Những điều thú vị về tên thuốc pptx

4 578 1
Những điều thú vị về tên thuốc pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những điều thú vị về tên thuốc Khi một thuốc mới qua giai đoạn nghiên cứu và được cho phép lưu hành trên thị trường, chủ sở hữu chủ của nó, tức viện bào chế dược phẩm, sẽ đăng ký quyền sở hữu công nghiệp và được độc quyền sản xuất thuốc mới này trong một thời gian nhất định (ở Mỹ là 7 năm). Khi ra đời, thuốc mới được Viện bào chế đặt tên thương mại đầu tiên (brand name), còn gọi là tên biệt dược (hoặc đặc chế) đầu tiên. Khi hết thời gian độc quyền, thuốc là tài sản chung của nhân loại; các công ty khác có quyền sản xuất. Tuy nhiên, tên biệt dược đầu tiên vẫn là độc quyền của nơi đã nghiên cứu tìm ra thuốc. Các viện bào chế khác phải đặt tên biệt dược mới, không được trùng 2 âm với tên biệt dược đầu tiên. Thuốc gốc, thuốc nhái và tên thuốc gốc Thuốc gốc (generic drug) là loại thuốc đã hết hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, các viện bào chế khác nhau có thể sản xuất mà không cần xin phép nơi đã phát minh ra nó. Khi đó, thuốc sẽ mang tên thuốc gốc (generic name); có khi được đặt tên biệt dược mới, không trùng 2 âm với tên biệt dược đầu tiên. Do có yêu cầu là thuốc gốc được sản xuất sau phải có tính chất giống hệt như biệt dược đầu tiên, nên có khi thuốc gốc được gọi là thuốc nhái (copy drug). Tên thuốc gốc có thể là tên khoa học hoặc danh pháp quốc tế, được dùng để chỉ dược chất hay hoạt chất chứa trong sản phẩm. Lấy diazepam làm dụ: Diazepam là thuốc an thần giải lo âu, được Viện bào chế Roche tìm ra và đặt tên biệt dược đầu tiên là Valium; hoạt chất của nó là diazepam. Trong thành phần một số biệt dược, ngoài thuốc gốc là dược chất chính còn có các chất khác mang tính phụ trợ. dụ: Di-antalvic là một biệt dược kết hợp hoạt chất chính là paracetamol với propoxyphen - một chất dùng lâu có thể gây nghiện. Trường hợp này đòi hỏi bác sĩ điều trị và người dùng thuốc phải biết tác dụng (kể cả tác dụng phụ) của mọi thành phần. Một thuốc gốc bán ở thị trường dưới nhiều tên biệt dược khác nhau rất dễ gây nhầm lẫn. Có trường hợp bệnh nhân dị ứng với một hoạt chất có trong một biệt dược. Nếu không biết, bác sĩ có thể kê đơn một biệt dược khác cũng có chất ấy. Loại thuốc có nhiều biệt dược và dễ gây nhầm lẫn nhất là paracetamol. Nhiều người đã bị ngộ độc đã dùng thuốc này với tên gốc, nhưng sau đó lại dùng thêm Tylenol hoặc Panadol, Doliprane, Efferalgan, Anacine 3 mà không biết rằng tất cả chúng đều là paracetamol. vậy, người dùng thuốc phải biết tên gốc của các biệt dược mà mình sử dụng để tránh gây những hậu quả xấu cho sức khỏe. Thông tin từ chữ viết tắt sau tên thuốc Khi đặt tên cho dược phẩm, thông thường Viện bào chế muốn đưa ra một số thông tin liên quan đến thuốc. Chẳng hạn, đọc tên No-spa, bác sĩ có thể biết đây là thuốc chống co thắt giúp giảm đau do bị co thắt cơ trơn (NO là “không” và spa là chữ viết tắt của Spasm, có nghĩa là “sự co thắt”). Tên biệt dược có thể cho biết thành phần của thuốc. dụ, đọc tên Maalox, nhiều người biết đây là thuốc chứa magiê oxid và nhôm oxid có tác dụng kháng acid để trị viêm loét dạ dày (do chữ Maalox gồm Ma chỉ Magnesium, al chỉ Aluminium và ox là oxid). Đặc biệt, chữ hoặc chữ viết tắt sau tên thuốc cho biết khá nhiều điều, chẳng hạn phân biệt dạng thuốc có liều cao với dạng thuốc thông thường. Chẳng hạn, đối với kháng sinh có tên biệt dược là Bactrim, viên không có chữ forte (mạnh) kèm theo sau chỉ chứa 400 mg sulfamethoxazol và 80 mg trimethoprim; còn viên có chữ forte chứa 800 mg sulfamethoxazol và 160 mg trimethoprim, tức có liều gấp đôi. Bệnh nhân phải xem kỹ bác sĩ chỉ định loại Bactrim nào để dùng cho thật đúng. Riêng đối với chữ viết tắt ghi sau tên thuốc, một số ít trường hợp để chỉ tên của Viện bào chế (như biệt dược Econazole GNR, chữ GNR để chỉ Viện bào chế GNR-Pharma). Đa số tên viết tắt dùng để chỉ dạng thuốc đặc biệt, gọi là hệ điều trị cho tác dụng kéo dài hay lặp lại. Những lưu ý về chữ viết tắt sau tên thuốc Có nhiều thuốc do thời gian tác dụng ngắn nên người dùng phải sử dụng nhiều lần trong ngày, rất bất tiện. Hiện nay đã có các dạng thuốc đặc biệt: chỉ cần uống một lần hay nhiều lắm là 2 lần trong ngày; nếu là dạng tiêm thì chỉ cần tiêm 1 lần mỗi tuần hoặc mỗi tháng. Có dạng thuốc là viên nén kép cho tác dụng lặp lại, sau tên thuốc có chữ repetab. Biệt dược Polaramine không có chữ repetab kèm theo với 1 viên chứa 2 mg dexclorpheniramin (chất chống dị ứng). Còn loại Polaramine repetab 1 viên chứa 6 mg dexclorpheniramin với cấu tạo 2 lớp, nhân bên trong chứa 3 mg dược chất, lớp bao bên ngoài chứa 3 mg. Sau khi Polaramine repetab vào dạ dày, lớp vỏ bên ngoài sẽ tan rã tức thì, phóng thích 3 mg dược chất, sau đó nhân bên trong bắt đầu tan rã để phóng thích 3 mg dược chất còn lại. Nếu dùng loại thứ nhất, người bệnh phải uống 4 lần trong ngày, mỗi lần 1 viên, còn loại sau thì chỉ cần uống 1 hoặc 2 viên mỗi ngày. . Những điều thú vị về tên thuốc Khi một thuốc mới qua giai đoạn nghiên cứu và được cho phép lưu. không được trùng 2 âm với tên biệt dược đầu tiên. Thuốc gốc, thuốc nhái và tên thuốc gốc Thuốc gốc (generic drug) là loại thuốc đã hết hạn bảo hộ

Ngày đăng: 07/03/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan