Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

70 549 4
Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức lạc quan trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong thương mại quốc tế mà đỉnh cao là việc gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007. Đối với hệ thống ngân hàng, có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ tiếp tục thúc đẩy hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính phát trển mạnh hơn nữa. Tuy nhiên, hội nhập cũng có nghĩa là mức độ cạnh tranh sẽ tăng lên, áp lực với các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng tăng lên. Khi đó, chắc chắn các dịch vụngân hàng đưa ra cũng thực sự ưu việt mới có thể thu hút được khách hàng.Nhưng, cơ hội và thách thức là hai mặt của một vấn đề, chúng đan xen, chuyển hoá lẫn nhau. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải biết vận dụng linh hoạt những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống ngân hàng tạo cho hệ thống ngân hàng cũng ngày càng phát triển cả về qui mô, chất lượng hoạt động, làm tăng độ sâu tài chính, sức cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính ngày càng đa dạng.Nhận thức được điều đó, trong những năm qua, Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ không ngừng tự đổi mới, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình, luôn luôn chuẩn bị cho mình tư thế sẵn sàng đón nhận các xu thế phát triển mới về tiến bộ khoa học công nghệ ngân hàng đa tiện ích và các dịch vụ ngân hàng hiện đại.Do vậy, nghiệp vụ bảo lãnh - một trong những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại hiện đại cũng được Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ quan tâm phát triển. Tuy nhiên, bảo lãnh là một nghiệp vụ hết sức phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ tập quán và thông lệ quốc tế và còn tương đối mới mẻ đối với hầu hết các Ngân hàng Thương mại Việt Nam nên sự phát triển và khởi sắc của bảo lãnh trong thời gian qua còn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của ngân hàng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu bảo lãnh ngày càng đa dạng của nền Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B1 Chuyên đề tốt nghiệp kinh tế trong thời mở cửa và hội nhập. Vì vậy việc phân tích thực trạng chất lượng hoạt động bảo lãnh, chỉ ra những thành công cũng như những tồn tại của hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ, từ đó tìm ra các giải pháp khắc phục là rất cần thiết.Nhận thức được vấn đề trên sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ em quyết định chọn đề tàiHoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ.”.Mục đích của đề tài nghiên cứu này là thông qua hệ thống lý luận cơ bản về chất lượng bảo lãnh Ngân hàng, tìm hiểu và phân tích hoạt động bảo lãnh tại NHCT Sông Nhuệ, nêu bật được thành công cũng như các tồn tại và các nguyên nhân của nó, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCT Sông Nhuệ . Ngoài lời nói đầu và kết luận thì chuyên đề được chia thành ba chương như sau:CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNGCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHCT SÔNG NHUỆ.CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NHCT SÔNG NHUỆ.Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B2 Chuyên đề tốt nghiệp CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG1.1. Khái niệm về Bảo lãnh ngân hàngTrước khi đưa ra khái niệm bảo lãnh trong ngân hàng, chúng ta hãy tìm hiểu về bảo lãnh nói chung và các đặc điểm của nó.Bảo lãnh là một khái niệm đã có từ rất xa xưa trong xã hội loài người. Ngay từ nhiều thế kỷ trước người ta đã biết đến việc những người có thế lực bảo lãnh cho tù nhân trong thời gian thi hành án, cha mẹ bảo lãnh cho con . Sau đó bảo lãnh được phát triển mạnh mẽ và bao trùm lên nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế – chính trị – xã hội của mỗi quốc gia. Vậy bảo lãnh là gì?“ Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và quyền lợi nếu người xin bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với bên yêu cầu bảo lãnh”.Bảo lãnh cần thiết khi hai bên tham gia vào một mối quan hệ kinh tế, chính trị hay xã hội còn chưa tín nhiệm lẫn nhau. Uy tín và lời hứa của bên này chưa đủ tin cậy đối với đối tác trong khi bên đối tác cũng không đủ khả năng về thời gian; chi phí và kỹ thuật nghiệp vụ để đánh giá về bên còn lại. Lúc đó sự xuất hiện của bên thứ 3 có đủ độ tin cậy đối với cả hai bên đứng ra thực hiện bảo lãnh sẽ là cầu nối , đưa họ đến một quan điểm thống nhất.Các mối quan hệ thường gặp trong bảo lãnh, đó là : - Bảo lãnh của một tổ chức quốc tế đối với một nước.- Bảo lãnh của một công ty lớn đối với một công ty con.- Bảo lãnh của một doanh nghiệp đối với một doanh nghiệp.- Bảo lãnh của ngân hàng đối với doanh nghiệp.- Bảo lãnh của ngân hàng đối với ngân hàng.Như vậy, ta thấy rằng nếu đánh giá một cách tổng quát thì hoạt động bảo lãnh nói chung là hết sức đa dạng. Tuy nhiên trong phạm vi của chuyên đề này Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B3 Chuyên đề tốt nghiệp chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu về một lĩnh vực duy nhất của bảo lãnh, đó là: Bảo lãnh ngân hàng .Vậy thế nào là bảo lãnh ngân hàng?Theo phòng thương mại quốc tế ICC thì bảo lãnh ngân hàng được định nghĩa như sau: “Bảo lãnh độc lập là bất cứ bảo lãnh, cam kết, hay cam kết thanh toán, dù được gọi hay miêu tả như thế nào, của ngân hàng, công ty bảo hiểm hay pháp nhân hoặc thể nhân bằng văn bản thanh toán một số tiền khi được xuất trình theo đúng cam kết, bản đòi tiền và các chứng từ khác…”Trong khi đó, luật các tổ chức tín dụng của Nước CHXHCN Việt Nam, điều 20 có viết: “Bảo lãnh ngân hàng là cam kết băng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ cam kết, khách hàng phải nhạn nợ và hoàn trả cho các tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay”.Bảo lãnh ngân hàng bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ trong phạm vi thị trường nội địa vào những năm 60 của thế kỷ XX dưới hình thức thư tín dụng dự phòng. Tuy nhiên, phải tới thập kỷ 70, hoạt động bảo lãnh ngân hàng mới được phổ biến rộng rãi trong các giao dịch thương mại quốc tế. Nguồn gốc là từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dầu mỏ khiến các quốc gia Trung đông với trữ lượng dầu mỏ khổng lồ trở nên giàu có. Bởi vậy, họ có nhu cầu ký kết rất nhiều hợp đồng với các công ty nước ngoài cho những dự án lớn như cải tiến cơ sở hạ tầng, các tiện ích công cộng, dự án công nông nghiệp và quốc phòng. Và để đảm bảo tính an toàn cho những giao dịch có giá trị lớn này, các quốc gia Trung đông yêu cầu các công ty này phải chứng thực được năng lực tài chính của mình thông qua bảo lãnh ngân hàng. Đó là một nhu cầu tất yếu bởi lẽ trong các giao dịch thương mại quốc tế luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro.Ngày nay, với sự phát triển rộng khắp của thương mại quốc tế ,các giao dịch ngày càng mang tính toàn cầu. Tầm cỡ và sự phức tạp của các giao dịch đòi hỏi và thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của bảo lãnh ngân hàng trên mọi lĩnh vực. Có thể chắc chắn một điều rằng những thương vụ lớn mang tầm quốc tế hiện nay không thể không có một dạng nào đó của bảo lãnh đi kèm. Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B4 Chuyên đề tốt nghiệp Bảo lãnh còn đưởc sử dụng rộng rãi trong thị trường nội địa do tính đa dạng và tiện ích của nó. Bảo lãnh không chỉ hỗ trợ cho các hợp đồng thương mại, tài chính mà cả các giao dịch phi thương mại, phi tài chính như: bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thuế quan .1.1.1. Đặc trưng cơ bản của bảo lãnh ngân hàng1.1.1.1. Bảo lãnh là một mối quan hệ nhiều bên, phụ thuộc lẫn nhau.Một giao dịch bảo lãnh bao giờ cũng liên quan tới ba bên:- Ngân hàng bảo lãnh.- Người yêu cầu bảo lãnh.- Người thụ hưởng bảo lãnh.Và như thế, bảo lãnh ngân hàng là sự tổng hợp của ít nhất ba mối quan hệ:- Mối quan hệ hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng.( Thể hiện ở hợp đồng thương mại, hợp đồng thi công…)- Mối quan hệ giữa người được bảo lãnhngân hàng phát hành bảo lãnh. ( Thể hiện ở đơn xin phát hành bảo lãnh)- Mối quan hệ giữa người thụ hưởng bảo lãnhngân hàng phát hành bảo lãnh. (Thể hiện ở cam kết bảo lãnh của ngân hàng phát hành bảo lãnh).(Hợp đồng Blãnh) (Cam kết Blãnh)(Hợp đồng cung cấp hàng hóa dvụ)Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B5Bên bảo lãnhBên nhận bảo lãnhBên được bảo lãnh Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.1.2. Bảo lãnh mang tính độc lậpBảo lãnh ngân hàng có một đặc tính hết sức quan trọng đó là tính độc lập với hợp đồng. Mặc dù mục đích của bảo lãnh ngân hàng là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh nhưng khi thanh toán một bảo lãnh, ngân hàng chỉ hoàn toàn căn cứ vào các điều khoản và các điều kiện như được quy định trong thư bảo lãnh. Ngân hàng không thể dựa vào những quyền kháng nghị có được từ quan hệ hợp đồng giữa bên bảo lãnh và bên thụ hưởng. Như vậy, một khi các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh được đáp ứng thì về mặt pháp lý, người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán tiền mà không cần thiết phải chứng minh các vi phạm của người được bảo lãnh mà chỉ cần lập chứng từ như yêu cầu của bảo lãnh. Tuy nhiên, tính độc lập của bảo lãnh còn phụ thuộc vào chính các điều kiện của bảo lãnh. Nếu bảo lãnh quy định việc thanh toán là theo văn bản yêu cầu của người thụ hưởng thì người thụ hưởng có quyền yêu cầu thanh toán mà không cần một điều kiện nào. Khi đó ngân hàng phát hành phải thanh toán và người được bảo lãnh sẽ bồi hoàn lại cho ngân hàng phát hành. Mặt khác, nếu bảo lãnh yêu cầu bên thụ hưởng phải đưa ra chứng từ như: Phán quyết của toà án, một quyết định của trọng tài, văn bản của bên thứ ba nhằm xác nhận sự vi phạm của người được bảo lãnh … thì mới chấp nhận thanh toán. Lúc này tính độc lập của bảo lãnh đã ít nhiều bị giảm đi.Ngoài ra, tính độc lập của bảo lãnh còn được thể hiện cả trong trách nhiệm thanh toán của ngân hàng phát hành. Trách nhiệm này hoàn toàn độc lập với mối quan hệ giữa ngân hàng và người được bảo lãnh. Ngân hàng không được viện các lý do như: Người được bảo lãnh bị phá sản, vẫn còn nợ ngân hàng . để từ chối thanh toán .1.1.2. Chức năng của bảo lãnh ngân hàng1.1.2.1. Bảo lãnh được dùng như công cụ đảm bảo.Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B6 Chuyên đề tốt nghiệp Trong cuộc sống của chúng nói chung và trong hoạt động kinh tế nói riêng, chúng ta luôn phải đối mặt với những biến động kinh tế xã hội và thiên nhiên … gây ra thiệt hại mất mát gọi là rủi ro. Rủi ro là yếu tố tiềm ẩn và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.Do vậy, chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh là cung cấp cho người thụ hưởng bảo lãnh một sự bảo đảm chắc chắn về quyền lợi của họ. Theo đó, người thụ hưởng sẽ được hưởng một khoản bồi thường về tài chính nếu người được bảo lãnh vi phạm cam kết giữa hai bên. Bảo lãnh ngân hàng sẽ tạo ra mối liên kết trách nhiệm tài chính và san sẻ rủi ro, góp phần khắc phục thiệt hại cho bên thứ ba khi tổn thất xảy ra. Trên thực tế, khi đòi hỏi phải có cam kết bảo lãnh, người nhận bảo lãnh hoàn toàn không mong đợi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng để được bồi hoàn từ bên bảo lãnh. Họ chỉ coi đó là một công cụ có tính chất đảm bảo an toàn cho mình khi xảy ra biến cố vi phạm hợp đồng của bên được bảo lãnh.1.1.2.2. Bảo lãnh được dùng như là công cụ tài trợVốn luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các chủ thể khi tham gia vào hoạt động kinh tế. Đối với những doanh nghiệp khi thực hợp đồng mua bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ có giá trị lớn, thời gian thực hiện kéo dài thì vấn đề tìm nguồn tài trợ lại càng trở nên bức xúc. Nhất là trong điều kiện các công ty khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng.Chúng ta có thể nắm bắt tình trạng này một cách cụ thể hơn qua trường hợp của những công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Các công ty này sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về tài chính và chịu nhiều rủi ro nếu như phải hoàn tất công trình hay từng hạng mục công trình thì mới nhận được thanh toán của người chủ công trình. Hơn nữa, giá trị của một công trình là khá lớn và các công ty thường thực hiện cùng lúc nhiều hợp đồng thi công khác nhau. Nếu chỉ dựa hoàn toàn vào vốn tự có của mình thì họ sẽ khó mà hoàn thành được các hợp đồng. Do đó, công ty xây dựng sẽ tiến hành thương lượng với chủ đầu Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B7 Chuyên đề tốt nghiệp tư nhằm có được một khoản tiền ứng trước. Khoản tiền tài trợ này không những giúp cho công ty xây dựng có vốn để thực hiện hợp đồng mà còn thể hiện sự cùng tham gia vào công trình của người chủ đầu tư. Tuy nhiên, để đạt được điều này sẽ cần có một ngân hàng đứng ra cam kết bảo lãnh cho công ty xây dựng để thanh toán cho người thụ hưởng trong trường hợp công ty xây dựng vi phạm nghĩa vụ quy định trong bảo lãnh. Như vậy, bảo lãnh chính là một hình thức tài trợ thông qua uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Qua đó, khách hàng có thể tìm nguồn tài trợ mới, mua được hàng hóa hoặc thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi.1.1.2.3 Bảo lãnh được dùng như công cụ đôn đốc hoàn thành hợp đồngTrong một nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng phát hành luôn cam kết thanh toán cho người thụ hưởng bảo lãnh một số tiền nhất định khi có sự vi phạm hợp đồng bảo lãnh của người được bảo lãnh. Do đó, ngân hàng sẽ phải theo dõi, kiểm tra giám sát chặt chẽ và đôn đốc việc thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh. Mặt khác trong trường hợp ngân hàng bảo lãnh phải thanh toán tiền bồi hoàn cho bên thụ hưởng thì bên được bảo lãnh cũng sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả khoản bồi hoàn đó cho ngân hàng. Hay nói cách khác, bảo lãnh về thực chất là lấy tiền vi phạm trả cho người hưởng lợi . Và như vậy người được bảo lãnh sẽ luôn bị một áp lực của việc bồi hoàn. Do đó, bảo lãnh có chức năng đốc thúc người được bảo lãnh thực hiện hoàn tất hợp đồng đã ký kết. 1.1.2.4 Bảo lãnh có chức năng là công cụ đánh giáBất kỳ một ngân hàng nào trước khi phát hành thư bảo lãnh đều cần phải kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện về bên được bảo lãnh như : Khả năng tài chính, uy tín, khả năng thực hiện hợp đồng . Đây thường là một vấn đề mà bên thụ hưởng không có khả năng thực hiện. Vì vậy, điều này cũng sẽ giúp cho bên nhận bảo lãnh có thể đánh giá tốt hơn về đối tác của mình, phục vụ cho mối quan hệ giữa hai bên.Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B8 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.3. Vai trò của bảo lãnh ngân hàngNgày nay bảo lãnh ngân hàng đã phát triển rộng rãi trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Có thể nói bảo lãnh ngân hàng là chính tấm giấy thông hành cho phép các doanh nghiệp có thể ký kết được những hợp đồng lớn và mở rộng phạm vi kinh doanh của mình ra tầm quốc tế. Bảo lãnh không chỉ là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng thương mại hiện đại mà còn có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp nói riêng và với cả nền kinh tế nói chung.1.1.3.1 Đối với doanh nghiệp- Với bên được bảo lãnh:Bảo lãnh ngân hàng giúp các doanh nghiệp có thể ký kết và thực hiện hợp đồng ngay cả khi chưa đủ uy tín và lòng tin đối với bên đối tác. Bảo lãnh cũng giúp các doanh nghiệp nhận được nguồn tài trợ từ đối tác (đối với bảo lãnh tiền ứng trước), hoặc từ các tổ chức tín dụng khác (bảo lãnh vay vốn), lúc đó sẽ giúp các doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính để thực hiện hợp đồng.Với chức năng đôn đốc hoàn thành hợp đồng thì bảo lãnh thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc hơn, có trách nhiệm hơn và thực hiện hợp đồng đúng quy định hơn. - Với bên thụ hưởng bảo lãnh:Trong nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì mặc dù phải đối đầu với rủi ro nhưng nếu không nắm bắt một cách kịp thời các cơ hội kinh doanh, các doanh nghiệp cũng khó cạnh tranh và tồn tại được. Bảo lãnh ngân hàng giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi ký kết và thực hiện hợp đồng mà không tốn nhiều thời gian và chi phí. Mặt khác bảo lãnh ngân hàng còn giúp cho các doanh nghiệp sàng lọc được các đối tác trên thương trường, qua đó sẽ tìm được những bạn hàng đáng tin cậy nhất. Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B9 Chuyên đề tốt nghiệp 1.1.3.2 Đối với Ngân hàngTrước hết, bảo lãnh là một hình thức dịch vụngân hàng cung ứng cho nền kinh tế và lợi ích trực tiếp của bảo lãnh đó là sự đóng góp của phí bảo lãnh vào doanh thu của ngân hàng. Phí bảo lãnh chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng phí dịch vụ các ngân hàng hiện đại. Ngoài ra, còn có một lợi ích cho ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh , đó là họ không cần phải xuất tiền ra ngay tại thời điểm cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Do vậy ngân hàng chưa phải sử dụng vốn của mình, và như thế sẽ không đánh mất chi phí cơ hội cho cho các mục đích kinh doanh khác. Hơn nữa, không những đóng góp vào doanh thu, bảo lãnh còn làm đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung, qua đó làm giảm sự phụ thuộc của ngân hàng vào các hoạt động tín dụng truyền thống. Mà tăng tỷ trọng thu từ dịch vụ là xu hướng phát triển của các ngân hàng hiện đại ngày nay.Mặt khác, thực hiện bảo lãnh giúp ngân hàng thực hiện chính sách khách hàng. Một mặt đáp ứng nhu cầu và gắn bó hơn với khách hàng truyền thống, mặt khác thu hút được các khách hàng mới. Điều này làm lợi cho ngân hàng không chỉ về mặt thu phí bảo lãnh mà còn thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng như huy động vốn, thanh toán… phát triển hơn nữa. Sự hỗ trợ của bảo lãnh đối các hoạt động khác của ngân hàng thể hiện ở chỗ chúng tác động lẫn nhau trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, thực hiện chính sách khách hàng và cùng làm tăng uy tín ngân hàng. Hơn nữa khi dịch vụ bảo lãnh ngân hàng càng phát triển thì các ngân hàng càng có điều kiện thu hút vốn hậu thuẫn cho hoạt động tín dụng. Chẳng hạn, việc thu hút thêm khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh cũng có nghĩa là ngân hàng có thể thu hút thêm được một khoản tiền gửi từ việc thực hiện, thanh toán công trình và tăng doanh số tín dụng đối với khách hàng.Cuối cùng, bảo lãnh giúp nâng cao uy tín và tăng cường vị thế của ngân hàng, đặc biệt là trên trường quốc tế. Thông qua bảo lãnh ngoài nước, ngân hàng mở rộng quan hệ đối ngoại của mình. Bảo lãnh thành công, ngân hàng tạo Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B10 [...]... nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng nhu cầu công việc Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B Chuyên đề tốt nghiệp 36 2.2 Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ 2.2.1 Quy trình và các qui định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCT Sông Nhuệ 2.2.1.1 Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCT Sông Nhuệ Hoạt động bảo lãnh tại NHCT Sông Nhuệ chịu sự điều... điều khoản của thư bảo lãnh (2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành thư bảo lãnh (3) Ngân hàng phát hành thư bảo lãnh cho bên thụ hưởng 1.2.1.2 Bảo lãnh gián tiếp Bảo lãnh gián tiếp là loại hình bảo lãnhngân hàng của người được bảo lãnh uỷ nhiệm cho một ngân hàng thứ hai ở nước người thụ hưởng hoặc một ngân hàng trung gian khác mở tiếp bảo lãnh Bảo lãnh này có lợi cho người... điểm chấm dứt bảo lãnh được ghi trong cam kết bảo lãnh Trường hợp cam kết bảo lãnh không ghi cụ thể thời điểm chấm dứt bảo lãnh thì thời điểm chấm dứt bảo lãnh được xác định tại thời điểm nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt - Việc gia hạn bảo lãnh do các bên thoả thuận Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B Chuyên đề tốt nghiệp 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ 2.1 Vài nét... ngân hàng 1.2.1 Phân loại theo phương thức phát hành 1.2.1.1 Bảo lãnh trực tiếp Bảo lãnh trực tiếp là loại hình bảo lãnh mà trong đó ngân hàng phát hành bảo lãnh chịu trách nhiệm bảo lãnh trực tiếp cho bên được bảo lãnh mà không cần thông qua Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng Nếu người thụ hưởng ở nước ngoài thì bảo lãnh sẽ được thông báo qua Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành tại nước đó Ngân hàng. .. (3) Ngân hàng phục vụ người được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng có quan hệ đại lý với mình đóng trụ sở ở nước người thụ hưởng phát hành thư bảo lãnh kèm theo thư bảo lãnh đối ứng hoặc thư tín dụng dự phòng cho ngân hàng đại lý thụ hưởng (4) Ngân hàng đại lý phát hành thư bảo lãnh cho bên thụ hưởng 1.2.1.3 Đồng bảo lãnh Đồng bảo lãnh là việc nhiều tổ chức tín dụng cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ của khách hàng. .. được bảo lãnhngân hàng phát hành trong trường hợp bảo lãnh trực tiếp Nghĩa vụ đền bù cho ngân hàng phát hành thường được quy định trong thư bảo lãnh đối ứng mà ngân hàng thứ nhất phát hành cho ngân hàng thứ hai được thụ hưởng Theo đó, nếu ngân hàng phát hành phải trả tiền cho người được thụ hưởng theo đúng các điều khoản của thư bảo lãnh Ngân hàng phát hành sẽ được ngân hàng chỉ dẫn bồi hoàn và ngân. .. ngân hàng chỉ dẫn sẽ đòi tiền từ người được bảo lãnh Nguyễn Bá Sơn Ngân hàng 45B Chuyên đề tốt nghiệp 14 Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp: Ngân hàngchỉ dẫn (3) (4) Bên yêu cầu bảo lãnh (1) Ngân hàng phát hành (2) (1) Bên thụ hưởng Bên được bảo lãnh và bên thụ hưởng ký kết hợp đồng cơ sở trong đó có quy định các điều khoản bảo lãnh (2) Người được bảo lãnh chỉ dẫn ngân hàng phục vụ mình phát hành thư bảo lãnh. .. quan hệ này ngân hàng thứ nhất là ngân hàng chỉ dẫn, ngân hàng thứ hai là ngân hàng phát hành Cần lưu ý rằng chỉ ngân hàng thứ hai phát hành thư bảo lãnh trong khi ngân hàng thứ nhất chỉ hành động như ngân hàng chỉ dẫn và ngân hàng này không có bất cứ một quan hệ hợp đồng nào với người thụ hưởng Người thụ hưởng không đòi tiền từ ngân hàng thứ nhất Mối quan hệ giữa ngân hàng thứ nhất với ngân hàng thứ... nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam là 1 doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, đã và đang hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ Hà Tây có trụ sở chính tại số 10 Đường Ngô quyền – Thành phố Hà Đông – Tỉnh Hà Tây Với tư cách là chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam thì nhiệm vụ cũng như sự phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ. .. phát hành thư bảo lãnh cho toàn bộ số tiền và phân công thực hiện các nghĩa vụ trong nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng bảo lãnh chính có thể thanh toán toàn bộ số tiền và sau đó có quyền đòi lại ở các ngân hàng thành viên Sơ đồ đồng bảo lãnh: NH1 NH2 Ngân hàng phát hành NH3 NH4 Người được bảo lãnh Người thụ hưởng BL 1.2.2 Phân loại theo hình thức sử dụng 1.2.2.1 Bảo lãnh vô điều kiện.( Bảo lãnh theo yêu . gian thực tập tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ em quyết định chọn đề tài “ Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ. ”.Mục đích. CƠ BẢN VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNGCHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NHCT SÔNG NHUỆ.CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI NHCT SÔNG NHUỆ.Nguyễn

Ngày đăng: 29/11/2012, 15:20

Hình ảnh liên quan

1.2. Các hình thức bảo lãnh ngân hàng 1.2.1 Phân loại theo phương thức phát hành - Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

1.2..

Các hình thức bảo lãnh ngân hàng 1.2.1 Phân loại theo phương thức phát hành Xem tại trang 12 của tài liệu.
1.2.2. Phân loại theo hình thức sử dụng - Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

1.2.2..

Phân loại theo hình thức sử dụng Xem tại trang 15 của tài liệu.
• Các loại hình bảo lãnh đang được thực hiện ở NHCT Sông Nhuệ: - Bảo lãnh vay vốn. - Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

c.

loại hình bảo lãnh đang được thực hiện ở NHCT Sông Nhuệ: - Bảo lãnh vay vốn Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 1: Bảng qui mô bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ - Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

Bảng 1.

Bảng qui mô bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 2: Tình hình thực hiện bảo lãnh phân theo mục đích bảo lãnh. - Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

Bảng 2.

Tình hình thực hiện bảo lãnh phân theo mục đích bảo lãnh Xem tại trang 45 của tài liệu.
Bảng 3: Tình hình thực hiện bảo lãnh phân theo thời hạn bảo lãnh. - Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

Bảng 3.

Tình hình thực hiện bảo lãnh phân theo thời hạn bảo lãnh Xem tại trang 46 của tài liệu.
Mặc dù vậy, loại hình bảo lãnh dài hạn đã liên tục có bước chuyển biến tích cực trong những năm vừa qua - Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

c.

dù vậy, loại hình bảo lãnh dài hạn đã liên tục có bước chuyển biến tích cực trong những năm vừa qua Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 5: Tình hình bảo đảm của bên được bảo lãnh - Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

Bảng 5.

Tình hình bảo đảm của bên được bảo lãnh Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 6: Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh - Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

Bảng 6.

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh Xem tại trang 49 của tài liệu.
Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng phần lớn trong 3 năm qua ngân hàng ít khi yêu cầu các khách hàng của mình phải có hình thức đảm bảo khi  cung cấp cho họ dịch vụ bảo lãnh - Hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Sông Nhuệ

b.

ảng số liệu trên ta có thể thấy rằng phần lớn trong 3 năm qua ngân hàng ít khi yêu cầu các khách hàng của mình phải có hình thức đảm bảo khi cung cấp cho họ dịch vụ bảo lãnh Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan