TIỂU LUẬN: Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay docx

30 1.4K 7
TIỂU LUẬN: Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TIỂU LUẬN: Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay Phần I: MỞ ĐẦU 1.1 Mục đích nghiên cứu Từ khi đổi mới đường lối kinh tế nước nhà đến nay nền kinh tế Việt Nam chúng ta đã đạt được những thành tựu thật sự đáng tự hào như tăng trưởng cao và bền vững trong cả một thời kì dài từ năm 1986-2009. Theo đó GDP năm 2009 tăng gấp 4 lần năm 1990. Vậy tại sao chúng ta lại muốn GDP tăng hay tăng trưởng cao? tăng trưởng là điều kiện cần để chúng ta hoàn thành các mục đích kinh tế của xã hội. Mà mục đích kinh tế của xã hội là làm sao cho mức sống người dân tăng lên và sự công bằng xã hội sẽ đến với những cá nhân là như nhau. Vậy tăng trưởng của cả thời kì dài như vậy nó tác động như thế nào đến mức sống của người dân và sự công bằng xã hội? Đó là câu hỏi hình thành nên chủ đề nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 1991 đến nay” 1.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đánh giá là cả một quá trình chúng ta theo dõi sự biến đổi của một sự vật hiện tượng nào đó rồi đưa ra nhận xét và qua đó có thể đưa ra giải pháp nhằm khắc phục hoặc tăng cường những tác động của hiện tượng đến đối tượng nghiên cứu của mình. Trong phạm vi đề tài này thì hiện tượng của đề tài xem xét đó là “tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 1991 đến nay” và đối tượng nghiên cứu là quy mô, tốc độ, hiệu quả và cấu trúc của tăng trưởng kinh tế việt nam. 1.3 kết cấu nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của đề tài này gồm các phần như sau: Phần II: Cơ sở lý thuyết đánh giá tăng trưởng kinh tế. 1. Các khái niệm 1.1. Tổng giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị sản phẩm vật chất được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định(thường là 1 năm). Ta có thể tính chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất theo 2 cách: + Là tổng doanh thu bán hang thu được từ các đơn vị, các nghành trong toàn bộ nền kinh tế. + Tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian(IC) và giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ (VA). 1.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): Chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra của một nền kinh tế trong một thời gian nhất định, thường được tính trong một năm; Thuật ngữ “hàng hoá dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không Dựa trên cơ sở lý thuyết đã học Theo dõi tình hình tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 1991 đến nay Rút ra nhận xét Rồi từ đó đề xuất giải pháp của nhóm Phần IV Phần IV Phần II Phần III tính giá trị hàng hoá và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Dựa vào phân tích luồng chu chuyển thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế, các nhà kinh tế đã chứng minh trong nền kinh tế luôn tồn tại một đồng nhất thức mô tả mối liên hệ giữa Tổng thu nhập (từ sản xuất), Tổng chi tiêu và Tổng sản phẩm trong nước như sau: Tổng thu nhập = Tổng chi tiêu = Tổng sản phẩm trong nước Tổng thu nhập gồm thu nhập từ các yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất: thu nhập từ cung cấp dịch vụ lao động được thể hiện qua chỉ tiêu tiền lương và các khoản thu nhập có tính chất lương; thu nhập từ máy móc, thiết bị tham gia vào sản xuất được thể hiện qua chỉ tiêu khấu hao tài sản cố định; thuế sản xuất và giá trị thặng dư. Tổng chi tiêu của nền kinh tế gồm những khoản chi tiêu đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cuối cùng gồm: chi cho đầu (tích luỹ tài sản); chi cho tiêu dùng cuối cùng; chi cho xuất khẩu. Các nhà kinh tế đưa ra 3 phương pháp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của nền kinh tế trong một thời gian nhất định. - Phương pháp thứ nhất đánh giá GDP bằng cách cộng giá trị của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở trong nước theo từng ngành kinh tế. Nói cách khác, phương pháp thứ nhất đánh giá kết quả của các đơn vị sản xuất. Phương pháp tính GDP theo phương pháp này là phương pháp sản xuất. - Phương pháp hàng hoá và dịch vụ tạo ra thu nhập dưới dạng thu của người lao động; khấu hao tài sản cố định; thuế sản xuất và thặng dư thu nhập tổng hợp. Phương pháp đánh giá GDP bằng cách cộng những khoản thu nhập trên được gọi là phương pháp thu nhập - Phương pháp thứ 3 căn cứ vào những khoản chi tiêu cần thiết cho các mục đích: tiêu dùng cuối cùng; tích luỹ tài sản; xuất nhập khẩu quốc gia được gọi là phương pháp sử dụng. 1.2.1 Phương pháp sản xuất Phương pháp sản xuất tập trung vào đánh giá giá trị sản phẩm cuối cùng được tạo ra theo ngành, theo thành phần kinh tế và bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Khái niệm giá trị sản xuất dùng để đánh giá kết quả của đơn vị sản xuất (đơn vị cơ sở hoặc doanh nghiệp), không dùng đánh giá cho từng công đoạn sản xuất của đơn vị. Vì vậy giá trị sản xuất chỉ tính cho hàng hoá và dịch vụ do đơn vị sản xuất ra dùng cho đơn vị khác, không tính cho sản phẩm chu chuyển nội bộ cho các công đoạn sản xuất của đơn vị. Thu do chênh lệch giá cũng không tính vào giá trị sản xuất. Giá trị sản xuất bao gồm các yếu tố chi phí trung gian và giá trị tăng thêm, như vậy có sự tính trùng trong chỉ tiêu giá trị sản xuất. Mức độ tính trùng phụ thuộc vào mức độ chuyên môn hoá và mức độ chi tiết của phân ngành kinh tế. Phân ngành kinh tế càng chi tiết, mức độ tính trùng của chỉ tiêu giá trị sản xuất càng lớn. Chi phí trung gian bao gồm toàn bộ chi phí về sản xuất vật chất, dịch vụ cho sản xuất vật chất và không bao gồm khấu hao tài sản cố định. Những sản phẩm vật chất và dịch vụ tính vào chi phí trung gian phải là chi phí sản xuất, được hạch toán vào giá thành sản phẩm, phải là kết quả sản xuất do các ngành sản xuất ra trong năm hoặc sản xuất từ năm trước chuyển sang cho sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Những sản phẩm không phải là kết quả của sản xuất mà sử dụng từ tự nhiên như ánh sáng mặt trời, nước tự nhiên không tính vào chi phí trung gian. Chẳng hạn, nước mưa sử dụng trong sản xuất nông nghiệp không tính vào chi phí trung gian của ngành nông nghiệp. Ranh giới giữa chi phí trung gian và tích luỹ tài sản: chi phí trung gian gồm những chi phí về hàng hoá và dịch vụ sử dụng hết trong quá trình sản xuất. Tích luỹ tài sản gồm hàng hoá sử dụng nhiều lần trong sản xuất và có giá trị lớn. Chi phí trung gian luôn được tính theo giá sử dụng, nghĩa là bao gồm cả phí vận tải và cả các loại chi phí khác do đơn vị sản xuất phải trả để đưa nguyên, nhiên vật liệu,v.v… vào sản xuất. Trong khi đó chỉ tiêu giá trị sản xuất có thể được tính theo 3 loại giá (giá cơ bản, giá bán của người sản xuất, giá sử dụng). Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế bằng hiệu giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị sản xuất tính theo giá nào thì chỉ tiêu giá trị tăng thêm cũng tính theo giá đó. Giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế được biểu thị theo công thức sau: Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sản xuất bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng với thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Dưới dạng công thức Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được biểu thị như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Tổng sản phẩm trong nước luôn được đánh giá theo giá sử dụng. Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá cơ bản thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ Nếu giá trị tăng thêm tính theo giá sản xuất thì tổng sản phẩm trong nước được tính như sau: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo giá sản xuất + Thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ 1.2.2 Phương pháp thu nhập Như trên đã nói tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp thu nhập bằng tổng các yếu tố như thu nhập của người lao động từ sản xuất; thuế trừ đi trợ cấp sản xuất; khấu hao tài sản cố định; thặng dư/ thu nhập hỗn hợp. Tài khoản quốc gia 1993 định nghĩa thu nhập của người lao động từ sản xuất như sau: “Tổng thù lao bằng tiền và hiện vật mà đơn vị sản xuất phải trả cho người lao động do người lao động đã làm việc cho đơn vị sản xuất trong kỳ hạch toán. Thu nhập của người lao động từ sản xuất bao gồm tiền lương thực nhận (bằng tiền và hiện vật) và phần bảo hiểm xã hội đơn vị sản xuất nộp thay người lao động. 1.2.3 Phương pháp chi tiêu: Tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng bằng tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và của nhà nước cộng với tích luỹ tài sản và cộng với chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Dưới dạng công thức, tổng sản phẩm trong nước tính theo phương pháp sử dụng được viết như sau: GDP = C+G+I+(X-M) Tiêu dùng cuối cùng là một phần của tổng sản phẩm trong nước sử dụng để thoả mãn nhu cầu cho đời sống, sinh hoạt của cá nhân, dân cư, hộ gia đình và nhu cầu tiêu dùng chung của xã hội. Tiêu dùng cuối cùng gồm 2 phần: - Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình - Tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước. Chỉ tiêu GDP là một chỉ báo kinh tế tổng hợp, phản ánh một cách khá toàn diện sức mạnh kinh tế của một quốc gia hay vùng lãnh thổ, vì vậy các nhà kinh tế thường sử dụng chỉ tiêu này để so sánh trình độ phát triển kinh tế với nhau thông qua chỉ tiêu GDP. 3.1. Tăng trưởng kinh tế. 1.3.1 Khái niêm Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. 1.3.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%), Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. 1.4 Năng suất lao động 1.4.1 khái niệm. Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn lao động sống, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động và làm việc).Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vi hay của nền kinh tế xã hội. 1.4.2 Cách tính năng suất lao động Tùy theo muc đích nghiên cứu của mỗi nước, mỗi ngành khác nhau trong từng gai đoạn khác nhau mà áp dụng chỉ tiêu năng suất lao đong theo các phương thức khác nhau.Được tính toán bắng chỉ tiêu đầu ra khác nhau. Cách tính: +tính theo tổng giá trị sản xuất(GO) +tính theo tổng giá trị tăng thêm(GDP) Trên phạm vi nền kinh tế GDP là chỉ tiêu phân tích tính toán tốc độ tăng trưởng kinh tế ,làm căn cứ đánh giá sự phát triển của một đất nước và tính toán nhiều chỉ tiêu quan trọng khác nên tất nhiên nó được tính toán năng suất lao động trong nền kinh tế quốc dân. Năng suất lao động tính theo giá trị tăng thêm có ưu điểm hơn hẳn so với năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất vì ở tử số của chỉ tiêu năng suất lao động không tính phần chi phí trung gian (phần giá trị này luôn bị tính trùng giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành) nên sự biến động của chỉ tiêu năng suất lao động không phụ thuộc vào thay đổi tổ chức sản suất như năng suất lao động tính theo giá trị sản xuất. Hơn nữa, nếu trong toàn nền kinh tế, năng suất lao động tính theo tổng sản phẩm trong nước, thì đối với từng ngành, từng doanh nghiệp, năng suất lao động cũng cần được tính theo giá trị tăng thêm. Có như vậy mới cho phép nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa năng suất lao động của các doanh nghiệp, các ngành với năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam, năng suất lao động được tính toán theo chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng (tính toàn bộ giá trị của sản phẩm tương tự như chỉ tiêu giá trị sản xuất ngày nay) được đưa vào chế độ báo cáo thống kê của các xí nghiệp (nay gọi là doanh nghiệp) trong các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, ngay từ những năm đầu mới thành lập ngành thống kê. Trong thời kỳ kế hoạch hóa tập trung có những năm năng suất lao động được coi là một trong những chỉ tiêu pháp lệnh để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước của doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, 2. Các chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế: 2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng: -Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capital Income, PCI). GDP, GNP, PCI càng lớn thể hiện quy mô của nền kinh tế càng lớn -Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thể hiện là sự gia tăng của GDP năm này so với năm trước. tốc độ tăng trưởng nói lên xu hướng tăng lên hoặc giảm đi về quy môcủa một nền kinh tế. -GDP/người được tính bằng tổng sản phẩm quốc nội chia cho tổng dân số. nó phản ánh một phần nào sự đóng góp của một ngươi dân vào GDP 2.2 Hiệu quả tăng trưởng: - Năng suất lao động: là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của tăng trưởng tốt nhất vì nó phản ánh năng lực của một lao động chính đóng góp vào tổng sản phẩn đầu ra. Lao động là thành phần chính để tạo nên sản phẩm trong một nền kinh tế, năng suất lao động ngày càng cao thì tốc độ tăng trưởng ngày càng lớn - So sánh tốc độ tăng GO và GDP: Nếu tốc độ tăng GO>GDP thì phản ánh xu hướng chi phí trung gian tăng Nếu tốc độ tăng GO=GDP thì phản ánh xu hướng chi phí trung gian không thay đổi. Nếu tốc độ tăng GO<GDP thì phản ánh xu hướng chi phí trung gian giả. 2.3 Cấu trúc tăng trưởng: -Nếu GDP là thể hiện quy mô của nền kinh tế thì GDP theo ngành nó lại thể hiện cơ cấu của một nền kinh tế cơ cấu của một nền kinh tế cho ta biết nền kinh tế đang ở thời kì nào của quá trình phát triển kinh tế chung. -Đóng góp của các yếu tố đầu vào (K,L,TFP) cho GDP cho ta biết được yếu tố nào tạo ra GDP nhiều nhất trong các yếu tố đầu vào đó. Phần III: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 3.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng: 3.1.1 GDP và GDP/người Quy mô của nền kinh tế việt nam còn nhỏ! Đơn vị : tỷ đồng n ăm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 GDP 41955 76707 110532 140258 178534 228892 năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 [...]... chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế: 9 2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng: 9 2.2 Hiệu quả tăng trưởng: 10 2.3 Cấu trúc tăng trưởng: 10 Phần III: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 10 3.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng: 10 3.1.1 GDP và GDP/người 10 3.1.2 Tốc độ tăng trưởng 11 3.2 Hiệu quả tăng trưởng: ... lại mất giá lớn so với các đồng tiền mà Việt Nam có quan hệ buôn bán lớn nhất lại càng tạo ra sưc ép lạm phát tại Việt Nam lớn hơn các nước Phần IV: KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 4.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế việt nam hiện nay Như phần trên đã xem xét chúng ta có thể thấy được tình hình tăng trưởng kinh tế việt nam nó tác động như thế nào đến các... đây là nền kinh tế có trình độ ứng dụng khoa học thấp  Tăng trưởng chủ yếu là dựa vào việc gia tăng thêm các yếu tố đầu vào đó là lao động và vốn Tăng trưởng không bền vững vì không tạo ra các ngành có sức bật, ổn định làm nền tảng chung cho chuỗi hoạt động của nền kinh tế Cuối cùng ta có thể nói được rằng mô hình tăng trưởng của nền kinh tế việt nam từ năm 1991 đến nay là mô hình tăng trưởng theo... lệ làm cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt cao nhất thế giới, đã nhiều năm liền tăng hai chữ số, hiện đang giữ kỷ lục thế giới về số năm tăng trưởng liên tục (28 năm) , nhưng Trung Quốc đưa ra mục tiêu giảm độ nóng của tăng trưởng và đẩy mạnh chống lạm phát do tốc độ tăng giá tính theo năm của tháng 2/2008 đã lên đến 8,3%, cao nhất trong 12 năm qua Hai là, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện... 6,7%, năm 2005 là 8,4% và đạt đỉnh năm 2007 với 8,5% - Thời kỳ từ 2008 đến nay, do Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cuối năm 2008 nên tốc độ tăng trưởng kinh tế nước nhà đã sự suy giảm lớn Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2008 chỉ đạt 6,23% thâps nhất so với 9 năm trước đó, và hậu quả nặng nề của khủng hoang kinh tế toàn cầu còn dư am sang tới những quý đầu năm. .. 13 3.2.2 So sánh tốc độ tăng của GO và GDP 16 3.3 Cấu trúc tăng trưởng: 18 3.3.1 Cơ cấu kinh tế 18 3.3.2 Đóng góp của các yếu tố đầu vào 20 Phần IV: KIẾN NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 23 4.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế việt nam hiện nay 23 4.2 Định hướng tăng trưởng Việt Nam trong thời gian tới ... nền kinh tế việt nam còn thấp do quy mô của nền kinh tế còn nhỏ trong khi đó dân số của VIỆT NAM vào khoảng 86 triệu người năm 2009 và có tốc độ tăng hàng năm vào khoảng 1,2% và xếp thứ 12 trên thế giới sau TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN, MEXICO… 3.1.2 Tốc độ tăng trưởng Một trong những thành quả nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế cao khá ổn định Thời kỳ từ. .. kỳ từ năm 1986 tới nay là thời kỳ đổi mới, tốc độc tăng trưởng bình quân 1986 1990 là 4,5%, thời kỳ 1991- 1995 là 8,2%, thời kỳ 1996-2000 là 7% và từ 2001-2007 là 7,6% Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngang bằng Hàn Quốc và chỉ đứng sau Trung Quốc Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam từ 1985 đến 2008 Từ kết quả tính toán và biểu đồ trên thấy rằng: thời kỳ 1991- 2003... nền kinh tế quốc dân tăng bình quân năm là: 7,45% /năm Nếu so sánh giữa các năm ta thấy GDP tăng không đồng đều Năm có tốc độ tăng cao nhất là 9,54% (1995), thấp nhất 4,77%(1999) Có 8 năm tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn tốc độ tăng năm trước và 5 năm có tốc độ tăng GDP năm sau thấp hơn tốc độ tăng năm trước Tuy nhiên, nếu xét về giá trị tuyệt đối thì không có trường hợp nào có GDP năm sau thấp hơn năm. .. lớn, năm sau chỉ nhích hơn năm trước từ 0,1 đến 0,2% làm cho tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 2001-2003 mới đạt 7,06%, thấp hơn mức tăng bình quân chung 13 năm (1991- 2003) là 0,39% và thấp hơn mức tăng bình quân của 5 năm đầu (1991- 1995) là 1,12%.Tuy nhiên những năm sau đó tốc độ tăng trưởng của nước ta đã vươn lên cao và năm trong nhóm những nước co tăng trưởng cao nhất trên thế giới .Tăng trưởng năm . III: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY 3.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng: 3.1.1 GDP và GDP/người Quy mô của nền kinh tế việt nam. TIỂU LUẬN: Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay Phần I: MỞ ĐẦU 1.1 Mục đích nghiên cứu Từ khi đổi

Ngày đăng: 07/03/2014, 10:20

Hình ảnh liên quan

Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ  - TIỂU LUẬN: Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay docx

nh.

giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ Xem tại trang 1 của tài liệu.
Theo dõi tình hình tăng trưởng kinh tế việt nam từ  năm 1991 đến nay  - TIỂU LUẬN: Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay docx

heo.

dõi tình hình tăng trưởng kinh tế việt nam từ năm 1991 đến nay Xem tại trang 3 của tài liệu.
Phần III: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY  - TIỂU LUẬN: Đánh giá tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ năm 1991 đến nay docx

h.

ần III: TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan