Hoàn thiện kế toán lưu chuyển Hàng hóa XK trong Doanh nghiệp XNK

49 309 0
Hoàn thiện kế toán lưu chuyển Hàng hóa XK trong Doanh nghiệp XNK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần mở đầu 1 Phần nội dung 3 I. Những lý luận chung về kế toỏn nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu 3 1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 3 2. Các phương thức kinh doanh

PHẦN MỞ ĐẦU Trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới với khả năng gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2005, nền kinh tế Việt Nam đang dần lớn mạnh với việc giao lưu thương mại với bên ngoài. Nếu như trước kia, với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ chủ yếu dựa vào bao cấp đơn thuần của nhà nước thì bây giờ rất nhiều loại hình kinh tế đã xuất hiện. Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chiếm một phần không nhỏ. Trong hai nhiệm vụ là xuất khẩu và nhập khẩu của loại hình công ty này thì việc xuất khẩu đóng vai trò khá quan trọng. Việc lựa chọn thu mua hàng hoá nào và làm thế nào để đưa nó ra với thị trường bên ngoài? Làm thế nào mà bạn hàng quốc tế mua hàng của chúng ta với giá hợp lý mà chúng ta vẫn kinh doanh có lãi, mang lại nguồn thu nhập cho chính công ty và cho ngân sách quốc gia? Với vai trò là nhà kế toán trong tương lai, em nhận thức được tầm quan trọng và phức tạp của kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu. Bởi vì tham gia trong quan hệ thanh toán không chỉ có bên Việt Nam và bên nước ngoài, mà nếu xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu ủy thác thì còn quan hệ thanh toán giữa bên giao uỷ thác và bên nhận uỷ thác. Dòng tiền lưu chuyển qua nhiều giai đoạn và cần được hạch toán một cách chính xác, bảo đảm công bằng giữa các bên. Vì vậy một cán bộ kế toán hạch toán trong công ty xuất nhập khẩu nói chung và trong giai đoạn xuất khẩu nói riêng cần hết sức am hiểu về thanh toán quốc tế và cách thức hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu. Vì lý do đó mà em đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu” để nghiên cứu. Có một điều rất khác biệt so với việc hạch toán trong nước là khi tham gia mua bán với nước ngoài còn xuất hiện việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ. Đây cũng là một trong những phần khá hóc búa và phức tạp đối với bất kỳ sinh viên kế toán nào.1 Đề án sẽ tập trung giải quyết hai vấn đề lớn là:- Hạch toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu và xác định kết quả kinh doanh của nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá.- Thực trạng công tác kế toán xuất khẩu ở các doanh nghiệp Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu. Em rất chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô Đặng Thị Loan đã giúp em thực hiện đề tài này và mong cô đóng góp ý kiến cho phần đề tài của em được hoàn thiện. PHẦN NỘI DUNG2 I. Những lý luận chung về kế toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu: 1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động kinh doanh xuất khẩu.* Xuất khẩu là việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa một quốc gia này với một quốc gia khác, bằng Nghị định thư ký kết giữa hai Chính phủ hoặc ngoài Nghị định thư. Thông qua mua bán trao đổi hàng hoá xuất khẩu mà mỗi nước tham gia vào thị trường quốc tế có thể thực hiện một cách hiệu quả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. * Xuất khẩu có vai trò tạo vốn cho nhập khẩu, mở rộng thị trường cho sản xuất trong nước, tạo tiền đề vật chất để giải quyết nhiều mục tiêu kinh tế đối ngoại khác của nhà nước. Hàng xuất khẩu là hàng được sản xuất, chế biến thu mua trong nước, hoăc hàng nhập để tái xuất .* Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có đặc điểm cơ bản sau:- Lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu bao gồm 2 giai đoạn: Mua, bán hàng xuất khẩu. Bởi vậy thời gian thực hiện các giai đoạn lưu chuyển của hàng hoá trong các đơn vị XNK thường dài hơn các đơn vị kinh doanh hàng hoá trong nước.- Đối tượng kinh doanh xuất khẩu là những hàng hoá, dịch vụ cung cấp được sản xuất trong nước phổ biến gồm các loại: nguyên liệu, vật liệu, lâm sản, khoáng sản . khai thác xuất khẩu các hàng tiêu dùng gia công xuất khẩu, các hàng chế biến .- Xuất khẩu thường được thực hiện theo hai hình thức: Xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác.- Giá mua hàng để xuất khẩu là giá thực tế bao gồm giá mua và chi phí thu mua.- Giá xuất khẩu hàng hoá được tính chủ yêú theo giá CIF (hoặc CF) hoặc giá FOB. Giá CIF trị giá hợp dồng xuất khẩu là giá giao nhận hàng tại biên giới nước mua (nước nhập khẩu), là giá có chi phí vận chuyển và bảo hiểm. Giá FOB 3 trị giá hợp đồng xuất khẩu là giá giao nhận hàng tại biên giới nước bán (nước xuất khẩu), là giá không có chi phí vận chuyển và bảo hiểm. Nước ta thường xuất theo thể thức FOB.- Nếu xuất khẩu theo nghị định thư: Số ngoại tệ thu được, quy đổi theo tỷ giá do nhà nước quy định, có thể nộp hoặc bán ngoại tệ cho nhà nước.- Nếu xuất khẩu ngoài nghị định thư: Số ngoại tệ thu được quy đổi theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng, có thể bán một phần cho nhà nước tuỳ theo chính sách quản lý ngoại hối từng thời kỳ.- Thuế giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu là 0%, do đó sẽ được hoàn lại thuế giá trị gia tăng đầu vào.- Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của đơn vị xuất nhập khẩu được phản ánh bằng ngoại tệ, vì vậy mức độ thực hiện các chỉ tiêu không chỉ lệ thuộc vào kết quả hoạt động ngoại thương, mà còn bị chi phối bởi tỷ giá ngoại tệ thay đổi và phương pháp kế toán ngoại tệ.* Kế toán hoạt động xuất khẩu có nhiệm vụ:- Phản ánh, giám đốc các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá.- Phản ánh chi tiết, tổng hợp các khoản chi phí phát sianh trong kinh doanh.- Thanh toán kịp thời công nợ trong mỗi thương vụ xuất khẩu để đảm bảo cán cân ngoại thương.- Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc kế toán ngoại tệ của các chỉ tiêu, dể cung cấp thông tin chính xác cho quản lý hoạt động xuất khẩu. 2. Các phương thức kinh doanh xuất khẩu và các hình thức thể hiện: 2.1. Phương thức kinh doanh xuất khẩu:- Xuất khẩu theo nghị định thư (theo hợp đồng):Chính phủ Việt Nam ký kết với các chính phủ nước ngoài các nghị định thư hoặc hiệp định thương mại về trao đổi, mua bán hàng hoá, sau đó giao cho một số doanh nghiệp Việt Nam thực hiện. Các doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm 4 thu mua hàng hóa giao cho nước ngoài. Đa số ngoại tệ thu được quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá do nhà nước quy định hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trương liên ngân hàng.- Xuất khẩu ngoài hiệp định (ngoài nghị định thư):Được thực hiện ở các doanh nghiệp xuất nhập khẩu xuất khẩu những mặt hàng nhà nước không cấm và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Đối với số ngoại tệ thu được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. 2.2. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu:- Hình thức kinh doanh xuất khẩu trực tiếp:Xuất khẩu trực tiếp là hình thức kinh doanhtrong đó đơn vị tham gia hoạt động xuất khẩu có thể trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng với nước ngoài; trực tiếp giao hàng và nhận thanh toán tiền hàng. Các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp trên cơ sỏ tự cân đối về tài chính, có uyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh nhưng trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất khẩu của nhà nước. Điều kiện của các đơn vị xuất khẩu trực tiếp:+ Đơn vị xuất khẩu có uy tín trên thị trường quốc tế.+ Đơn vị xuất khẩu có doanh số lớn.+ Đơn vị xuất khẩu có đội ngũ cán bộ am hiểu hoạt động xuất nhập khẩu.- Hình thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác:Xuất khẩu uỷ thác là hình thức kinh doanhtrong đó đơn vị tham gia hoạt động kinh doanh xuất khẩu không đứng ra trực tiếp đàm phán với nước ngoài mà phải nhờ qua một đơn vị xuất khẩu có uy tín thực hiện hoạt động xuất khẩu cho mình. Đặc điểm hoạt động xuất khẩu uỷ thác là có hai bên tham gia trong hoạt động xuất khẩu:5 + Bên giao uỷ thác xuất khẩu (bên uỷ thác): là bên có đủ điều kiện mua hoặc bán hàng xuất khẩu.+ Bên nhận uỷ thác xuất khẩu (bên nhận uỷ thác): là bên đứng ra thay mặt bên uỷ thác ký kết hợp đồng với bên nước ngoài. Hợp đồng này được thực hiện thông qua hợp đồng uỷ thác và chịu sự điều chỉnh của luật kinh doanh trong nước. Bên nhận uỷ thác sau khi ký kết hợp đồng uỷ thác xuất khẩu sẽ đóng vai trò là một bên của hợp đồng mua bán ngoại thương. Do vậy, bên nhận uỷ thác sẽ phải chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý của Luật kinh doanh trong nước, Luật kinh doanh của bên đối tác và Luật buôn bán quốc tế.Theo phương thức kinh doanh xuất khẩu uỷ thác, doanh nghiệp giao uỷ thác giữ vai trò là người sử dụng dịch vụ, còn doanh nghiệp nhận uỷ thác lại giữ vai trò là người cung cấp dịch vụ, hưởng hoa hồng theo sự thoả thuận giữa hai bên ký trong hợp đồng uỷ thác. Hoa hồng là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. 3. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động kinh doanh ngoại thương:Trong buôn bán, người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền về hoặc trả tiền nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng hạn và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Các phương thức thanh toán quốc tế dùng trong hoạt động ngoại thương bao gồm: Phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ (hay phương thức mở tài khoản), phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Trong bốn phương pháp trên thì ba phương pháp đầu không hay sử dụng trong thanh toán bên xuất khẩu, vì dễ bị người mua chiếm dụng vốn, hoặc nếu hai bên không tín nhiệm nhau, khi rủi ro xẩy ra thì người bán sẽ phải chịu phần thiệt thòi. Còn phương thức thanh toán bằng thư tín dụng thường được sử dụng trong thanh toán hàng xuất khẩu vì nó đảm bảo cả quyền lợi cho 6 người mua và người bán. Ở Việt Nam hiện nay áp dụng chủ yếu phương thức này trong hợp đồng xuất khẩu. Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) là một sự thoả thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng, là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu) theo yêu cầu của khách hàng (người mở thư tín dụng, tức người nhập khẩu hàng hoá,) sẽ trả một số tiền nhất định cho người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng, tức người xuất khẩu hàng hóa) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định trong thư tín dụng. Các loại thư tín dụng thương mại thanh toán quốc tế:- Thư tín dụng có thể huỷ bỏ.- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ.- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi.- Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, có xác nhận.- Thư tín dụng đối ứng.- Thư tín dụng có thể chuyển nhượng.- Thư tín dụng tuần hoàn.- Thư tín dụng giáp lưng.- Thư tín dụng với điều khoản đỏ.- Thư tín dụng dự phòng. 4. Giá cả, tiền tệ áp dụng trong xuất khẩu và nguyên tắc kế toán ngoại tệ: 4.1. Giá cả, tiền tệ áp dụng trong xuất khẩu:* Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ của một nước nào dó, vì vậy trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định điều kiện tiền tệ dùng để thanh toán. Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng các loại tiền nào để tính toán và thanh toán trong các hợp đồng ngoại thương, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động.7 Tiền tệ tính toán là tiền tệ được dùng để xác định giá trị thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Đồng tiền thanh toán thường là các ngoại tệ chuyển đổi tự do. Trong nhiều trường hợp, đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán phù hợp nhau.Việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán hợp đồng mua bán ngoại thương phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau:- Sự so sánh lợc lượng của hai bên mua bán.- Vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế.- Tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán trên thế giới.- Đồng tiền thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh tế trên thế giới.Giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thương sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng trong hợp đồng. Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là sự phân chia trách nhiệm giữa người bán và người mua về các khoản ch phí và về rủi ro, Được quy định trong luật buôn bán quốc tế (Incoterm-2000).* Như vậy, căn cứ vào điều kiện về địa điểm giao hàng, giá trong hợp đồng mua bán ngoai thương có thể có 4 nhóm C, D, E, F:- Nhóm C: Người bán trả cước phí vận chuyển quốc tế.- Nhóm D: Người bán chịu mọi phí tổn và rủi ro cho đến khi giao hàng tại địa điểm đã thỏa thuận.- Nhóm E: Hàng hóa thuộc quyền của người mua tại địa điểm hoặc nàh máy của người bán.- Nhóm F: Người mua chịu chi phí và rủi ro về vận chuyển quốc tế.* Các điều kiện giao hàng, theo Incoterm, bao gồm:- Giao hàng tại xưởng (EXW): Theo điều khoản này, người bán giao hàng cho người mua tại địa điểm giao hàng của mình, hàng hoá chưa được làm thủ tục thông quan XK và chưa bốc lên phương tiện tiếp nhận. Điều kiện này cho thấy 8 người mua phải chịu mọi phí tổn và rủi ro từ khi nhận hàng tại cơ sở của người bán (trừ khi có thoả thuận riêng).- Giao cho người vận chuyển (FCA): Người bán chịu trách nhiệm và chi phí về hàng hoá cho đến khi hàng hoá được giao cho người vận chuyển chỉ định. Như vậy, người bán sau khi làm các thủ tục thông quan XK sẽ giao hàng cho người vận chuyển do người mua chỉ định tại địa điểm quy định. Nếu hàng giao tại cơ sở của người bán thì người bán có trách nhiệm bốc hàng, còn nếu giao hàng tại địa điểm khác thì người bán không có trách nhiệm dỡ hàng. Điều kiện này có thể áp dụng cho mọi phương thức vận chuyển, kể cả vận tải đa phương thức.- Giao dọc mạn tàu(FAS): Người bán phải làm thủ tục thông quan XK cho hàng hóa (trừ khi có thoả thuận riêng), chịu mọi trách nhiệm và chi phí cho tới khi hàng được đặt dọc mạn tàu tại cảng quy định do người mua chỉ định. Điều kiện này chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa.- Giao lên tàu(FOB): Người bán chịu mọi trách nhiệm làm các thủ tục thông quan XK và mọi chi phí cho tới khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng bốc quy định do người mua chỉ định. Điều kiện này chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa. Nếu các bên không muốn giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện FCA.- Tiền hàng và cước phí (CFR): Điều kiện giao hàng này có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, nó cho biết giá cả hàng hoá bao gồm giá của bản thân hàng hoá và cước phí vận chuyển. Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan XK; trả các phí tổn và cước vận chuyển cần thiết để đưa hàng tới cảng đến quy định nhưng mọi rủi ro, mất mát và hư hại về hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang người mua. Điều kiện này chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa. Nếu các bên không muốn giao hàng qua lan can tàu thi nên sử dụng điều kiện FCA.9 - Tiền hàng, phí bảo hiểm và phí vận chuyển (CIF): Điều kiện giao hàng này có nghĩa là người bán giao hàng khi hàng hoá đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng, nó cho biết giá cả hàng hoá bao gồm giá mua của bản thân hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng hoá và cước phí vận chuyển hàng hoá đến cảng quy định. Người bán phải có trách nhiệm làm thủ tục thông quan XK; trả các phí tổn và cước vận chuyển cần thiết để đưa hàng hoá tới cảng đến quy định nhưng mọi rủi ro, mất mát và hư hại về hàng hoá cũng như mọi chi phí phát sinh thêm do các tình huống xảy ra sau thời điểm giao hàng được chuyển từ người bán sang ngời mua. Ngoài ra, người bán còn phải mua bảo hiểm hàng hải (ở mức độ tối thiểu) để bảo vệ cho người mua trước những rủi ro mất mát, hư hại đối với hàng hoá trong quá trình chuyên chở. Điều kiện này chỉ áp dụng đối với vận tải đường biển hay đường thuỷ nội địa. Nếu các bên không muốn giao hàng qua lan can tàu thì nên sử dụng điều kiện FCA.- Cước phí trả tới (CPT): Theo điều kiện giao hàng này, người bán phải làm thủ tục thông quan XK cho hàng hoá, giao hàng cho người vận chuyển do chính người bán chỉ định và trả cước phí vận chuyển hàng hoá đến nơi quy định. Người mua phải tự chịu mọi rủi ro và các phí tổn phát sinh sau khi hàng hoá đã được giao cho người chuyên chử đầu tiên. Điều kiện này được sử dụng cho mọi phương thức vận chuyển, kể cả vận tải đa phương thức.- Cước và bảo hiểm đã trả tới (CIP): Trách nhiệm của bên bán cũng tương tự như điều kiện CPT ở trên, chỉ khác là người bán phải mua bảo hiểm (ở mức độ tối thiểu) để bảo vệ quyền lợi cho người mua khỏi bị tổn thất hàng hoá trong thời gian vận chuyển.- Giao tại biên giới (DAF): Người bán phải làm thủ tục thông quan XK và chịu mọi chi phí, rủi ro cho đến lúc giao hàng (trừ phi có thoả thuận riêng). Thời điểm giao hàng là thời điểm hàng hoá đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua trên phương tiện vận chuyển chở đến, chưa dỡ ra, chưa làm thủ tục thông 10 [...]... hoặc thuê ngoài * Khi hàng hoá gia công, hoàn thiện hoàn thành, chi phí gia công, hoàn thiện được tính vào trị giá mua của hàng nhập kho, hay chuyển đi xuất khẩu: Nợ TK 156 (1561): Trị giá mua thực tế hàng gia công hoàn thiện Nợ TK 157: Trị giá mua thực tế hàng chuyển đi xuất khẩu Có TK 154: Giá thành thực tế hàng gia công hoàn thiện b Kế toán bán hàng xuất khẩu: * Khi xuất kho hàng chuyển đi xuất khẩu,... bên Nợ TK 007 2.3.2 Kế toán giảm giá hàng bán: Phương pháp tỷ giá hạch toán: * Khi đồng ý giảm giá hàng bán: Nợ TK 532: tỷ giá thực tế Nợ (hoặc Có) TK 413: CLTG Có TK 131: tỷ giá hạch toán * Cuối tháng kết chuyển làm giảm doanh thu xuất khẩu: Nợ TK 511 (5111) Có TK 532 2.3.3 Kế toán hàng bán bị trả lại: Phương pháp tỷ giá hạch toán: Trường hợp 1: Hàng trả lại còn nằm trong niên độ kế toán (năm tài chính)... TK 331, 111, 112, : Tổng giá thanh toán của hàng mua chuyển thẳng * Khi nhận thông báo của đơn vị nhận uỷ thác về số hàng đã hoàn thành việc xuất khẩu, căn cứ vào hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan, kế toán ghi các bút toán sau: - Kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu được xác định là tiêu thụ: Nợ TK 632 Có TK 157 - Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu: + Nếu doanh nghiệp ghi theo tỷ giá giao dịch bình... xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kế toán ghi: Nợ TK 157: Trị giá thực tế hàng gửi đi xuất khẩu Có TK 156 (1561): Trị giá thực tế hàng xuất kho xuất khẩu Có TK 151 * Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lượng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT, kế toán ghi các bút toán sau: - Giá vốn hàng xuất khẩu: Nợ... ứng * Trường hợp hàng hoá cần phải hoàn thiện trước khi xuất khẩu, kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất gia công, hoàn thiện và chi phí gia công: Nợ TK 154 : Tập hợp giá mua và chi phí gia công, hoàn thiện Nợ TK 133 (1331) : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 156 (1561): Trị giá mua của hàng xuất kho để gia công Có TK 111,112,331,334,338,214, : Chi phí gia công, hoàn thiện hàng hoá tự làm... khi đàm phán, ký kết, thực hiên thanh toán và quyết toán hợp đồng - Tính toán, xác định chính xác giá mua hàng xuất khẩu, thuế và các khoản chi có liên quan đến hợp đồng xuất khẩu để xác định kết quả nghiệp vụ xuất khẩu 1.3 Chứng từ sử dụng: Để hạch toán ban đầu hàng hoá xuất khẩu, kế toán cần có đầy đủ các chứng từ liên quan, đó là: a Các chứng từ mua hàng trong nước: Hợp đồng mua hàng, phiếu xuất... Tiền hàng phải thu TK 3331 Thuế GTGT 2.3 .Kế toán các khoản làm giảm doanh thu xuất khẩu: Các khoản làm giảm doanh thu xuất khẩu bao gồm: Giảm giá hàng bán (532) và hàng bán bị trả lại (531) Về nội dung, phạm vi tính và phương pháp hạch toán thì cũng giống như kế toán bán hàng trong nước nhưng cần chú ý đến các phương pháp dùng tỷ giá nào trong qua trình hạch toán cho chính xác và nhất quán Xét các tài... * TK 131 - Phải thu của khách hàng * TK 331 - Phải trả cho người bán * TK 003 – Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi * TK 007 - Ngoại tệ các loại (nguyên tệ) 2 Phương pháp hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá 2.1 Xuất khẩu hàng hoá trực tiếp theo phương pháp khai thường xuyên 2.1.1 Kế toán xuất khẩu trực tiếp theo nghị định thư: a Kế toán mua hàng xuất khẩu * Khi mua hàng hóa để xuất khẩu: Nợ TK 156 (1561):... bởi vì, trong quan hệ này, đơn vị giao uỷ thác là đơn vị sử dụng dịch vụ của đơn vị nhận uỷ thác * Khi giao hàng cho bên nhận uỷ thác theo hợp đồng và chứng từ xuất hàng đã lập, kế toán ghi: Nợ TK 157 : Trị giá hàng gửi bán Nợ TK 133 (1331) : Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ (nếu hàng mua chuyển thẳng) Có TK 155 Có TK 156 (1561) : Xuất hàng hoá chuyển giao Có TK 151 : Hàng mua đi đường kỳ trước chuyển. .. là hàng xuất khẩu khi hàng hoá đã được trao cho bên mua, đã hoàn thành các thủ tục Hải quan Tuy nhiên, tuỳ theo phương thức giao nhận hàng hóa, thời điểm xác định hàng xuất khẩu như sau: - Nếu hàng vận chuyển bằng đường biển, hàng được coi là xuất khẩu tính ngaytừ thời điểm thuyền trưởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục hải quan để rời cảng - Nếu hàng vận chuyển bằng đường sắt, hàng . khẩu hàng hoá.- Thực trạng công tác kế toán xuất khẩu ở các doanh nghiệp Việt Nam và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa. thức hạch toán nghiệp vụ xuất khẩu. Vì lý do đó mà em đã mạnh dạn chọn đề tài Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu trong doanh nghiệp xuất

Ngày đăng: 30/11/2012, 16:39

Hình ảnh liên quan

* Bảng kê khai chi tiết (specification) - Hoàn thiện kế toán lưu chuyển Hàng hóa XK trong Doanh nghiệp XNK

Bảng k.

ê khai chi tiết (specification) Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan