Báo cáo " Đổi chỗ của chủ thể: Một cách hiểu có tính đối thoại về nghiên cứu bản thể" pdf

22 197 0
Báo cáo " Đổi chỗ của chủ thể: Một cách hiểu có tính đối thoại về nghiên cứu bản thể" pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bridget Hayden 2009. ‘Displacing the subject: A dialogical understanding of the researching self’. Anthropological Theory 9 (1): 81-101. Đổi chỗ của chủ thể: Một cách hiểu tính đối thoại về nghiên cứu bản thể Tác giả: Bridget Hayden, Trường Đại học Nam Mississippi, Mỹ Người dịch: Nghiêm Liên Hương Nguyên gốc: Tóm tắt: Những nhận thức luận tính đối thoại về bản thể đã ảnh hưởng tới sự xem xét lại của đời sống chính trị của dân tộc học. Mặc dù chỉ trích bản thể theo thuyết Carte,- học thuyết coi bản thể như là trung tâm của trí thức, các các tiếp cận này chú trọng đến người nghiên cứucho rằng đây là cốt lõi của chủ thể nhận biết về bản thân mình. Bài báo này đưa ra quan điểm của Peirce cho rằng “con người” là một dấu hiệu của việc bổ sung những lý thuyết then chốt của trí thức. Mặc dù Pierce tập trung vào biểu hiện của nhận thức, chúng ta thể áp dụng cấu lý giải của ông để suy nghĩ về những phương thức chuyển tải khác của dấu hiệu nghiên cứu, những diễn ngôn hình thành nên những ý nghĩa của bản thể như là dấu hiệu và những rủi ro trong cuộc chạm trán với nghiên cứu dân tộc học. Từ ngữ chính: Nhận thức luận, nghiên cứu dân tộc học, điền dã, những quan điểm về sự công nhận, bản thể, dấu hiệu, không gian gặp gỡ, thuyết quan điểm. Thực ra, các bài viết phê bình trong nhân học không nên chỉ dừng lại ở việc hiểu cái gọi là “những người khác” mà còn phải chỉ ra được làm sao mà trong bất cứ một trường hợp nào thậm chí “chúng ta” (định nghĩa thế nào cũng được) không phải là những người chúng ta nghĩ chúng ta là ai. (Keane, 2003:241) Giới thiệu Người ta biết gì về chúng ta, họ biết về chúng ta như thế nào và điều này khác như thế nào so với những cái mà chúng ta nghĩ về bản thân chúng ta? Các nhân học từ lâu đã sản sinh ra những kiến thức tính tổng quát về người khác và trong khoảng thời gian từ 1970s đến 1990s, họ đã đưa ra rất nhiều kiến thức chung về bản thân họ. Trong suốt những thập kỷ này, những bài phê bình tính lý luận trong nhân học, thường được nhóm ở dưới thuật ngữ chung là tính phản chiếu, thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa nhận thức luận và các quan điểm trong nghiên cứu và viết bài trong nghành. nhiều chủ đề trong cái gọi là cuộc khủng hoảng về đại diện mà đồng thời nảy sinh trong bước ngoặt về phản chiếu: sự công nhận về mối quan hệ mật thiết (kể cả về mặt thực tiễn lẫn nhận thức) giữa nhân học và chủ nghĩa thuộc địa (ví dụ Asad, 1973; Hymes, 1972), sự quan tâm đến thuật hùng biện và đến việc nhân học xây dựng vật thể và quyền lực như thế nào (ví dụ Clifford và Marcus, 1986; Fabian, 1983; Siad 1979) và sự chỉ trích nhận thức luận dựa vào người quan sát khách quan. Đặc biệt, chủ đề cuối cùng được phát triển dựa trên sự kết hợp giữa dân tộc học và trường phái nữ quyền và tập trung vào quan điểm và bản chất tình huống của việc tạo ra kiến thức. Thậm chí, các nhà phê bình của bước ngoặt phản 1 chiếu thường công nhận rằng những chỉ trích này đưa ra những ý tưởng quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người chung một cảm giác là nhân học phản chiếu hoặc dẫn đến thuyết duy ngã (cho rằng người ta chỉ hiểu biết về bản thân) hoặc là những dạng mới của vật chất hóa. lẽ vì những lý do này hay là vì cả sự mệt mỏi mà các cuộc tranh luận cuối cùng đã chất dứt. Tuy nhiên, thậm chí trong khi các nhà nhân học tranh luận về các cách mà chúng ta đại diện cho những người khác và khái quát hóa về chủ thể được đặc ân của chính chúng ta, chúng ta đã để ý đến việc những người ‘khác’ biết gì về ‘chúng ta’ ở một mức độ nào đó. 1 Trong những thảo luận về nhận thức luận trong nghiên cứu, người ta thường quan tâm lớn nhất đến nhà nghiên cứu bao gồm cả cảm giác lo lắng về việc một người nên đặt vị trí bản thân như thế nào trong mối liên hệ với những người mà anh/chị ta đang nghiên cứu. Trong bài viết này, tôi đặt ra câu hỏi là những người là đối tượng nghiên cứu của chúng ta hay là những người đối thoại với chúng ta biết gì về chúng ta trong sự giao lưu với những cách mà các học giả khái niệm hóa bản thể nghiên cứu trong dân tộc học và thuyết nữ quyền về trí thức. Khuân khổ lý giải mà tôi đề xuất sẽ đưa nhà nghiên cứu, hay chủ thể hiểu biết ra khỏi trung tâm của những suy tính về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mà không làm cho nhà nghiên cứu này bị biến mất hoàn toàn. Thay vì làm trệch tâm vị trí trung tâm (Narayan và Harding, 2000), tôi muốn di dời vị trí của chủ thể này ít ra là trong giây lát, một hành động mà tôi tin là cần thiết nếu chúng ta chấp nhận nhận thức luận nổi rõ lên và mang tính đối thoại trong nghiên cứu. Sự di chuyển này tạo ra một dạng phản chiếu đối lại thuyết duy ngã và công nhận rằng chúng ta chỉ thể kiểm soát được quan điểm của chúng ta ở thực địa ở một mức độ nào đó cũng như chúng ta cũng chỉ thể biết được về bản thân chúng ta chỉ ở một chừng mực nào đó. Trong bài viết này, tôi muốn tìm hiểu cách thức mà chúng ta thể nhận ra thực tế chúng ta không phải “như chúng ta nghĩ”, theo cách nói của Keane. Cảm hứng cho bài báo này ra đời trong hoàn cảnh một người Salvadoran sống ở Costa Rica đối chất tôi không phải vì những gì tôi đã làm mà vì những gì tôi thể làm trong tương lai và vì tôi ít cảm thấy xấu hổ về điều này. Đầu tiên tôi sẽ trình bày sơ qua về việc các lý thuyết hậu thuộc địa và nữ quyền thể đóng góp gì vào cái cách tôi hiểu về sự đối chất này. Đưa ra các lý thuyết này là cần thiết cho việc nhìn nhận tính đối thoại về bản thể như một liều thuốc giải cho thuyết Carte, lấy nhận thức luận về bản thể làm trung tâm và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của các quan hệ quyền lực trong nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi cũng lý luận rằng viếc sử dụng Hegel để giải quyết vấn đề này xu hướng tạo ra một lỗ hở trong hiểu biết của chúng ta về sự đối mặt trong nghiên cứu. Các cách tiếp cận này không chỉ tiếp tục thừa nhận một bản thể khá là “cô lập” mà chúng còn đặt trung tâm của chủ thể vào cá nhân sinh học và gặp khó khăn trong việc vượt qua mô hình về mối quan hệ tính trên dưới và thể là đối kháng nhau giữa bản thân và người khác. Tiếp theo, tôi sẽ chuyển sang một khuân khổ tính đối thoại bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa tương tác hình tượng và một số cách tiếp cận của ngôn ngữ tính đối thoại. Các khuân khổ tính đối thoại, bao gồm cả của Hegel, nhấn mạnh vào bản thể nổi lên từ những tương tác mà đòi hỏi sự công nhận với người khác. Keane (2003) lý luận rằng nghiên cứu dân tộc học là một nơi gặp gỡ, một đề xuất lặp lại phân tích của ông về nghi lễ như những cảnh gặp gỡ của những người tìm kiếm sự công nhân và định nghĩa về hoàn cảnh. Ông 2 chuyển mối quan tâm sang sự công nhận và sự phụ thuộc lẫn nhau của bản thể và người khác trong một khuân khổ tính đối thoại. Sự rủi rõ của những cuộc gặp gỡ này là người khác sẽ không công nhân mình theo đúng cách mong muốn. Dựa vào công thức của Peirce về bản thể như một dấu hiệu, tôi mở rộng nhận xét này bằng cách đề xuất rằng những rủi ro của nghiên cứu dân tộc học như một không gian gặp gỡ đòi hỏi sự quan tâm đến những cái cách mà chúng ta là những dấu hiệu đối với những người khác. Điều này có thể bao gồm những rủi ro tiềm ẩn của những cuộc gặp gỡ ở những địa điểm khác và thời gian khác, thậm chí những cuộc gặp gỡ mà chúng ta không phải là người tham dự hoặc là vẫn chưa xảy ra. Từ các chính kiến về đại diện đến các chính kiến về sự công nhận Trong khi thảo luận về các hình thức của kiến thức xã hội, kể cả các nhà phân tích lẫn các nhân vật đều xem xét đến vị trí xã hội của họ. Đâu là những phức tạp của bản sắc xã hội của người phát ngôn? Những kinh nghiệm sống nào hình thành bản sắc xã hội này? Một người phát ngôn từ trên quan điểm của kẻ thống trị hay của kẻ bị thống trị (Rosaldo, 1989:168-9) Quan sát Từ đầu cho đến giữa thập kỷ 90s, tôi tiến hành nghiên cứu với những người Salvador sống ở Costa Rica. Mặc dù một số người Salvador tôi biết đã đến Costa Rica vào những năm 1970s, nhìn chung là do bị khủng bố về chính trị, phần lớn đều chuyển tới nơi này vào những năm 80s để chạy trốn sự tàn khốc của cuộc nội chiến ở El Salvador kéo dài từ 1981 đến 1992. Cuộc chiến đã khiến cho khoảng 80,000 người chết và một phần tư dân chúng di tán hoặc trong nước hoặc quốc tế. Phần lớn những người mà tôi biết, mặc dù họ hiếm khi tự thảo luận về vấn đề này, mất gia đình hay bạn bè trong cuộc chiến, một số thì bị bắt hoặc thậm trí bị tra tấn. Những người khác, đặc biệt là thanh niên trong độ tuổi vị thành niên hay đầu 20 vào đầu những năm 80s, đã trốn khỏi nghĩa vụ quân sự và được cha mẹ đưa ra nước ngoài hay nếu họ nhỏ tuổi hơn vào lúc đó, cũng được gia đình mang ra khỏi El Salvador để bảo vệ họ. Kết quả là, trong số những người tôi biết ở Costa Rica, mặc dù một số thú nhận là quan điểm trung lập trong cuộc chiến, nhiều người, mà lẽ là phần lớn ủng hộ quân du kích ngay cả khi họ không trực tiếp tham gia vào. Phần lớn, lẽ là tất cả, đều nhận thức về mặt chính trị ở một mức độ nào đó và thường là công nhận vai trò của Mỹ như một đế quốc, kể cả sự hỗ trợ về tài chính và quân sự của Mỹ cho chính phủ Salvador trong cuộc nội chiến. Họ cũng nhận thức được về những mặt tích cực của Mỹ thông qua kinh nghiệm về các dạng viện trợ khác, các cá nhân được quan sát hay được nói chuyển ở Costa Rica, di cư của gia đình và bạn bè tới Mỹ và các mối liên hệ khác. Theo kinh nghiệm của tôi về ghiên cứu quan sát tham dự trong số những người Salvador ở Costa Rica vào những năm 90s, tôi không phải người duy nhất tham gia và quan sát. Thực vậy, một số người Salvador nói với tôi rằng những người đồng hương của họ sẽ không nói chuyện với tôi cho đến khi họ quan sát và quyết định rằng tôi là một người nào đó mà họ muốn biết. Vào thời điểm họ nói với tôi điều này, tôi đã rút ra được một kết luận từ một dạng gặp gỡ lần đầu gần như không thay đổi là người ta sẽ quan sát tôi trong 3 một thời gian dài trước khi cuối cùng đặt cho tôi một câu hỏi. Thậm chí trước khi tôi phát hiện ra điều này, tôi đã cố gắng tránh đặt người ta vào vị trí mà họ cảm thấy phải nghĩa vụ nói chuyện với tôi. Điều này một phần là do tính cách của tôi và những bài học mà tôi rút ra được từ việc đọc các bài phê bình tính chính trị của nhân học được xuất bản vào cuối những năm 80s và đầu những năm 90s. Điều này cũng phản ánh một thực tế rằng câu hỏi nghiên cứu của tôi đang được tranh cãi trong khoảng thời gian từ khi tôi viết đề cương xin tài trợ đến khi tôi đi làm thực địa. Tôi đã ý định nghiên cứu các tổ chức đoàn kết của người Salvador, tuy nhiên chiến tranh kết thúc và các tổ chức này bắt đầu tan rã trước khi tôi đến, khiến tôi không chắc chắn về việc liệu tôi hoặc là dự án nghiên cứu hay là đối tượng nghiên cứu. Tôi dần dần tìm ra được những mối quan tâm mới từ những điều mà tôi biết được từ các cuộc nói chuyện. Vào thời điểm đó, họ đang quyết định liệu hồi hương hay không, vì vậy tôi tập trung vào vai trò của bản sắc dân tộc trong sự chuyển đổi và quay trở về chỗ cũ. Trong bất cứ trường hợp nào, tôi cũng rút ra kết luận về thói quen quan sát tôi của họ trong khi tôi quan sát họ và kết quả của những cuộc nói chuyện là họ cũng hiểu về đất nước và văn hóa của tôi như tôi hiểu về đất nước và văn hóa của họ. Trong số những người tôi biết rõ nhất một nhóm đàn ông đã hỏi tôi dạy tiếng Anh cho họ. Nhóm này tự gọi mình là hiệp hội của các thợ thủ công Salvador và những thành viên chính của nhóm hoặc là thợ giày hoặc là làm nghề bán các mặt hàng về da thuộc. Tuy nhiên, một cặp vợ chồng, kể cả người đàn ông là dấy lên nguồn cảm hứng của bài viết này, không phải thợ thủ công 2 theo đúng nghĩa của nó mặc dù họ tham gia vào việc thành lập nhóm này. Hector một cửa hàng nhỏ và một người đàn ông khác bán sách theo kiểu gõ cửa đến từng nhà. Một buổi tối, trong khi chúng tôi đang ngồi ở ngoài chờ tới giờ học và thảo luận về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Mỹ, một người trong số họ đối chất tôi còn những người khác thì ngắm nhìn tôi trong yên lặng. Hector giận dữ hỏi tôi liệu tôi có cảm thấy xấu hổ về bản thân nếu như tôi đang ở Mỹ đang đi dạo cùng với một số người bạn ở trường đại học và nhìn thấy một trong số họ mà không chào anh ta. Mỗi lần tôi cố gắng trả lời, anh ta lại nhắc lại câu hỏi: Anh cảm thấy xấu hổ về bản thân không? Cho dù anh ta sẵn sàng nghe câu trả lời “có” hay là không nhận được lời phản hồi nào trong suốt một năm trời, đây là một câu hỏi không thể trả lời được. Nó còn khó trả lời hơn cả câu hỏi kinh điển: “Anh đã ngừng đánh vợ khi nào?” Các câu hỏi này đều giống nhau ở chỗ chúng đều đưa ra những giả định trước (tôi là người phân biệt chủng tộc, anh đánh vợ) mà không thể được chứng minh là sai hay đúng trong câu trả lời, nhưng câu hỏi của Hector lại được đặt ra ở thể giả định mà chỉ thể xảy ra ở một nơi xa xôi ở một thời điểm trong tưởng tượng trong một hoàn cảnh gần như là không thể xảy ra. 3 Vì vậy mà giả định này không thể bác bỏ thông qua những hành vi trong quá khứ hay hay là những quan sát về cá tính. Việc tôi không bất cứ một hành vi phân biệt đối xử nào hay tỏ vẻ cao xa quyền quí ở Trung Mỹ không thể chứng minh được rằng tôi sẽ không những hành vi như vậy ở đất nước của mình. cố lắm đi chăng nữa thì những hành vi của tôi ở Trung Mỹ cũng chỉ thể làm cho anh ta thoải mái khi đặt ra những câu hỏi như vậy. Tất nhiên, tôi cũng muốn tin rằng bởi vì tôi chưa thể hiện mình là một kẻ phân biệt chủng tộc và vẻ như là một người bạn của họ nên họ thể hỏi câu hỏi đó và chúng cũng khiến cho những hành vi giả định của tôi ở Mỹ mà cho họ đau đớn hơn. 4 Đây cũng không phải lần đầu tiên Hector chất vấn tôi. Vào mùa hè trước khi bắt đầu làm thực địa, tôi đã ở Costa Rica một vài tuần làm công việc thu thập dữ liệu và liên lạc với một số các tổ chức Salvador. Tôi nhớ là gặp ban giám đốc của hiệp hội để trình bày về kế hoạch nghiên cứu của tôi và trả lời một số câu hỏi xã giao và tiếp theo là Hector lên lớp cho tôi. Cuốn nhật ký từ mùa hè năm đó đã bị hỏng nát trong những năm tiếp theo vì vậy tôi không còn nhớ chắc chắn là điều gì đã khiến anh ta bận tâm nhưng tôi nghĩ đó là một bài thuyết giáo về vai trò của nước Mỹ trong cuộc chiến ở El Salvador. Lúc đó, tôi cũng không biết anh ta rõ lắm. Anh ta chỉ xuất hiện trong mục lục của những ghi chép tại thực địa của tôi ba lần. Anh ta cũng không nằm trong nhóm người thường xuyên đến địa điểm mà nhóm đã thuê. Vì vậy tôi không dám kết luận gì về động hay xu hướng chính trị của anh ta. Tôi cũng không hội phỏng vấn anh ta mà chỉ biết anh ta trong một số lần tình cờ cùng mặt tại cùng một địa điểm tụ họp cùng với những người khác. Rõ ràng là anh ta phê phán quan hệ thuộc địa kiểu mới giữa các nước. Tôi cảm thấy an toàn khi cho rằng anh ta ít nhất là lẽ là cảm thông với lực lượng đối lập chính trị trong cuộc chiến bởi vì anh sẽ không thể tụ tập với nhóm này ở chỗ tôi gặp anh ta nếu anh ta không đồng cảm. Cả Hector lẫn tôi đều không biết mấy về nhau. Tôi muốn tôn trọng sự thiếu hiểu biết đó trong bài viết này bằng cách không tuyên bố là biết anh ta hay là biết những gì mà anh ta biết ngoài những điều mà anh ta nói. Tuy nhiên, không phải những lần gặp gỡ nào của chúng tôi đều tiêu cực cả và tôi cũng không một lý do nào để tin rằng đây là một vấn đề cá nhân bởi vì anh ta nhìn chung là chân thành. Phần hồi ký của tôi mà còn giữ lại đươc từ mùa hè năm đó trước khi tôi bắt đầu thực địa nhắc tới một loạt các cuộc gặp gỡ với anh ta. Tôi viết rằng anh ta mỉm cười và gọi tôi là “gringuita”, một từ được dùng để biểu lộ lòng yêu mến ở Costa Rica và không điều gì khác trong giọng điệu hay trong giao tiếp của anh cho thấy anh ta hàm ý ngược lại. Tôi cũng không để bụng việc anh ta kết tội tôi trong tương lai. Những trang nhật ký cho thấy rõ rằng tôi không cảm thấy bị xúc phạm, lăng nhục hay là rất buồn về chuyện này. Tôi cảm thấy lúng túng về việc làm thế nào để lý giải những giả định về tôi nói chung và miêu tả phản ứng của tôi như một cảm giác lẻ loi và buồn: một sự sầu muộn. Lời buộc tội của Hector và phản ứng của tôi thể được liên hệ đến các tranh luận về việc nhân học đã xây dựng đối tượng nghiên cứu của nó như một “Người khác” xa vời với “Chúng ta” cả về thời gian và không gian. Thông qua những lời hoa mỹ về quan sát và tính khách quan, “Cá thể” đã được tách ra khỏi “Người Khác”, như chủ quan được tách ra khỏi khách quan. Khả năng giữ được vai trò của người quan sát không bị ảnh hưởng bởi cái tôi, một vai trò được hỗ trợ bởi quyền lực của chủ nghĩa thực dân và được các giá trị về khoa học và thực dụng của thời kỳ khai sáng biến trở thành một nhu cầu cần thiết đã đẩy “Người khác” không chỉ vào vị trí phụ thuộc mà còn đánh cắp tính nhân văn của anh ta/chị ta bằng cách biến người này trở thành một vật thể, một đối tượng. Theo như Fanon thì: Tôi đi vào một thế giới thấm đẫm ý chí tìm ra một ý nghĩa trong các vật, linh hồn của tôi tràn đầy khát vọng nắm bắt được cội nguồn của thế giới và sau đó tôi nhận ra rằng tôi là một vật thể trong số các vật thể khác (1967: 109). Nỗi buồn của tôi bắt nguồn từ cảm giác về một sự chia rẽ, một cảm nhận rằng thể thực địa trở lại thành một nơi phân chia giữa “cái tôi” và “người khác”, nơi của sự khác biệt và 5 chiếm đoạt, thay cho cái chỉ đơn giản là một phần của cuộc đời tôi, mà trong đó điểm giống nhau và khác nhau luôn luôn cùng tồn tại song song. Việc Hector biến tôi thành một thực thể khách quan khiến tôi đi đến một câu hỏi là liệu tôi thể rơi vào cái bẫy “cái nhìn thực dân” không chỉ là khi tôi quay trở về Mỹ mà thậm chí là ngay khi ở thực địa. Anh ta đã đưa lại gần nhau một cách hiệu quả các địa điểm và thời gian mà nhân học thường tách ra với một sự nghi ngờ rõ ràng rằng tôi đang sử dụng chúng vào mục đích riêng của tôi. Bằng cách như vậy, anh ta đã ép buộc tôi phải nhìn nhận thực địa trong cái khuân khổ của tôi/người khác mà tôi chối bỏ và anh ta đẩy tôi vào vị trí của kẻ thực dân. Những lý giải đầu tiên của tôi về cuộc gặp gỡ này bị ảnh hưởng bởi việc đọc các bài phê bình trong nhân học và các nghiên cứu về nữ quyền trong suốt thời kỳ học cao học vào những năm 90s, nhấn mạnh đến những vị trí tương quan mà Hector và tôi chiếm giữ trong hệ thống thế giới về quyền lực và danh vọng và những cái cách mà hệ thống này kết hợp những dạng khác của sự khác biệt, đặc biệt là về “chủng tộc”. Trong vài thập kỷ qua, các học giả trên nhiều lĩnh vực kể cả nhân học và các nhà nữ quyền, đã suy nghĩ lại về nhận thức luận của khoa học xã hội. Chỉ trích quan điểm của Cartes cổ xúy các mô hình của chủ thể nhận thức tách biệt ra khỏi đối tượng của nhận thức trong thời kỳ phục hưng, họ đã đề xuất một số các cấu nghiên cứu, viết bài và hành động khác. Điều này bao gồm cả sự quan tâm đến tính chính trị và tính thơ ca của dân tộc học cả trong nghiên cứu lẫn trong viết lách, kể cả mối quan hệ của người nghiên cứu với chủ thể nghiên cứu của anh ta ở trong cả hai khía cạnh của dân tộc học, thường là nằm ở thực địa và ở quê nhà. Đại diện Một vấn đề bản trong những cố gắng suy nghĩ lại về nhận thức luận của nghiên cứu dân tộc học là bản chất của cái tôi và mối quan hệ giữa cá nhân đi nghiên cứu và những người khác được nghiên cứu. Điều đặc biệt quan trọng để hiểu về bản chất của nghiên cứu dân tộc học là sự công nhân về tính chất tình huống của kiến thức và sự phê phán của những người đã tiếp xúc trong nghiên cứu đối với những động năng của quyền lực. Các nhà nhân chủng học gần như không thể đóng vai trò là những người quan sát khách quan và siêu việt. Chúng ta bắt buộc phải công nhận bản chất nửa vời và tình huống của kiến thức và rằng bản thân ta và người khác luôn luôn kết hợp với nhau để tạo ra chính chúng ta. Điều chủ chốt của những luận điểm này sự cần thiết phải công nhận mối quan hệ quyền lực trong nghiên cứu, kể cả những mối quan hệ nằm ở trung tâm của chính nghiên cứu và những mối tương quan về vị trí giữa người được nghiên cứu và người nghiên cứu trong tổng thể những cấu trúc lớn hơn về quyền lực và danh vọng. Các lập luận về bản chất tình huống hay tính chất vị trí của kiến thức thể tìm thấy ở công trình của nhiều nhà học giả, kể cả Rosaldo (1989) nhưng chỉ được các nhà lý luận về nữ quyền diễn giải cụ thể ra với một sự tinh tế và mạnh mẽ (ví dụ Harding, 1987; Harding and Norberg, 2005; Hartsock, 1987; Mann and Kelly, 1997). Mặc dù các nhà học giả đã phát triển ra rất nhiều các phiên bản khác nhau của dự án này, và điều này đã dẫn đến một cuộc tranh luận phong phú, chúng ta thể trình bày một số nét bản. 6 Các nhà học giả ủng hộ quan điểm phụ thuộc vào lập trường hay ví trí của người nghiên cứu nhấn mạnh đến bản chất tình huống của kiến thức, đối lập với phiên bản lý tưởng của khoa học thực chứng cho rằng thể đưa ra ‘một quan điểm không xuất phát từ đâu cả’ (Nagel, 1986). Một phiên bản của lý luận này đề cao việc tự sản sinh ra kiến thức, bao gồm cả việc nghiên cứu do những người “trong cuộc” tiến hành, và bỏ qua hay xem nhẹ kiến thức của người khác; tuy nhiên một quan điểm bớt cực đoan hơn đối với các nhà nhân học lại cho rằng các quan điểm khác nhau thì mang đến những hiểu biết khác nhau và những sự thật khác nhau. Các lý thuyết về quan điểm không chỉ đơn thuần là công nhận bản chất tình huống của kiến thức mà còn tiến xa hơn trong việc đề xuất rằng quan điểm của những người không có quyền lực ở trong hệ thống thể đưa ra những điểm xuất phát tốt cho nghiên cứu. Cuộc sống và những kinh nghiệm của họ dẫn tới những nhận thức quan trọng và những câu hỏi mà không thể nhìn thấy được hay là bị che mờ đi khi nhìn từ phía những ví trí khác của quyền lực. Điều này không nghĩa là các vị trí của chủ thể được tự động nâng lên hay là những cá nhân đó ở những hoàn cảnh được ưu đãi hơn thì không thể một ý thức phê phán. Thay vào đó, các luận điểm được hình thành và hỗ trợ cho việc tìm hiểu về sự vận hành của các hệ thống quyền lực. Đầu tiên hệ thống lý thuyết này được khái niệm hóa bởi các học giả về thuyết nữ quyền trong sự khác biệt về kinh nghiệm sống của nam và nữ. Sau đó nó đã phát triển và trở nên phức tạp hơn cùng với việc đưa vào các chỉ trích từ những phụ nữ không phải xuất thân từ tầng lớp trung lưu, da trắng, theo chủ nghĩa nữ quyền kiểu châu Âu. Việc đưa chủ thể sản sinh ra kiến thức ra xa khỏi vị trí trung tâm còn được thúc đẩy hơn bởi sự công nhận quan trọng về tính giao thoa, hay là những cách thức mà các cấu trúc xã hội khác nhau liên kết với nhau và thông tin với nhau trong việc hình thành nên các vị trí chủ thể. Một quan điểm gần gũi với quan điểm này (Alarcon, 1990) là đa chủ thể cũng đi đến nhận xét rằng sự di chuyển giữa các quan điểm hay là các lập trường dẫn tới một thực tế là kiến thức không chỉ nằm ở một quan điểm cá lẻ nào cả. Lập luận này cũng tương tự với một lập luận trong nhân học về phương pháp so sánh như một phần cố hữu của bộ môn khoa học này: các nhà nhân học chiếm giữ một vị trí trong một nền văn hóa thông qua quá trình lớn lên và cố gắng tìm hiểu về một nền văn hóa khác thông qua thực địa (cũng như thông qua việc đọc các bài đọc lý thuyết và miêu tả dân tộc học) và điều này đã cho phép họ nhìn nhận cả hai hệ thống thực hành bằng những cách mới (Myerhoff, 1980). Từ nhận xét chung này, một lý giải về cuộc gặp gỡ của tôi với Hector sẽ thể là nhận ra sự khác biệt của chúng tôi trong hệ thống chủng tộc ở Mỹ, nơi mà những người di cư từ châu Mỹ La Tinh thường xuyên phải đối mặt với sự bài ngoại và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc cũng như một nhận thức mới về cái gọi là chủng tôc là gì. Nhận thức về vị trí đặc quyền về màu da, và quốc tịch sẽ kết hợp với những nhận thức được từ những kinh nghiệm mà chủ thể nghiên cứu của tôi về mối quan hệ quyền lực không cân bằng giữa các nước và vai trò của Mỹ trong cuộc chiến ở El Salvador. Với tư cáchmột “gringa” 4 , tôi đã bắt gặp những mong đợi phản ánh các quan hệ chính trị và kinh tế giữa các nước và những mong đợi về tôi với tư cáchmột phụ nữ và với tư cáchmọt phụ nữ từ Mỹ đến. Sự lý giải này sẽ dẫn đến một đề xuất hoàn toàn lý là phần lớn trong việc phản hồi của tôi đáng lẽ ra sẽ phải là suy nghĩ cẩn thận về việc đặt ví trí của mình như thế nào trong sự tương quan với những người Salvador và những người Trung Mỹ 7 mà tôi đã gặp để tạo ra một môi trường nghiên cứu tốt nhất thể. Tôi chỉ hài lòng một phần với giải pháp này cho dù giải pháp này đã quan tâm trực tiếp đến các hệ thống quyền lực và đặc ân và thể khuyến khích chúng ta xem xét đến tính chính trị của các chương trình và hoạt động nghiên cứu. Tuy nhiên, điểm nhấn bản vẫn nằm ở chủ thể cá nhân nghiên cứu. Điều này đúng ngay cả nếu chúng ta công nhận rằng những người cung cấp thông tin cho chúng ta, các chủ thể được nghiên cứu hay những người chúng ta gặp gỡ cũng định vị chúng ta (Lal, 1996). Nếu giải thích cuộc gặp gỡ theo cách này thì bản thể vẫn thể được tách ra được, một thực tế được phản ánh rõ nhất ở trong cách này chính là quĩ tích của cái tôi cho sự nhấn mạnh vào các cấu trúc xã hội, sự xê dịch ra khỏi vị trí trung tâm và sự lai tạp và thậm chí là sự vô số. Bản thể được xác định bởi vị trí của nó trong các hệ thống xã hội và đôi lúc là bằng cách tích cực định vị bản thân hơn trong sự tương quan với những người khác được nghiên cứu hoặc là được nhận thực mới thông qua khả năng đồng thời nhìn từ hai vị trí khác nhau. Nói một cách khác, mặc dù việc công nhận về tính vị trí dẫn đến sự xê dịch ra khỏi vị trí trung tâm, chủ thể vẫn tiếp tục mang đậm tính phương Tây. Điều có vẻ quan trọng nhất là chính là ý muốn và khả năng của chính tôi với tư cáchmột nhân vật duy lý muốn làm nghiên cứu: hay chính là sự quan tâm tới việc chúng ta xác định vị trí của chúng ta như thế nào và ít để ý đến những tình huống khi mà những người chúng ta tiếp xúc từ chối để chúng ta định vị chúng ta như là khi Hector liên tục chặn lại những nỗ lực của tôi nhằm bảo vệ bản thân khỏi những lời buộc tội trong tương lai về phân biệt chủng tộc/tỏ vẻ thuộc đẳng cấp thượng lưu. Các cấu trúc xã hội được cụ thể hóa và được coi như là những đơn vị nguyên sơ để phân tích tính nhân quả mà không xem xét đầy đủ chúng tạo những quan điểm như thế nào và những quan điểm này thể những ý nghĩa khác nhau đối với những người khác nhau. Đầu tiên, bản sắc được ví với không gian, một quan điểm đưa một cách nhìn cụ thể trên thế gian này và điều này làm nảy sinh những vấn đề về lý thuyết mà cần phải được tháo gỡ. Vì vậy mà, không thể nào mặt ở nhiều hơn một không gian trong cùng một thời điểm và điều này làm cho những người nhiều vị trí chủ thể hay đứng ở những điểm giao thoa của các hệ thống, cảm thấy khó xử, và hiển nhiên là một vấn đề đối với những người không nằm ở trong khu vực thống trị. Tương tự, khó mà biết được làm thế nào để đối phó với sự phức tạp của các hệ thống quyền lức đối lập nhau giữa người nghiên cứu và người được nghiên cứu trong khuân khổ này, chẳng hạn như việc tôi là một phụ nữ cũng là một phần của lý do tại sao Hector cảm thấy thể đối mặt với tôi một cách mạnh mẽ như vậy về những khía cạnh khác của sự bất công bằng. Thứ hai, người ta phần lớn coi các vị trí xã hội được tạo ra bởi những hệ thống này là bất biến về mặt thời gian và không gian, một thực tế nằm ở gốc rẽ của vấn đề mà phiên bản chính thống của chủ nghĩa nữ quyền (trung lưu, da trắng, mang nặng tư tưởng châu Âu) gặp phải trong trường hợp của những phụ nữ nằm ở những sắc tộc, chủng tộc, địa lý và vị trí xã hội khácvà những vị trí này giao thoa với nhau. Vấn đề này thể được nhìn thấy trong cuộc thảo luận giữa tôi và Hector về chủng tộc. Mặc dù chúng tôi nói về chủng tộc ở Mỹ, và họ cũng đã hiểu về quan hệ chủng tộc ở nước đó ở một mức độ nào đó, chủng tộc ở Châu Mỹ Latinh là một khái niệm đặc thù là lỏng lẻo và tính giai cấp hơn ở Mỹ. Điều quan trọng là anh ta xác định địa điểm của nơi gặp gỡ trong tương lai của chúng tôi là trường đại học bởi vì điều này cho thấy rằng anh ta nghĩ đến tôi như một người trình độ học vấn cao 8 hơn những người đàn ông mà chúng tôi biết là thợ làm giày, thợ thủ công/công nhân. Cuối cùng, sự nhấn mạnh vào tính định vị tiếp tục làm nảy sinh các vấn đề sau khi sự khác biệt được công nhận, bởi vì các dạng khác nhau của sự khác biệt, được định nghĩa về mặt cấu trúc xã hội, đến lượt được cụ thể hóa và được rút ra thành bản chất cốt lõi. Dẫn đến một nhu cầu tính logic là sự sinh sôi nhanh chóng số lượng các “tiếng nói” bởi vì mỗi một vị trí chủ thể đều cố gắng để công chúng thể nghe được tiếng nói của họ. Và nếu chúng ta nhìn nhận sự biến đổi không chỉ thông qua các cấu trúc quyền lực trừu tượng mà còn thông qua những sự khác biệt trong trải nghiệm mà không gian và thời gian tạo ra, sẽ vô số các vị trí chủ thể cần được công nhận. 5 Hiểu được các vị trí của mình ở thực địa phức tạp hơn việc phát triển một mạng lưới phức tạp của các cấu trúc xã hội, thậm chí là một mạng lưới cân đối với điền dã dân tộc học và xác định được vị trí của tôi trong các hệ thống này. Việc công nhận bản chất tình huống của kiến thức và cùng với đó là ranh giới mờ nhạt hơn giữa chủ thể/vật thể được đi kèm theo bởi một sự khám phá về những hiểu biết về bản ngã tính giao lưu và liên chủ thể. Mặc dù nhiều những lập luận phức tạp về cách tiếp cận tính giao lưu, chúng thường chụi ảnh hưởng của Hegel, một cách trực tiếp hay gián tiếp, đặc biệt là với mô hình quá trình hình thành bản sắc của lãnh chúa/nông nô được đưa ra trong cuốn Hiện tượng tinh thần (Phenomenology of Spirit) (1998 [1870]). Phiên bản của Hegel về bản thể khá là khác so với của Descartes. Không phải là một cái tôi nghi ngờ hết thảy mọi thứ chỉ trừ suy nghĩ và sự tồn tại của bản thân mình, nhận thức của Hegel về bản thể thừa nhận kiến thức về người khác. Bản thể xác định bản thân mình thông qua một cuộc đấu tranh trên toàn vũ trụ với người khác mà trong đó bản thể tiêu diệt người khác nhưng không phá hủy hoàn toàn người khác thông qua sự phủ nhận hoàn toàn. Điều này dẫn đến hiểu biết tính chất giao lưu về bản thể, một nhận thức mà trong đó bản thể và người khác dựa vào nhau, vì vậy nó khiến cho việc sản sinh ra kiến thức lẫn bản thể dịch ra khỏi vị trí trung tâm và bản thể chỉ thể tồn tại nếu được người khác sự công nhận. Như Hegel đã nói, ‘họ nhận ra bản thân trong khi nhận ra lẫn nhau’ (Hegel, 1998:112). Phần lớn các bài phê bình của nhân học và của các ngành khoa học xã hội phương Tây khác như thể hiện ở trong chủ nghĩa thuộc địa đã được rút ra dựa trên logic hình thành cái tôi/người khác này. Thuật ngữ nhận diện cái tôi mạnh mẽ của khoa học xã hội đôi lúc thay đổi (phương Tây, thế giới thứ nhất, phía bắc, các nước phát triển) nhưng vị trí của nó trong mối tương quan với kẻ khác yếu đuối hơn không thay đổi. Nhiều nhà phê bình đã lưu ý đến những cái cách mà chúng ta xây dựng mối quan hệ này trong văn bản. Quá trình định nghĩa về cái tôi này thông qua việc xử dụng quyền lực được tìm thấy không chỉ ở trong văn bản mà còn được phản ánh trong logic của cuộc chiến tranh ‘lạnh’ ở Mỹ, cuộc chiến đã lý giải tất cả các sự kiện trên thế giới thông qua cái nhìn từ hai nửa bán cầu đối lập nhau nhưng cũng là những thực thể cấu thành nên nhau tham gia vào một trận tuyến rộng lớn. Hiện tại vẫn còn tồn tại một niềm tin mãnh liệt tính chính trị cho rằng gần như một trận tuyến qui mô thế giới giữa ‘phương Tây’ và ‘Hồi giáo’. Một quan điểm của Hegel về cái tôi và người khác trong sự công nhận lẫn nhau dẫn tới việc người này bị người khác khuất phục cũng thể được nhận thấy ở trong các chính sách kinh tế và chính trị như thể hiện ở trong lý thuyết hiện đại hóa và bây giờ hay được người ta nói đến xung quanh vấn đề toàn cầu hóa về mặt kinh tế. Chúng ta là những bản thể hùng 9 mạnh được phân biệt bởi những chủng tộc khác, những chủng tộc mà chúng ta sẽ biến đổi và một phần nào đó bao trùm lên họ thông qua toàn cầu hóa và dân chủ hóa. Như vậy, mặc dầu mô hình tôi/người khác được Hegel mô tả làm nổi bật lên cả bản chất giao lưu của cái tôi và trật tự trên dưới trong sự bất công bằng xã hội, việc sử dụng mô hình này trong các nghiên cứu hậu thuộc địa và nữ quyền đã đầy rẫy những sự mâu thuẫn. Hegel đưa ra quan điểm quan trọng về giao lưu và bài viết của ông về quan hệ địa chủ /nông nô cho thấy rằng ở một số mặt thì nông nô còn mạnh hơn cả địa chủ bởi vì thông qua công việc mà anh ta làm hành động trực tiếp tác động lên thế giới cho phép anh ta nhận thức được sự thuần khiết của cái tôi. Tuy nhiên, mô hình triết học của Hegel – với việc biến cái của người khác thành cái của mình như một hình thức tự nhận thức – là tấm gương phản chiếu chủ nghĩa đế quốc thực dân và như vậy được coi là nền tảng nhận thức luận tính vị chủng và vấn đề trong nghiên cứu (Smith, 1999; R.Young,1990). Tương tự, một số nhà lý thuyết nữ quyền từ chối sử dụng học thuyết của ông vào trong nhận thức luận của lý thuyết nữ quyền, do coi mô hình của ông là tính thiên vị đàn ông (Hartsock, 1987). Tuy nhiên, sự phát triển của cả trường phái nữ quyền lẫn hậu thuộc địa thường xuyên một chút cân nhắc tới Hegel. Thay vào đó, phép biện chứng của ông về địa chủ nông nô ở khắp mọi nơi là một sự so sánh ẩn dụ cho những quan hệ quyền lực bất công. Ít được nhắc tới thường xuyên hơn là cách tiếp cận tính giao lưu mà trong đó bản sắc là vô tận mà không một sự thực cuối cùng nào cả (Changfoot, 2004). Các quan điểm khác nhau và liên quan tới nhau mà tôi đã thảo luận đã ảnh hưởng tốt đến việc hướng sự chú ý tới những bất bình đẳng trong mối quan hệ giữa người nghiên cứu và người được nghiên cứu. Tuy nhiên, sự tập trung này làm lu mờ đi sự bất bình đẳng giữa chúng ta và những người khác và dường như khiến cho việc nhận ra nhiều khía cạnh khác nhau trong một thời điểm là khó khăn hơn. Cách tiếp cận tính giao lưu rõ nét và cởi mở hơn hứa hẹn nhiều những phát hiện sâu sắc hơn về những người chúng ta tiếp xúc trong nghiên cứu điền dã. Sự công nhận Tại sao Hector lại bực bội đến như vậy? Tôi gần như thể khẳng định rằng tôi đã không làm gì để làm anh ta kết tội trực diện đến như vậy. Chúng tôi đã nói chuyện về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, trước khi câu chuyện trở nên gay cấn, anh ta hỏi về những định kiến ở đất nước của tôi đối với những người Mỹ La Tinh Cuối cùng khi tôi quyết định trả lời thì câu trả lời của tôi là tôi cũng đồng ý một cách đáng tiếc là phân biệt chủng tộc ở đất nước của tôi. Tôi cũng đề xuất rằng không phải tất cả mọi người ở Mỹ đều hành động tương tự như vây và điều này là thể hiểu được. Anh ta cũng thừa nhận là thể là như vậy trong khi những người khác trong nhóm thì gật đầu. Lý giải của tôi thì là anh ta quan tâm đến chủ nghĩa chủng tộc ở Mỹ và điều này là phù hợp với quan sát của một người bạn khác, Victor người thỉnh thoảng tiết lộ rằng những người mà anh ta thỉnh thoảng găp ở trên đường phố hay trong quán bar đã từng đến Mỹ nói rằng những kẻ phân biệt chủng tộc chính là những người đã từng đến Costa Rica du lịch và dường như là rất vui vẻ khi nói chuyện với bạn của tôi, bạn của họ ở trong quán bar, và ở trên đường phố nơi họ bán hang của họ. Điều này liệu thể xảy ra không? Anh ta hỏi tôi. Anh ta đã rời El Salvador nhiều năm trước đây khi mà anh ta bị bắt đi lính như nhiều thanh niên Salvador khác và trốn khỏi nghĩa vụ quân sự ở đây. Rồi sau đó anh ta đi lên về phía bắc. Anh ta đến Mexico vì nghĩ rằng mình sẽ sang Mỹ nhưng anh ta không đi nữa bởi vì anh ta nói là anh 10 [...]... tôi là một chỉ số của một thứ tồi tệ - chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở đất nước của tôi – do tôi là một hình tượng của đồng bào của tôi Điều quan trọng trong bài viết này là quan điểm của chính bản thân tôi về cái tôi của tôi, về sự tự nhận thức của tôi ít ảnh hưởng đến cái loại ký hiệu mà tôi ý nghĩa đối với người khác Bài viết của Pierce (1955) về cái tôi như mộthiệu ở trong cuốn Một số... chắn là cũng thể được một phần sự thực về một cá nhân Tuy nhiên, trong bài báo này, tôi muốn chấp nhận những công nhận sai lầm của người Trung Mỹ về tôi Chính đây là nơi xuất phát điểm cho những hiểu biết của tôi về bản thể theo chủ nghĩa tương tác và tính giao lưu trong nghiên cứu Mặc dù cái tôi và người khác mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, nổi bật lên về tính giao lưu và liên chủ thể, cái... ngay cả ở trong cách tiếp cận tính đối thoại, cách tiếp cận chủ định tránh không vấp phải vấn đề này Trong bài báo này, tôi đã lý luận rằng điều này thể hiện sự so sánh ngầm với học thuyết của Hegel, phản ánh những hiên thực chính trị của Chiến tranh Lạnh, một thế giới thống trị bởi phương Tây Thuyết đối thoại tính cực đoan hơn, học thuyết đưa cảm giác của chúng ta về cá thể thành một vấn đề hoàn... không giả định về sự cấu thành này của cá thể/người khác và sự khác biệt về văn hóa Thay vào đó, ta phải phân tích để gỡ ra nhiều sợi chỉ rối rắm của những cuộc đối thoại khác biệt nhau mà cho ta biết về hiện thực của chúng ta và các bối cảnh nghiên cứu trong khi chúng ta lắp ráp nên bức tranh văn hóa Nếu tôi là mộthiệu theo cách nhìn nhận của Pierce thì một phần hiểu biết về thực địa liên quan... chờ của họ về tôi ở dưới dạng hiểu biêt hay đại diện giống y hệt như tôi đã tung hứng các nhận thức luận về sự ghẻ lạnh và thân mật kể cả ở thực địa hay trong khi 12 viết lách Khi Hector đối chất tôi về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tính chất giả thuyết trong một thời gian và không gian khác, nhận xét của anh ta dựa trên sự khái quát hóa về đất nước của tôi và những hiểu biết đã được cốt lõi hóa về. .. nhiệm cá thể/cá nhân Bản thể cũng như mối quan hệ giữa bản thể và người khác được xác định một cách tương tác và do vậy cũng tính chiến đấu hay tranh cãi, giống như bản chất của chính sự kiện vậy Bởi vì, cá thể phụ thuộc vào sự công nhân của người khác, hành động tính giao tiếp đầy những nguy hiểm và rủi ro Những rủi ro của giao tiếp bao gồm khả năng là sự tự hiểu biết của một cá nhân sẽ không... công nhận về những điểm giống nhau Điều này do cái mà người ta mong muốn thì không phải sự loại trừ mà là sự bao gồm với một sự công nhận về bản thân họ, một sự bao gồm tôn trọng Vì vậy, Fraiser lý luận rằng công nhận sai là làm hạ thấp địa vị, để gây ra một sự biến dạng của mối quan hệ của một người với bản thân anh ta và là một vết thương đối với bản sắc của anh ta’ (2000:109) Câu hỏi của Hector... theo một cách mà cuộc gặp gỡ với Hector ngăn ngừa Tính chính trị của sự công nhận trong điền dã dân tộc học đòi hỏi một phạm vi rộng lớn hơn và tính không xác định cao hơn, đặc biệt là bởi vì nó dính đến một khía cạnh nữa của sự xa cách dưới dạng nguồn gốc và kinh nghiệm không thể chia xẻ hai chiều giữa người nghiên cứu và người được nghiên cứu Trong phần tiếp theo, tôi sẽ phát triển phép loại suy của. .. của Peirce về cái tôi giống như mộthiệu hay một từ để nghĩ về những ngụ ý sâu sa hơn nữa của những quan sát này Tính không xác định của cái tôi như mộthiệu Với thực tế là mỗi một suy nghĩ là một ký hiệu, kết hợp với thực tế là cuộc đờimột chuỗi dài các suy nghĩ cho thấy rằng con người là một ký hiệu; và như vậy, nếu mỗi một suy nghĩ là mộthiệu bên ngoài thì con người cũng là một ký hiệu... bánh bắp bằng tay tại một buổi họp cộng đồng và một người phụ nữ đã dọn ra chiếc bánh trông khá rõ là của tôi (có một thực tế là tôi làm bánh không nghĩa là tôi làm bánh giỏi) và hỏi một cách sáo rỗng là “ai sẽ không ăn chiếc bánh bắp này?” Câu hỏi này tác dụng như một chỉ số nói lên tôi hẳn là loại người nào Trong trường hợp đó, đối với bà ta hành động của tôi là một chỉ số tính tích cực Trong . self’. Anthropological Theory 9 (1): 81-101. Đổi chỗ của chủ thể: Một cách hiểu có tính đối thoại về nghiên cứu bản thể Tác giả: Bridget Hayden, Trường. hưởng bởi chủ nghĩa tương tác hình tượng và một số cách tiếp cận của ngôn ngữ có tính đối thoại. Các khuân khổ có tính đối thoại, bao gồm cả của Hegel,

Ngày đăng: 10/03/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan