Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex

75 593 2
Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 LỜI CẢM ƠN 4 CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO Đ

Chuyên đề thực tập tốt nghiệpLỜI MỞ ĐẦUGiải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam; giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào sự hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Nhận thứctầm quan trọng của vấn đề, Đảng ta đã đề ra chủ trương, đường lối thiết thực, hiệu quả nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, tạo việc làm cho nhiều người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị, tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn. Góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế-xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới. Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá…Nước ta là một nước có dân số trẻ, với trên 84 triệu dân, trong đó khoảng một nửa dân số trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên số người thất nghiệp lại chiếm tỷ lệ cao, số thời gian lao động chưa được sử dụng ở nông thôn lên tới gần 30%. Như vậy cung và cầu lao động trong nước chưa cân 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpbằng, hiện tượng này làm nảy sinh nhu cầu tìm việc làm ngoài nước, hay nói cách khác là nảy sinh hoạt động Xuất khẩu lao động.Hoạt động Xuất khẩu lao động đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm và cải thiện đời sống đáng kể cho một bộ phận lao động và gia đình họ, tăng nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất. Bình quân mỗi lao động gửi về gia đình khoảng 4000 USD một năm.Trong những năm qua, Xuất khẩu lao động của nước ta đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, tuy nhiên cũng còn rất nhiều hạn chế đòi hỏi phải giải quyết. Đó là các vấn đề về: thương hiệu cho các doanh nghiệp Xuất khẩu lao động, nâng cao công tác đào tạo lao động của doanh nghiệp . đến việc quản lý lao động làm việc ở nước ngoài. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp Xuất khẩu lao động nói chung cũng như Trung tâm xuất nhập khẩu lao động Coma-Imex nói riêng đã từng bước đi vào ổn định và phát triển. Tuy nhiên trong bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường mới mẻ như nước ta hiện nay, họ đã gặp phải không ít khó khăn và thách thức.Phù hợp với thực tiễn nền kinh tế chuyển đổi của đất nước và xu thế hội nhập của toàn cầu; với mong muốn góp phần vào việc đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu lao động, cố gắng áp dụng lý luận vào thực tiễn, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu lao động tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma-Imex” làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em ngoài mở đầu và kết luận bao gồm 3 chương chính sau:Chương I: Lý luận chung về hoạt động Xuất khẩu lao động.Chương II: Thực trạng của hoạt động Xuất khẩu lao động tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma-Imex.Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động Xuất khẩu lao động tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma-Imex.2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpHiện nay vấn đề Xuất khẩu lao động vẫn còn là một vấn đề mới mẻ và khá phức tạp đối với nước ta, đồng thời do nhận thức còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn.3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpLỜI CẢM ƠNEm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo GS.TS .Trần Chí Thành - người đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ công nhân viên của Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma-Imex đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành chuyên đề thực tập này. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn nên chuyên đề thực tập của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các cán bộ công nhân viên thuộc Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma-Imex và các bạn đọc.Em xin chân thành cảm ơn:Sinh viên: Trịnh Thị Liên4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpCHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG1.1. Khái quát chung về hoạt động Xuất khẩu lao động.1.1.1. Lao động, sức lao động, hàng hoá sức lao động.Lao độnghoạt động có mục đích, có ích của con người tác động lên giới tự nhiên và xã hội nhằm mang lại của cải vật chất cho bản thân con người, xã hội. Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển đều phải không ngừng phát triển sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là xã hội muốn tồn tại và phát triển thì không thể thiếu lao động. Hay nói cách khác lao động là nguồn gốc và động lực phát triển của xã hội. Bởi vậy xã hội càng văn minh thì tính chất, hình thức và phương pháp tổ chức lao động càng tiến bộ.Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Sức lao động phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên trong quá trình lao động xã hội.Khi sức lao động được đem ra trao đổi và mua bán trên thị trường thì nó trở thành hàng hóa. Trong thị trường lao động, sức lao độngmột loại hàng hoá đặc biệt với những đặc điểm riêng của nó.1.1.2. Xuất khẩu lao động.Xuất khẩu lao động được coi là một hình thức đặc thù của xuất khẩu nói chung. Nó là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, trong đó hàng hoá được đem ra để xuất khẩu là sức lao động của con người, đối tác xuất khẩu hay người mua sức lao độngđây là chủ thể nước ngoài.Theo Liên Hợp Quốc thì: ‘‘ Xuất khẩu lao độngmột loại hình di chuyển quốc tế sức lao động ``. Người lao động cùng với trình độ tay nghề và sức lao động của họ được di chuyển từ nước có nguồn lao động dồi dào sang nước có nguồn nhân lực còn thiếu so với nhu cầu của đất nước họ. Có thể nói 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpxuất khẩu lao động là hiện tượng người lao động di chuyển ra nước ngoài để làm việc với mục đích có thu nhập cao hơn so với nước mình dưới sự cho phép của Chính phủ. Khi ra khỏi nước mình người lao động được gọi là xuất cư, còn sức lao động của người đó gọi là sức lao động xuất khẩu.Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế-xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước trên thế giới. Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá…Xuất khẩu lao độngmột vấn đề có nội dung kinh tế - xã hội. Trong đó, Chính phủ hay tổ chức, cá nhân của một quốc gia thực hiện cung ứng sức lao động cho Chính phủ, tổ chức, cá nhân của quốc gia khác trên cơ sở những Hiệp định hay hợp đồng cung ứng và tiếp nhận lao động. Các hình thức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm có:- Cung ứng lao động theo các hợp đồng ký với bên nước ngoài.- Đưa lao động đi làm việc theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài.- Đưa lao động đi làm việc theo các dự án đầu tư ở nước ngoài.- Các hình thức khác theo quy định của pháp luật.1.1.3. Thị trường Xuất khẩu lao động.Thị trường xuất khẩu lao động là toàn bộ các quan hệ cung và cầu về lao động. Nó được xác lập trong lĩnh vực thuê mướn và cho thuê lao động, bao gồm các mối quan hệ cơ bản như: thuê mướn, sa thải, tiền công, tiền thuế 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpthu nhập, bảo hiểm, tranh chấp lao động… của một bên là lao động của một nước và bên kia là người sử dụng lao động của nước khác.Do thị trường xuất khẩu lao động rất rộng, vượt khỏi biên giới quốc gia nên quan hệ thị trường này rất phức tạp. Nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: kinh tế, chính trị, cơ chế chính sách của Nhà nước, trình độ, tay nghề, văn hoá và xã hội… của mỗi nước.Đối với Việt Nam, kể từ thời mở cửa đến nay thị trường xuất khẩu lao động của ta có nhiều sự thay đổi bất ngờ. Không kể thời kỳ quan hệ kinh tế mật thiết với các nước Đông Âu, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ cuối thập niên 1990 và chủ yếu sang các nước Đông Á, nhất là Ma-lai-xia, Đài Loan và Hàn Quốc. Gần đây thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam mở rộng sang Trung Đông, Tây Âu và Mỹ. Từ năm 2001, bình quân mỗi năm có 70.000 lao động được đưa đi ra nước ngoài. Hiện nay có hơn 400.000 lao động VN làm việc tại 40 nước và lãnh thổ, trong đó riêng tại Malaysia có hơn 100.000 người, chíếm độ 10 % tổng số lao động nhập khẩu của nước này.Ông Nguyễn Xuân Vui, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại hàng không (Airseco), một trong những doanh nghiệp đang dẫn đầu về số lượng xuất khẩu lao động sang Trung Đông cho biết, trong khu vực này, Ả rập Xê-út là nước có nhu cầu lao động lớn nhất , mỗi năm cần khoảng 800- 900 nghìn lao động từ các quốc gia có nhu cầu về xuất khẩu lao động, thuộc nhiều ngành nghề. Hiện, Việt Nam đang có khoảng 1500 người làm việc tại đây.Riêng Qatar, sau lễ ký kết hiệp định lao động, nước này đồng ý tiếp nhận 25.000 lao động Việt Nam trong năm nay. Nếu phía Việt Nam thực hiện được thì có thể đưa cả trăm ngàn lao động vào Qatar trong những năm tới.7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp1.2. Sự cần thiết của xuất khẩu lao động đối với nước ta hiện nay.Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển cao vượt ra khỏi phạm vi của mỗi nước. Mặt khác, sản xuất lớn chỉ đạt hiệu quả cao khi quan hệ phân công và hợp tác lao động được mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Điều đó tất yếu dẫn đến sự hợp tác lao động và phân công lao động quốc tế.Mặt khác, sự mất cân đối về số lượng và chất lượng lao động của dân số - lao động - việc làm trên thế giới, cùng với lợi thế so sánh về giá cả hàng hoá và sức lao động giữa các quốc gia khác nhau, là những nguyên nhân dẫn đến sự di chuyển sức lao động giữa các quốc gia. Trong thời đại toàn cầu hoá, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Tuy không nhộn nhịp như tư bản và công nghệ, lao động cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới tìm nơi có mức thù lao cao hơn. Tuy nhiên, khác với sự di chuyển của lao động trí thức đã có từ trước, xuấtnhập khẩu lao động giản đơn (unskilled labor, less-skilled labor) hay lao động chân tay (blue-collar workers) là hiện tượng tương đối mới. Những nước cần nhập khẩu lao động có hai loại: một là:những nước có dân số ít mà lại giàu tài nguyên như ở Trung Đông, ở đây thiếu lao động trong các ngành xây dựng, dịch vụ, nhất là dịch vụ tại tư gia; hai là: những nước đã phát triển, kể cả các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Malayxia. Trong nhóm thứ hai cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh sang những ngành dùng nhiều tư bản, công nghệ và lao động tri thức và chuyển sang nước ngoài những ngành có hàm lượng lao động giản đơn cao. Tuy nhiên tại những nước công nghiệp mới, những ngành dùng nhiều lao động giản đơn lại có quy mô lớn nên không thể chuyển hết ra nước ngoài. Thêm vào đó, trong những ngành đang phát triển mạnh ở những nước này, có 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệpnhiều công đoạn còn dùng lao động giản đơn nên nhu cầu nhập khẩu lao động ngày càng tăngĐối với một nước hơn 84 triệu dân, trong đó có khoảng 1 nửa dân số trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp lên tới 9 – 12% ở khu vực thành thị, 7 – 8% ở khu vực nông thôn và số thời gian làm việc chưa được sử dụng ở nông thôn lên tới gần 30%, hơn thế nữa Việt Nam lại là một nước nghèo trên thế giới, thì xuất khẩu lao độngmột kênh, là một giải pháp hữu hiệu để giải quyết tình trạng thất nghiệp cho người dân, nâng cao thu nhập cho người lao động nói riêng và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước nói chung, từ đó góp phần làm giảm tệ nạn xã hội.1.3. Đặc điểm và vai trò của dịch vụ Xuất khẩu lao động trong nền kinh tế thị trường.Theo Mác: ‘‘ Sức lao độngmột loại hàng hoá đặc biệt và chính nó tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản”. Theo Liên Hợp Quốc thì Xuất khẩu lao động không chỉ là hoạt động xuất khẩu hàng hoá thông thường mà là xuất khẩu loại hàng hoá đặc biệt – hàng hoá sức lao động của con người. Chính nhờ những lý luận trên mà hàng loạt các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động ra đời – là cầu nối quan trọng trong việc giải quyết tình trạng mất cân đối cung cầu về lao độngmột số quốc gia trên thế giới.1.3.1. Đặc điểm của Xuất khẩu lao động.1.3.1.1. Mang tính chất xã hội và tính nhân văn.Mọi hoạt động liên quan đến xuất khẩu lao động đều có liên quan đến người lao động. Bởi vì sức lao động được xuất khẩu gắn chặt với người lao động, nó được tạo ra từ chính sức khỏe, từ tâm huyết và trí tuệ của người lao động. Mọi hoạt động lao động đều xuất phát từ con người, từ lợi ích của họ và của xã hội, cho nên xuất khẩu lao độnghoạt động mang tính nhân văn và xã hội. Đây là đặc điểm nổi bật và có ý nghĩa lớn nhất đối với hoạt động xuất khẩu lao động.9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp1.3.1.2. Là hoạt động kinh tế đối ngoại.Là hoạt động mang tính bang giao giữa các nước, hoạt động xuất khẩu lao động làm thắt chặt thêm mối quan hệ thân tình giữa các nước, cụ thể ở đây là những nước xuất khẩu lao động và nước nhập khẩu lao động. Chính nhờ điều này mà có thể tạo ra sự ưu ái trong cơ chế cho và nhận lao động xuất khẩu, về tiền công, tiền lương hay điều kiện ăn ở, sinh hoạt, cải thiện đời sống hơn cho người lao động.1.3.1.3. Tạo ra sự kết hợp hài hoà giữa Nhà nước với các tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu lao động trong việc quản lý vĩ mô.Nền kinh tế thị trường cùng với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu đã chuyển chức năng xuất khẩu lao động từ của Nhà nước sang của các tổ chức, cá nhân khác nhau dưới sự quản lý của Nhà nước. Những tổ chức cá nhân này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi hoạt động của mình trước pháp luật của nước mình cũng như của nước nhập khẩu lao động. Vì thế vai trò quản lý của Nhà nước là ở tầm vĩ mô. Các hiệp định và thoả thuận song phương giữa các quốc gia chỉ mang tính nguyên tắc.1.3.1.4. Phải đảm bảo lợi ích hài hoà cho cả ba bên tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động.Thứ nhất, đó là lợi ích của người lao động, bởi họ là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, họ phải bỏ sức lực và chất xám của mình để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Chính vì vậy họ mong muốn nhận được những lợi ích tương xứng với những gì họ đã bỏ ra. Lợi ích ở đây chính là thù lao lao động mà người sử dụng lao động phải trả cho họ, cùng với quyền lợi được bảo hộ trong lao động: không bị bóc lột sức lao động, có đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng của họ trong công việc.10 [...]... động của trung tâm Xuất nhập khẩu Coma- Imex 2.2.1 Thị trường Xuất khẩu lao động của Coma- Imex Hoạt động Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế mang tính xã hội cao, nhận thức được điều đó, Coma- Imex đã đặc biệt quan tâm và coi Xuất khẩu lao độnghoạt động trọng tâm, chiến lược để thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động khác phát triển Tuy mới tham gia vào hoạt động Xuất khẩu lao động nhưng ComaImex đã... doanh nghiệp hoạt động có tính chuyên doanh, có chức năng hoạt động xuất khẩu lao động là nhiệm vụ chính thì có hiệu quả cao Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 27 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM XUẤT NHẬP KHẨU COMA- IMEX 2.1 Tổng quan về trung tâm Xuất nhập khẩu Coma- Imex 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty cơ khí xây dựng (viết tắt là COMA) là một doanh... chức của Trung tâm xuất nhập khẩu COMA- IMEX Giám đốc Phó giám đốc xuất khẩu lao động Phó giám đốc kinh doanh Cơ sở đào tạo số 1 Kế toán tài chính Văn phòng Văn phòng đại diện Phòng Kinh doanh xuất - nhập khẩu Phòng XK lao độngsở đào tạo số 2 Cơ sở đào tạo số 3 Cơ sở đào tạo số 4 Bộ phận quản lý khai thác Bộ phận kỹ thuật Đứng đầu là Giám đốc Trung tâm điều hành mọi hoạt động của Trung tâm theo... biến động về tình hình kinh tế, chính trị Tuy nhiên Coma- Imex vẫn thu được một khoản lợi nhuận không nhỏ từ hoạt động này, góp phần mở rộng hoạt động kinh doanh của Trung tâm Trong thời gian tới Coma- Imex tập Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 35 trung vào hoạt động Xuất khẩu lao động, bởi đâyhoạt động mang lại nguồn lợi nhuận lớn, và có khả năng phát triển cao 2.2 Thực trạng tình hình xuất khẩu lao động. .. lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài 1.5.2 Các nhân tố chủ quan Là các yếu tố vi mô, các yếu tố thuộc về doanh nghiệp xuất khẩu lao động, có ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất khẩu lao động Bao gồm: - Chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu lao động Một. .. doanh nghiệp * Riêng đối với hoạt động Xuất khẩu lao động, Coma- Imex đã đạt được kết quả như sau: Bảng 2.3: Kết quả hoạt động Xuất khẩu lao động trong một số năm Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Doanh thu Chi phí Lợi nhuận 2004 1.650 1.010 640 2005 1.580 920 660 2006 3.412 2.815 597 2007 2.800 1.950 850 Qua bảng trên ta thấy doanh thu từ hoạt động Xuất khẩu lao động của Coma- Imex cũng không đồng đều qua... nhập khẩu hạt nhựa từ Anh…  Hệ thống cơ sở phục vụ hoạt động kinh doanh Trung tâm có 1 trụ sở giao dịch duy nhất tại tầng 13 toà nhà COMA tại 125D Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà nội 2.1.5 Tình hình về vốn và lao động của Coma- Imex Tuy mới được tách ra từ phòng xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty nhưng Trung tâm XNK Coma- Imex cũng có đủ nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh Xuất. .. tin của nước xuất khẩu lao động đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng như người lao động 1.5.1.2 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường Xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động đang được coi là ngành đem lại lợi nhuận béo bở không chỉ cho người lao động tham gia xuất khẩu, mà còn đem lại khoản thu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 21 nhập đáng kể cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Chính vì vậy có rất... tập tốt nghiệp 12 quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động: điều kiện từ người lao động được xuất khẩu lao động, điều kiện về thù lao trả cho người lao động, điều kiện làm việc, điều kiện về trình độ của người lao động Nhờ có hợp đồng lao động mà không chỉ người lao động được bảo vệ mà người sử dụng lao động cũng được bảo vệ trước pháp luật Nếu một trong hai bên mà vi phạm hợp đồng thì... và kinh doanh có hiệu quả hơn Hiện nay Trung tâm đang hoạt động tại 125D Minh Khai, ngõ Hoà Bình 6, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Coma- Imex Chức năng của trung tâm: - Tổ chức hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được bộ xây dựng cho phép - Trung tâm có chức năng nhập khẩu một số mặt hàng : vật tư, máy móc, thiết bị . về hoạt động Xuất khẩu lao động. Chương II: Thực trạng của hoạt động Xuất khẩu lao động tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma- Imex. Chương III: Một số giải pháp. tiễn, em đã chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu lao động tại Trung tâm Xuất nhập khẩu Coma- Imex làm chuyên đề tốt nghiệp

Ngày đăng: 30/11/2012, 14:06

Hình ảnh liên quan

2.1.5. Tình hình về vốn và lao động của Coma-Imex. - Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex

2.1.5..

Tình hình về vốn và lao động của Coma-Imex Xem tại trang 31 của tài liệu.
Phân tích: Dựa vào bảng trên ta thấy, vốn kinh doanh của Coma-Imex qua các năm có sự tăng, giảm không đồng đều - Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động tại Trung tâm xuất nhập khẩu Coma - Imex

h.

ân tích: Dựa vào bảng trên ta thấy, vốn kinh doanh của Coma-Imex qua các năm có sự tăng, giảm không đồng đều Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan