BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU pptx

91 5.5K 26
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN I – TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TRẠM NGHIỀN GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 2 I Lịch sử hình thành công ty cổ phần xi măng Hà Tiên I: Hình 1: Công ty xi măng Hà Tiên trước đây Công ty xi măng Hà Tiên 1 tiền thân là nhà máy xi măng Hà Tiên do hãng VENOT.PIC của cộng hòa Pháp cung cấp thiết bị Công ty xi măng Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam tại Miền Nam Hơn 40 năm qua, công ty đã cung cấp cho thị trường trên 33.000.000 tấn xi măng các loại với chất lượng cao, ổn định, phục vụ các công trình trọng điểm cấp quốc gia, các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng Năm 1964, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động với công suất ban đầu là 240.000 tấn clinker/năm tại Kiên Lương, 280.000 tấn xi măng/năm tại nhà máy Thủ Đức Năm 1974, nhà máy xi măng Hà Tiên đã ký thỏa ước tín dụng và hợp tác với hãng POLYSIUS (Pháp) để mở rộng nhà máy, nâng công suất thiết kế từ 300.000 tấn xi măng/năm lên đến 1.300.000 tấn xi măng/năm Thỏa ước này sau giải phóng được chính quyền Cách Mạng trưng lại vào năm 1977 Năm 1981, nhà máy xi măng Hà Tiên được tách ra thành nhà máy xi măng Kiên Lương và nhà máy xi măng Thủ Đức Và đến năm 1983, hai nhà máy được sáp nhập và đổi tên là nhà máy liên hợp xi măng Hà Tiên Ngày 19/08/1986, máy nghiền số 3 chính thức đi vào hoạt động và đến tháng 2/1991 dây chuyền nung clinker ở Kiên Lương cũng được đưa vào hoạt động đưa công suất của toàn nhà máy lên 1.300.000 tấn xi măng/năm Năm 1993, nhà máy lại tách thành hai công ty là nhà máy xi măng Hà Tiên 2 (Cơ sở sản xuất tại Kiên Lương) với công suất là 1.100.000 tấn clinker/năm GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 3 và 500.000 tấn xi măng/năm, nhà máy xi măng Hà Tiên 1 (cơ sở sản xuất tại Thủ Đức - Tp HCM) với công suất là 800.000 tấn xi măng/năm Ngày 01/04/1993, công ty cung ứng vật tư số 1 được sáp nhập vào Nhà máy xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 139/BXD – TCLĐ của Bộ Xây Dựng Ngày 30/09/1993, nhà máy xi măng Hà Tiên 1 được đổi thành công ty xi măng Hà Tiên 1 theo quyết định số 441/BXD-TCLĐ của Bộ Xây Dựng Ngày 03/12/1993, công ty xi măng Hà Tiên 1 đã ký hợp đồng liên doanh với tập đoàn Holderbank - Thụy Sĩ thành lập công ty liên doanh xi măng Sao Mai có công suất là 1.760.000 tấn xi măng/năm Tổng vốn đầu tư 441 triệu USD, vốn pháp định 112,4 triệu USD trong đó công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 35% tương đương 39,34 triệu USD Tháng 04/1995, được thừa ủy nhiệm liên doanh giữa tổng công ty xi măng Việt Nam với Supermix Asia Pte Ltd (Malaysia và Singapore), công ty tham gia Liên Doanh Bê Tông Hỗn Hợp Việt Nam (SPMV) với công suất thiết kế 100.000m3 bê tông /năm Vốn pháp định là 1 triệu USD trong đó công ty xi măng Hà Tiên 1 đại diện 30% tương đương 0,3 triệu USD Để xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, công ty đã xây dựng dự án đầu tư cải tạo môi trường và nâng cao năng lực sản xuất Tháng 11/1994 dự án đã được Chính Phủ phê duyệt với tổng kinh phí là 23.475.000 USD, công trình đã khởi công ngày 15/06/99 và đã hoàn tất đưa vào hoạt động từ 2001, nâng công suất sản xuất của công ty thêm 500.000 tấn xi măng/năm (tổng công suất là 1.300.000 tấn xi măng/năm) Ngày 21/01/2000, công ty xi măng Hà Tiên 1 đã thực hiện cổ phần hoá Xí nghiệp Vận tải trực thuộc công ty thành công ty cổ phần vận tải Hà Tiên, trong đó công ty xi măng Hà Tiên 1 nắm giữ 30% cổ phần tương đương 14,4 tỷ đồng Ngày 06/02/2007, công ty xi măng Hà Tiên 1 đã chính thức làm lễ công bố chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo quyết định số 1774/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng về việc điều chỉnh phương án cổ phần và chuyển công ty xi măng Hà Tiên 1 thành công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 và chính thức hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103005941 của Sở Kế Hoạch – Đầu Tư TP.HCM cấp ngày 18/01/2007 với vốn điều lệ ban đầu là 870 tỷ đồng II Trạm nghiền Phú Hữu: Trạm nghiền Phú Hữu thuộc tổng công ty cổ phần Hà Tiên 1: GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 4 Dự án động thổ ngày: 10-9-2004 Dự án khởi công ngày: 29-3-2007 Area: 20 ha Bắt đầu sản xuất dây chuyền 1 ngày 5-5-2009, kết thúc 31-8-2009 Bắt đầu sản xuất thử dây chuyền 2 ngày 22-7-2010, kết thúc 15-10-2010 Ngày thành lập TNPH 20-7-2009 Trạm nghiền Phú Hữu: Tổ 8, Khu Phố 4, P.Phú Hữu, Quận 9, Tp HCM XN Xây Dựng Hà Tiên 1: Km 8, đường Hà Nội, Tp.Hcm Hình 2: Trạm nghiền Phú Hữu Vị trí địa lý của Phú Hữu thuận lợi về giao thông cả đường thủy và đường bộ Phú Hữu nằm bên cạnh cảng Bến Nghé rất thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu cũng như xuất hàng Hệ thống giao thông đường bộ dày đặc tẻ đi nhiều hướng đều này rất thuận lợi III Các loại xi măng: Xi Măng Hà Tiên 1 PCB.40 + TCVN: 6260:2009 + Tương đương tiêu chuẩn: ASTM C150 Type I + Công dụng: Dùng cho các công trình thông dụng, đúc bê tông, đà kiềng Xi măng Hà Tiên 1 PC.40, PC.50 + TCVN: 2682:2009 + Tương đương tiêu chuẩn: ASTM C150 + Công dụng: Xây nhà cao tầng, trụ cầu, bến cảng, sân bay Xi măng Hà Tiên 1 ít tỏa nhiệt + TCVN: 6069:1995 GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 5 + Tương đương tiêu chuẩn: ASTM C150, type II, IV + Công dụng: Dùng trong các công trình thủy điện, bê tông khối lớn Xi măng Hà Tiên 1 chống xâm thực (bền Sulfate) + TCVN: 6067:1995 + Tương đương tiêu chuẩn: ASTM C150 type II, type V + Công dụng: Đặc biệt dùng trong môi trường nhiễm mặn như cầu cảng biển PHẦN II: NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 6 GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 7 I Nguyên liệu Clinker: 1 Khái niệm: Clinker bán sản phẩm trong quá trình sản xuất bằng cách nung kết hợp nguyên liệu đá vôi, đất sét và quặng sắt với thành phần xác định đã được định trước Clinker có dạng cục sỏi nhỏ, kích thước 10 -50mm Clinker được nhà máy xi măng Hà Tiên 1 nhập từ Thái Lan và Trung Quốc, ngoài ra còn nhập từ Philipine, Indonesia và Tam Điệp 2 Nguyên liệu sản xuất Clinker: 2.1 Đá vôi: Theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6072:1996, đá vôi dùng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng poóc lăng phải thoả mãn yêu cầu về hàm lượng của các chất là: CaCO3 ≥ 85%; MgCO3 ≤ 5%; K2O + Na2O ≤ 1% Thông thường, các nhà máy xi măng ở nước ta đều sử dụng đá vôi có hàm lượng CaCO3 = 90 ÷ 98% (CaO = 50 ÷ 55%), MgO < 3% và ô xit kiềm không đáng kể Ngoài đá vôi ra, ở một số nơi hiếm đá vôi có thể sử dụng đá vôi san hô hoặc vỏ sò nhưng phải khai thác và để lâu ngày cho mưa rửa trôi hết muối NaCl Đá phấn có chứa CaCO3 98 ÷ 99%, có cấu trúc tơi xốp có thể thay cho đá vôi và là nguyên liệu thích hợp để sản xuất xi măng trắng 2.2 Nguyên liệu Sét: Theo TCVN 6071:1996, hỗn hợp sét dùng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng poóclăng phải có hàm lượng các ôxit trong khoảng sau: SiO2 = 55 ÷ 70%, Al2O3 = 10 ÷ 24%, K2O + Na2O ≤ 3% Các nhà máy xi măng ở nước ta hầu hết đều sử dụng sét đồi có hàm lượng SiO2=58 ÷ 66%, Al2O3 = 14 ÷ 20%, Fe2O3= 5 ÷ 10 %, K2O+Na2O = 2 ÷ 2,5% Ngoài sét đồi, ở một số nơi có thể dùng sét ruộng hoặc sét phù sa Những loại sét này thường có hàm lượng SiO2 thấp hơn, Al2O3 và kiềm cao hơn, nên phải có nguồn phụ gia cao silic để bổ sung SiO 2 Việc này trở nên khó hơn khi cần sản xuất xi măng yêu cầu hàm lượng kiềm thấp 2.3 Phụ gia điều chỉnh: 2.3.1 Phụ gia giàu silic: Để điều chỉnh mô đun silicat (n = S / A + F) trong trường hợp nguồn sét của nhà máy có hàm lượng SiO 2 thấp, có thể sử dụng các loại phụ gia cao silic Các phụ gia thường sử dụng là các loại đất hoặc đá cao silíc có hàm lượng SiO2 > 80% Ngoài ra, ở những nơi không có nguồn đất cao GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 8 silic có thể sử dụng cát mịn nhưng khả năng nghiền mịn sẽ khó hơn và SiO 2 trong cát nằm ở dạng quăczit khó phản ứng hơn nên cần phải sử dụng kèm theo phụ gia khoáng hoá để giảm nhiệt độ nung clinker 2.3.2 Phụ gia giàu sắt: Để điều chỉnh mô đun aluminat (p = A / F) nhằm bổ sung hàm lượng Fe2O3 cho phối liệu, vì hầu hết các loại sét đều không có đủ lượng Fe2O3 theo yêu cầu Các loại phụ gia cao sắt thường được sử dụng ở nước ta là: Xỉ pirit Lâm Thao (phế thải của công nghiệp sản xuất H2SO4 từ quặng pyrit sắt) chứa Fe2O3: 55 ÷ 68%, quặng sắt (ở Thái Nguyên, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Lạng Sơn) chứa Fe2O3: 65 ÷ 85% hoặc quặng Laterit (ở các tỉnh miền Trung, miền Nam) chứa Fe2O3: 35 ÷ 50% 2.3.3 Phụ gia giàu nhôm: Cũng dùng để điều chỉnh mô đun aluminat (p) nhằm bổ sung hàm lượng Al2O3 cho phối liệu trong trường hợp nguồn sét của nhà máy quá ít nhôm Nguồn phụ gia cao nhôm thường là quặng bôxit (ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Lâm Đồng) có chứa Al 2O3 44 ÷ 58% Cũng có thể sử dụng cao lanh hoặc tro xỉ nhiệt điện làm phụ gia bổ sung nhôm, nhưng tỷ lệ dùng khá cao và hiệu quả kinh tế thấp hơn do phải vận chuyển khối lượng lớn đi xa 2.4 Phụ gia khoáng hoá: Để giảm nhiệt độ nung clinker nhằm tiết kiệm nhiên liệu và tăng khả năng tạo khoáng, tăng độ hoạt tính của các khoáng clinker, có thể sử dụng thêm một số loại phụ gia khoáng hoá như quặng fluorit, còn gọi là huỳnh thạch (chứa CaF 2), quặng phosphorit (chứa P2O5), quặng barit (chứa BaSO4), thạch cao (chứa CaSO4) Các loại phụ gia này có thể dùng riêng một loại hoặc dùng phối hợp với nhau ở dạng phụ gia hỗn hợp, khi đó tác dụng khoáng hoá sẽ tốt hơn, tỷ lệ mỗi loại phụ gia sẽ ít hơn Tuy vậy, trong sản xuất nếu càng sử dụng nhiều loại nguyên liệu và phụ gia thì công nghệ pha trộn phối liệu càng phức tạp, tốn nhiều thiết bị cân trộn hơn và khả năng đồng nhất kém hơn, việc khống chế phối liệu cho chính xác cũng khó hơn Mặt khác khi sử dụng phụ gia khoáng hóa cần lưu ý đến các điều kiện kỹ thuật, môi trường và đặc biệt là hiệu quả kinh tế so với giải pháp chỉ sử dụng than có chất lượng 3 Thành phần khoáng và hóa của Clinker: 3.1 Thành phần hóa: Chủ yếu gồm 4 oxit chính như: CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3 chiếm từ 94 đến 96% Ngoài ra, tùy theo nguồn nguyên liệu sử dụng để chế tạo phối liệu mà trong GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 9 clinker còn có thêm một số oxit khác với hàm lượng nhỏ như: MgO, TiO2, SO3, Mn2O3, CrO3, P2O5, BaO, K2O, Na2O Các khoáng này có cấu trúc tinh thể khác nhau và quyết định đến tính chất của clinker Chất lượng của clinker sẽ quyết định tính chất của xi măng Thành phần tổng quát của clinker • CaO = 62 - 68 % • SiO2 = 21 - 24 % • Al2O3 = 4 - 8 % • Fe2O3 = 2 - 5% Ngoài ra còn có một số các oxit khác ở hàm lượng nhỏ: MgO, Na 2O, K2O (Hàm lượng MgO 300 Pa Trong quá trình sàng, dùng búa gõ nhẹ vào nắp sàng để xi măng dính trên nắp rơi xuống hoặc bấm nút Timer cho máy dừng, dùng cọ quét nhẹ cho lớp xi măng rơi xuống, bấm nút Timer cho máy hoạt động tiếp thời gian còn lại Máy dừng, lấy sàng ra dùng cọ mềm quét mặt dưới sàng và lấy phần còn lại trên sàng, cân lượng mẫu M2 Tính toán kết quả: Lượng sót sàng được tính theo công thức: % sót sàng = M2 / M1 x 100 x (hệ số hiệu chỉnh nếu có) Đối với các mẫu xi măng xuất cho khách hàng phải tiến hành sàng 2 lần trên cùng một mẫu và lấy kết quả trung bình, nếu kết quả lớn hơn 1% so với giá trị tuyệt đối phải tiến hành sàng lần 3 và tính giá trị trung bình của 3 lần xác định 5 Xác định lượng nước tiêu chuẩn của xi măng: Xi măng phương pháp thử: xác định thời gian đông kết và độ ổn định thể tích: TCVN 6017: 1995 Phạm vi áp dụng: Xi măng các loại như: Xi măng Pooclăng, xi măng Pooclăng hỗn hợp, xi măng bền sunphat… GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 83 Mục đích: Xác định nước tiêu chuẩn của hồ xi măng bằng dụng cụ Vicat Thiết bị: Cân Satorius Máy trộn hồ Tony Technik Ống đong có dung tích 250 ml, vạch chia 1 ml Nhiệt độ phòng thử nghiệm trong khoảng 27 ± 2 0C, độ ẩm tương đối, không thấp hơn 50% Nước dùng cho thử nghiệm là nước cất giữ ở nhiệt độ 27 ± 20C Dụng cụ Vicat dùng để xác định lượng nước tiêu chuẩn là dụng cụ có một kim to làm bằng thép không rỉ có dạng hình trụ Vành khâu làm bằng cao su rắn Tiến hành: Chuẩn bị vành khâu đã được thoa dầu và đặt trên một tấm đế phẳng có bôi một lớp dầu Hiệu chỉnh dụng cụ Vicat có gắn kim to, hạ kim cho chạm tấm đế và kim chỉ về số 0 trên thang chia vạch Nhấc kim to lên vị trí vận hành Cân M1 = 500g xi măng thử nghiệm Chọn lượng nước thích hợp M2 (g) Đổ nước vào nồi trộn cho xi măng vào (không sớm hơn 5 giây và không trễ hơn 10 giây) Thời gian (phút:giây) Máy trộn Từ Đến 00:00 01:30 Tốc độ (I) thấp 01:30 01:45 Dừng 01:45 03:15 Tốc độ (I) thấp Chuyển hồ vào trong khuôn Vicat Tác động Trộn ximăng và nước Làm sạch thành cối Trộn hồ Giằng nhẹ, dùng thước gạt bỏ hồ thừa (dạng kiểu cưa) Chuyển vành khâu và tấm đế sang dụng cụ Vicat tại vị trí trung tâm dưới kim to Hạ kim to từ từ cho đến khi nó tiếp xúc với mặt hồ Sau 1 đến 2 giây thả kim Vicat rơi GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 84 Kim Vicat xuyên xuống mặt hồ và dừng lại đọc ngay kết quả trong 30 giây trên vạch chia của dụng cụ Vicat Xi măng có độ dẻo chuẩn khi khoảng cách giữa kim to với tấm đế là 6mm ± 1mm, nếu xi măng chưa đạt độ dẻo chuẩn phải tiến hành lặp lại phép thử có khối lượng nước khác Ghi lại lượng nước Tính toán kết quả: Lượng nước tiêu chuẩn = (M2 x 100) / M1 Tính lượng nước để đạt độ dẻo tiêu chuẩn bằng phần trăm khối lượng xi măng chính xác đến 0.1% 6 Xác định cường độ nén của xi măng theo TCVN 6016:1995 Phạm vi áp dụng: Xi măng các loại như: Xi măng Pooclăng, xi măng Pooclăng hỗn hợp, xi măng bền Sunphat Mục đích Xác định cường độ nén của vữa xi măng sử dụng khuôn 40mm x 40mm x 160mm GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 85 Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu Cân Satorius 2100g Khuôn đúc mẫu: Gồm 3 ngăn, mỗi ngăn có kích thước 40 x 40x 160mm được bôi một lớp dầu mỏng Khi lắp ráp khuôn phải khít chặt và cố định vào tấm đế, việc lắp ráp không được gây ra vênh hoặc có khe hở Tấm đế phải tiếp giáp hoàn toàn và chắc chắn với mặt bàn của máy dằn để không gây ra dao động phụ Mỗi bộ phận của khuôn đều có ký tự riêng vì thế khi lắp ráp cần lưu ý Số khuôn và thứ tự các vách ngăn của khuôn phải theo thứ tự từ trái qua phải là A, B, C, D Máy trộn Toni Technik có dung tích khoảng 5 lít Máy thử nén 300 KN Bàn dằn tạo mẫu Cát tiêu chuẩn TCVN 6227:1996 Ống đong có dung tích 250 ml vạch chia 1 ml Tủ dưỡng ẩm để bảo dưỡng mẫu có độ ẩm tương đối không nhỏ hơn 90% và giữ ở nhiệt độ 27±10C Nhiệt độ của không khí phòng thử nghiệm trong khoảng 27±2 0C Độ ẩm tương đối của phòng thử nghiệm lớn hơn 50% Nước dùng cho thử nghiệm là nước cất giữ ở nhiệt độ 27±10C Nước dùng cho bảo dưỡng mẫu là nước máy giữ ở nhiệt độ 27±1 0C Đồng hồ bấm giây Tiến hành Chuẩn bị vữa Vật liệu yêu cầu Thành phần Xi măng (g) Cát tiêu chuẩn (g) Nước (g) GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Khuôn 3 thanh 450 ± 2 1350 ± 5 225 ± 1 Nhóm SVTH: 08CDHH 86 Đổ nước vào trong cối và cho từ từ xi măng vào Bắt đầu trộn theo bảng Từ 00:00 00:30 1:00 1:30 1:45 3:00 Đến Máy trộn Tác động 00:30 Tốc độ I (140±5rpm) Trộn xi măng và nước 1:00 Tốc độ I (140±5rpm) Cho cát vào chậm chậm 1:30 Tốc độ II(285±10rpm) Trộn vữa 1:45 Dừng Làm sạch vách cối trộn 3:00 Dừng Chờ 4:00 Tốc độ II(285±10rpm) Trộn vữa Sau khi trộn chú ý làm sạch xi măng bám vào thành cối trộn Chuẩn bị đúc khuôn Tiến hành đúc mẫu ngay sau khi chuẩn bị xong vữa Khuôn và phễu được kẹp chặt vào bàn dằn Dùng bay nhỏ thích hợp xúc một hoặc hai lần để rãi lớp vữa đầu tiên cho mỗi ngăn sao cho mỗi ngăn trãi thành hai lớp đầy ( có thể dùng một cái cở bằng kim loại để kiểm tra sự trãi đều dọc theo mỗi ngăn của khuôn ) Sau đó bật công tắc cho máy dằn hoạt động, chọn mức độ dằn là 60 cái/phút Tiếp tục đổ thêm lớp vữa thứ hai, dùng cái cở để trãi đều lớp vữa dọc theo ba ngăn của khuôn bật công tắc máy dằn, chọn mức độ dằn là 60 cái/phút Nhẹ nhàng nhấc khuôn ra khỏi bàn dằn và tháo phễu ra Gạt bỏ vữa thừa bằng một thanh gạt kim loại, thanh này được giữ thẳng đứng và chuyển động từ từ theo kiểu cưa ngang gạt cho bằng mặt vữa Quy định Ghi nhãn (ký hiệu) mẫu đã được đúc và đưa vào tủ dưỡng ẩm trong 24 giờ Đối với những mẫu có tuổi nén một ngày việc tháo dỡ khuôn không được chậm quá 20 phút trước khi mẫu được thử Đối với những mẫu có tuổi nén 3, 7, 28 ngày việc tháo gỡ khuôn tiến hành từ 20 đến 24 giờ sau khi đổ khuôn Dùng mực tàu ghi mã số ký hiệu mẫu để ngâm vào nước không bị phai mờ Ngâm mẫu trong bể nước cho đến tuổi thử nén Tính tuổi của mẫu thử nén từ lúc bắt đầu trộn xi măng với nước 24 giờ ± 15 phút 72 giờ ± 45 phút 7 ngày ± 2 giờ 28 ngày ± 8 giờ Thử nghiệm cường độ nén Đặt thanh mẫu vào trong mặt ép của máy GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 87 Tốc độ tăng từ từ với vận tốc 2400± 200 N/s (tốc độ tăng tải đã được cài đặt trên máy) cho đến khi mẫu gãy Tính toán kết quả Đọc kết quả trên màn hình (N/mm2) Tính trung bình cộng kết quả của mẫu nén cho mỗi loại 1, 3, 7, 28 ngày Đối với mẫu xi măng kiếm soát quá trình nghiền chỉ tính giá trị trung bình của hai lần nén cho 1, 3, 7, 28 ngày Đối với mẫu xi măng xuất cho khách hàng mẫu 3 và 28 ngày nếu một kết quả trong số sáu lần xác định vượt quá ±10% so với giá trị trung bình thì loại bỏ kết quả đó và chỉ tính trung bình năm kết quả còn lại Nếu một kết quả nữa của năm lần xác định vượt quá ±10% giá trị trung bình thì loại bỏ toàn bộ kết quả GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO : [1] Thạc Sĩ Nguyễn Dân, Công Nghệ Sản xuất Chất Kết Dính Vô Cơ, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng, 2007 [2] S.P.Deolalkar, Handbook For Designing Cement Plants, Section-2 Machinery Used Making Cement, Published by: BS Puslication, 2009 [3] Tập Thể Tác Giả Của Viện Vật Liệu Xây Dựng- Bộ Xây Dựng, Kỹ Thuật Và Công Nghệ Sản Xuất Xi Măng, Phần 1, Phần 2 [4] Otto Labahn –B Kohlhaas, Cement Engineers, Handbook, Bauverlag Gmbh Wiesbaden and Berlin, 1983 [5] Harold F W Taylor, Cement Chemistry, Academic Press Lodon, 1990 [6] Dr Kimberly Kurtis, Portland Cement Hydration, 2007 [7] Các tài liệu của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 Website :http:// WWW.hatien1.com.vn [8] Website :http:// WWW.xaydungvietnam.vn MỤC LỤC GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 89 PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ TRẠM NGHIỀN 1 I LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CÔNG TY 2 II TRẠM NGHIỀN PHÚ HỮU 4 III CÁC LOẠI XI MĂNG 5 PHẦN II :NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG 6 I NGUYÊN LIỆU CLINKER .7 1 Khái niệm .7 2 Nguyên liệu sản xuất clinker .7 3 Thành phần khoáng và hóa của clinker .9 4 Đặc tính của clinker 16 II THẠCH CAO .21 1 Cấu tạo, hình dạng của thạch cao .21 2 Tác dụng của thạch cao .22 III ĐÁ VÔI 22 1 Cấu tạo 22 2 Đặc điểm của đá vôi 22 3 Chỉ tiêu kiểm tra và yêu cầu .23 IV PUZZOLANCE 23 1 Khái niệm 23 2 Thành phần 23 PHẦN III : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ TRONG DÂY CHUYỀN NGHIỀN XI MĂNG 25 I SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NGHIỀN XI MĂNG .26 II QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NGHIỀN XI MĂNG 26 1 Khu nhập liệu 26 2 Khu nghiền 26 3 Khu đóng bao 28 III.THIẾT BỊ CHÍNH 28 1 Cẩu (KE) .28 2 Thiết bị lọc bụi tay áo (lọc bụi xung) 29 3 Băng tải .33 4 Băng tải định lượng 36 5.Thiết bị rải liệu (stacker) 39 GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 90 6.Thiết bị cào liệu (reclaimer) 41 7 Silo .46 8.Máy nghiền đứng 49 9.Thiết bị Rotary Feeder 53 10.Thiết bị Hot Gas 54 11 Gầu tải 56 12 Máng trượt khí động 59 13 Băng tải tách từ 62 14 Sàng rung 63 15 Máy đóng bao 65 PHẦN IV: XI MĂNG VÀ CHỈ TIÊU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XI MĂNG 69 I XI MĂNG 70 1.Đặc tính kỷ thuật của các loại xi măng 70 2.Các tính chất kỹ thuật của xi măng 71 II CHỈ TIÊU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XI MĂNG 78 1 Xác định hàm lượng SO32- trong xi măng 78 2 Xác định hàm lượng chất không tan (CKT) .81 3 Xác định mất khi nung (MKN) 82 4 Xác định độ mịn của xi măng theo phương pháp sàng 85 5 Xác định độ nước tiêu chuẩn cưa xi măng 86 6 Xác định cường độ nén của xi măng theo TCVN 6016:1995 87 GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH 91 ...PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TRẠM NGHIỀN GVHD: Nguyễn Thị Hồng Anh Nhóm SVTH: 08CDHH I Lịch sử hình thành công ty cổ phần xi măng Hà Tiên I: Hình 1: Cơng ty xi măng Hà Tiên trước Công ty xi măng Hà Tiên. .. 139/BXD – TCLĐ Bộ Xây Dựng Ngày 30/09/1993, nhà máy xi măng Hà Tiên đ? ?i thành công ty xi măng Hà Tiên theo định số 441/BXD-TCLĐ Bộ Xây Dựng Ngày 03/12/1993, công ty xi măng Hà Tiên ký hợp đồng liên... 300.000 xi măng/ năm lên đến 1.300.000 xi măng/ năm Thỏa ước sau gi? ?i phóng quyền Cách Mạng trưng l? ?i vào năm 1977 Năm 1981, nhà máy xi măng Hà Tiên tách thành nhà máy xi măng Kiên Lương nhà máy xi măng

Ngày đăng: 11/03/2014, 04:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN I:

  • TỔNG QUAN VỀ TRẠM NGHIỀN

  • PHẦN II:

  • NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG

  • PHẦN III:

  • QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ TRONG DÂY CHUYỀN NGHIỀN XI MĂNG

  • PHẦN IV:

  • XI MĂNG VÀ CÁC CHỈ TIÊU KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XI MĂNG

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan