Việc cho vay của Ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008

53 512 0
Việc cho vay của Ngân hàng  trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc cho vay của Ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp Bộ môn Tài Chính Quốc Tế Bài nghiên cứu 2: Việc cho vay của Ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008 GVDH: Lê Thị Hồng Minh SVTH: Nhóm 2 – NH 10 TP. Hồ Chí Minh, 2010 Lời phê của Giảng viên DANH SÁCH NHÓM 2 STT Họ và tên Lớp Điểm 1 Phạm Mạnh Hiếu NH 10 2 Hứa Nguyễn Thanh Nguyên NH 10 3 Nguyễn Thị Bích Vân NH 10 4 Phan Thị Ngọc Tâm NH 11 5 Nguyễn Hoàng Thiện NH 11 3 MỤC LỤC Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1 A.NỘI DUNG CHÍNH: 5 Tóm tắt 5 2. Dữ liệu: 8 3.Nhân tố cơ bản : 9 4. Những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc cho vay của Ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng: 15 5. Nhận xét cuối cùng 21 B.PHẦN BỔ SUNG 22 1.NHTW các nước hành động như thế nào trong khủng hoảng : 22 2.Bức tranh ngân hàng một năm sau khủng hoảng: 25 3.Tác động của khủng hoảng kinh tế Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam: 27 C.GIẢI THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT & THUẬT NGỮ 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 BẢNG BIỂU 33 4 A. NỘI DUNG CHÍNH: Việc cho vay của ngân hàng suốt thời kỳ khủng hoảng tài chính 2008 Victoria Ivashina Trường Đại học kinh doanh Harvard David Scharfstein Trường Đại học kinh doanh Harvard và NBER Phiên bản trước: Tháng 12 năm 2008 Phiên bản này: Tháng 7 năm 2009 Tóm tắt Tài liệu này cho thấy các khoản vay mới của những người đi vay lớn giảm 47% trong thời kỳ cao điểm của cuộc khủng hoảng tài chính (quý tư năm 2008) so với quý trước và giảm 79% so với đỉnh cao của sự bùng nổ tín dụng (quý 2 năm 2007) . Sự cho vay mới dùng để đầu tư thực (như là vốn kinh doanh và chi tiêu vốn) chỉ giảm 14% trong quý cuối năm 2008, nhưng gần như thu hẹp dần những khoản vay mới cho việc tái cấu trúc (LBOs, M & A, mua lại cổ phần) liên quan đến đỉnh điểm của cuộc bùng nổ tín dụng. Sau thất bại của Lehman Brothers trong tháng 9/2008 đã có một nhu cầu lớn các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, gây khó khăn cho các ngân hàng tái đầu tư các khoản nợ ngắn hạn của họ. Chúng tôi cho thấy rằng có một nhu cầu rút tiền lớn của những người đi vay, những người đã rút những hạn mức tín dụng của họ, dẫn tới việc tăng đột biến các khoản vay thương mại và công nghiệp được công bố trong bảng cân đối của ngân hàng. Chúng tôi khảo sát xem liệu có phải sự căng thẳng trên tính thanh khoản của ngân hàng đã dẫn đến việc họ phải cắt giảm cho vay. Đặc biệt, chúng tôi thấy rằng các ngân hàng sẽ cắt giảm các khoản cho vay ít hơn nếu họ tiếp cận các khoản tiền gửi tốt hơn và không phụ thuộc vào các khoản nợ ngắn hạn. Chúng tôi cũng cho rằng các ngân hàng dễ gặp nguy hiểm với việc giải ngân hạn mức tín dụng, vì họ với Lehman Brothers đồng cung cấp nhiều những hạn mức tín dụng đã làm giảm một lượng lớn các khoản cho vay của họ. Chúng tôi rất biết ơn những bình luận hữu ích của Ricardo Caballero, Shawn Cole, Itay Goldstein, Gary Gorton, Anil Kashyap, Bill Keaton, Arvind Krishnamurthy, Hamid Mehran, Michael Roberts, Jeremy Stein, Phil Strahan, Amir Sufi, và những người tham gia hội thảo tại Harvard, cuộc họp thường niên AEA, Darden, Chicago (Booth), NYU (Stern), MIT (Sloan), Đại học Amsterdam, Columbia, LBS, LSE, Imperial College London, New York Fed, Hội thảo Southwind và Hội nghị IDC. Chúng tôi cảm ơn Chris Allen đã trợ giúp với các dữ liệu, và Bộ phận nghiên cứu tại trường kinh doanh Harvard hỗ trợ nghiên cứu. 5 1. Giới thiệu Các ngân hàng rơi vào khủng hoảng vào năm 2008, đã đẩy các nền kinh tế trên toàn thế giới vào suy thoái nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng này đã được bắt nguồn từ sự bùng nổ tín dụng và lên đến đỉnh điểm vào giữa năm 2007, theo sau là sự mất kiểm soát của các khoản thế chấp dưới chuẩn (sub-prime) và tất cả các loại sản phẩm chứng khoán. Điều này lần lượt làm suy sụp và làm tăng mối quan tâm về khả năng thanh toán và thanh khoản của các tổ chức tài chính, dẫn đến hoảng loạn toàn hệ thống ngân hàng sau thất bại của Lehman Brothers và Washington Mutual, và chính phủ tiếp quản Fannie Mae, Freddie Mac và AIG. Mặc dù hoảng loạn giảm xuống trong nửa đầu tháng 10 sau khi một loạt các hành động của chính phủ để thúc đẩy tính thanh khoản và khả năng thanh toán của ngành tài chính, giá của hầu hết các loại tài sản và hàng hóa giảm mạnh, chi phí vay mượn của công ty và ngân hàng tăng đáng kể, và thị trường tài chính đã nhanh chóng bay hơi đến mức chưa từng thấy. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của cuộc hoảng loạn ngành ngân hàng về việc cung cấp tín dụng cho khu vực doanh nghiệp. Hướng tới mục đích này, chúng tôi kiểm tra dữ liệu trên các khoản vay tổ hợp - các khoản vay ngân hàng, mà trong đó một ngân hàng chủ trì “originates” một khoản cho vay và liên kết với các tổ chức tài chính khác để chia sẻ một phần của khoản vay. Thị trường này phát triển hơn ba mươi năm qua như là phương tiện chính mà qua đó các ngân hàng cho vay đối với các tập đoàn lớn. Quan trọng hơn, nó cũng bao gồm các thể chế phi ngân hàng khác - những ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs và các công ty tài chính như GE Capital - cũng như nhà đầu tư thuộc chính phủ như cho vay cầm cố (CLOs), các quỹ phòng chống rủi ro, các quỹ tương hổ, các công ty bảo hiểm, và quỹ hưu trí. Như vậy, thị trường cho vay được xem là một phần của hệ thống “shadow banking” đã phát triển hơn ba thập kỷ qua (Gorton, 2009). Chúng tôi bắt đầu ghi nhận rằng nguồn cung cho vay đồng tài trợ bắt đầu suy giảm vào giữa năm 2007, và suy giảm nhanh trong suốt thời kỳ khủng hoảng ngành ngân hàng bắt đầu vào tháng 9 năm 2008. Khối lượng cho vay trong quý IV năm 2008 (2008:Q4) là thấp hơn 47% so với quý trước và thấp hơn 79% ở đỉnh cao của sự bùng nổ tín dụng (2007: Q2). Hoạt động cho vay đã giảm trên tất cả các loại hình cho vay: cấp độ đầu tư và không đầu tư; thời hạn vay và các hạn mức tín dụng; và chúng được dùng để tái cấu trúc doanh nghiệp cũng như chúng được sử dụng cho mục đích chung của công ty và vốn lưu động. Trong khi các khoản cho vay đồng tài trợ giảm, các khoản vay thương mại và công nghiệp (C & I) trên bảng cân đối tổng hợp của khu vực ngành ngân hàng Mỹ thực sự tăng khoảng 100 tỉ USD từ tháng 9 đến giữa tháng 10/2008, từ một con số ban đầu vào khoảng 1500 tỉ USD (Chari, Christiano, và Kehoe, 2008). Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự gia tăng này đã không được thúc đẩy bởi sự gia tăng trong các khoản vay mới, mà là do sự gia tăng các khoản giải ngân của công ty đi vay trên hạn mức tín dụng hiện tại (các cam kết đầu tiên bởi các ngân hàng cho vay đối với các tập đoàn quy định mức cho vay và mức giới hạn cho vay). Chỉ từ thông tin từ các tài khoản, chúng tôi có thể xác định các khoản giải ngân vào khoảng 26,8 tỉ USD, chiếm khoảng 25% tổng số gia tăng các khoản vay C & I được báo cáo trên bảng cân đối tài khoản ngân hàng. Trong hầu hết trường hợp, các công ty tuyên bố rằng họ đã vạch ra các hạn mức tín dụng của họ để đảm bảo rằng họ có quyền tiếp cận với các quỹ tại một thời điểm khi có sự quan tâm lớn về khả năng thanh toán và thanh khoản của ngân hàng. Ví dụ, tập đoàn Dana, một nhà sản xuất phụ tùng xe lớn, mô tả quyết định của mình để vạch ra các hạn mức tín dụng của họ như là " Đảm bảo sự tiếp cận tính thanh khoản của chúng tôi đến phạm vi đầy đủ nhất có thể tại thời điểm nhọc nhằng của thị trường vốn." 1 1 Dana Holding Corp. 8-K report, 2 tháng 10 năm 2008 6 Những khoản giải ngân này là một phần của việc "sự rút tiền hàng loạt" ở các ngân hàng xảy ra ở đỉnh cao của cuộc khủng hoảng. Không giống như sự việc rút tiền hàng loạt ở các ngân hàng trước đây – được thúc đẩy bởi những người gửi tiền không có đảm bảo khi mà họ không có bảo đảm tiền gửi – sự việc đổ xô rút tiền hàng loạt ở ngân hàng này đã được thúc giục bởi những người cho vay ngắn hạn, các bên đối tác và những người đi vay đã quan tâm về tính thanh khoản và khả năng thanh toán của ngành ngân hàng. 2 Những người nắm giữ thương phiếu không được bảo đảm từ chối đàm phán về các khoản nợ của họ, trong khi những người cho vay lại và các đối tác kinh doanh yêu cầu nhiều tài sản thế chấp hơn để bảo đảm cho các khoản cho vay và mậu dịch, tất cả đều đó làm cạn kiệt tính thanh khoản toàn hệ thống (Brunnermeier, 2009; Gorton, 2009). Những người đi vay mà đã vạch ra những hạn mức tín dụng của họ cũng là một phần của sự việc rút tiền hàng loạt này và cũng làm giảm tính thanh khoản của ngành ngân hàng. Tài liệu này xem xét tác động của sự việc Ngân hàng này quản lý việc cho vay. Hướng tới mục đích này, chúng tôi khai thác các biến đổi trong cấu trúc nợ của những ngân hàng để nhận biết được các ngân hàng dễ bị ảnh hưởng hơn trong việc điều hành. Chúng tôi tập trung vào hai yếu tố: phạm vi mà một ngân hàng được tài trợ bởi các khoản nợ ngắn hạn hơn là tiền gửi được bảo hiểm và sự rủi ro tài chính của nó đối với việc giải ngân hạn mức tín dụng. Trước hết chúng tôi đã chứng minh rằng những ngân hàng nhận khoản tài trợ tiền gửi nhiều hơn sẽ cắt giảm khoản cho vay đồng tài trợ ít hơn là những ngân hàng không nhận các khoản tài trợ từ nguồn quỹ ổn định này. Một ngân hàng với tỷ lệ tiền gửi trên tài sản trung bình giảm số lượng của nguồn cho vay bằng 36% trong giai đoạn giữa tháng 8 và tháng 12 năm 2008 so với năm trước. Tuy nhiên, một ngân hàng với một tỷ lệ tiền gửi trên tài sản có độ lệch chuẩn dưới trung bình giảm nguồn cho vay của nó 49%, trong khi một ngân hàng với tỷ lệ tiền gửi có một độ lệch chuẩn trên mức trung bình chỉ giảm 21% nguồn cho vay của nó. Qua lịch sử các cuộc khủng hoảng ngân hàng bị gây ra bởi sự rút tiền gửi tiết kiệm ồ ạt, thật là mỉa mai rằng các ngân hàng với những khoản tiền gửi tiết kiệm nhiều hơn (mặc dù phần lớn trong số đó bây giờ được bảo hiểm) đã ít bị ảnh hưởng bất lợi do cuộc khủng hoảng ngân hàng. Vấn đề quan tâm thứ hai của chúng tôi là về tác dụng của việc giải ngân hạn mức tín dụng hoặc mối đe dọa của việc giải ngân các khoản vay tổ hợp. Thật không may, chúng tôi không trực tiếp quan sát việc giải ngân hạn mức tín dụng. Việc phân tích thêm phức tạp hơn bởi thực tế là các ngân hàng mở rộng thêm các hạn mức tín dụng thì thiên về tài trợ cho họ bằng các khoản tiền gửi. Điều này đã được thể hiện trong lý thuyết và công tác thực nghiệm của Kashyap, Rajan và Stein (2002) và Gatev và Strahan (2006). Do đó, các ngân hàng với rủi ro giải ngân hạn mức tín dụng lớn hơn thì ít có rủi ro rút tiền hàng loạt của các chủ nợ ngắn hạn. Điều này gây khó khăn để nhận ra một hiệu ứng độc lập của việc giải ngân hạn mức tín dụng. Cách tiếp cận của chúng tôi là để kiểm tra ảnh hưởng của việc giải ngân hạn mức tín dụng không mong muốn. Đặc biệt, chúng tôi cho rằng các ngân hàng mà đồng cung cấp hạn mức tín dụng với Lehman Brothers đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải ngân các khoản tín dụng lớn sau thất bại của Lehman. Những cam kết sẽ có được hồi đáp bởi Lehman và sau đó sẽ phải được hồi đáp bởi các thành viên khác trong hiệp hội, và các hạn mức tín dụng với Lehman trong hiệp hội đó sẽ có nhiều khả năng bị rút ra. Thật vậy, chúng tôi thấy rằng các ngân hàng đồng cung cấp một phần lớn hơn các hạn mức tín dụng của họ với Lehman, giảm việc cho vay của họ nhiều hơn. Điều thú vị là chúng tôi không tìm thấy một sự giảm lớn hơn trong cho vay, nếu một ngân hàng đồng cung cấp nhiều các khoản cho vay với Lehman, 2 Nợ ngắn hạn bao gồm Repos. Xem Gorton và Metrick (2009) cho mô tả của họ về "run on repo" trong cuộc khủng hoảng 7 cho rằng đó là việc giải ngân hoặc là sự đe dọa của việc giải ngân đem lại tác động, không liên quan với chính Lehman. Những phát hiện này là phù hợp với sự suy giảm trong việc cung cấp nguồn tài trợ như là kết quả của việc rút tiền hàng loạt tại ngân hàng. Tuy nhiên, tại cùng thời điểm sự suy thoái kinh tế - mà Cục nghiên cứu Quốc gia được ghi vào 12/2007 - cũng như viễn cảnh của một cuộc suy thoái sâu hơn, ngay cả khi cuộc khủng hoảng nổ ra, cũng có khả năng giảm nhu cầu về tín dụng. Trong khi đó một sự suy giảm trong nhu cầu có thể giải thích sự suy giảm tổng thể trong cho vay suốt thời kỳ khủng hoảng, nó cũng phải giải thích lý do tại sao nhiều ngân hàng yếu kém cắt giảm cho vay nhiều hơn những đối tượng khác. Một khả năng là những ngân hàng này có xu hướng để cho các công ty vay khi mà nhu cầu vay đã giảm hơn trong cuộc khủng hoảng. Ví dụ, các ngân hàng đầu tư, mà không tài trợ bằng các khoản tiền gửi, có thể cho vay nhiều hơn cho hoạt động mua lại. Nếu nhu cầu về tài chính đã giảm nhiều trong thời gian khủng hoảng thì việc nghiên cứu của chúng tôi sẽ là kết quả của một cú sốc về nhu cầu hơn là cung cấp. Tuy nhiên, chúng tôi thấy rằng kết quả là tiếp tục giữ cho các ngân hàng thương mại và cho những khoản vay không được dùng cho việc mua lại. Đây là một trong một số giải thích có thể thay thế mà chúng tôi khám phá. Và trong khi chúng tôi trình bày bằng chứng cho thấy là không phù hợp với các cách giải thích khác chúng tôi không thể chứng minh rằng các cú sốc trong cung ứng là không tương quan với nhu cầu vay tiền. Bài báo này được sắp xếp như sau. Mục 2 mô tả ngắn gọn các dữ liệu. Mục 3 trình bày các thông tin cơ bản về cho vay của toàn thể ngân hàng về nhiều loại hình cho vay, và các tài liệu quan trọng của việc tiết giảm các hạn mức tín dụng. Mục 4 trình bày những sự suy thoái điển hình và mục 5 là kết luận. 2. D ữ liệu: Dữ liệu dùng cho cuộc phân tích của chúng tôi thì được lấy từ nguồn cơ sở dữ liệu của những ngân hàng cho vay lớn 3 . Hầu hết những khoản nợ này được cung cấp qua các hiệp hội, điều đó có nghĩa là được bắt đầu bởi 1 hoặc nhiều ngân hàng (kể cả các ngân hàng thương mại và các ngân hàng đầu tư) và được bán cho hiệp hội của các ngân hàng cũng như các nhà đầu tư khác, đáng chú ý là những danh mục trái khoán (CDOs) cũng như các quỹ phòng chống rủi ro, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ và quỹ hưu trí. Kích cỡ trung bình của những khoản nợ giữa năm 2000 và 2006 là 467 triệu USD, đa số là 185 triệu USD và 90% các khoản là lớn hơn 20 triệu USD. Những người đi vay thì có mức thu nhập trung bình khoảng 3.2 tỷ USD, đa số là 0.5 tỷ USD. Những tin tức được đưa ra từ dữ liệu của DealScan thì khác với tin về các khoản nợ C&I được báo cáo bởi hội đồng dữ trữ liên bang của chính phủ (FRB) qua 2 cách chính sau. Trước tiên, chủ yếu DealScan bao gồm các khoản vay tổ hợp, trong khi dữ liệu FRB thì còn bao gồm cả các khoản nợ tư nhân. Thứ hai, DealScan báo cáo tổng phát hành nợ mà không để tâm tới người nắm giữ sau cùng của các khoản nợ (bao gồm các ngân hàng đầu tư, các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức phi ngân hàng), trong khi dữ liệu FRB chỉ báo cáo các khoản nợ C&I trên bản báo cáo tài chính theo quy định các ngân hàng 4 . Do đó, đã có sự chồng chéo nhau giữa dữ liệu của FRB và 3 Một bài dịch gần đây của tờ giấy này đã bao gồm 1 sự điều chỉnh trễ của việc báo cáo trong dữ liệu của DealScan. Tuy nhiên, chúng tôi đã phóng đại việc báo cáo muộn này. Chúng tôi có thể thừa nhận sự khẳng định của DealScan về việc báo cáo muộn thì không quan trọng,bằng cách tải dữ liệu từ những điểm khác nhau và việc xác nhận đó cũng không có sự khác biệt đáng kể trong số liệu từ cơ sở dữ liệu. Do đó, chúng tôi không phải điều chỉnh thêm nữa cho việc trễ không quan trọng của báo cáo. 4 Dựa theo dữ liệu từ chương trình Shared National Credit (SNC) (www.federalreserve.gov/newsevents/press/bcreg/20081008a.htm), trong năm 2007, gần 58% của toàn bộ lời cam kết đã được rút lại bởi các cơ quan tài chính phi ngân hàng. Tuy nhiên không kể đến các công ty tài chính, các cơ quan tài 8 DealScan, nhưng mỗi tập hợp dữ liệu thì chỉ chiếm 1 phần nhỏ của các khoản nợ tập thể ở Mỹ. Trong khi chúng tôi thì không có dữ liệu trên các khoản nợ tư nhân nhỏ, những khoản nợ trong bản mẫu của chúng tôi chiếm một phần lớn các khoản nợ chưa trả ngân hàng. Trong thực tế, giá trị của các khoản nợ chưa trả trong mẫu của chúng tôi thì vượt quá giá trị của các khoản nợ C&I trên bản báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại 5 . Thêm vào các sự khác biệt của những tin tức này, 2 tập hợp dữ liệu thì khác nhau về tiêu chuẩn đánh giá trong bản báo cáo tài chính về các khoản nợ C&I của FRB, trong khi dữ liệu của DealScan bắt nguồn từ tiêu chuẩn của các khoản nợ mới phát sinh. Chúng tôi sẽ thấy được sự thiếu chuyên môn trong tiêu chuẩn đánh giá bản báo cáo tài chính của FRB, chính nó đã làm khó khăn trong việc phân loại các khoản cho vay mới từ việc giải ngân trên các khoản nợ có cam kết hiện nay. Cùng thời điểm đó, các khoản nợ mới phát sinh của dữ liệu DealScan có thể bị sai lệch. Chẳng hạn như, đã có sự giảm trong các khoản nợ phát sinh chỉ là bởi vì sự suy giảm trong các hoạt động tái cấp vốn, các hoạt động này đã bị tăng lên quá cao khi mà lãi suất giảm trong suốt thời kì bùng nổ tín dụng bởi vì các công ty đã giữ lâu hơn nữa mức lãi suất thấp cho các khoản vay tới hạn. Chúng tôi sẽ đề cập đến những phần này sau khi trình bày những nhân tố cơ bản. 3.Nhân tố cơ bản : Phần A của biểu đồ 1 biểu thị khối lượng đô la hàng quý của các khoản nợ phát sinh từ năm 2000 đến 2008. Bởi vì có sự hiện diện của những thành phần theo thờicủa các khoản vay tổ hợp – với sự tăng lên rõ ràng trong việc vay mượn trong quý II của mỗi năm – chúng tôi cũng biểu thị 1 đường điều chỉnh theo từng thời kỳ 6 . Phần B của biểu đồ 1 biểu thị số lượng đô la và số lượng của các khoản nợ phát sinh trong năm 2007 và 2008, chỗ mà chúng ta ghi chú mục lục cả 2 đường kẻ của quý I năm 2007. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cả 2 đường liên hệ khá chặt chẽ với nhau. Biểu đồ 1 Yếu tố 1: Các khoản vay mới trong năm 2008 thì xuống thấp 1 cách đáng kể so với các khoản vay mới trong năm 2007, trước sự hoang mang của các ngân hàng trong quý IV năm 2008. Có thể dễ dàng thấy được ở cả 2 phần trong biểu đồ 1, các khoản vay mới cho các tập đoàn lớn đã đạt tới đỉnh cao nhất trong quý II năm 2007. Trong mùa hè năm 2007, sự lo lắng về rủi ro tín tin dụng của tất cả các hình thức CDOs, dẫn đến việc giảm xuống về nhu cầu của các khoản vay tổ hợp, nhiều trong số đó đã được cổ phần hóa và đặt trong CLOs. Trong quý I năm 2008, khối lượng chính phi ngân hàng đã không phát sinh các khoản nợ 5 Dữ liệu từ chương trình SNC của Federal Reserve Boad thì hữu ích cho việc điều chỉnh dữ liệu của DealScan và FRB. Hệ thống SNC cung cấp dữ liệu hằng năm cho các khoản nợ công 20 triệu đô la trở lên, những khoản này thì do từ ba cơ quan quản lý thuộc chính quyền liên bang trở lên nắm giữ (chiếm khoảng 95% mẫu DealScan của chúng tôi). Dữ liệu này cho chúng tôi thông tin về vốn của các khoản nợ công và sự phân phối của nó giữa các cơ quan tài chính. Dựa vào chương trình SNC, trong năm 2007, tổng giá trị của các khoản nợ công C&I trên bản báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại hoạt động ở Mỹ là 378.3 tỷ đôla, điều đó đã ngụ ý rằng tối thiểu 26% của các tài khoản nợ công trong tổng các khoản nợ C&I được báo cáo bởi FRB (1437.2 tỷ đôla.) Đáng chú ý là các khoản nợ công thì cơ bản được phát sinh và năm giữ bởi các ngân hàng lớn (khoản nợ nhỏ nhất tiêu biểu dành cho việc bán là 5 triệu đô). Do đó, xấp xỉ 36% tài khoản công nợ của các khoản vay C&I trên bản báo cáo tài chính của các ngân hàng lớn và các ngân hàng nước ngoài (1041.9 tỷ đô). 6 Chúng tôi dựa trên thủ tục cơ bản dành cho sự điều chỉnh theo từng thời kì đã được phác thảo bởi Nau (www.duke.edu/~rnau/411outbd.htm ). 9 đô la của các khoản vay đã thấp hơn 64% so với đỉnh cao của quý sự bùng nổ tín dụng, và số lượng các khoản vay đã thấp hơn 42%. So thời gian đó, khối lượng đô la dùng để cho vay của các công ty dịch vụ tài chính được kết chỉ đạt 32% , điều đó cho thấy rằng hợp đồng tín dụng không chỉ bởi vì sự lo lắng về chất lượng khoản tín dụng của các tổ chức tài chính. Yếu tố 2: Sự sụp đổ trong các khoản nợ mới đã tăng nhanh trong tình trạng hỗn loạn của ngân hàng. Trong quý IV năm 2008, khối lượng đô la cho vay đã thấp hơn 47% so với cùng kì năm ngoái và số lượng đô la phát hành cũng thấp hơn 33% so với cùng kì năm ngoái. Khối lượng đôla của các khoản nợ ngân hàng đã rớt từ 701.5 tỷ đô trong quý II năm 2007, đỉnh cao của sự bùng nổ tín dụng, xuống 281.4 tỷ đô trong quý III năm 2008, và sau đó xuống còn 150.2 tỷ đô trong 3 tháng tiếp sau đó của quý IV năm 2008. Sự sụt giảm trong tháng 10 năm 2008 đã là một con dốc đặc biệt. Khối lượng đôla cho vay tại đỉnh cuộc khủng hoảng tài chính đã nhỏ hơn ¼ giá trị củatrong 18 tháng gần đó. Số lượng đôla phát hành cũng đã nhỏ hơn 1/3 giá trị của nó tại đỉnh cao khủng hoảng. Trong thực tế,sự cho vay trong quý IV năm 2008 đã kém hơn ½ mức cho vay trong suốt tình trạng suy thoái năm 2001. Trong khi sự sụt giảm của việc cho vay này có thể là kết quả từ cung và cầu của các hợp đồng cho vay, cũng có thể rằng nó nảy sinh từ sự gia tăng trong các khoản nợ tới hạn thanh toán, tỷ lệ tái cấp vốn, hoặc cả hai. Nếu những công ty mở rộng những khoản vay tới hạn của họ tại đỉnh cao của sự bùng nổ tín dụng thì đã có một sự giảm sút trong các khoản nợ và việc đó đã gần tới hạn trong suốt cuộc khủng hoảng, như một kết quả, chúng tôi có thể thấy ít hơn các hoạt động cho vay. Thêm vào đó, nếu những công ty thiên nhiều hơn về các khoảng nợ tái cấp vốn của họ trong suốt sự bùng nổ tín dụng, bởi vì lãi suất đã thấp và các thỏa thuận đã không tiến triển tốt đẹp, thì cũng sẽ có một sự sụt giảm trong những khoản nợ mới phát sinh trong suốt những quý sau đó. Chúng tôi đã kiểm tra cả hai khả năng đó và nhận thấy rằng không có cái nào liên quan đến cuộc điều tra của chúng tôi. Đầu tiên, chúng tôi tìm giá trị các khoản nợ đến hạn được giữ không đổi trong bất kì quý nào từ nữa năm cuối của 2005 đến tận kì chúng tôi nghiên cứu. Do đó, sự sụt giảm trong những khoản vay mới trong suốt cuộc khủng hoảng không thể cho là do một sự sụt giảm trong những khoản vay đến hạn trong suốt thời gian đó. Thứ hai, nếu chúng tôi hoàn toàn loại trừ những hoạt động tái cấp vốn của các khoản nợ hiện nay thì chúng tôi sẽ vẫn quan sát những mẫu cơ bản như nhau trong những hợp đồng của những khoản nợ mới phát sinh. Bảng 1 thì xuất phát từ những dữ liệu dùng trong việc thực hiện các khoản vay. Một phần lớn các khoản vay đã được dùng trong việc tái cấu trúc lại doanh nghiệp - LBOs, sát nhập và mua lại (M&A), mua lại cổ phần. Trong năm 2007, những hình thức của “vay tái cấu trúc doanh nghiệp” thì xấp xỉ 61% các khoản vay tổ hợp. 7 31% khác của các khoản vay đã được dùng cho mục đích cổ phần hóa thông thường hoặc cho việc huy động vốn mà những hoạt động này chúng tôi sẽ quy vào “khoản vsy cho đầu tư thực”. Chúng tôi tạo nên sự khác biệt này để minh họa cho sự sụp đổ trong việc cho vay đã bị hạn chế bởi hoạt động tái cấu trúc lại doanh nghiệp, cái mà đã có sự gia tăng rất lớn trong những thập kỉ gần đây. Yếu tố 3: Trong quý IV năm 2008, khối lượng đô la của các “khoản vay tái cấu trúc lại doanh nghiệp” đã thấp hơn 84% so với đỉnh cao của cuộc bùng nổ tín dụng, và khối lượng đôla thực 7 DealScan báo cáo mục đích của các khoản vay, tuy nhiên, sự miêu tả này có thể bị sai lệch. Bởi việc đọc các mục đich đã được đánh dấu trong DealScan và kết hợp nó với dữ liệu SDC dựa trên sự liên kết với những điều thu thập được, chúng tôi có thể phân loại trên 20 các khoản vay từ mục đích cổ phần hóa thông thường đến những “vay tái cấu trúc lại doanh nghiệp” 10 [...]... tính toán trên việc cho vay trung bình hàng tháng của mỗi ngân hàng trong 3 thời kỳ: trước khủng hoảng (08/2006 - 07/2007), khủng hoảng đợt I (08/2007 – 07 /2008) và khủng hoảng đợt II (08 /2008 - 12 /2008) Thời kỳ trước khủng hoảng là những năm dẫn đến việc sụp đổ của việc bùng nổ tín dụng Khủng hoảng đợt I bắt đầu từ việc sụp đổ của những thị trường dưới chuẩn trong mùa hè năm 2007 Khủng hoảng đợt II... khoản của ngân hàng giảm, các công ty chậm giải ngân hạn mức tín dụng Điều này cung cấp một số hỗ trợ thêm để thấy rằng giải ngân hạn mức tín dụng tạo nên một hiện tượng “đóng băng” của ngân hàng 4 Những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc cho vay của Ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng: Trong phần này, chúng tôi khảo sát những yếu tố điển hình ảnh hưởng đến việc cho vay của ngân hàng trong suốt thời kỳ. .. 2008 khi hợp đồng hoán đổi nợ xấu căng thẳng trong tổ chức tài chính bắt đầu tăng và nó bao trùm thời kỳ mà những mối quan tâm lớn thuộc về tính thanh khoản và khả năng trả nợ của hệ thống tài chính (khủng hoảng ngân hàng) Chúng tôi đo lường việc cho vay của ngân hàng theo 3 cách khác nhau: (i) số lượng quy trình cho vay đồng tài trợ mà một ngân hàng tham gia, (ii) số lượng quy trình cho vay đồng tài. .. mà ngân hàng là người dẫn đầu, (iii) tổng số lượng đôla của quy trình cho vay đồng tài trợ mà ngân hàng là người dẫn đầu13 Chú ý rằng chúng tôi không quan sát những lượng thực tế được ngân hàng cho vay, mà chỉ quan sát lượng tiền quy trình cho vay và có khả năng một ngân hàng là người dẫn đầu cho vay hoặc những loại khác của thành viên hiệp hội Để chỉ ra sự thay đổi trong việc cho vay của ngân hàng trong. .. trong giai đoạn II của khủng hoàng, chúng tôi tính phần trăm thay đổi trên mỗi biến trong thời kỳ cơ sở là giai đoạn I của khủng hoảng hoặc tiền khủng hoảng Như chúng ta có thể thấy được từ bảng 3, trong giai đoạn II của khủng hoảng những ngân hàng tầm trung đã cắt giảm nhanh chóng việc cho vay Ví dụ như trong giai đoạn II của khủng hoảng, những ngân hàng tầm trung đã giảm số lượng của trong số dẫn đầu... giảm lớn trong kỳ hạn dài Sự suy giảm trong hạn mức tín dụng cũng dẫn đến sự suy giảm trong cho vay đã không chỉ nhờ đến sự suy giảm trong việc tham gia thể chế trong các khoản vay được cung từ các ngân hàng là người cho vay chính trong các hạn mức tín dụng có thời hạn [Biểu đồ 4 & 5] Như đã nói ở phần giới thiệu, mặc dù sự suy giảm rõ ràng trong cung cấp thông tin cho vay trong thời gian khủng hoảng, ... chuẩn tiền gửi của những ngân hàng trên mức giảm trung bình đôla cho vay 14%, trong khi độ lệch chuẩn của những ngân hàng dưới mức giảm trung bình 51% trong khối lượng đôla cho vay [Bảng 4] Những ngân hàng với lượng tiền gửi thấp trãi qua những sự suy giảm lớn nhất trong vấn đề cho vay Tuy nhiên, có thể những ngân hàng mà rất nhiều trong số đó là ngân hàng đầu tư hay những công ty tài chính, chuyên... xuống 36% so với giai đoạn I của khủng hoảng và 50% so với giai đoạn tiền khủng hoảng Có sự giảm đi 54% trong 13 Nếu việc cho vay nhiều hơn một ngân hàng, chúng tôi phân phối những phần bằng nhau của số lượng tiền vay cho mỗi ngân hàng đứng đầu 16 khối lượng đôla của số dẫn đầu so với giai đoạn I của khủng hoảng và giảm đi 62% so với tiền khủng hoảng Câu hỏi được đặt ra là liệu việc giảm đi đó có liên quan... Cuối cùng, chúng tôi lưu ý rằng các ngân hàng có khoản tiền gửi thấp trong mẫu chủ yếu là các ngân hàng đầu tư Những ngân hàng đã trãi qua việc tăng cho vay nhiều hơn trong suốt sự bùng nổ tín dụng phần vì sự hiện diện mạnh mẽ của mình trong việc tài trợ cho các hoạt động LBO và M & A Do đó, sẽ không ngạc nhiên nếu việc cho vay của họ đã giảm nhiều trong cuộc khủng hoảng vì các hoạt động LBO và M & A... gia tăng trong các khoản cho vay gia hạn Một số nợ ngân hàng dùng để tài trợ cho LBOs có "Pik Toggles", điều mà cho phép các công ty tăng nợ chưa trả chính trên khoản vay thay cho thanh toán lãi bằng tiền mặt (ví dụ: để chọn lãi suất trả nợ tốt nhất) Trong tháng 7 năm 2008, Harrah's Entertainment chọn cho chuyển về cho vay ngân hàng $1.4 tỷ cho vay của nó như một số doanh nghiệp khác Điều này cho thấy

Ngày đăng: 08/03/2014, 15:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

  • A. NỘI DUNG CHÍNH:

    • Tóm tắt

    • 2. Dữ liệu:

    • 3.Nhân tố cơ bản :

    • 4. Những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến việc cho vay của Ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng:

    • 5. Nhận xét cuối cùng

    • B. PHẦN BỔ SUNG

      • 1. NHTW các nước hành động như thế nào trong khủng hoảng :

      • 2. Bức tranh ngân hàng một năm sau khủng hoảng:

      • 3. Tác động của khủng hoảng kinh tế Mỹ đến thị trường tài chính Việt Nam:

      • C. GIẢI THÍCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT & THUẬT NGỮ

      • TÀI LIỆU THAM KHẢO

      • BẢNG BIỂU

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan