Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy

136 2.5K 13
Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của Công ty TNHH một thành viên Giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1 BẢN CAM ĐOAN 101 DANH MỤC BẢNG BIỂU - ĐỒ THỊ - SƠ ĐỒ 101 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA 3 1.1. M

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpLỜI MỞ ĐẦUViệt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Điều này mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức. Tuy vậy, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao được khẳng định.Hoà chung với xu thế khu vực hoá, quốc tế hoá nền kinh tế, để thực hiện chủ trương của Đảng Nhà nước ta về xây dựng một nền kinh tế mở, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung quan hệ xuất nhập khẩu nói riêng là một đòi hỏi tất yếu khách quan. Ở nước ta, công nghiệp da giầymột trong những lĩnh vực có vị trí quan trọng - được xem là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế. Năm 1960, Đảng Nhà nước ta đã xác định giầy dép là một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Vì vậy, việc phát triển mạnh ngành công nghiệp da giầy là hoàn toàn phù hợp với chủ trương thay thế nhập khẩu, hướng về xuất khẩu, tận dụng được lợi thế của đất nước về nhân công, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đìnhmột trong những lực lượng quan trọng của ngành công nghiệp da giầy nước ta. Trong thời gian thực tập tại công ty, được tìm hiểu về các hoạt động của công ty đặc biệt là hoạt động xuất khẩu giầy, em nhận thấy thị trường xuất khẩu chính của công tythị trường EU. Tuy vậy hiệu quả xuất khẩu của công ty sang thị trường này chưa cao do rất nhiều nguyên nhân trong đó có hai nguyên nhân chủ yếu: Một là do công ty gặp phải sự cạnh tranh rất lớn của các doanh nghiệp sản xuất –xuất khẩu giầy dép khác trên thị trường EU.Hai là do công ty vẫn chỉ xuất khẩu giầy sang thị trường EU qua trung gian. Do vậy mà hiệu quả xuất khẩu mang lại chưa cao. Với thực tế như vậy, việc tìm ra giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU một cách hiệu quả hơn là một điều cần thiết. Vì vậy, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpmột thành viên giầy Thượng Đình - Thực trạng giải pháp thúc đẩy”. Đề tài này được trình bày thành ba chương: Chương 1: Một số vấn đề về hoạt động xuất khẩu giầy ở các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường ở nước ta.Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình.Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình.Em hy vọng với đề tài này có thể giúp công ty tìm ra được giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU hiệu quả hơn.2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpCHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIẦY DÉP Ở CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA1.1. Mặt hàng giầy dép đặc điểm của xuất khẩu mặt hàng giầy dép.1.1.1. Đặc điểm của mặt hàng giầy dép. Về phương diện tiêu dùng: Giầy dép là một trong các sản phẩm tiêu dùng thời trang không thể thiếu được. Tất cả mọi người từ mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp đặc biệt là thanh niên nam, nữ rất quan tâm đến giầy dép bởi thông qua giầy dép, trang phục mà họ sử dụng thể hiện phần nào phong cách sống, thẩm mỹ, thói quen tiêu dùng của họ. Khi đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về giầy dép cũng tăng lên không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng mẫu mã. Ví dụ: Trung bình một người dân EU sử dụng 4 đôi giầy/năm, tiêu thụ hàng năm xấp xỉ 1,5 tỷ đôi các loại trong đó 60% là nhập khẩu từ các nước khác. Đến năm 2010 số lượng giầy dép nhập khẩu từ ngoài EU vào khoảng 1,8 tỷ đôi.Thị trường Mỹ Bắc Mỹ tiêu thụ hàng năm là 1,6 – 1,8 tỷ đôi trong đó 90% là giầy nhập khẩu từ các nước khác. Ở thị trường Nhật Bản, trung bình một người dân tiêu thụ 3 đôi giầy/năm. Mức cầu trung bình về giầy của Ấn Độ là 1,5 đôi/người/năm. Đi một đôi giầy với cảm giác thoải mái, tự tin, chất lượng tốt mẫu mã độc đáo là cái mà người tiêu dùng cần. Chính vì vậy, giầy dép luôn cần được thay đổi để uyển chuyển nhạy bén với thị trường nhu cầu đa dạng đó.Thị trường giầy dép hiện nay chủng loại rất đa dạng phong phú với chất lượng ở các mức độ khác nhau tùy theo nhu cầu thị hiếu của khách hàng: •Phân loại theo dạng của giầy: Giầy cao cổ, giầy thấp cổ, dép xăngđan…•Phân theo nguyên liệu làm đế giầy: Giầy đế cao su, giầy đế nhựa hoá học…•Phân theo mục đích sử dụng: Người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn với3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpcác loại sản phẩm khác nhau như: Dép lê: Dùng để đi trong nhà, bãi biển, thích hợp khí hậu nóng.Các loại sandal thể thao: Dùng để mang thông dụng ngoài trời cho những vùng khí hậu nóng, phù hợp tính thời trang, dã ngoại.Dép da nữ: Dùng để mang trong những buổi tiệc hoặc dạ hội.Giày chạy: Có đặc điểm nhẹ, êm, thoáng, mũ quai có thể co dãn được, phần đế sử dụng nhựa PU thích hợp cho thể thao chạy bộ.Giầy tây: Dùng để mang thông dụng trong công sở, tiệc tùng…Hài: Dùng để đi trong nhà, thích hợp cho cả hai mùa: Mùa nóng mùa hè.Ngoài ra còn có: Giày tennis, giầy leo núi, giày trượt tuyết….Như vậy, tùy thuộc vào túi tiền, vào mục đích sử dụng, gu thẩm mỹ của từng người mà người tiêu dùng có thể chọn cho mình một sản phẩm ưng ý nhất.Giầy dép là một bộ phận của thời trang, là biểu tượng của trình độ, tình trạng tiêu dùng xã hội, là tiếng nói của bản sắc văn hoá cộng đồng sử dụng. Cho nên các sản phẩm giầy dép luôn chiếm được sự quan tâm trên thị trường quốc tế. Về phương diện sản xuất: Ngành công nghiệp da giầymột ngành thu hút rất nhiều lao động vào sản xuất. Sản xuất hàng giầy dép cần nhiều lực lượng lao động mà lại không đòi hỏi quá cao về trình độ kỹ thuật. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện của nước ta: Đó là một quốc gia đông dân với cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động phổ thông rất dồi dào, người lao động rất cần cù, chăm chỉ, thông minh, nhanh nhạy trong việc nắm bắt những kiến thức mới; Thêm vào đó, Việt Nam là một đất nước nhiệt đới cho nên khí hậu rất phù hợp cho việc trồng các loại cây đặc biệt là cây cao su – Nhựa cao su là một trong những nguyên liệu chính cho sản xuất đế giầy. Tính đến nay, vừa tròn 111 năm cây cao su được du nhập vào Việt Nam (1897) 100 năm hình thành những đồn điền kinh doanh (1907). Diện tích trồng cây cao su đã tăng rất nhanh, từ 7.077 ha tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ vào năm 1920 đã tăng lên đến 480.200 ha trên cả nước, cho tổng sản lượng mủ cao su khai thác đạt 468.600 tấn. Theo các chuyên gia ở Tập đoàn Cao su Việt Nam, vào năm 2010, diện tích cao 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpsu có thể đạt mức 700.000 ha, cho sản lượng mủ trên 600.000 tấn. Đây đúng là một thuận lợi cho việc sản xuất giầy dép.Bên cạnh cây cao su, nước ta cũng là một trong số những nước có ngành chăn nuôi rất phát triển, cho nên đâymột trong những nguồn lớn cung cấp các loại da cho sản xuất giầy dép. Theo số liệu của Viện nghiên cứu Da giầy Việt Nam, với đàn trâu bò khoảng trên 7 triệu con mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 3,5%, mỗi năm có thể thu mua được khoảng 700.000 con da, ước khoảng 15.000 tấn/năm, có thể đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở thuộc da hiện nay. Bên cạnh đó, cả nước có trên 40 triệu con lợn, mỗi con trung bình thu được 7kg da, nếu tận thu được 100% nguồn da nguyên liệu thì sẽ thu được lượng da không nhỏ, có thể thay thế việc nhập ngoại da lót từ Trung Quốc, Đài Loan. Như vậy có thể phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất của ngành giầy dép nước ta.Không những thế, trong quá trình công nghiệp hoá đất nước, Đảng Nhà nước ta cũng đề ra chủ trương cần phải phát triển nhanh, mạnh, vững chắc các ngành công nghiệp trước hết là công nghiệp chế biến với khả năng cạnh tranh cao, chú ý phát triển các ngành công nghiệp tốn ít vốn, thu hút nhiều lao động, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trên cơ sở phát huy nội lực, thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài, tích cực chủ động thâm nhập vào thị trường quốc tế. Cho nên ngành da giầy có rất nhiều điều kiện để phát triển sản xuất. Quy trình sản xuất giầy dép được chia thành nhiều công đoạn nhỏ, đây là cơ sở để bố trí từng người lao động cụ thể việc thao tác được chuyên môn hoá. Thao tác càng đơn giản thì thời gian đào tạo càng nhanh, để đào tạo cho một người lao động sản xuất hàng giầy dép chỉ từ hai đến ba thàng là có thể đáp ứng ngay được công việc mà kinh phí lại ít tốn kém.Không những thế, do trong công nghệ sản xuất giầy có rất nhiều công đoạn trong đó có những công đoạn phải làm các chi tiết rất cầu kỳ đòi hỏi phải làm thủ công mới đạt được yêu cầu, cho nên công nghệ sản xuất rất khó có thể tự động hoá hoàn toàn. Vì vậy quá trình sản xuất giầy đòi hỏi nhiều lao động.5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpMặt khác, vốn đầu tư cho một chỗ làm việc không nhiều. Đây được coi là một thuận lợi cho việc đầu tư vào sản xuất trong ngành giầy dép. Ngành công nghiệp giầy dép đã có sự chuyển biến nhanh chóng từ cách làm bằng tay, cá thể, từ các cơ sở sản xuất nhỏ rồi đến các cơ sở sản xuất lớn đến nay đã trở thành một ngành công nghiệp có tầm cỡ.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu mặt hàng giầy dép ở nước ta.Trong thời buổi hiện nay, nhu cầu giao tiếp xã hội là rất cao cho nên cơ hội cho ngành giầy dép phát triển là rất lớn. Giầy dép sản xuất ra không chỉ dành cho tiêu dùng nội địa mà đồng thời với đó là để xuất khẩu, để bán cho nước ngoài. Cho nên chúng ta phải bán những gì mà người ta cần chứ không bán những gì mà mình có. Số lượng giầy dép tiêu thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tốc độ tăng dân số hàng năm, mức tăng thu nhập yếu tố giá cả… Vì vậy để xuất khẩu giầy dép sang các thị trường khác nhau thì chúng ta phải nghiên cứu tiêu chuẩn của các nước đó sau đó áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đó vào các sản phẩm của mình để nhằm sản xuất ra các sản phẩm phù hợp.Đối với Việt Nam, trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế, tận dụng được lợi thế so sánh đặc biệt trên cơ sở nền sản xuất nhiều nhân công với chi phí thấp, nguyên liệu sản xuất dồi dào đã tạo điều kiện cho sản xuất xuất khẩu giầy dép phát triển. Ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam là một trong những ngành có lợi thế xuất khẩu, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam, đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu sau dầu thô dệt may.Mặc dù sản xuất giầy dép ở Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng sản xuất giầy dép là ngành có mức tăng trưởng cao trong những năm qua hiện nay được coi là một trong những ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển hàng tiêu dùng hướng ra xuất khẩu ở nước ta. Giầy dép là mặt hàng nằm trong nhóm hàng chế biến xuất khẩu (gồm có: Dệt may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ…) - một trong ba nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực (nhóm hàng nông thuỷ sản; nhóm khoáng sản nhóm hàng chế biến) đã được Nhà Nước ta đề ra vào những năm 1960.6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpSản phẩm giầy dép Việt Nam chủ yếu dùng cho xuất khẩu (> 90%) đã có mặt trên 40 nước. Thị trường chủ yếu của ngành giầy dép hiện hay vẫn là các nước thuộc EU, chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mỹ là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ nhập khẩu gia tăng mạnh trong thời gian qua đặc biệt là từ sau khi Việt Nam ký kết Hiệp định song phương với Mỹ Việt Nam gia nhập WTO. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, thời hạn giao hàng chủng loại sản phẩm. Ngoài 3 thị trường này, giày dép của Việt Nam còn xuất khẩu sang một số thị trường khác trong đó có nhiều khách hàng đến từ nhiều khu vực khác trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta trong những năm qua tăng lên nhanh chóng. Hiện nay Việt Nam đang đứng thứ tư trong số các nước xuất khẩu giầy dép lớn nhất thế giới sau Trung Quốc, Hồng Kông, Italia.Ngành công nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép nước ta thu hút được nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia trong đó lớn nhất là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 41%), tiếp theo là các doanh nghiệp quốc doanh (chiếm 26%), đứng thứ ba là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm 27%) cuối cùng là các doanh nghiệp liên doanh (chiếm 6%).Hiện nay phương thức xuất khẩu chính của các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép vẫn là gia công xuất khẩu. Trong thời kỳ đầu thì đây là phương thức xuất khẩu phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhưng đến nay thì phương thức này đã bộc lộ nhiều hạn chế như hoạt động sáng tác mẫu mốt không được chú trọng do các đối tác nước ngoài cung cấp sẵn; Việc xuất khẩu giầy dép phải thông qua đối tác trung gian cho nên doanh nghiệp không có cơ hội tiếp cận trực tiếp với khách hang chiếm lĩnh thị trường.Ngoài những cơ chế, chính sách mà Nhà Nước ta ban hành nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giầy dép của nước ta (được đề cập ở mục 1.3) còn có các chính sách của các nước nhập khẩu đối với sản phẩm giầy dép của Việt Nam. Cụ thể là:• Chính sách của EU đối với sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Việt Nam: Việt7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpNam được hưởng ưu đãi mà các nước sản xuất giầy dép khác chưa có hoặc còn bị hạn chế như: Hàng giầy dép của Việt Nam nhập khẩu vào EU được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP với mức thuế được tính là 13,58% - 14% tuỳ loại nếu có 40% nguyên liệu được sản xuất từ Việt Nam (giấy chứng nhận xuất xứ Form A), nếu không được hưởng thì mức thuế suất sẽ là 30% ngoài ra theo nguyên tắc cộng gộp của EU, các nguyên phụ liệu nhập khẩu từ một nước thành viên của một khối kinh tế để tiếp tục gia công sẽ được coi là xuất xứ tại nước gia công được coi là đáp ứng tiêu chuẩn về xuất xứ, mà Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN (tháng 7/1995) nên sản phẩm giầy dép của Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng được tính theo tiêu chuẩn cộng gộp; Không bị hạn chế số lượng xuất khẩu trong khi đó giầy dép của các nước Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêsia, Hàn Quốc không tiếp tục được hưởng hoặc bị quy định hạn ngạch. Tuy nhiên trong thời gian qua số lượng giầy dép xuất khẩu sang EU tăng nhanh nếu tiếp tục tăng đến 25% thì sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan sẽ bị áp hạn ngạch nhập khẩu.• Chính sách của Mỹ đối với sản phẩm giầy dép xuất khẩu của Việt Nam: Sau khiký hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA), hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường này được hưởng thuế suất tối huệ quốc (MFN) khiến mặt hàng thuế suất chung giảm đi đáng kể : Thuế suất thuế nhập khẩu trung bình đối với giầy dép giảm từ 30 – 35% xuống còn 8,5 – 15%, hàng dệt may giảm từ 45 -90% xuống còn 29 – 33%.Theo phụ lục 2 về danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện (ban hành kèm theo Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ) cho thấy:• Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có hạn ngạch bao gồm: Gạo hàng hoá theo hạn ngạch do các tổ chức kinh tế nước ngoài ấn định đối với Việt Nam• Hàng hoá xuất nhập khẩugiấy phép: Trong đó quy định hàng xuất khẩu cógiấy phép là hàng hoá quản lý chuyên ngành theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpQua đây cho thấy rằng, hoạt động xuất khẩu giầy dép của nước ta thuận lợi hơn rất nhiều so với xuất khẩu các mặt hàng khác như: Gạo, dệt may,…như không phải xin giấy phép xuất khẩu, không bị áp hạn ngạch được miễn thuế xuất khẩu. Nhiều đối tác nước ngoài nhận định, Việt Nam là một nước có tiềm năng sản xuất xuất khẩu giầy dép lớn trong khu vực, được quốc tế biết đến như một nguồn cung cấp tiềm năng ổn định.1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu giầy dép ở nước ta.Vai trò của xuất khẩu hàng hoá nói chung xuất khẩu giầy dép nói riêng trong nền kinh tế hội nhập ngày càng được khẳng định đối với Việt Nam. Xuất khẩu được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ cho đất nước, cho nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho sự phát triển kinh tế là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Chính vì điều này mà Nhà nước đã đang thực hiện các giải pháp thúc đẩy các ngành kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng sản xuất hướng ra xuất khẩu.Ngành da giày được xem là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam với nhiều lợi thế cạnh tranh như nguồn nhân lực dồi dào, không đòi hỏi đầu tư quá nhiều vốn. Nhu cầu tiêu dùng dép của các nước trên thế giới ngày càng gia tăng cùng với sự cải thiện đời sống kinh tế xã hội. Như vậy cho thấy xuất khẩu hàng hoá nói chung xuất khẩu giầy dép nói riêng có vai trò rất lớn không chỉ đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đóng góp vào sự phát triển chung cho nền kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện một cách cụ thể như sau: 1.2.1. Đối với đất nước.1.2.1.1. Xuất khẩu giầy dép góp phần làm tăng thu ngoại tệ cho đất nước.9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpBảng 1.1: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam giai đoạn (1999 – 2007). (Đơn vị: Triệu USD)Năm Kim ngạch xuất khẩu giầy dép1999 1.3342000 1.4682001 1.6002002 1.8642003 2.2682004 2.5902005 3.1002006 3.5602007 3.900Có thể thấy rằng: Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta tăng nhanh qua các năm: Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu giầy dép là 1.334 triệu USD. Đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu giầy dép cả nước tăng lên 134 triệu USD (tức là tăng 10,04%) so với năm 1999 đạt 1.468 triệu USD.Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng, đến năm 2002 ngành da giầy sau 10 năm đã xuất khẩu được 1.846 triệu USD, tăng 369,2 lần so với năm 1992 (đạt 5 triệu USD, chiếm 10,6 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 1992) đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành da giầy Việt Nam đạt 2.268 triệu USD chiếm 11,43% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 2003 là 19,843 tỷ USD.Từ năm 2004 đến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu giầy dép đứng thứ 4 thế giới sau Trung Quốc, Hồng kông, Italia trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu vào thị trường Mỹ EU (đây là hai thị trường tiêu thụ giầy dép lớn nhất thế giới). Ở Châu Á, Việt Nam đứng thứ 3 trong số các nước xuất khẩu giầy dép vào Nhật Bản sau Trung Quốc Italia. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu giầy dép đạt 2.590 triệu USD (tăng 14,2% so với năm năm 2003). Năm 2005 con số này đạt tới 3.100 triệu USD (tăng 19,7% so với năm 2004).10 [...]... xuất xuất khẩu giầy đang tích cực chuyển hướng từ làm thuê sang “làm chủ” 1.5 Nội dung hoạt động xuất khẩu giầy của doanh nghiệp Hoạt động xuất khẩu giầy dép được tiến hành theo các bước như hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói chung Sơ đồ 1.1: Mô hình hoạt động xuất khẩu giầy dép của doanh nghiệp Nghiên cứu thị trường xuất khẩu giầy dép Lập phương án kinh doanh xuất khẩu giầy dép Đánh giá kết quả hoạt. .. sản xuất - xuất khẩu giầy dép: Doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép có thể chủ động trong việc nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, thị trường nguyên vật liệu, thị trường xuất khẩu giầy dép, khẳng định được thương hiệu giầy dép của mình trên thị trường giầy dép quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển xuất khẩu giầy dép của Việt Nam 1.4.2 Gia công giầy dép xuất khẩu Gia công giầy. .. thâm nhập vào các thị trường đó là rất lớn 1.2.2 Đối với các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu giầy dép 1.2.2.1 Hoạt động xuất khẩu giầy dép là một quá trình thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp Những kết quả mà xuất khẩu giầy dép mang lại cho đất nước đều xuất phát từ thành tựu mà các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép đã đạt được Hoạt động xuất khẩu giầy dép chính là hoạt động tiêu... thị trường xuất khẩu giầy dép thực chất là quá trình tìm kiếm thông tin về thị trường giầy dép tại các nước mà doanh nghiệp sản xuất- xuất khẩu giầy dép muốn tìm hiều nhằm xem xét khả năng xâm nhập mở rộng thị trường tiêu thụ của mình Thông qua hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu giầy dép này, doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép có thể xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất. .. rộng thị trường xuất khẩu các nhà sản xuất - xuất khẩu giầy dép có thêm nhiều khách hàng, giảm được nguy cơ bị mất đi một khách hàng riêng lẻ nào đó có khả năng kiểm soát tốt biến động về nhu cầu giầy dép trên thị trường 1.2.2.3 Xuất khẩu giầy dép buộc các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép phải tự đổi mới mình Khi xuất khẩu giầy dép sang các thị trường khác nhau, các doanh nghiệp sản xuất xuất... xuất khẩu giầy dép Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu giầy dép Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu giầy dép Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu giầy dép 1.5.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu giầy dép Như các hoạt động xuất khẩu hàng hoá khác, vai trò của việc nghiên cứu xuất khẩu giầy dép rất quan trọng Nó giúp các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép có được nguồn thông tin toàn... đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình • Xác lập các mục tiêu xuất khẩu giầy dép của doanh nghiệp về khối lượng hàng xuất khẩu; giá giầy dép xuất khẩu; kim ngạch xuất khẩu giầy dép; thị trường xuất khẩu giầy dép • Đưa ra các biện pháp các công cụ nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra như: Thúc đẩy hoạt động marketing xuất khẩu giầy dép; Tổ chức quảng bá thương hiệu giầy dép của doanh nghiệp trên phương... quỹ công đoàn của các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép Hoạt động xuất khẩu giầy dép góp phần làm tăng thu ngoại tệ cho các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép Khi mà thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu giầy dép của doanh nghiệp tăng lên sẽ giúp cho việc tạo lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, làm tăng thu nhập từ đó sẽ góp phần cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên của. .. chúng, đầu tư công nghệ sản xuất giầy dép, hình thành nên các showroom về giầy dép xuất khẩu Thực tế cho thấy các sản phẩm giầy dép có chu kỳ sống rất ngắn Việc tiêu dùng, sản xuất xuất khẩu giầy dép có tính thời vụ cho nên trong các phương án xuất khẩu giầy dép thì các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép phải chú ý đến tính mùa vụ, đến sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng giầy dép của thị trường nước... doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu Việt Nam phải tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản xuất cho hợp lý để có thể thích nghi được với môi trường kinh doanh Chính hoạt động xuất khẩu mà các doanh nghiệp sản xuất - xuất khẩu giầy dép trở nên năng động, linh hoạt hơn với môi trường kinh doanh Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 15 1.2.2.4 Hoạt động xuất khẩu giầy dép phát triển sẽ đóng góp một vai trò quan . Thực trạng hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình. Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất. Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpmột thành viên giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc

Ngày đăng: 30/11/2012, 14:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan