Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt (RED BRAHMAN X LAI SIND) trong nông hộ Duyên hải miền Trung pdf

8 1.3K 15
Nghiên cứu xây dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt (RED BRAHMAN X LAI SIND) trong nông hộ Duyên hải miền Trung pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu xây dựng hình chăn nuôi lai hướng thịt (RED BRAHMAN X LAI SIND) trong nông hộ Duyên hải miền Trung Đoàn Trọng Tuấn 1 *, Nguyễn Xuân Hoà 2 và Vũ Chí Cương 2 1 Trung tâm nghiên cứu & phát triển chăn nuôi Miền Trung – Viện Chăn nuôi 2 Viện Chăn nuôi * Tác giả để liên hệ: ThS. Đoàn Trọng Tuấn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu & phát triển chăn nuôi Miền Trung – Viện Chăn nuôi; ĐT: (056) 8 21044 / 0988 861898 ABSTRACT Performance of crossbred Beef cattle (red Brahman x Lai sind ) in small holder farms of the central coast region A study aimed at investgating the performce of crossbred beef cattle (Red Brahman x Laisind) in small holder farmer of the central coast region was undertaken. It was found out that: Crossbred calves (male Brahman x female Laisind) were heavier than Laisind calves at bith (15%) and at 18 months of age (23%). While they were reared under the similar conditions. Crossbred growing calves ((male Brahman x female Laisind) performed better than Laisind growing calves in the feed lot while their ADG was 889 gram/head/day, this figure of Laisind growing cavel was only 726 gram/head/day. Keywords: Brahman, insemination, Laisind, cross-bred beef. Đặt vấn đề Nghiên cứu phát triển chăn nuôi thông qua việc ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên là bước đi tất yếu của nhiều quốc gia trên thế giới. Đưa các giống vật nuôi mới và tổ hợp lai thích hợp vào sản xuất để có năng suất cao hơn các giống bản địa đã đưa lại thành công ở nhiều nước đang phát triển như ấn Độ, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Cải tiến chế độ dinh dưỡng, nghiên cứu các khẩu phần ăn thích hợp trên cơ sở tận dụng, chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm nông nghiệp, thuỷ hải sản nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, đưa lại hiệu quả kinh tế cao đã được nhiều nhà chăn nuôi trên thế giới quan tâm, nghiên cứu và khuyến cáo. ở nước ta, cải tiến khối lượng, tầm vóc thịt luôn là một đòi hỏi bức bách của người chăn nuôi. Nghiên cứu tạo con lai kinh tế F1 giữa tinh của giống chuyên thịt vùng nhiệt đới (Red Brahman, Drought master) với cái địa phương không còn là vấn đề mới đối với khoa học, tuy nhiên đưa tiến bộ khoa học đó áp dụng vào những vùng nông thôn không phải lúc nào cũng thành công nhanh chóng. Nhằm thuyết phục bằng thực tế nông dân áp dụng thụ tinh nhân tạo cái lai Sind địa phương bằng tinh đực giống Red Brahmannuôi dưỡng đàn bê sinh ra sao cho có hiệu quả kinh tế cao là vấn đề cần được tiến hành không những ở vùng Duyên hải miền Trung mà còn ở nhiều vùng khác trong cả nước. Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài nhánh: “Nghiên cứu xây dựnghình chăn nuôi lai hướng thịt trong nông hộ Duyên hải miền Trung” thuộc đề tài “ Nghiên cứu các giải pháp KHCN và KTXH phát triển chăn nuôi thích hợp với các tiểu vùng sinh thái Duyên hải miền Trung” trong khuôn khổ chương trình: “Nghiên cứu KHCN phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn Duyên hải miền Trung”, giai đoạn 2002-2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Bò cái lai Sind địa phương thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; một số giống cây thức ăn cho gia súc; một số phế phụ phẩm của ngành công nông nghiệp địa phương; bê lai sinh ra bằng thụ tinh nhân tạo từ công thức lai: đực red Brahman x cái lai Sind địa phương. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu lai tạo để nâng cao tầm vóc và khối lượng nuôi ở địa phương; nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lai hướng thịt. Phương pháp nghiên cứu Về giống Chọn cái lai Sind địa phương có khối lượng trên 180kg để phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh của đực giống Red Brahman. Khảo sát các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của con lai red brahman x cái lai Sindđịa phương Áp dụng phương pháp cân bê lai sinh ra ở các giai đoạn: sơ sinh, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12, tháng, 18 tháng và 24 tháng tuổi để đánh giá khả năng sinh trưởng của bê lai. Khảo sát khả năng cho thịt của bê lai sinh ra từ công thức lai (Đực Red Brahman x cái lai Sind địa phương) Dùng kỹ thuật vỗ béo đực từ 18 đến 21 tháng tuổi với khẩu phần là thức ăn sẵn có của địa phương kết hợp với thức ăn chế biến, bảo quản, dự trữ trong mùa đông (sử dụng phương pháp ủ chua, ủ rơm u rê). Chỉ tiêu theo dõi Theo dõi kết quả phối giống: tỷ lệ phối giống có chửa, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ sẩy thai. Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn bê lai sinh ra: (+) Khối lượng bê (kg) xác định 3 tháng/lần bằng cân điện tử (Model 1200 weighing system của hãng Ruddweigh Australia Pty. Ltd). Lượng thu nhận thức ăn (kg/con/ngày) xác định bằng phương pháp cân thức ăn cho ăn và thức ăn ăn thừa theo phương pháp lấy xác suất ngẫu nhiên một tháng/lần của từng con. Lượng thu nhận dinh dưỡng: (+) Chất khô thu nhận (kg CK/con/ngày); năng lượng thu nhận (UFV/con/ngày); PDI thu nhận (g/con/ngày). Mẫu thức ăn phân tích tại phòng phân tích thức ăn Viện Chăn nuôi với các chỉ tiêu: chất khô, protein thô, xơ thô, NDF, ADF, lipid và khoáng tổng số. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho và tiêu chuẩn ăn của tính theo hệ thống UFV và PDI. Chất lượng thịt đánh giá bằng phương pháp cảm quan kết hợp với phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm EXCEL và MINITAB. Kết quả và thảo luận Nghiên cứu nâng cao tầm vóc và khối lượng nuôi ở địa phương; nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lai hướng thịt Kết quả chọn cái nền để phối giống Với tiêu chí chọn cái nền là cái lai Sind địa phương có khối lượng trên 180kg và không có biểu hiện bệnh tật được đưa vào danh sách để phối giống bằng thụ tinh nhân tạo, chúng tôi chọn được 206 con trong tổng số 405 con để đưa vào danh sách được thụ tinh nhân tạo bằng tinh của giống Red Brahman. được chọn từ tháng 3 năm 2003 và thường xuyên cập nhật, bổ sung vào danh sách phối giống nếu đáp ứng tiêu chí trên. Kết quả chọn đưa vào thụ tinh nhân tạo trình bày ở Bảng 1. Bảng 1- Kết quả chọn phối giống Số đưa vào chọn (con) Số đủ tiêu chuẩn (con) Tỷ lệ (%) Năm 2003 215 115 53,49 Năm 2004 496 343 69,15 Tổng số 711 458 64,42 Kết quả thụ tinh nhân tạo Thụ tinh nhân tạo được tiến hành từ tháng 6 năm 2003 đến tháng 12 năm 2004. Chúng tôi thu được kết quả trình bày ở Bảng 2. Bảng 2. Kết quả phối giống và sinh đẻ của Năm Số phối giống (con) Số phối giống có chửa (con) Tỷ lệ phối giống có chửa (%) 2003 98 68 69,39 2004 295 187 63,39 Tổng số 393 255 64,89 Số được chọn đủ tiêu chí để đưa vào phối giống bằng thụ tinh nhân tạo là khá cao (trên 64,42%), khối lượng thấp nhất là 180kg. Tỷ lệ phối giống có chửa đạt 64,89%, kết quả này chỉ đạt mức trung bình so với các địa phương làm thụ tinh nhân tạo trên nền đàn lai Sind. Khả năng sinh trưởng và phát triển của bê lai Tất cả bê sinh ra được cân ở các tháng tuổi: sơ sinh, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 15 tháng. Kết quả được phản ánh ở Bảng 3. Bảng 3: Khối lượng của bê Lai Brahman ở các tháng tuổi Khối lượng bê đực (kg) Khối lượng bê cái (kg) Toàn đàn (kg) Tháng tuổi n Mean SE n Mean SE n Mean SE Sơ sinh 98 18,84 2,12 102 17,87 2,05 200 18,35 2,21 3 95 71,10 9,65 87 67,00 8,74 182 69,09 7,21 6 76 152,00 15,47 77 116,00 8,28 153 117,98 7,65 9 45 179,00 21,00 68 148,00 12,45 113 149,59 13,64 12 21 194,89 14,24 55 170,00 18,21 76 172,91 19,00 15 14 230,00 24,12 47 185,00 12,54 61 187,64 13,54 18 9 45 200,00 21,45 54 205,83 22,41 Khối lượng bê ở các giai đoạn tuổi, tốc độ sinh trưởng của bê được trình bày ở Bảng 4. Khối lượng sơ sinh của bê cái đạt bình quân 17,41 kg/con, chỉ tiêu này thấp so với khối lượng bê sơ sinh (Brahman x lai Sind) ở các địa phương khác làm thụ tinh nhân tạo (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc đạt 19,20 kg/con). Tăng khối lượng từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi là khá cao (15,11 kg/con/tháng), đây là kết quả của tập quán chăn nuôi địa phương là: sau khi bê sinh ra các gia đình chăm sóc mẹ và bê tốt hơn để nhanh bán được sản phẩm với giá cao hơn. Tuy nhiên sự chăm sóc lại giảm từ 9 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi. Do đó, sau khi bê thôi bú, chế độ dinh dưỡng cho bê chưa được đảm bảo, bê chỉ được ăn thức ăn từ đồng cỏ chăn thả và rơm khô bổ sung. Bảng 4: Tốc độ tăng khối lượng của bê lai Brahman ở các giai đoạn tuổi (kg/con/tháng) Bê đực Bê cái Toàn đàn Tháng tuổi n Mean SE n Mean SE n Mean SE Sơ sinh-3 tháng 95 17,39 2,45 87 16,38 1,98 182 16,91 1,02 Sơ sinh-6 tháng 76 16,86 4,21 77 16,36 3,65 153 16,61 2,84 Sơ sinh-9 háng 45 14,80 3,41 68 14,46 2,89 113 14,58 3,08 Sơ sinh-12 tháng 21 13,38 4,45 55 12,71 3,15 76 12,88 3,74 Sơ sinh-15 tháng 14 12,81 2,65 47 11,14 1,97 61 11,29 2,08 Sơ sinh-18 tháng 9 11,73 5,65 45 10,12 4,75 54 10,37 4,78 Khối lượng bê sơ sinh đạt thấp là do khối lượng cái nền đưa vào phối giống thấp (180 kg/con) và nuôi dưỡng trong quá trình mẹ mang thai không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng (chỉ đạt 5,5 kg chất khô/con/ngày, trong khi nhu cầu cần có 6,5 kg CK/con/ngày). Kết quả tăng trọng của bê lai (Brahman x địa phương) so với bê lai Sind (Sind x bò địa phương) được thể hiện trong Bảng 5. Bảng 5: Khối lượng (kg) của bê lai Brahman và bê lai Sind địa phương Bê lai Sind Bê lai Brahman Tháng tuổi n Mean n Mean Tỷ lệ (khối lượng bê lai Brahman/ bê lai Sind) (%) Sơ sinh 80 15,87 200 18,35 115,63 3 tháng 68 58,00 182 69,09 119,12 6 tháng 56 100,0 182 117,98 117,98 9 tháng 45 128,0 113 149,59 116,87 12 tháng 44 150,0 76 172,91 115,27 15 tháng 44 165,0 61 187,64 113,72 18 tháng 43 180,0 54 221,83 123,24 Kết quả ở Bảng 5 cho thấy khối lượng sơ sinh của bê lai Brahman tăng hơn khối lượng bê lai Sind lúc sơ sinh là 15,63% và đặc biệt khối lượng bê lai Brahman đã tăng 23,24% so với bê lai Sind ở giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi. Thu nhận thức ăn và dinh dưỡng của mẹ và bê ở các tháng tuổi Trong điều kiện chăn nuôi ở các nông hộ, việc xác định chính xác lượng thức ăn và dinh dưỡng mà thu nhận gặp nhiều khó khăn, đi chăn thả ngoài đồng có nguồn thức ăn rất khác nhau hàng ngày và giữa các với nhau. về chuồng các gia đình cũng cho ăn thức ăn bổ sung với chủng loại và số lượng rất khác nhau. Bảng 6 cho thấy nhóm bê dưới 6 tháng tuổi chỉ thu nhận được tối đa 90% nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể và cái sinh sản, bê trên 12 tháng tuổi chỉ thu nhận được 80% nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu protein trầm trọng trong khẩu phần. Bảng 6: Thu nhận thức ăn và dinh dưỡng của mẹ và bê ở các tháng tuổi Loại thức ăn Đơn vị tính Bê 6 tháng tuổi Bê 12 tháng tuổi Bò cái sinh sản Thức ăn Cỏ tự nhiên Kg/con/ngày 2,0 2,5 2,5 thu nhận Cây ngô tươi Kg/con/ngày 2,5 2,5 2,5 Rơm khô Kg/con/ngày 2 3 4 Bột sắn Kg/con/ngày 0,4 0,4 Bột ngô tẻ đỏ kg/con/ngày 0,4 0,2 Chăn thả Kg/con/ngày Tự do Tự do Tự do Dinh dưỡng Chất khô Kg/con/ngày 3,62 4,50 4,92 thu nhận UFV UFV/con/ngày 3,12 4,89 5,07 PDI g/con/ngày 270 329 378 Khả năng cho thit của bê lai Brahman Để đánh giá khả năng cho thịt, thí nghiệm vỗ béo bê lai Brahman được tiến hành trong 90 ngày từ tháng 9/2005 đến tháng 12/2005, tại xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bố trí thí nghiệm Bò tuyển chọn được phân vào 2 lô, lô I: 5 đực lai Sind địa phương 18 tháng tuổi (bình quân khối lượng 190 kg/con); lô II: 5 đực lai Braman 18 tháng tuổi (bình quân khối lượng 210 kg/con). trong 2 lô được nuôi nhốt hoàn toàn, khẩu phần ăn được tính theo tiêu chuẩn của INRA (1989) có hiệu chỉnh để phù hợp với điều kiện chăn nuôi của địa phương. Bảng 7. Bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu Đơn vị tính Bê lai Brah man Bê lai Sind Thời gian thí nghiệm Ngày 90 90 Số thí nghiệm Con 5 5 Khối lượng thí nghiệm Kg 210 190 Tuổi đưa vào thí nghiệm Tháng 18 18 Khẩu Cỏ tự nhiên Kg/con/ngày 5 5 phần Rơm ủ u rê Kg/con/ngày Ăn tự do Ăn tự do Bột sắn Kg/con/ngày 0,4 0,4 Bột ngô tẻ đỏ Kg/con/ngày 0,8 0,8 Cám gạo Kg/con/ngày 0,4 0,4 Cám đậm đặc (42% protein) Kg/con/ngày 0,8 0,8 Trong thí nghiệm này, ngoài thức ăn thành phần là cỏ tự nhiên, bột sắn, bột ngô tẻ đỏ, cám đậm đặc cho ăn theo định lượng, ở cả 2 lô được ăn rơm ủ u rê tự do để đánh giá khả năng thu nhận thức ăn và thu nhận dinh dưỡng. Chỉ tiêu thu nhận thức ăn và dinh dưỡng của tuy phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng vẫn phản ánh rõ nét khả năng tăng trọng của qua chỉ tiêu này. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn được trình bày trong Bảng 8. Bảng 8. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn Thành phần hoá học (% CK) Giá trị dinh dưỡng Loại thức ăn Chất khô (%) CP Lipit CF Ash NDF ADF UFV/ Kg DM PDI (g/kg DM) Cỏ tự nhiên 25,43 10,71 1,94 25,98 15,08 62,99 30,02 0,64 74,51 Rơm ủ u rê 50,00 11,60 1,45 41,72 16,22 73,54 44,36 0,67 71,00 Bột sắn 85,36 4,34 1,87 3,49 2,96 19,57 4,05 1,08 31,00 Bột ngô tẻ đỏ 92,18 9,23 5,56 2,16 5,73 17,30 3,06 0,98 67,00 Cám gạo 89,45 16,26 10,08 13,50 10,21 30,00 15,45 0,89 109,86 Đậm đặc 89,80 42,20 1,60 7,50 16,00 17,60 7,90 0,89 383,00 Giá trị năng lượng của thức ăn tính bằng đơn vị UFV, đây là giá trị năng lượng thường được tính cho thịt theo hệ thống của Viện INRA (1989). Bảng 9. Thức ăn và chất dinh dưỡng ăn vào của Loại thức ăn Đơn vị tính Bê lai Brahmanlai Sind Thức ăn Cỏ tự nhiên Kg/con/ngày 5 5 thu nhận Rơm ủ u rê Kg/con/ngày 6 4.5 Bột sắn Kg/con/ngày 0,4 0,4 Bột ngô tẻ đỏ Kg/con/ngày 0,8 0,8 Cám gạo Kg/con/ngày 0,4 0,4 Đậm đặc Kg/con/ngày 0,8 0,8 Dinh dưỡng Chất khô Kg/con/ngày 6,43 5,68 thu nhận UFV UFV/con/ngày 4,87 4,37 PDI g/con/ngày 682,19 628,94 Với khẩu phần như ở Bảng 7, kết quả cho thấy lượng thu nhận thức ăn và dinh dưỡng của lai Brahman là cao hơn hẳn ở lô lai Sind (6,43 Kg CK/con/ngày so với 5,68 kg CK/con/ngày ), tương tự sự khác biệt cũng có ở chỉ tiêu UFV và PDI; điều này được giải thích bằng nhu cầu cao về dinh dưỡng của bê lai Brahman để có tăng trọng cao hơn bê lai Sind địa phương. Bảng 10. Tăng trọng của trong thời gian vỗ béo Chỉ tiêu Đơn vị tính Bê lai Brahmanlai Sind Khối lượng đầu kỳ Kg 210 191 Khối lượng cuối kỳ Kg 290 257 Khối lượng tăng cả kỳ Kg 80 66 Tăng trọng g/con/ngày 889 726 Trong bảng 10, chỉ tiêu tăng trọng của bê lai Brahman là cao hơn ở lô bê lai Sind (889 g/con/ngày so với 726 g/con/ngày). Với chỉ tiêu này cho thấy tiềm năng của giống và khả năng thu nhận thức ăn của bê lai này nuôi trong điều kiện khí hậu của vùng duyên hải Miền Trung vẫn phát triển tốt và cao hơn hẳn bê lai Sind nuôi trong cùng điều kiện Trong bảng 11, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ thịt tinh của bê lai Brahman không sai khác với bê lai Sind địa phương, có thể do vỗ béo bê lai Brahman ở 18 tháng tuổi là chưa hiệu quả, và cần được thử nghiệm thêm để xác định tuổi vỗ béo và tuổi giết thịt của bê lai Brahman sao cho có hiệu quả kinh tế cao. Bảng 11. Tỷ lệ thịt tinh và thịt xẻ của bê thí nghiệm Chỉ tiêu Đơn vị tính Bê lai Brahmanlai Sind Khối lượng trước giết thịt Kg 290 257 Khối lượng xương Kg 23,4 24 Khối lượng thịt tinh: Kg 110,5 98 Trong đó:khối lượng thịt loại 1 Kg 55 49,98 Tỷ lệ thịt loại 1 trong tổng số % 50 48,06 Khối lượng thịt loại 2 Kg 33 29,4 Tỷ lệ thịt loại 2 trong tổng số % 30 28,27 Khối lượng thịt loại 3 Kg 22 18,62 Chỉ tiêu Đơn vị tính Bê lai Brahmanlai Sind Tỷ lệ thịt loại 3 trong tổng số % 20 17,90 Khối lượng xương và thịt Kg 133,8 122 Tỷ lệ thịt xẻ % 46,15 47,47 Tỷ lệ thịt tinh % 38,1 38,13 Kết luận và đề nghị Kết luận Dùng tinh đực giống Brahman đỏ cho thụ tinh nhân tạo với cái lai Sind địa phương đã làm tăng khối lượng bê sơ sinh lên 15% so với bê lai Sind địa phương. Bê lai Brahman nuôi đến 18 tháng tuổi trong cùng điều kiện với bê lai Sind địa phương có tăng trọng hơn đến 23%. Dùng phế phụ phẩm của ngành nông, công nghiệp của địa phương để chế biến, bảo quản dùng trong chăn nuôi thịt là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao; đặc biệt có hiệu quả kinh tế rất cao trong vỗ béo bò. Đề nghị Khuyến cáo nông dân vùng duyên hải Miền Trung áp dụng thụ tinh nhân tạo bằng tinh của các giống chuyên thịt nhiệt đới như Brahman. Tài liệu tham khảo INRA. 1989. Ruminant Nutrition recommended allowance and Feed Tables, INRA, Paris, 1989./. . Nghiên cứu x y dựng mô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt (RED BRAHMAN X LAI SIND) trong nông hộ Duyên hải miền Trung Đoàn Trọng Tuấn 1 *, Nguyễn Xuân. vùng Duyên hải miền Trung mà còn ở nhiều vùng khác trong cả nước. Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài nhánh: Nghiên cứu x y dựng mô hình chăn nuôi bò

Ngày đăng: 11/03/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan