33 câu hỏi quản trị học docx

20 478 2
33 câu hỏi quản trị học docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Nhân lực luôn luôn là trụ cột là xương sống cho mỗi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có thể sở hữu một tập thể những con người giỏi thì doanh nghiệp đó sẽ có những chiến lược kinh doanh hiệu quả, có những đường lối phát triển đúng đắn và dễ dàng vượt qua những khó khăn có thể gặp trên con đường phát triển. Còn nếu như doanh nghiệp không thể sở hữu những bộ não tài năng thì cho dù tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đó lúc ban đầu có mạnh đến đâu thì nguy cơ thất bại (nếu như không nói là phá sản) sẽ là rất cao. Những điều nói trên tuy là những điều nói thì ai cũng đã biết nhưng để có thể thực hiện đựoc thì đó còn là cả một vấn đè lớn. VD: Có một anh bạn là một nhà quản trị của một doanh nghiệp, anh ấy rất giỏi nhưng cái tôi của anh ấy quá lớn. Anh ấy luôn tự cho mình là nhất và luôn bảo thủ những ý kiến của bản thân. Vì vậy xung quanh anh ấy chỉ có những người kém hơn anh ta hoặc cũng có người thật sự giỏi nhưng cái giỏi của họ chỉ có thể dừng ở mức độ hoàn thành tốt công việc được giao chứ không có tính đột phá. Và cái kết quả thì là doanh nghiệp của anh ấy nhanh chóng lâm vào tình trạng trì trệ chậm phát triển cuối cùng là phá sản. Thế mới biết anh có thẻ là một nhân viên tuyệt vời cho một vị trí nhưng để có thể trở thành một nhà quản trị giỏi thì không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Chúng ta không thể so sánh người này giỏi hơn người khác một cách tổng thể và chung chung được. Xét trên một khía cạnh nào đó, người này có thể giỏi hơn bạn, nhưng trên khía cạnh khác bạn lại giỏi hơn họ. Một nhà quản trị giỏi không chỉ có cái đầu bao quát, tổng thể, nhìn xa mà còn phải biết tìm kiếm, phát hiện và sử dụng những con người tài năng. Thậm chí những người đó còn có thể giỏi hơn nhà quản trị ở một góc nào đó, một lĩnh vực nào đó. Biết khai thác, sử dụng những người như vậy, đó chính là một trong những yếu tố tạo thành nhà quản trị giỏi. Câu 2: Trong dài hạn, mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận, điều này đã và đang và sẽ vẫn đúng trong bất cứ hình thái kinh tế nào.Tuy nhiên, trong một cách nhìn mới hơn về mục đích kinh doanh xét về tổng thể. Câu hỏi được đặt ra là: Kinh doanh là để làm giàu cho bản thân hay thực hiện xứ mệnh phụng sự xã hội? khi đi vào hoạt động doanh nghiệp đã là một chủ thể của xã hội, sử dụng nguồn lực của xã hội và môi truờng, do dó có thể tác dộng tiêu cực tới xã hội và môi truờng. Vì vậy, doanh nghiệp phải có ý thức về những tác dộng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm với chính hành vi của mình truớc xã hội. Thực tế cho thấy nguời tiêu dùng và nhà đầu tư ngày càng tính dến các tiêu chí thành tích của công ty về đạo đức, lao dộng, môi truờng, xã hội trong các quyết dịnh tiêu dùng hay đầu tu của mình. Hơn thế nữa, không chỉ liên quan đến tính cạnh tranh, trách nhiệm xã hội còn liên quan trực tiếp đến tính bền vững của công ty. Những vụ đổ vỡ của tập đoàn Enron, công ty kiểm toán Arthur Anderson, hoặc ngay vụ các cây xăng gian lận bị rút giấy phép, người tiêu dùng quay mặt với Vedan là những minh chứng rõ nét nhất cho thấy rằng thiếu trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ tự loại mình ra khỏi thị truờng và cộng đồng doanh nghiệp. Thực trạng trách nhiệm xã hội của Việt Nam hiện nay: Đối với các nước trên thế giới, trách nhiệm xã hội đã có từ lâu đời. Nhưng tại Việt Nam, chưa nhiều doanh nghiệp triển khai, và đó cũng chính là điểm yếu kém không thể đưa doanh nghiệp thật sự phát triển toàn diện. Trong xu thế toàn cầu hoá với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt, mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp đều phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, trong đó tăng khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực và môi trường đầu tư đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt đối với nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, có ưu thế về khả năng cạnh tranh của những nghành kinh tế sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ…càng có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như mở rộng xuất khẩu. Vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua thực hiện tốt "trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" kết hợp hài hoà giữa việc thực hiện các quy định của luật pháp lao động Việt nam và yêu cầu của bạn hàng, giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích xã hội, giữa quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao đông, đáp ứng các yêu cầu chung của Bộ Quy tắc ứng xử (CoC) thì chắc chắn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện, luật pháp lao động quốc gia được thực hiện tốt hơn và quyền lợi của các bên liên quan cũng được bảo đảm. Đó cũng chính là một trong những nội dung quan trọng cuả "xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam" trong thời đại mới. Câu 3 : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc “phát triển kinh tế bền vững”, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng về giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng,… theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai Điều đó là đúng nhưng hoàn toàn chưa đủ. Vì các hoạt động xã hội chỉ là một khía cạnh “Lòng bác ái” trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ngoài “Lòng bác ái” còn là cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu thụ và tìm cách cải thiện nó. Và là doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó Vì vậy ngày nay một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội liên quan đến mọi khía cạnh vận hành của một doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội bao gồm 4 khía cạnh: kinh tế, pháp lý, đạo đức và lòng bác ái. Nghĩa vụ về khía cạnh kinh tế: Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội “cần và muốn” với một mức giá có thể duy trì doanh nghiệp ấy và làm thỏa mãn nghĩa vụ của doanh nghiệp với các nhà đầu tư; là tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; là phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội. Đối với doanh nghiệp: Thực sự tăng thêm phúc lợi xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với người lao động: Tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương xứng, cơ hội nghề nghiệp và phát triển chuyên môn, hưởng môi trường lao động an toàn, vệ sinh và đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng: Được sử dụng hàng hóa và dịch vụ đảm bảo chất lượng, an toàn sản phẩm, thông tin về sản phẩm, phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Nghĩa vụ về khía cạnh pháp lí: Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều luật như thế này sẽ điều tiết được cạnh tranh, bảo vệ khách hàng, bảo vệ môi trường, thúc đẩy sự công bằng và an toàn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái. Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự. Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý bao gồm năm khía cạnh: (1) Điều tiết cạnh tranh (2) Bảo vệ người tiêu dùng (3) Bảo vệ môi trường (4) An toàn và bình đẳng (5) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái. Thông qua trách nhiệm pháp lý, xã hội buộc các thành viên phải thực thi các hành vi được chấp nhận. Các tổ chức không thể tồn tại lâu dài nếu họ không thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình. Nghĩa vụ về khía cạnh đạo đức: Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống luật pháp, không được thể chế hóa thành luật. Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng không được viết thành luật. Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên tắc, giá trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan. Câu 4: Một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tiếp tục duy trì vị trí cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa và mở rộng thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh đó, mỗi doanh nghiệp sẽ phải tìm cho mình một lợi thế cạnh tranh nhất định trong cuộc chơi mới này. Có doanh nghiệp chọn ưu thế về chăm sóc khách hàng, có doanh nghiệp chọn ưu thế về mạng lưới phân phối, có doanh nghiệp chọn sự đa dạng, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp khác thì chọn uy tín thương hiệu làm lợi thế cạnh tranh. Dù chọn phương án nào, các doanh nghiệp vẫn không tránh khỏi sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh cũng có những lợi thế cạnh tranh giống mình. Chính vì thế bài toán đặt ra là doanh nghiệp phải tìm ra một chính sách quản trị thật hiệu quả trong tổ chức của mình. Và một nhà điều hành giỏi là một người có các tố chất sau đây: 1. Biết hoạch định các mục tiêu chiến lược 2. Tự tin, quyết đoán & nhất quán trong các quyết định 3. Khả năng phát huy làm việc nhóm 4. Phân công đúng người, đúng việc 5. Phát huy vai trò cán bộ trung gian 6. Theo sát công việc và hổ trợ kịp thời 7. Trân trọng những ý kiến đóng góp 8. Tạo chính sách & môi trường làm việc tốt 9. Tự hoàn thiện bản thân Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải nâng cao năng lực trong các kĩ năng cơ bản của nhà quản trị: Kĩ năng tư duy: Tư duy và hoạch định phán đoán, sáng tạo, tổng hợp vấn đề của doanh nghiệp như một tổng thể và biết làm cho doanh nghiệp thích ứng với ngành, cộng động và thế giới. Kĩ năng nhân sự: Làm việc tốt như một thành viên trong nhóm và như người lãnh đạo. Kĩ năng chuyên môn: Hiểu biết và thành thạo về những lĩnh vực kĩ thuật chuyên môn. Câu 5: Những khuynh hướng quan trọng ảnh hưởng đến việc quản trị trong thế kỉ 21: 1. Tăng cường ứng dụng công nghệ Nếu doanh nghiệp không sẵn sàng để ứng dụng những công nghệ mới như vậy thì sẽ có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh bỏ lại phía sau. 2. Sự lệ thuộc ngày càng tăng giữa các thị trường toàn cầu Các hoạt động kinh tế toàn cầu đang trở nên lệ thuộc lẫn nhau hơn bao giờ hết. Những gì đang xảy ra ở một quốc gia có tác động rất lớn đến quốc gia khác. Nếu doanh nghiệp đang đi tìm khách hàng mới, các cơ hội mới và nguồn nhân lực mới thì điều đó chỉ có ý nghĩa khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp suy nghĩ về các chiến lược hướng đến việc giúp doanh nghiệp tham gia vào thị trường toàn cầu. Làm thế nào để doanh nghiệp lợi dụng được sự tăng trưởng ở các thị trường mới nổi lên? Ở góc độ nguồn nhân lực, các doanh nghiệp có thể sử dụng nhân viên ở nhiều nước khác nhau cho các dự án hay các công việc mang tính kỹ thuật nghiệp vụ nhờ vào việc ứng dụng các công nghệ tin học và Internet hỗ trợ làm việc từ xa. Hiển nhiên, cần phải xem xét nhiều yếu tố khác nữa, như văn hóa, an ninh…, nhưng có thể khẳng định rằng toàn cầu hóa và công nghệ hiện đại đang tạo ra một cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường. 3. Chi cho phúc lợi của nhân viên sẽ gia tăng Nền kinh tế thế kỉ XXI là nên kinh tế “tri thức”, và người lao động đang làm chủ phương tiện lao động của mình là tri thức. Chính vì thế, các công ty sử dụng các chương trình phúc lợi gia tăng như một công cụ để thu hút nhân tài hàng đầu trong ngành. 4. Môi trường làm việc ngày càng linh hoạt Môi trường làm việc trong tương lai sẽ ngày càng linh hoạt hơn. Các thế hệ trẻ có xu hướng đặt ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi hơn đối với các chủ doanh nghiệp, trong đó có yêu cầu áp dụng chế độ giờ giấc làm việc linh hoạt để họ có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Việc hiểu nhiều hơn về các khuynh hướng ảnh hưởng đến quản trị giúp ta có thể có được những hoạch định chiến lược lâu dài để phát triển doanh nghiệp một cách bên vững. Câu 6: 1. Có khao khát mãnh liệt để chứng tỏ điều gì đó cho ai đó. Dù kinh doanh bất cứ ngành hàng hay lĩnh vực nào, mọi doanh nhân đều có điểm chung là khao khát thành công một cách mạnh mẽ. Bản thân tôi rời ghế trường đại học chỉ sau 3 tháng. Cha mẹ đã thất vọng đến mức thốt lên: “Cha mẹ luôn yêu thương dẫu cho con chẳng đạt được gì trong sự nghiệp”. Câu nói đó hóa ra lại là động lực khiến tôi phải nỗ lực chứng minh năng lực cho cha mẹ. Còn bạn? Khi bắt đầu sự nghiệp, bạn muốn chứng minh điều gì? Với ai? 2. Quan tâm đến mọi người xung quanh. Kinh doanh là có người mua kẻ bán. Vậy nên, để thành công, bạn cần chú ý đến cách thức nâng cao chất lượng cuộc sống và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Phải khiến mọi người cảm nhận được sự quan tâm của mình bằng cách hiểu rõ và tận tình giúp đỡ. 3. Tự tin. Doanh nhân thành đạt có sức mạnh và sự tự tin trong từng bước đi, lời nói, biểu hiện. Họ có tư thế đường hoàng, trang phục đứng đắn, ngôn ngữ cử chỉ hài hòa. Bạn có thể hỏi ý kiến bạn bè, người thân để tạo phong cách phù hợp. 4. Sự đồng cảm. Kinh doanh không có nghĩa là máu lạnh. Cần cân bằng thành công với sự nồng hậu và thành tâm. Khi bạn thực sự quan tâm đến sự thuận tiện cho khách hàng tiềm năng, bạn chia sẻ với họ nhiều vấn đề về bạn bè, người thân. Từ đó, mới nảy sinh sự đồng cảm và tin tưởng, là mối dây kết nối tuyệt vời. 5. Tập trung vào mục tiêu đã định. Khi kinh doanh nghiêm túc, bạn sẽ cần lập ra mục tiêu và trình bày chúng trong văn bản một cách rõ ràng. Bạn biết chính xác mình đang nỗ lực đạt thành tựu gì. Mục tiêu là kim chỉ nam giúp bạn tập trung vào con đường thẳng tiến, để đạt hiệu quả cao và sát hợp. 6. Kiên trì - bền bỉ. Doanh nhân là những người biết cách lập kế hoạch từng bước vươn đến mục tiêu. Họ có chiến lược quản lý thời gian hiệu quả và kiên trì thực hiện. 7. Nhiệt tình dẫu có gặp khó khăn. Không thể thay đổi qhá khứ cũng chẳng thể kiểm soát tương lai. Vậy nên, hãy sống nhiệt tình và lao động hết sức từng ngày, để mỗi ngày đều trọn vẹn và hoàn hảo nhất. Khi gặp khó khăn, bạn ghi ra giấy rõ ràng, rồi loại sạch những lo âu phiền muộn để nhìn vào vấn đề bằng cái đầu lạnh. Có thế mới nhận ra vấn đề không phức tạp lắm và tìm ra giải pháp tháo gỡ tốt nhất. 8. Lạc quan. Hãy tránh xa những hờn ghen, chuyện nhảm, cơn cuồng nộ và suy nghĩ tiêu cực. Đừng để thái độ bi quan cướp mất năng lượng và đẩy bạn lạc lối khỏi mục tiêu quan trọng nhất. 9. Con người đi trước đồng tiền. Người thành công biết yêu thương con người và sử dụng đồng tiền. Họ biết rằng phải chi tiền mới có thể hái ra tiền. Họ đầu tư một cách khôn ngoan để phục vụ khách hàng tốt nhất. 10. Đầu tư tri thức. Doanh nhân phải học cả đời. Thông tin không bao giờ cạn, kiến thức không bao giờ thừa. Học thêm để thành công hơn nữa. Giả sử các đặc điểm là có thể học được, làm thế nào bạn có thể đạt được điều đó? 1. Tận dụng cơ hội gặp gỡ các đối tác Điều này không có nghĩa là bạn chỉ biết ghi đầy vào trong sổ tay của mình những địa chỉ, số điện thoại rồi sau đó bạn không thèm “ngó ngàng” tới, mà điều quan trọng hơn là bạn phải nắm được thông tin về họ, biết tận dụng để học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm, cập nhật những thông tin liên quan đến công việc của bạn. Đừng quên rằng, tất cả những người được gọi là “thương nhân” đều thích quan hệ với ai quan tâm đến học không chỉ trong công việc, và đem đến cho họ sự thoải mái. 2. Kìm nén cảm xúc Trong kinh doanh, con người ta không được tỏ ra quá nhạy cảm với những suy nghĩ của người khác về mình. Càng không nên lộ ra mặt vẻ bực tức, hoặc những thù ghét mang tính chất cá nhân khi biết người khác đang làm tổn hại tới mình. 3. Biết tận dụng hậu phương Con cái, gia đình, bạn bè đều là những hậu phương quan trọng của bạn, ví dụ, cha mẹ sẵn sàng trông con hộ bạn khi bạn có công việc phải đi công tác xa. Bạn bè sẽ cho bạn nhiều lời khuyên có giá trị, còn bạn, bạn sẽ không phủ nhận được rằng bạn sẽ chuyên tâm, chăm chủ vào kinh doanh khi có một gia đình hạnh phúc chứ? 4. Hãy hành động Nếu bạn cảm thấy mình đang “muốn” một thứ gì đó, thì hãy cố gắng để hoàn thành được mục đích của mình. Sẽ là không khôn ngoan nếu như bạn chỉ biết ngồi im, chờ đợi thời cơ đến. Ông chủ chưa để ý đến bạn, thì hãy hành động để gây được sự chú ý của ông ấy. Hoặc vì một lý do nào đấy mà bạn không có chỗ trong ban dự án của công ty, hãy làm việc tích cực hơn. Biết đặt ra những mục đích cao, càng ngày bạn sẽ càng chứng tỏ được khả năng làm việc của mình. 5. Đừng ngần ngại trước những cuộc họp Bạn sẽ chỉ là những nhân viên bình thường nếu như bạn ngần ngại đứng lên, hoặc rụt rè không dám phát biểu “vì những ý kiến ngu ngốc” của mình trong cuộc họp của công ty. Bạn cần phải tận dụng dụng mọi cơ hội để đưa ra những ý kiến hay, những câu hỏi đáng phải suy nghĩ, mang tính chất xây dựng. Và bạn sẽ được mọi người nhìn nhận đúng với vị trí của mình. 6. Không ghen tức Đừng mất thời gian đi ghen tức, hoặc dèm pha những đồng nghiệp trẻ hơn mà lại thành công hơn bạn. Hãy dành thời gian và trí lực để hoàn thành công việc của mình. Nhớ rằng, bạn không thể kiểm soát được đồng nghiệp của mình trong công việc, nhưng bạn lại có thể kiểm soát được chính mình. 7. Không phân biệt đối xử Có thể trong lòng bạn không thích một ai đó không có địa vị công việc như bạn, nhưng đừng thể hiện điều ấy ra quá rõ. Bởi không biết đâu, nay mai bạn lại ở trong tình trạng giống anh ta thì sao? Phân biệt đối xử với phụ nữ cũng làm cho mọi người tránh xa bạn. Còn nếu như bạn bị kẻ khác phân biệt, hãy học cách lờ đi những hành động đó. Chẳng có lý do để từ bỏ những ước mơ của bạn chỉ vì không được đối xử đúng mức. 8. Dám đương đầu với rủi ro Đừng e ngại đương đầu với thử thách, bởi phải có thử thách mới có thành công, điều đó đã thành quy luật rồi. Đôi khi chúng ta sẵn sàng đương đầu với rủi ro nhưng chúng ta lại sợ bị người khác chê cười là kẻ thất bại, là dốt nát. Khi bạn làm một việc nào đó mà chưa có ai làm, bạn sẽ thu lượm được nhiều kinh nghiệm quý báu và những kinh nghiệm đó sẽ được sử dụng trong nhiều lúc cần thiết. 9. Biết ước mơ, hoài bão Nếu bạn nghĩ rằng mình chỉ là một nhân viên bình thường, chắc chắn mơ ước đó sẽ thực hiện được. Nhưng tội gì phải thế, khi bạn có quyền mơ ước tới một chức vụ cao hơn? Những người thành đạt không bao giờ hài lòng với cái mà họ có, vì thế, hãy đặt ra cho mình những mơ ước và từng bước biến những mơ ước ấy thành hiện thực. Điều căn bản là bạn không ngừng mơ ước, và đừng bao giờ thất vọng. Hãy trở thành ông chủ nếu có thể. Đứng ra kinh doanh độc lập không phải là chuyện dễ dàng, bởi bạn phải chịu trách nhiệm với mọi việc mình làm. Nhưng bên cạnh đó, bạn lại hiểu biết hơn và không sợ bị cấp trên rầy la. Trước hết, hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với những khó khăn và thất bại đồng thời, tính toán ký lưỡng về mặt tài chính. 11. Phải biết nghiêm khắc Càng ở trên nấc cao của danh vọng bạn càng phải tỏ ra nghiêm khắc và cứng rắn, bởi có thế bạn mới tồn tại được, tuy nhiên cũng cần phải có sự mềm dẻo và linh hoạt để thu phục được cảm tình của cấp dưới. Hãy nhớ quy tắc vàng của các doanh nhân: Đối thoại và hợp tác. Câu 7: Lợi ích của việc nhân viên tham gia quản lí vào quyết định của nhà quản trị: Có nhiều thông tin và kiến thức hơn, nhiều đường lối tiếp cận vấn đề, phân tích vần đề rộng, giảm bất trắc các giải pháp, có nhiều giải pháp, quyết định có chất lượng hơn, hiểu rõ vấn đề hơn. Câu 8: Các mô hình ra quyết định. 1. Quyết định cá nhân: Quyết định dựa vào cá nhân, rào cản và khó khăn lớn nhất của quá trình ra quyết định cá nhân là thiếu những thông tin cần thiết về vấn đề. Khi chúng ta ra quyết định, chúng ta thường bị chi phối bởi các cảm xúc cá nhân hay sự đánh giá từ môi trường bên ngoài mà quên đi nguyên tắc cần đảm bảo tính khách quan của vấn đề. 2. Quyết định có tham vấn: Khi nhà quản trị quyết định cần có thêm thông tin hay ý kiến của người khác,việc tham vấn có thể chính thức triệu tập một cuộc họp để mọi người cho ý kiến- hay không chính thức như gặp riêng một nhóm hay một cá nhân. Quyết định có tham vấn rất cần khi giải quyết một vấn đề phức tạp, phi cấu trúc hoặc nhà quản trị phải đối phó cùng lúc nhiều kiến thức mà mình không hiểu sâu. Tuy vậy, quyết định có tham vấn cần phải tỉnh táo và có giới hạn nếu không nhà quản trị sẽ bị động trong việc ra quyết định. 3. Quyết định tập thể. Kỹ thuật này giúp nhà quản trị tranh thủ được thông tin từ tập thể. Quyết định tập thể vừa đảm bảo một cách sáng tạo, vừa cải thiện mối quan hệ giữa các cá nhân. Nhà quản trị cần phải biết khi nào thì nên dùng quyết định tập thể. Nói chung tập thể chỉ phát huy tác dụng trong khâu mục tiêu và các giải pháp, do tập thể có nhiều thông tin, nhiều thái độ và nhiều cách tiếp cận vấn đề. Các điều kiện để có thể sử dụng phương pháp tập thể: - Có đủ thời gian sử dụng phương pháp này - Mỗi thành viên có đủ thông tin như mong muốn - Các thành viên cam kết theo đuổi mục tiêu - Quyết định không lâp trình trước và có nhiều bất trắc - Muốn huấn luyện cấp dưới trong việc ra quyết định. Phương pháp “ 6 chiếc mũ tư duy” Ví dụ: Cả nhóm đang thảo luận về vần đề xâm nhập thị trường 1. Chiếc mũ trắng : Các sự kiện Cả nhóm cùng nhau đưa ra các sự kiện đã xảy ra trên thị trường hiện tại, về sản phẩm mới của công ty trên thị trường. 2. Chiếc mũ đỏ : Cảm tính Cả nhóm cùng nêu ra những ý kiến dựa trên ý chí, cảm xúc mà không cần giải thích hay lí lẽ. 3. Chiếc mũ đen: Các mặt tiêu cực Cả nhóm thảo luận đưa ra các lỗi, sự bất hợp lí, sự phản đỗi, sự bi quan dựa trên những câu hỏi như: Những rắc rối gì sẽ xảy ra nếu ta làm điều này? 4. Chiếc mũ vàng: Các mặt tích cực Nêu ra các giá trị của việc thâm nhập thị trường thành công, lợi ích, mức độ khả thi của dự án… 5. Chiếc mũ xanh lá: Cách giải quyết Cả nhóm bắt đầu đánh giá các phương án , đưa ra ý tưởng, giải pháp cho sản phẩm thâm nhập thành công vào thị trường. 6. Chiếc mũ xanh dương: Tổng kết Tập hợp, tóm tắt ý kiến, kết luận và đưa ra kế hoạch hành động. Câu 9: Tiến trình ra quyết định gồm 6 bước: B1: Xác định vấn đề: Liên quan đến năng lực của nhà quản trị, nhất là năng lực hoạch định và điều khiển Nhận biết trước: Nhận thức và kiểm soát được những tác động bên trong và bên ngoài của tổ chức. Giải thích rõ: Đánh giá được các yếu tố, xác định rõ được nguyên nhân của vấn đề. Sự liên kết: Giữa thực trạng và tương lai. B2: Định nghĩa vấn đề Cần xác định rõ các tiêu chuẩn quan trọng trong giải quyết vấn đề Các tiêu chuẩn có thể định lượng hoặc định tính. B3: Thiết lập mục tiêu Xác định trọng số cho các tiêu chuẩn B4: Xây dựng các giải pháp để chọn Liệt kê các giải pháp có thể giải quyết vấn đề một cách thành công B5: Lựa chọn phương án tối ưu Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của một phương án Đánh giá so với tiêu chuẩn đã đưa ra Cân tính đến khía cạnh đạo đức, pháp lý, kinh tế và thực tế. B6: Đánh giá kết quả của giải pháp Thực thi quyết định Đánh giá kết quả thực hiện phương án theo kết quả mong muốn Câu 10: Có 5 phương pháp sáng tạo: 1. Tiến hóa: Dựa trên những cái đã có, cải tiến từ từ, đây là cách sinh viên hay làm. 2. Tổng hợp: Gộp nhiều ý tưởng đã có, sáng tạo ra ý tưởng mới. 3. Cách mạng: Đây là ý tưởng sáng tạo mới hoàn toàn. 4. Áp dụng lại: Dựa trên cái đã có, nhưng cần nhìn vượt lên những ứng dụng thông thường. 5. Chuyển hướng: Những ý tưởng mang tính đột phá. So sánh tư duy phê phán và sáng tạo TD phê phán Tư duy sáng tạo -phân tích - hội tụ - chiều đứng - xác suất - phán xét - Tập trung - câu trả lời xác định - khách quan - não trái - bằng lời - tuyến tính - lập luận - vâng…nhưng -tạo ra -phân kỳ - chiều ngang - khả năng - khoan phán xét - phân tán - chủ quan - câu trả lời nào đó - não phải - trực quan - kết hợp - phong phú, mới lạ - vâng…và Câu 11: Tư duy sáng tạo là việc tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả năng sáng tạo và để đào sâu rộng khả năng tư duy của một cá nhân hay của một tập thể. Từ đó, tìm ra các phương án, các lời giải cho toàn bộ vấn đề. Trong ra quyết định tập thể, việc tư duy sáng tạo có thể đưa ra những cách giải quyết vấn đề độc đáo chưa từng gặp, ít ai ngờ đến hay hết sức đơn giản nhưng hiệu quả cao. Câu 12: Câu 13: Nhóm không chính thức là nhóm làm việc theo yêu cầu nhất thời,chưa đưa ra công bố với nhiều người hoặc công bố rồi nhưng chưa có trách nhiệm cụ thể rõ ràng mà mới chỉ là tập sự hoặc đang trong thời gian hoàn thiện hồ sơ để trở thành nhóm chính thức. Thông thường nhóm chính thức hoạt động thường xuyên liên tục và có trách nhiệm ,mang tính chất pháp lý cao hơn Câu 14: Các yếu tố ảnh hưởng đến làm việc nhóm: - Quy mô nhóm: Khi kích cỡ nhóm tăng lên thì nguồn lực tăng lên, khó kiểm soát và khả năng kết hợp giảm. - Sự cấu thành nhóm: Đặc điểm của các thành viên, Nguyên nhân gắn bó, Mức độ đồng nhất. - Mối quan hệ địa vị: Vị trí quyền lực, năng lực, chức danh của các thành viên trong nhóm. - Sự liên kết: Mong muốn, cam kết, sự tương thích về mục tiêu của các thành viên trong nhóm Trong các yếu tố, Sự liên kết đóng vai trò quan trọng nhất. Câu 15: Nhóm là một tập hợp 2 hay nhiều cá nhân có liên hệ phụ thuộc và ảnh hưởng lẫn nhau để đạt được mục đích chung. "Tại sao chúng ta phải làm việc theo nhóm? Đơn giản vì không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau. Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. [...]... Câu 24: “Nhà lãnh đạo quan tâm đến hiệu quả; nhà quản trị quan tâm đến hiệu suất” Hiệu quả và hiệu suất: Hiệu quả là làm đúng việc, đưa tổ chức đi đúng hướng, là kết quả so với mục tiêu Hiệu suất là sử dụng các nguồn lực như thế nào để đạt được mục tiêu, là kết quả so với chi phí Lãnh đạo và quản trị: Khả năng lãnh đạo vượt lên trên khả năng quản trị Những nhà lãnh đạo giỏi cũng là những nhà quản trị. .. nhân viên hướng vào tổ chức Chính vì thế các nhà quản trị phải chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp Câu 31: Vai trò của Quản trị xung đột ngày nay: Đóng vai trò rất quan trọng Bởi vì trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp luôn tồn tại các loại mâu thuẫn xung đột Các loại xung đột không bao giờ tự mất đi và có thể tác động gây ra xung đột khác lớn hơn Quản trị xung đột phân biệt xung đột có lợi và có... còn người quản trị phải có khả năng hướng đội ngũ của mình vào việc thực hiện những mục tiêu đã định trước Các nhà lãnh đạo thường là những người có tầm nhìn xa, những người có khả năng dự báo trước những xu thế lớn Họ là những nhà chiến lược trong khi người quản trị là nhà chiến thuật Người lãnh đạo phải xác định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của một tổ chức, còn nhà quản trị phải biết... luôn tồn tại, nhà quản trị phải biết phân biệt rõ ràng giữa xung đột có lợi và hài Từ đó có cách hạn chế hay khuyến khích cho phù hợp Câu 23: Giải quyết xung đột: Giải quyết xung đột là tổ hợp các phương pháp triệt tiêu hoặc hạn chế xung đột Tùy theo nguyên nhân và ảnh hưởng của xung đột mà có thể áp dụng các biện pháp: Lảng tránh, Nhượng bộ, Cạnh tranh, Hợp tác, Thỏa thuận Quản trị xung đột: là sử... Đại học kinh tế TPHCM có thể thực hiện đổi mới trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất tốt Tạo lợi thế về môi trường học tập tốt hơn so với các trường khác Câu 29: Tính tất yếu của sự đổi mới: Do áp lực bên ngoài: Tạo ra nhu cầu cho sự thay đổi Do áp lực bên trong: Những thay đổi về chiến lược, về kế hoạch, về hành vi của nhân viên, về văn hóa, về công nghệ và quản lý Để giải quyết sự cản trở, nhà quản. .. đạo vượt lên trên khả năng quản trị Những nhà lãnh đạo giỏi cũng là những nhà quản trị giỏi, tuy nhiên có nhiều nhà quản trị giỏi lại không thể trở thành những nhà lãnh đạo giỏi Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo giỏi và nhà quản trị giỏi để có thể nhận biết sự khác biệt này Nhà quản lý: - Có khả năng tổ chức - Có tính kiên định - Có tính linh hoạt - Làm việc hiệu quả Nhà lãnh đạo: - Có tầm... là nhân tố hiệu quả thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong tổ chức Quản trị xung đột có vai trò duy trì loại xung đột này nhưng cũng sẵn sàng kiềm chế không cho xung đột đi quá giới hạn phát triển thành xung đột có hại Câu 32: Quyền lực là năng lực gây ảnh hưởng, là sức tác động của chủ thể lên đối tượng Các loại quyền lực trong quản trị: 1 Quyền lực trừng phạt: Khả năng tạo ra hình phạt 2 Quyền liên.. .Câu 16: Là nhà quản trị nhóm bạn phải: - Xác định mục tiêu rõ ràng cho nhóm - Vun đắp lòng tin của tập thể - Phân công công việc hợp lí - Điều hòa các mối quan hệ - Và hãy là người 4F: Công bằng (Fair), Tin tưởng (Firm), Thân thiện (Friendly), Nhìn xa trông rộng (Foresight) Câu 17: Các yếu tố đầu vào của một nhóm hiệu quả: 1 Hãy đúng giờ,... giải quyết vấn đề Trong đó, các quyền lực có sẵn là: 1 Quyền lực trừng phạt 3 Quyền khen thưởng 4 Quyền pháp lí Trong đó quyền pháp lí là quan trọng nhất, vì đây là quyền lực cơ bản của nhà quản trị Người quản trị không thực hiện tất cả công việc mà tác động thông qua người nhân viên làm việc Việc này được thực hiện chủ yếu thông qua việc đưa ra các quyết định ... nhân Thế cho nên “quan lại tham nhũng là giặc, là sâu mọt của dân, mà trộm cướp nổi lên cũng vì đó vậy” Ngày nay, việc dùng nhân viên trong doanh nghiệp cũng giống như dùng quan lại trong trị quốc thời xưa Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động đồng thời tạo mọi điều kiện cho . và quản trị: Khả năng lãnh đạo vượt lên trên khả năng quản trị Những nhà lãnh đạo giỏi cũng là những nhà quản trị giỏi, tuy nhiên có nhiều nhà quản trị. Tự hoàn thiện bản thân Điều này đòi hỏi nhà quản trị phải nâng cao năng lực trong các kĩ năng cơ bản của nhà quản trị: Kĩ năng tư duy: Tư duy và hoạch

Ngày đăng: 10/03/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan