Những kinh đô cổ Trung Hoa pdf

6 377 0
Những kinh đô cổ Trung Hoa pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những kinh đô cổ Trung Hoa Ước được tận mắt nhìn thấy và đứng trên những mảnh đất gắn liền với những cái tên huyền thoại như Quan Công, Dương Quí Phi, Bao Công đã thôi thúc chúng tôi cùng nhau vượt qua chặng đường xa xôi để đến với những kinh đô cổ kính nổi danh trong sách sử ấy. Hàm Dương - Kinh thành của những nhân vật nổi tiếng Hàm Dương là trung tâm chính trị kinh tế và văn hoá của 13 triều đại từ Chu, Tần đến Hán và Đường - những triều đại phát triển rực rỡ nhất về văn hoá lịch sử của Trung Hoa. Bề dày lịch sử đã để lại cho thành phố Hàm Dương hơn 450 khu phong cảnh cổ vật, 1135 lăng mộ cổ trong đó 24 lăng mộ đế vương nhà Hán, Tuỳ, Đường. Thành phố Hàm Dương hiện nay nằm cách Tây An 30km về hướng tây, để tham quan hết những lăng mộ chính bạn phải mất 2-3 ngày, từ các điểm tham quan không nhiều các phương tiện công cộng vì vậy nếu thời gian hạn hẹp cách tốt nhất là thuê một chiếc xe 10 chỗ của một công ty du lich uy tín, giá 800 tệ (tương đương 1.6 triệu đồng) để đi đến 5 điểm du lịch chính kèm tour guide nói tiếng Anh. Nếu đi từ 1 - 2 người thì bạn thể lựa chọn việc đi tour với giá khoảng 100 tệ/người. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Mậu Lăng - khu lăng mộ của Hán Vũ Đế Lưu Triệt, vị vua quyền lực nhất thời Tây Hán, người đã mở ra con đường tơ lụa huyền thoại. Lăng mộ của ông nằm giữa những lăng mộ khác trông như những quả núi nhỏ. Người dân ở đó nói ngay chính họ cũng không biết Hán Võ Đế thực sự nằm dưới khu mộ nào, điều đó đến nay vẫn còn là một ẩn số. Địa điểm tiếp theo khiến chúng tôi háo hức muốn đến nhất là mộ Dương Quý Phi. Mộ của một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa vang danh một thời bây giờ chỉ là một khoanh đất nhỏ hình tròn, tấm bia bên cạnh đề chữ: Đại Đường Dương Quý Phi chi mộ đã bị chặt mất một nửa. Bên cạnh là một bức tượng Dương Quý Phi cao khoảng 6 mét dáng vẻ thanh thoát cao nhã. Tạm biệt Dương Quý Phi, chúng tôi đến Càn Lăng thăm Võ Tắc Thiên, người phụ nữ duy nhất trong lịch sử Trung Hoa tự xưng là Hoàng Đế. Càn Lăng trải dài hàng cây số đường lát đá thẳng tắp từ phía dưới lên trên, dọc hai bên lối đi vào khu lăng mộ là tượng các quan văn võ đứng chầu và hai con sư tử đá cao 6 mét. Hai bên tả hữu đường vào khu mộ là 61 bức tượng đá cao bằng người thật là người đứng đầu 61 dân tộc thiểu số Trung Hoa thể hiện sự phục tùng của họ đối với triều đại nhà Chu. Những bức tượng này hiện nay đều đã bị chặt mất đầu và một tấm bia không chữ ngụ ý để cho thiên hạ đời sau tự luận công và tội của bà. Đường Cao Tông và Võ Tắc Thiên được chôn chung dưới một ngọn đồi thấp trồng thông. Đến Lạc Dương viếng Quan Vân Trường Thành Lạc Dương cổ được xây dựng vào thế kỷ thứ 11 TCN, đặt tên là Trịnh Châu. Từ năm 25 SCN Lạc Dương trở thành kinh đô của nhà Đông Hán. Năm 493 Hoàng đế Nguỵ Hiệu Văn Đế bắt đầu cho xây dựng Long Môn. Ở đây tới hơn 100.000 bức tượng phật được khắc trên đá, tượng nhỏ nhất chỉ bé bằng ngón tay và tượng lớn nhất cao trên 10 mét. Bức tượng lớn nhất nằm ở vị trí trung tâm tương truyền được làm theo lệnh của Võ Tắc Thiên và mang khuôn mặt của bà. Nằm ở giữa trung tâm Lạc Dương và hang động Long Môn là ngôi đền tên gọi Quan Lâm, nơi cất giữ thủ cấp của vị tướng nổi tiếng: Quan Vân Trường. Kiến trúc ngôi đền chủ yếu bằng đá xanh, Tào Tháo đã cho làm một thân hình bằng gỗ và chôn cất cùng đầu Quan Vũ ở đây để tỏ lòng tôn trọng ông. Lăng mộ là một gò đất lớn trồng nhiều cây và bao quanh bằng một bức tường được xây vào thời nhà Thanh. Thiếu lâm tự - huyền thoại và hiện thực Rời thành phố Lạc Dương chúng tôi tiếp tục hướng về núi Tung Sơn một trong ngũ đại danh Sơn nổi tiếng của Trung Quốc nằm ở giữa Lạc Dương và Trịnh Châu. Chùa Thiếu Lâm được xây dựng trên đỉnh Thiếu Thất, đỉnh phía tây của Trung Sơn. Chuyện kể rằng Bồ đề Lạt Ma quay mặt vào tường trong một hang đá cạnh chùa thiền trong 9 năm sau đó ông đưa ra một hệ thống các bài tập thể dục gọi là Thập bát La Hán chưởng nhằm giúp các nhà sư giữ gìn sức khoẻ sau khi ngồi thiền, dần dần những động tác này phát triển thành võ thuật. Các nhà sư chùa Thiếu Lâm đã phát triển những kỹ năng võ thuật này như một sự tuân thủ kỷ luật về tinh thần và thể chất. Vào thời nhà Đường, các nhà sư chùa Thiếu Lâm đã chiến đấu giúp Hoàng đế Lý Thế Dân chống lại đối thủ của các ông là Vương Thế Sung. Khi lên ngôi, Hoàng đế Lý Thế Dân đã cho mở rộng khuôn viên chùa và cho phép một số nhà sư tiếp tục huấn luyện quân sự, ngôi chùa danh tiếng từ thời ấy. Đường lên Thiếu Lâm Tự bây giờ không cheo leo như chúng ta tưởng tượng, cũng không cần phải đi bộ hay leo các bậc thang đá, đường nhựa khá rộng đã được xây dựng chạy thẳng đến đỉnh núi. Bên ngoài khuôn viên chùa là một bãi đỗ xe rộng sức chứa hàng trăm chiếc cùng một lúc và những khu dạy võ sở khang trang đồ sộ. Con đường từ cổng vào đến chính điện được làm bằng đá khắc hoa sen, Phật tử vào viếng chùa bước chân lên những bông sen ấy để đi lên những thềm đá của chính điện nơi treo ba chữ Thiếu Lâm Tự do Hoàng đế Khang Hy ngự b . Những kinh đô cổ Trung Hoa Ước được tận mắt nhìn thấy và đứng trên những mảnh đất gắn liền với những cái tên huyền thoại. đến với những kinh đô cổ kính nổi danh trong sách sử ấy. Hàm Dương - Kinh thành của những nhân vật nổi tiếng Hàm Dương là trung tâm chính trị kinh tế

Ngày đăng: 10/03/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan