Báo cáo " Sự tham gia của các nước châu Á vào hoạt động của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc" potx

8 684 2
Báo cáo " Sự tham gia của các nước châu Á vào hoạt động của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc" potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

nghiªn cøu - trao ®æi 48 T¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 PGS.TS. §inh Ngäc V−îng * 1. Các nước châu Á với vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan quan trọng nhất của Liên hợp quốc trong việc giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới. Cơ cấu của Hội đồng bảo an được quy định tại Điều 23 Hiến chương Liên hợp quốc như sau: Hội đồng bảo an gồm 15 thành viên, trong đó có 5 thành viên thường trực gồm: Trung Quốc, Pháp, Nga, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, Mỹ. Mười thành viên còn lại của Liên hợp quốc được Đại hội đồng bầu ra với tư cách là những uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an. Mười nước thành viên không thường trực được bầu theo sự phân bổ khu vực địa lí như sau: 5 nước thuộc châu Phi và châu Á; 1 nước thuộc Đông Âu; 2 nước thuộc vùng Mỹ Latinh và Caribê; 2 nước thuộc Tây Âu và các nước khác. Những uỷ viên không thường trực của Hội đồng bảo an được bầu ra với nhiệm kì 2 năm. (1) Trong việc bầu cử này, trước hết Đại hội đồng lưu ý đến sự đóng góp của các thành viên Liên hợp quốc vào việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, mức độ thực hiện các mục đích khác của Liên hợp quốc cũng như lưu ý đến sự phân bố công bằng theo khu vực địa lí. Theo thống kê của chúng tôi, cho đến nay đã có 123 nước là ủy viên của Hội đồng bảo an qua các thời kì, trong đó có 5 nước là ủy viên thường trực Hội đồng bảo an. (2) Tính đến năm 2007, có 74 nước trên tổng số 192 nước thành viên Liên hợp quốc còn đang "xếp hàng" để có nhiệm kì đầu tiên là ủy viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nếu tính riêng châu Á thì đã có 24 nước từng được bầu vào ủy viên không thường trực, Trung Quốc là thành viên thường trực và 25 nước đang "xếp hàng" vào vị trí thành viên không thường trực. (3) Trong số 24 nước châu Á được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc qua các thời kì ta có thể thấy Nhật Bản là nước châu Á được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiều kì nhất (10 nhiệm kì) và khoảng cách xa nhất giữa các nhiệm kì là 8 năm (1998 - 2005), gần nhất là 4 năm. Có thể nói Nhật Bản là nước khá đặc biệt ở châu Á trong việc tham gia hoạt động của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Nhật Bản là nước thua trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ II nhưng chỉ sau 13 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản lần đầu tiên đã * Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam Viện khoa học xã hội Việt Nam nghiªn cøu - trao ®æi T¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 49 được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Với nhiệm kì 2 năm của ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, hầu như cứ sau 4 năm Nhật Bản lại được tái bầu. Rõ ràng vai trò của Nhật Bản là rất lớn trong Liên hợp quốc. Tại sao Nhật Bản lại có vai trò lớn như vậy? Nhật Bản là một trong những nước đóng góp tài chính nhiều nhất cho Liên hợp quốc. Chẳng hạn, năm 2005, các nước thành viên đóng góp tổng cộng 1,83 tỉ USD cho Liên hợp quốc, trong số này Nhật Bản đóng góp 338 triệu USD, chiếm 19,47% và chỉ đứng sau Mỹ với 22%. Trong 5 thành viên Hội đồng bảo an, ngoại trừ Mỹ, tổng số tiền của 4 nước còn lại đóng góp cho Liên hợp quốc chưa bằng Nhật Bản. Số tiền Trung Quốc đóng góp cho Liên hợp quốc chỉ chiếm 2,1%, Nga là 1,1%, Anh 6,1% và Pháp 6%. (4) Rõ ràng là nếu trong thời kì đầu mới thành lập, các nước có vai trò lớn trong Liên hợp quốc là các nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ II thì sau này vai trò này càng mờ nhạt, nhường chỗ cho vai trò của sức mạnh kinh tế, nhất là việc đóng góp kinh phí cho hoạt động của Liên hợp quốc. (5) Nếu Nhật Bản cắt giảm kinh phí đóng góp cho Liên hợp quốc sẽ gây khó khăn cho Tổ chức này về mặt tài chính. Việc Nhật Bản tuyên bố sẽ cắt giảm ngân sách đóng góp cho Liên hợp quốc đang làm bùng nổ những cuộc tranh cãi quyết liệt xung quanh trách nhiệm của các nước thành viên. Một số nước cho rằng Liên hợp quốc không phải là nơi mà các thành viên có thể đòi hỏi vị trí, quyền lợi dựa trên số tiền mà họ đóng góp vì làm như vậy tổ chức lớn nhất thế giới này sẽ bị lệ thuộc. Nếu Nhật Bản cắt giảm khoản tài chính đóng góp cho Liên hợp quốc thì các thành viên khác chắc chắn sẽ phải tăng khoản đóng góp của họ cho Liên hợp quốc vì tổ chức này vốn đang rất eo hẹp về tài chính để chi cho nhiều hoạt động mang tính toàn cầu. Tiếp theo sau Nhật Bản, Ấn Độ và Pakistan là hai nước châu Á đã tham gia nhiều nhiệm kì ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (mỗi nước 6 nhiệm kì). Nếu chỉ tính riêng 10 nước ASEAN, đã có 6 nước được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng bảo an: Philippine (4 nhiệm kì), Indonesia (3 nhiệm kì), Malaysia (3 nhiệm kì), Singapore (1 nhiệm kì), Thái Lan (1 nhiệm kì) và Việt Nam (1 nhiệm kì). Hiện 3 nước thành viên của ASEAN chưa được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là Lào, Campuchia, Brunei. Theo quy định tại Điều 27 Hiến chương Liên hợp quốc, khi bỏ phiếu biểu quyết để thông qua các quyết định, nghị quyết của Hội đồng bảo an, mỗi thành viên Hội đồng bảo an có một lá phiếu; những nghị quyết của Hội đồng bảo an về các vấn đề thủ tục được thông qua khi 9 uỷ viên Hội đồng bỏ phiếu thuận; những nghị quyết của Hội đồng bảo an về các vấn đề khác được thông qua sau khi 9 uỷ viên của Hội đồng bảo an, trong đó có tất cả các uỷ viên thường trực bỏ phiếu thuận, dĩ nhiên là bên đương sự trong tranh chấp sẽ không bỏ phiếu về các nghị quyết theo quy định nghiªn cøu - trao ®æi 50 T¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 tại Chương VI và khoản 3 Điều 52 Hiến chương Liên hợp quốc. Như vậy, các thành viên không thường trực và thường trực của Hội đồng bảo an đều có quyền ngang nhau trong việc thảo luận các vấn đề về hoà bình, an ninh thế giới và trong việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng bảo an. Tất cả các thành viên của Hội đồng bảo an đều có một phiếu khi biểu quyết để thông qua các quyết định và nghị quyết của Hội đồng bảo an. Khi biểu quyết về các vấn đề tổ chức, thủ tục, chỉ cần 9 phiếu thuận thì nghị quyết được thông qua, không phụ thuộc vào số phiếu thuận đó thuộc về các thành viên không thường trực hay thành viên thường trực. Tuy nhiên, đối với các nghị quyết về vấn đề hoà bình và an ninh thế giới thì ngoài yêu cầu số phiếu thuận phải là 9/15 còn có yêu cầu là không thành viên thường trực nào bỏ phiếu chống. Đây chính là quyền phủ quyết của các thành viên thường trực Hội đồng bảo an. Quyền phủ quyết (veto) là việc một nước thành viên thường trực Hội đồng bảo an có khả năng ngăn cản việc thông qua một nghị quyết không liên quan đến thủ tục bằng một phiếu chống của mình kể cả khi tất cả các nước thành viên khác, thường trực và không thường trực bỏ phiếu tán thành. Nói cách khác, đây là việc thực hiện nguyên tắc đồng thuận giữa năm nước uỷ viên thường trực. Trong suốt quá trình hoạt động của mình với tư cách uỷ viên thường trực, tất cả năm nước này đều đã áp dụng quyền phủ quyết của mình trong đó hai nước Mỹ và Liên Xô (cũ) là những nước sử dụng nhiều nhất. Nếu như một nước uỷ viên thường trực không ủng hộ hoặc không muốn biểu thị sự ủng hộ của mình đối với một nghị quyết đồng thời cũng không muốn ngăn cản việc thông qua nghị quyết, nước đó có thể bỏ phiếu trắng (6) hoặc không tham gia bỏ phiếu, hành động này không bị coi là phủ quyết và nghị quyết vẫn được thông qua. Thông thường, các nước uỷ viên Hội đồng bảo an cố tìm cách dàn xếp trước để nghị quyết có thể được thông qua. Tuy nhiên, đã không ít lần, nhiều nước, cho dù biết trước dự thảo nghị quyết của mình sẽ bị phủ quyết nhưng vẫn đưa ra bỏ phiếu nhằm gây sức ép chính trị. 2. Các nước châu Á và vấn đề cải tổ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Năm 2005, nhân loại kỉ niệm 60 năm ngày thành lập Liên hợp quốc - tổ chức quốc tế lớn nhất toàn cầu hiện có 192 nước thành viên, được hình thành sau Chiến tranh thế giới lần thứ II. Hơn 60 năm qua Liên hợp quốc đã góp phần to lớn trong việc bảo đảm hoà bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, thế giới hôm nay đã có nhiều đổi thay, nhân loại đang đứng trước những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc số 55/2 về Tuyên bố thiên niên kỉ của Liên hợp quốc được thông qua tại Phiên họp toàn thể thứ 8 ngày 8/9/2002 đã khẳng định các nước thành viên Liên hợp quốc sẽ cố gắng bằng mọi cách để làm cho Liên hợp quốc trở thành công cụ có hiệu quả hơn nhằm thực hiện tất cả các ưu tiên: Cuộc chiến vì sự phát triển của tất cả các dân tộc trên thế giới; cuộc chiến chống đói nghèo, dốt nát và bệnh tật; cuộc chiến chống bất nghiªn cøu - trao ®æi T¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 51 công; cuộc chiến chống bạo lực, khủng bố và tội phạm; cuộc chiến chống tình trạng xuống cấp và hủy hoại môi trường. Tuyên bố thiên niên kỉ cũng đặt vấn đề cải tổ Liên hợp quốc để tổ chức này hoạt động hiệu quả hơn trong việc duy trì hoà bình và an ninh bằng cách cung cấp cho Liên hợp quốc những nguồn lực và công cụ cần thiết để ngăn chặn xung đột, giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, giữ gìn, củng cố hoà bình và tái thiết sau xung đột, cụ thể là: - Khẳng định Đại Hội đồng là cơ quan đại diện, làm chính sách và tranh luận chủ yếu của Liên hợp quốc đồng thời tạo mọi điều kiện để Đại hội đồng thực hiện vai trò của mình một cách có hiệu quả. - Tăng cường nỗ lực chung nhằm thực hiện cuộc cải tổ toàn diện Hội đồng bảo an ở tất cả các khía cạnh của nó. - Tăng cường hơn nữa Hội đồng kinh tế và xã hội, trên cơ sở phát huy những thành quả thu được trong thời gian gần đây nhằm giúp Hội đồng hoàn thành nhiệm vụ được Hiến chương giao phó. - Tăng cường Tòa án công lí quốc tế nhằm bảo đảm công lí và thực thi luật pháp trong các vấn đề quốc tế. - Khuyến khích các cuộc tham khảo và phối hợp thường xuyên giữa các cơ quan chủ yếu của Liên hợp quốc nhằm thực hiện các chức năng của mình. - Bảo đảm cung cấp cho Liên hợp quốc cơ sở nguồn lực kịp thời và có thể dự báo trước mà Liên hợp quốc cần có để thực thi sứ mệnh của mình. - Kêu gọi Ban thư kí sử dụng tốt nhất những nguồn lực này, phù hợp với các thủ tục và quy chế đã được Đại hội đồng chấp thuận. - Xúc tiến việc tuân thủ triệt để Công ước về sự an toàn của tổ chức và nhân viên Liên hợp quốc. - Bảo đảm sự gắn kết về chính sách và sự hợp tác tốt hơn giữa Liên hợp quốc, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức thuộc hệ thống Bretton Woods và Tổ chức thương mại thế giới cũng như các tổ chức đa phương khác nhằm mục đích thực hiện phương pháp tiếp cận được phối hợp đầy đủ đối với các vấn đề về hoà bình và phát triển. - Tăng cường sự hợp tác giữa Liên hợp quốc và nghị viện các nước thông qua tổ chức thế giới của họ là Liên minh các nghị viện trên các lĩnh vực như hoà bình và an ninh, phát triển kinh tế và xã hội, luật pháp quốc tế và nhân quyền, dân chủ và vấn đề giới. - Tạo thêm cơ hội cho khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự nói chung để họ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu và chương trình của Liên hợp quốc. Trong công cuộc cải tổ toàn diện Liên hợp quốc thì vấn đề cải tổ Hội đồng bảo an đang được đặt ra như nhiệm vụ cấp bách cần phải hoàn tất trong năm 2005. Ngày 23/5/2005 Tổng thư kí Liên hợp quốc Kofi Annan đã phải vận động từng nước trong nỗ lực thuyết phục đạt được sự đồng thuận về kế hoạch cải tổ Hội đồng bảo an do ông đề nghị. Đức, Brazil, Nhật Bản, Ấn Độ (ứng cử viên 4 ghế thường trực Hội đồng bảo an) đã vấp phải sự phản đối của khoảng 20 nước - những nước ủng hộ mở nghiªn cøu - trao ®æi 52 T¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 rộng Hội đồng nhưng không thêm ghế thường trực. Sau khi vận động hai phía của ông Kofi Annan, Đại sứ Đức Gunter Pleuger nói rõ rằng 4 nước nói trên đã soạn một dự thảo nghị quyết để đưa ra trước Đại hội đồng Liên hợp quốc vào giữa tháng 6/2005 để tìm sự đồng thuận sau 12 năm thảo luận mà không đạt kết quả. Đại sứ Pakistan, Nunir Akram phản đối dự thảo nghị quyết trên, loại trừ tất cả ý định bỏ phiếu và muốn đối thoại được tiếp tục. Ông Annan đã yêu cầu các nước thành viên xem xét lại cơ cấu Hội đồng bảo an trong kế hoạch cải tổ rộng rãi Liên hợp quốc do ông soạn thảo và đưa ra vào giữa tháng 9/2005. Qua nhiều phiên họp toàn thể Đại hội đồng Liên hợp quốc và các cuộc thảo luận rộng rãi ở các khối nước, các nước thành viên vẫn chưa đạt được đồng thuận về cải tổ Hội đồng bảo an. Cải tổ Hội đồng bảo an và vấn đề thành viên thường trực của Hội đồng phản ánh quan niệm về thực trạng thế giới ngày nay đã có nhiều chuyển biến so với thời điểm Liên hợp quốc ra đời năm 1945. Trước đây, Tổng thư kí Kofi Annan đề nghị tăng số quốc gia hội viên lên thành 24, với 2 phương án: Phương án 1: Tăng thêm 6 thành viên thường trực không có quyền phủ quyết: Châu Á (2), châu Phi (2), châu Âu (1) và châu Mỹ (1), cộng thêm 3 thành viên không thường trực với nhiệm kì 2 năm. Phương án 2: Thêm 8 thành viên mới với nhiệm kì 4 năm: Châu Phi, châu Á, châu Âu và châu Mỹ có 2 đại diện. Ngoài ra, còn có một thành viên không thường trực với nhiệm kì 2 năm. Việc phác thảo kế hoạch cải tổ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có lẽ không gặp phản ứng nào từ phía các nước thành viên Liên hợp quốc cũng như các nước ủy viên thường trực và không thường trực của Hội đồng bảo an. Tuy nhiên, khi đi vào các phương án thực hiện cụ thể đã xuất hiện nhiều xung đột, mâu thuẫn khó có thể vượt qua được. Đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy các phiên họp toàn thể cũng như các cuộc thảo luận giữa các khối nước trong Đại hội đồng Liên hợp quốc có thể loại bỏ được những bất đồng sâu sắc giữa các liên minh có lập trường mâu thuẫn nhau về cải tổ Hội đồng bảo an. Hầu hết các nước thành viên Liên hợp quốc đều nhận thức rằng Hội đồng bảo an không hề mang tính đại diện. 5 trong số 15 ghế của Hội đồng này là các ủy viên thường trực có quyền phủ quyết, trong khi 186 quốc gia còn lại chỉ được luân phiên ngồi vào 10 ghế còn lại và không hề có quyền phủ quyết. Nhật Bản và Đức là hai nước đóng góp cho ngân sách Liên hợp quốc lớn thứ hai và thứ ba sau Mỹ tin rằng họ có đủ điều kiện ngồi vào chiếc ghế thường trực Hội đồng bảo an. Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới và Brazil, quốc gia lớn nhất khu vực Mỹ La tinh cũng đều cho rằng họ xứng đáng để nắm ghế thường trực Hội đồng bảo an. Ai Cập, Nigeria và Nam Phi thì cho rằng châu Phi xứng đáng có được 2 ghế thường trực. Tuy nhiên, tất cả những nước đang khao khát chiếc ghế ấy đều gặp phải sự phản đối từ nước khác. Pakistan phản đối Ấn Độ, nghiªn cøu - trao ®æi T¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 53 Mexico thì phản đối Brazil và đó là nguyên nhân khiến nhiều năm tranh cãi về vấn đề cải tổ cơ chế thành viên của Hội đồng bảo an đều không có kết quả. Anh, Pháp, Nga ủng hộ cả 4 nước Nhật Bản, Đức, Brazil, Ấn Độ nhưng Trung Quốc cùng với Hàn Quốc và Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên đều không muốn Nhật Bản có được vị trí này vì sợ rằng Nhật kết hợp chặt chẽ với Mỹ để khống chế vùng Đông Á. Riêng Italia bất mãn vì thấy mình là một trong những nước lớn tại châu Âu không là thành viên thường trực Hội đồng bảo an nên không ủng hộ Đức. Pakistan chống việc Ấn Độ giữ vai trò quan trọng ở vùng Nam Á. Mexico, Argentina và đa số những nước nói tiếng Tây Ban Nha ở Nam Mỹ không tán thành Brazil là nước nói tiếng Bồ Đào Nha. Mỹ ủng hộ Nhật Bản nhưng nghi ngờ Đức khi quốc gia này phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Iraq. Các nước ủng hộ Nhật Bản trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an đều tỏ ý lo ngại rằng Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản là điều cản trở việc này. Điều đó có nghĩa là nếu muốn trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an thì Nhật Bản phải sửa Hiến pháp. Thủ tướng Nhật Bản Kozumy cho rằng ở đây không có vấn đề gì cả, Nhật Bản vẫn có thể trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an cho dù Hiến pháp Nhật Bản có điểm khác so với hiến pháp các nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an hiện nay. (7) Liên minh bốn nước Nhật Bản, Đức, Brazil, Ấn Độ (gọi tắt là G4) đã đưa ra Dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về cải tổ Hội đồng bảo an. Theo dự thảo này, các nước ủy viên thường trực mới sẽ không có ngay quyền phủ quyết mà phải đợi 15 năm sau ngày nghị quyết có hiệu lực, việc này mới được Đại hội đồng Liên hợp quốc xem xét. G4 cũng đề nghị Liên hợp quốc thực hiện ba bước đi (tháng sáu thông qua phương án cải tổ; tháng bảy xác định ứng cử viên Hội đồng bảo an và định thời gian bầu cử, cuối cùng là sửa đổi Hiến chương). Về phương án cải tổ, G4 đề nghị tăng thêm một ghế không thường trực cho khối Đông Âu. Còn về sửa đổi Hiến chương, G4 đề nghị bỏ "điều khoản kẻ thù cũ", ám chỉ những nước thuộc trục phát xít cũ là Đức, Ý, Nhật. Mỹ ủng hộ Nhật Bản nhưng không ủng hộ Đức. Trong kiến nghị của mình, các nước G4 cũng đề nghị xem xét để hai nước châu Phi trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an là Ai Cập và Cộng hoà Nam Phi đồng thời mở rộng thành phần các ủy viên không thường trực. Đây là sự nhân nhượng của G4 nhằm nhanh chóng trở thành ủy viên thường trực Hội đồng bảo an, nhất là sau khi Trung Quốc cho biết sẽ chống tới cùng việc Nhật Bản tham gia Hội đồng bảo an. Theo Trung Quốc, Hội đồng bảo an cần được mở rộng thêm với các thành viên mới là các nước đang phát triển. Các nước G4 cũng đưa ra kiến nghị về trình tự bầu các ủy viên Hội đồng bảo an, đó là chỉ bầu tại Đại hội đồng theo nguyên tắc bỏ phiếu kín. Italia, Pakistan, Hàn Quốc đề nghị không tăng số ủy viên thường trực mà tăng số ủy viên không thường trực được phân đều cho nghiªn cøu - trao ®æi 54 T¹p chÝ luËt häc sè 1/2009 các khu vực trên thế giới. Trong cải tổ Hội đồng bảo an, gần như chắc chắn có 2 nước của Liên minh châu Phi trở thành thành viên mới của Hội đồng bảo an. Tuy nhiên, 2 thành viên này có quyền phủ quyết hay không hiện vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh 2 ghế thường trực, Liên minh châu Phi gồm 53 quốc gia cũng đang yêu cầu dành cho họ thêm 5 ghế thành viên không thường trực tại Hội đồng bảo an để cả 5 khu vực của châu Phi đều có đại diện tại cơ quan đầy quyền lực này. Cải cách Hội đồng bảo an chỉ là một phần trong tiến trình cải cách toàn bộ Liên hợp quốc, trong đó các biện pháp khôi phục quyền lực của Đại hội đồng và làm cho Hội đồng kinh tế-xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) trở nên hiệu quả hơn là không thể thiếu được. Việt Nam đã và sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực làm cho Hội đồng bảo an có tính đại diện cao hơn, dân chủ hơn, hiệu quả hơn và minh bạch hơn. Hoạt động cải tổ thực sự Hội đồng bảo an chỉ được coi là hoàn thành khi nào quá trình cải tổ đạt tới việc vừa tăng số lượng thành viên Hội đồng bảo an, vừa cải thiện được các phương pháp làm việc của Hội đồng bảo an. Việc sử dụng quyền phủ quyết của Hội đồng bảo an nên được giới hạn. Cải tổ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc phải toàn diện, phải được thực hiện trong khuôn khổ tăng cường quyền lực của Đại hội đồng, dựa trên sự minh bạch và các nguyên tắc dân chủ và được tiến hành phù hợp với mục đích thực sự của nó. Với những bất đồng gay gắt hiện nay giữa các nước ủy viên thường trực Hội đồng bảo an về kết nạp các nước khác vào ghế ủy viên thường trực, nhất là trong việc để các nước ủy viên thường trực mới có quyền phủ quyết thì việc mở rộng Hội đồng bảo an chỉ có thể tiến hành dễ dàng với các nước sẽ trở thành ủy viên không thường trực. Điều khó khăn nhất là các nước ủy viên thường trực hiện nay không muốn chia sẻ quyền phủ quyết cho các nước khác. Tuy nhiên, nếu tăng thêm số lượng ủy viên thường trực nhưng lại không cho các nước này có quyền phủ quyết thì quyền bình đẳng giữa các nước ủy viên thường trực sẽ bị vi phạm. Phương án của G4 về việc các ủy viên thường trực mới sẽ không có ngay quyền phủ quyết mà phải đợi 15 năm sau ngày nghị quyết có hiệu lực có lẽ là phương án tối ưu, dung hoà giữa các nước ủy viên thường trực cũ và mới của Hội đồng bảo an. Việc mở rộng thành phần Hội đồng bảo an chỉ có thể được thực hiện nếu tính tới phương án của G4. Các phương án khác chỉ có thể được chấp nhận nếu Đại hội đồng thông qua nghị quyết về phương pháp mở rộng Hội đồng bảo an: Bỏ phiếu kín tại Đại hội đồng mà không cần đến quyết định của Hội đồng bảo an. Vấn đề quyền phủ quyết của các ủy viên thường trực cũ và mới của Hội đồng bảo an cũng nên xác định rõ trong một nghị quyết như vậy của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Cuộc đấu tranh cải tổ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cho thấy các nước châu Á cũng đã có những ứng viên sáng giá cho vị trí ủy viên thường trực Hội đồng bảo an, đó là Ấn Độ và Nhật Bản. Tuy nhiên, cũng chính các nước châu Á đang cản chân nhau nghiên cứu - trao đổi Tạp chí luật học số 1/2009 55 vo Hi ng bo an Liờn hp quc. Nu xột v mc úng gúp v tm nh hng trong quan h quc t thỡ n v Nht Bn u xng ỏng cú v trớ y viờn thng trc Hi ng bo an Liờn hp quc. mc nht nh vai trũ ca Nht Bn cú th ni tri hn. Tuy nhiờn nu Nht Bn tr thnh y viờn thng trc Hi ng bo an Liờn hp quc thỡ vai trũ ca Nht Bn s ni tri trong khu vc ụng Bc . Cỏi ú khú cú th c Trung Quc v Hn Quc chp nhn. Trong khi ú, uy tớn ca Liờn hp quc ngy cng gim sỳt, mt phn l do thỏi coi thng Liờn hp quc ca cỏc nc phng Tõy, mt phn l do tõm trng bt bỡnh ngy cng tng ca nhng nc ang phỏt trin, h coi th tc thụng qua quyt nh v c cu hin nay ca Liờn hp quc ó li thi, ó khụng cũn thớch hp vi nhng hin thc mi ca th gii hin i. Hu nh tt c cỏc nc thnh viờn Liờn hp quc u nht trớ ó n lỳc cn ci t Liờn hp quc nhng iu ny li khụng th lm c trong khuụn kh cỏc quy tc hin hnh bi vỡ bt kỡ s sa i no trong Hin chng Liờn hp quc u phi c s ng thun ca 5 nc y viờn thng trc Hi ng bo an v ca hai phn ba cỏc nc hi viờn Liờn hp quc, sau ú, cũn phi c Quc hi ca tng nc phờ chun. T trc n nay, 5 nc y viờn thng trc hon ton tha món vi quy ch hin nay ca h nờn h khụng mun ci t Hi ng bo an. iu ti a cú th t c trong hon cnh hin nay l tng thờm s lng thnh viờn Hi ng bo an bng cỏch tha món yờu cu ca c, Nht Bn, Brazil v n . Bn nc ny sn sng t b quyn ph quyt v ch yờu cu c lm y viờn thng trc ng thi tha món yờu cu m rng quyn i din ca cỏc nc chõu , chõu Phi v M Latinh. Vit Nam ó nhiu ln khng nh ng h Nht Bn tr thnh y viờn thng trc Hi ng bo an Liờn hp quc. (8) Dự phng ỏn no c a ra thỡ cỏc nc chõu , trong ú cú Trung Quc, n v Nht Bn cng s c chỳ ý. Tuy nhiờn, cỏc cng quc hin ang l y viờn thng trc Hi ng bo an Liờn hp quc khú cú th chia s quyn lc ca mỡnh trong th gii y bin ng hin nay./. (1). Tuy nhiờn, ln u tiờn sau khi tng s u viờn ca Hi ng bo an c nõng t 11 lờn 15 thỡ 2 trong s 4 u viờn khụng thng trc b sung s c bu vi nhim kỡ 1 nm. Nhng u viờn va món nhim khụng c bu li ngay. (2).Xem: http://www.un.org (3.Xem: http://www.un.org/Docs/sc/ (4).Xem: http://vietbao.vn/The-gioi/Tranh-cai-trach- nhiem-nuoi-Lien-Hop-Quoc/70025380/159/ (5). Mc phớ ca cỏc thnh viờn c tớnh toỏn theo mt cụng thc phc tp c xỏc nh li 3 nm mt ln. Mt ngh quyt v mc phớ úng gúp vo ngõn sỏch 2 t USD hng nm ca Liờn hp quc giai on 2007-2009 ó quy nh mc úng gúp ca M khụng thay i l 22% v tng mc úng gúp ca Nga t mc 1,1% lờn mc 1,2%. (6). Phiu trng ng ngha vi vic khụng tham gia b phiu (7).Xem: http://www.inopressa.ru (8).Xem: Tuyờn b chung Vit Nam-Nht Bn ngy 24/10/2006 Bỏo nhõn dõn ngy 25/10/2006. . 1. Các nước châu Á với vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc Hội đồng bảo an Liên hợp quốc là cơ quan quan trọng nhất của Liên. Bản tham gia Hội đồng bảo an. Theo Trung Quốc, Hội đồng bảo an cần được mở rộng thêm với các thành viên mới là các nước đang phát triển. Các nước G4

Ngày đăng: 09/03/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan