đỗ Văn Nhượng và Ths Hoàng Ngọc Khắc. 2001). Tại VQG Xuân Thuỷ bình quân bồi lắng phù sa nâng cao cốt đất là 6,38 cm/nam (Nguyễn Hoàng Trí, Nguyễn Hữu Thọ. 2001). Tốc độ lấn ra biển hàng năm vài chục mét (30 - 40m) làm cho quĩ đất tăng lên đáng kể. 2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng Lớp phủ thổ nhưỡng bãi triều VQG Xuân Thuỷ có những nhóm, loại đất sau: a. Đất cát biển: (đất cát và cồn cát biển) + Đất cát biển và cồn cát được hình thành bởi quá trình trầm tích cửa sông ven biển do quy luật lắng đọng. Đất cát ven biển VQG Xuân Thuỷ được hình thành lâu ngày gọi là đất cát biển, cồn cát biển là nơi mới và đang được hình thành. Đất cát biển phân bố ở Cồn Ngạn, Cồn Lu (trừ phần đuôi Cồn Lu). Cồn cát biển phân bố toàn bộ ở Cồn Xanh và đuôi Cồn Lu. Sự sai khác giữa đất cát biển và cồn cát biển là đất cát biển đã có hình thành giới thực vật còn cồn cát biển chưa hình thành giới thực vật, vẫn còn ảnh hưởng trực tiếp của động lực thuỷ triều. Do thời gian hình thành lâu hơn cho nên quá trình rửa trôi và tích đọng đã và đang vận hành tạo ra hình thái phẫu diện của đất cát biển khác hẳn cồn cát biển mới đang được hình thành. + Đặc điểm chính của đất cát ven biển là: Toàn bộ phẫu diện là cát, đất rời rạc. Đôi chỗ xen lớp cát pha, đất có phản ứng trung tính (pH=7,0-7,5). Độ chua tiềm tàng rất thấp, hàm lượng mùn <0,8%, N tổng số trung bình khoảng 0,04 - 0,05%, P tổng số < 0.04%. Những diện tích đất cát ven biển thoát triều nhưng vẫn còn ảnh hưởng của triều cường, bị nhiễm mặn ở mức độ ít. Những diện tích còn ngập triều có độ nhiễm mặn cao (mặn nhiều). Do ảnh hưởng của ngập triều đã phân dị đất cát ven biển thành 2 loại: Đất cát mặn ít (Cmi) và đất cồn cát mặn nhiều (Cmn). Những đặc điểm của đất cát ven biển đã khẳng định độ màu mỡ của các loại đất này kém phì nhiêu, nhưng lại rất thích hợp với Dừa và Phi lao. b. Đất mặn nhiều - Mn 8 [...]... tôi chỉ đánh giá tình hình kinh tế xã hội 5 xã vùng đệm của VQG qua đó đánh giá được áp lực từ ngoài vào trong VQG Vùng đệm được xác định là: một phần của Cồn Ngạn (tính từ đê Vành Lược trở về phía đê trung ương cũ), Bãi Trong, và 5 xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Long thuộc huyện Giao Thuỷ tỉnh Nam Định 2.2.1 Đặc điểm về xã hội Dân số và mật độ dân số 5 xã vùng đệm VQG Xuân Thuỷ... nhiều hộ gia đình trong khu vực * Chăn nuôi Các hộ gia đình ở 5 xã Vùng đệm đều chăn nuôi gia súc và gia cầm các loại Bình quân mỗi hộ gia đìnhtừ 1 đến 2 con lợn; 14 – 15 con gia cầm các loại và 0,07 con trâu bò Biểu 10: Số lượng gia súc, gia cầm trong các xã vùng đệm Đơn vị tính: con TT Gia súc, gia cầm Xã Trâu 1 Giao Thiện 2 Bò Lợn Gia Cầm 250 94 3.740 30.370 Giao An 45 80 2.470 37.000 3 Giao Lạc... các xã vùng đệm Đơn vị: km TT Xã 1 Giao Thiện 2 Đường nhựa Đường bê tông Đường cấp phối 7,1 14 3,5 Giao An 10,0 25 0 3 Giao Lạc 5,3 15 1 4 Giao Xuân 6,0 16 3 5 Giao Hải 3,6 13 2 Tổng 32,0 83 9,5 27 Nguồn: Theo thống kê các xã vùng đệm tháng 7/ 2003 Thuỷ Lợi Các xã vùng đệm đều đã xây dựng một số công trình thuỷ lợi như hệ thống cống cấp II và III, nhằm đáp ứng nhu cầu i tiêu chủ yếu là cho diện tích... trên địa bàn Các công trình thuỷ lợi được xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc vốn hỗ trợ quốc tế thông qua các dự án phát triển nông thôn như: Định canh định cư, vốn của tỉnh, huyện và đóng góp của bà con bằng công lao động để đào đắp, nạo vét kênh mương Nhưng đến nay nhiều hệ thống đã bị xuống cấp, cần phải được nâng cấp hoặc làm mới, hệ thống mương máng cũng cần được cải tạo nạo vét, bê tông... 2010 trong đó có 4 đầm sẽ hết hạn hợp đồng vào tháng 3/2004 Hiện trạng quản lý, khai thác và sử dụng ng đối ổn định Người dân chỉ nuôi tôm quảng canh, chủ yếu khai thác nguồn thức ăn hiện có và chỉ dùng một ít thức ăn công nghiệp, không dùng hoá chất, ít ảnh hưởng tới môi trường Nhưng đầu ban đầu ng đối lớn trung bình cho 1 ha thì đầu ban đầu hết khoảng 25.000.000 đồng (đắp bờ, làm cống,... ti vi Hộ có điện Giao Thiện 80 20 100 70 31 50 6,5 Giao An 60 40 100 60 25 60 6,4 26 Giao Lạc 40 60 100 40 26 40 4,3 Giao Xuân 80 20 100 30 60 80 6,4 Giao Hải 55 45 100 51 24 46 4,8 63,0 37,0 100,0 50,2 33,2 55,2 5,7 Tỷ lệ % TB Nguồn: Theo thống kê các xã tháng 7/2003 Các xã vùng đệm đều đã được kết nối với mạng lưới điện Quốc Gia thông qua trạm 35 KW Giao Thanh Điện lưới đã xuống tới các thôn xóm, hiện... tài liệu nghiên cứu trước và kết quả đợt khảo sát xây dựng dự án đầu đã thống kê được: 10 loài thú; 215 loài chim; 10 loài bò sát, ếch nhái; 107 loài cá;…động vật đáy Biểu 3: Thành phần loài động vật TT Lớp Loài 1 Thú Chim 215 3 Bò sát 7 4 Lưỡng thê 3 Cá Bộ 10 2 Họ 107 Động vật đáy Tổng Đặc điểm khu hệ Khu hệ động vật có xương sống trên cạn VQG Xuân Thuỷ nằm trong khu hệ động vật Đông Bắc, thuộc... và khá tăng nhanh, số hộ nghèo giảm nhiều, chỉ còn khoảng 13,4% số hộ nghèo (Thấp hơn số bình quân của toàn huyện 1,4%) Biểu 11: Phân loại hộ gia đình các xã vùng đệm Đơn vị: hộ TT Xã Phân loại hộ gia đình Số hộ 25 1 2 3 4 5 Giao Thiện Giao An Giao Lạc Giao Xuân Giao Hải 2.445 2.473 2.325 2.357 1.864 11.464 100 Tổng cộng Tỷ lệ % Nghèo 321 380 318 310 204 1.533 13,4 Trung bình 1.519 1.722 1.162 1.580... khu vực VQG TT Xã 1 Giao Thiện 2 Đầm tôm Vây vạng Đăng đáy Trâu dê 15 0 33 210 Giao An 2 0 12 0 3 Giao Lạc 0 36 10 90 4 Giao Xuân 0 168 8 0 30 5 Giao Hải 0 7 3 0 6 Xã khác 2 0 0 110 Tổng 19 211 66 410 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế * Các Đầm tôm nuôi quảng canh : Phong trào khai phá đất rừng ngập mặn làm đầm tôm trong khu vực bắt đầu từ cuối năm 1980 Hiện tại, trong ranh giới Vườn có 19 đầm tôm, phần... giới tính và lao động các xã vùng đệm Đơn vị : người TT Tổng dân số Xã Tổng Nữ Dân số trong tuổi lao động Nam Tổng Nữ Nam 1 Giao Thiện 9.950 5.268 4.682 5.670 2.830 2.840 2 Giao An 9.688 4842 4846 4750 2550 2200 3 Giao Lạc 9.850 5023 4827 5150 2626 2524 4 Giao Xuân 9.780 5022 4758 4538 2359 2171 5 Giao Hải 6.699 3440 3259 3304 1681 1623 45.967 23.595 22.372 23.412 12.046 11366 100 51,3 48,7 50,9 51,5 . sở xây dựng dự án I. Tên công trình Dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định II. Thời gian xây dựng dự án Năm 2003 III. Cơ sở xây dựng dự án 1 nước Xuân Thuỷ thành VQG Xuân Thuỷ, trong đó Điều 2 giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định chỉ đạo xây dựng, trình, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây

Ngày đăng: 12/03/2014, 00:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục Luc

  • Đặt vấn đề

  • Phần 1. Tên công trình, cơ sở xây dựng dự án

    • I. Tên công trình

    • II. Thời gian xây dựng dự án

    • III. Cơ sở xây dựng dự án

      • 1. Cơ sở pháp lý

      • 2. Cơ sở khoa học và thực tiễn

        • 2.1. Đặc điểm tự nhiên

          • 2.1.1. Vị trí địa lý

            • Phía Đông Nam và Tây nam giáp biển đông.

            • 2.1.2. Địa hình địa mạo

            • 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, thuỷ triều, tốc độ bồi lắng

            • 2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng

            • 2.1.5. Đặc điểm của lớp thực bì

            • 2.1.6. Các kiểu Sinh cảnh đất ngập nước

            • 2.1.7. Khu hệ Thực vật

            • 2.1.8. Khu hệ động vật

            • 2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

              • 2.2.1. Đặc điểm về xã hội

              • 2.2.2. Đặc điểm về kinh tế

              • 2.2.3. Tình hình đời sống nhân dân các xã trong vùng đệm.

              • 2.2.2. Tình hình các cơ sở hạ tầng.

              • 2.2.4. Các áp lực ảnh hưởng đến VQG Xuân Thuỷ.

              • 2.2.5. Tiềm năng phát triển du lịch trong khu vực .

              • 2.3. Đánh giá quá trình bảo vệ và phát triển VQG.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan