Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội

56 561 0
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội

Chuyên Đề thực tậpLỜI MỞ ĐẦUTrong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang dần từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Để quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thành công, Đảng và nhà nước ta đã rất chú trọng phát triển hoạt động kinh tế quốc tế, đặc biệt là ngoại thương. Chỉ có thông qua các hoạt động kinh tế quốc tế, chúng ta mới có thể phát huy được tiềm năng thế mạnh của đất nước, đồng thời tận dụng được vốn và công nghệ hiện đại của các nước phát triển để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Đứng trước yêu cầu đó, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tham gia hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993. Trải qua hơn 15 năm hoạt động, tuy còn non trẻ, nhưng hoạt động TTQT tại BIDV đã đạt được rất nhiều thành quả, góp phần đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, mở rộng các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách hàng trong nước. Tuy nhiên, do còn mới mẻ, nên hoạt động TTQT tại BIDV vẫn còn gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề rủi ro trong TTQT, một vấn đề gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng không chỉ về tài sản vật chất mà cả uy tín trên trường quốc tế. Vì vậy, để đạt được mục tiêu của Ngân hàng là “Phát triển bền vững”, một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải tìm ra các giải pháp để phòng ngừa, hạn chế tối đa các rủi ro trong hoạt động TTQT. Xuất phát từ thực tế đó, em đã chọn đề tài “Những giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để làm chuyên đề thực tập của mình.Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu gồm 3 chương Chương I: Những vấn đề cơ bản về các rủi ro TTQT của Ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt NamChương III: Giải pháp phòng ngừa rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Phạm Anh Dũng - TTQTA_K71 Chun Đề thực tậpCHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO THANH TỐN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠII. Khái niệm rủi ro và rủi ro thanh tốn quốc tế.1.Khái niệm rủi ro: Rủi ro là một hiện tượng khách quan có liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến mục tiêu hoạt động của con người mà con người có thể nhận biết được nhưng con người khơng thể lượng hố được những rủi ro đó xảy ra ở đâu, lúc nào và mức độ tác động xấu đến mục đích của con người như thế nào. 2.Rủi ro thanh tốn quốc tế2.1. Khái niệm TTQT và rủi ro TTQTThanh tốn quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng và dịch vụ phi mậu dịch giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại các ngân hàng.Khác với thanh tốn nội địa, Thanh tốn quốc tế thường gắn liền với việc trao đổi đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác. Do vậy khi ký kết các hợp đồng thương mại, tín dụng, hay dịch vụ các bên thường đàm phán, thống nhất về loại ngoại tệ được dùng trong giao dịch là đồng tiền của nước người bán hay của nước người mua, hoặc cũng có thể là đồng tiền của nước thứ ba. Ngồi ngoại tệ là yếu tố cơ bản khơng thể thiếu trong thanh tốn quốc tế, một yếu tố khơng kém phần quan trọng trong hoạt động này là các chứng từ. Chứng từ là cơ sở để người thụ hưởng có quyền được đòi tiền và là căn cứ để chấp nhận nợ hoặc từ chối nghĩa vụ chi trả của mình. Các chứng từ được tạo lập theo các luật lệ, tập qn của mỗi quốc gia, phù hợp với thơng lệ quốc tế Phạm Anh Dũng - TTQTA_K72 Chuyên Đề thực tậpPhần lớn các giao dịch chi trả trong thanh toán quốc tế đều thông qua hệ thống tài khoản tại các ngân hàng. Với tư cách là một bên liên quan trong các hoạt động TTQT, ngân hàng cũng giống như nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu sẽ có thể gặp phải những rủi ro gây ảnh hưởng đến uy tíntài sản của ngân hàng. Vậy rủi ro TTQT là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia thanh toán quốc tế (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian) hoặc những nguyên nhân khách quan khác gây nên.2.2. Phân loại rủi ro TTQT: Rủi ro TTQT của các ngân hàng thương mại có thể được phân loại như sau: - Rủi ro kỹ thuật (Rủi ro tác nghiệp) - Rủi ro tín dụng- Rủi ro ngoại hối- Rủi ro ngân hàng đại lý- Rủi ro pháp lý- Rủi ro chính trị- Rủi ro đạo đức2.2.1. Rủi ro kỹ thuật (rủi ro tác nghiệp) Đây là những rủi ro xảy ra trong quá trình thao tác nghiệp vụ TTQT. Do vậy đây là những rủi ro mang tính chủ quan, do trình độ, kỹ năng xử lý nghiệp vụ của cán bộ TTQT tại các ngân hàng. Các ngân hàng giữ vai trò khác nhau trong từng phương thức TTQT, do vậy mức độ rủi ro kỹ thuật cũng khác nhau. Phạm Anh Dũng - TTQTA_K73 Chuyên Đề thực tậpa.Trong phương thức chuyển tiền Khách hàng (là người trả tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho một người hưởng (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền. Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian phục vụ theo chỉ dẫn của khách hàng. Trách nhiệm của ngân hàng chuyển tiền là chuyển tiền theo đúng chỉ dẫn của khách hàng. Trách nhiệm của ngân hàng trả tiền là chi trả tiền cho đúng người thụ hưởng theo chỉ dẫn trên lệnh chuyển tiền.Nếu cán bộ của ngân hàng chuyển tiền do sơ suất cung cấp chỉ dẫn sai dẫn đến việc ngân hàng nhận lệnh không thực hiện chi trả cho đúng người thụ hưởng một cách kịp thời thì ngân hàng phải chịu rủi ro bồi thường những thiệt hại về kinh tế và uy tín do người chuyển tiền khiếu nại. Việc chi trả chỉ được thực hiện khi ngân hàng trả tiền nhận được điện chuyển tiền hoặc thư chuyển tiền đảm bảo tính xác thực, với chỉ dẫn chi trả rõ ràng và được báo có cho khoản tiền cần chi trả trên tài khoản của mình. Nếu ngân hàng trả tiền không kiểm tra đầy đủ hai điều kiện trên mà đã tiến hành chi trả thì có thể gặp phải rủi ro mất tiền, do không được báo có nhưng đã tiến hành chi trả cho người thụ hưởng, hoặc chi trả sai người thụ hưởng và không đòi lại được từ người nhận tiền. Để tránh được rủi ro có thể xảy ra, các ngân hàng phải nghiên cứu và sử dụng các phương tiện thanh toán chuyển tiền bằng điện hoặc bằng thư (T/T hoặc M/T) một cách chuẩn xác. Hiện nay, các ngân hàng thường xử dụng điện chuyển tiền để thanh toán vì nó đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Điện chuyển tiền có thể bằng Swift hoặc Telex, trong đó điện Swift được sử dụng phổ biến hơn, chiếm khoảng 90% giao dịch chuyển tiền quốc tế. b.Trong phương thức nhờ thu Người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng gửi hối phiếu và chứng từ nhờ thu hộ tiền từ người nhập khẩu. Trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền, không có nghĩa vụ cam kết trả tiền. Việc nhờ thu có thể được thực hiện trên cơ Phạm Anh Dũng - TTQTA_K74 Chuyên Đề thực tậpsở hối phiếu (Nhờ thu trơn-Clean Collection) hoặc bộ chứng từ (Nhờ thu kèm chứng từ-Documentary Collection). Giống như phương thức chuyển tiền, do chỉ đóng vai trò trung gian nên ngân hàng có thể gặp phải rủi ro khi không thực hiện đúng chỉ dẫn của các bên liên quan. Ngân hàng gửi nhờ thu (Remitting Bank) khi nhận chứng từ nhờ thu của nhà xuất khẩu có trách nhiệm kiểm tra kỹ chỉ dẫn nhờ thu: D/P – trả ngay hay D/A - trả chậm, người trả tiền, ngân hàng nhờ thu… Nếu thực hiện sai chỉ dẫn của khách hàng, gửi bộ chứng từ không đúng địa chỉ, không đòi được tiền, hoặc làm thất lạc chứng từ của khách hàng trong quá trình xử lý nghiệp vụ, ngân hàng nhờ thu phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người xuất khẩu. Trong phương thức nhờ thu, khách hàng muốn thông qua ngân hàng để ràng buộc việc nhận hàng với nghĩa vụ thanh toán của người nhập khẩu. Ngân hàng nhờ thu được chỉ dẫn trả chứng từ nếu người nhập khẩu thanh toán bộ chứng từ D/P hoặc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ D/A. Ngân hàng nhờ thu có thể gặp rủi ro nếu không đọc kỹ chỉ dẫn của bộ chứng từ nhờ thu, trả chứng từ khi chưa yêu cầu nhà nhập khẩu nộp tiền để thanh toán bộ chứng từ D/P, hoặc thực hiện thanh toán không đúng chỉ dẫn thanh toán (Payment Instruction) của ngân hàng nhờ thu, dẫn đến thất lạc hoặc chậm trễ trong việc chuyển trả tiền. c.Phương thức bảo lãnhThường được thực hiện dưới hai hình thức: thư bảo lãnh của ngân hàng (Letter of Guarantee) và thư tín dụng dự phòng (Standby L/C).Trong phương thức này, ngân hàng là người bảo lãnh, cam kết thanh toán cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người được bảo lãnh vi phạm những nghĩa vụ đã quy định trong thư bảo lãnh hoặc tín dụng dự phòng. Ngân hàng chỉ thực hiện cam kết của mình khi người được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ của mình. Do đó không phải trong mọi trường hợp bảo lãnh, ngân hàng đều phải thanh toán cho người thụ hưởng. Có rất nhiều hình thức bảo lãnh quốc tế như Bảo lãnh tiền đặt cọc, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán… Yêu cầu phát hành bảo Phạm Anh Dũng - TTQTA_K75 Chuyên Đề thực tậplãnh có thể xuất phát từ chính khách hàng, người được bảo lãnh hoặc từ một ngân hàng. Trong trường hợp nhận được đề nghị bảo lãnh từ khách hàng, ngân hàng phải xem xét, đánh giá năng lực tài chính, uy tín kinh doanh của khách hàng, tính khả thi của dự án mà khách hàng để nghị bảo lãnh. Đồng thời phải có các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán như ký quỹ, thế chấp bằng tài sản đảm bảo… d.Phương thức tín dụng chứng từ Là sự cam kết bằng văn bản của ngân hàng phát hành thư tín dụng đối với người thụ hưởng thư tín dụng (nhà xuất khẩu) sẽ trả tiền (L/C trả ngay) hoặc trả vào một thời điểm xác định trong tương lai (L/C trả chậm) tối đa tới một số tiền nếu người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C. Trong phương thức này, ngân hàng phát hành đóng vai trò là người cam kết trả tiền cho người hưởng lợi của L/C. Ngoài nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, trong phương thức tín dụng chứng từ còn có vai trò của các ngân hàng gồm ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo, ngân hàng chiết khấu và ngân hàng xác nhận . Mỗi ngân hàng liên quan có những trách nhiệm nhất định (được quy định trong Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 do ICC ban hành)Đối với ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng phát hành L/C đóng vai trò quan trọng nhất, là chủ thể đưa ra cam kết đồng thời chịu trách nhiệm (hoặc uỷ quyền cho ngân hàng khác) thực hiện cam kết đó, thể hiện trong nội dung của L/C. Về bản chất, hợp đồng ngoại thương là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu; đơn đề nghị mở L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa người đề nghị mở L/C (nhà nhập khẩu) và ngân hàng phát hành, còn L/C là văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa ngân hàng phát hành với người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). Mặc dù L/C do ngân hàng phát hành nhưng nội dung của nó về cơ bản là do nhà nhập khẩu đưa ra trong đơn đề nghị phát hành L/C. Do vậy, trách nhiệm của ngân hàng phát hành là phải chuyển tải chính xác các yêu cầu của đơn đề nghị mở L/C vào nội dung L/C, để đảm bảo bộ chứng từ xuất trình phù hợp với L/C thì Phạm Anh Dũng - TTQTA_K76 Chuyên Đề thực tậpcũng đồng thời phù hợp với yêu cầu của nhà nhập khẩu. Có như vậy ngân hàng mới có thể đòi bồi hoàn từ nhà nhập khẩu. Cũng vì vấn đề này, UCP đã khuyến cáo các nhà nhập khẩu và các ngân hàng không nên đưa quá nhiều chi tiết mô tả hàng hoá vào L/C. Việc đưa quá nhiều chi tiết kỹ thuật vào L/C một mặt không thể giúp cho ngân hàng và nhà nhập khẩu kiểm soát được chất lượng hàng hoá thực tế, mặt khác lại dễ gây nhầm lẫn, sai sót trong khi phát hành L/C, kiểm tra chứng từ, dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành có trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ để quyết định trả tiền nếu bộ chứng từ hoàn hảo hay từ chối nếu bộ chứng từ có bất đồng. Khi kiểm tra chứng từ, ngân hàng phát hành có thể rơi vào những tình huống sau: - Tình huống thứ nhất: Ngân hàng phát hành trả tiền bộ chứng từ hoàn hảo- Tình huống thứ hai: Ngân hàng phát hành từ chối trả tiền bộ chứng từ bất đồng- Tình huống thứ ba: Ngân hàng phát hành trả tiền bộ chứng từ bất đồng- Tình huống thứ tư: Ngân hàng phát hành từ chối trả tiền bộ chứng từ hoàn hảo. Tình huống thứ nhất và thứ hai là hai tình huống phù hợp với quyền và trách nhiệm của ngân hàng phát hành, do vậy không có vấn đề tranh cãi xảy ra. Tình huống thứ ba và thứ tư là những sai sót của ngân hàng phát hành trong quá trình tác nghiệp, dẫn đến rủi ro. Ở tình huống thứ ba, nhà nhập khẩu từ chối trả tiền cho ngân hàng phát hành, trong khi ngân hàng phát hành đã thanh toán cho người thụ hưởng. Trong tình huống thứ tư, người thụ hưởng sẽ kiện ngân hàng phát hành vì không thực hiện cam kết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài chính và uy tín của ngân hàng phát hành. Việc xác định tình trạng bộ chứng từ là vấn đề khó khăn và phức tạp, đòi hỏi cán bộ tác nghiệp phải có trình độ chuyên môn cao, am hiểu nghiệp vụ và thông lệ quốc tế Phạm Anh Dũng - TTQTA_K77 Chuyên Đề thực tậpĐối với ngân hàng thông báo L/C: Ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng không chậm trễ theo chỉ dẫn của ngân hàng phát hành. Trong trường hợp quyết định không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành không chậm trễ. Thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành. Dựa trên cam kết đó, nhà xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành. Nếu thư tín dụng là giả mạo, thì ngân hàng phát hành hoàn toàn không bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu không thể đòi tiền từ ngân hàng phát hành. Có 3 hình thức giả mạo thư tín dụng: (i) ngân hàng phát hành không có thực, (ii) Ngân hàng phát hành có thực nhưng thư tín dụng giả mạo, (iii) Thư tín dụng là có thực nhưng sửa đổi giả mạo. Chính vì vậy, bằng các nghiệp vụ của mình, ngân hàng thông báo phải có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng để tránh sự giả mạo. Ngân hàng có thể kiểm tra tính chân thật thông qua chữ ký trên thư tín dụng (kiểm tra chữ ký uỷ quyền nếu phát hành bằng thư), bằng mã khoá (test key nếu phát hành bằng telex…) hoặc bằng các mẫu điện đảm bảo tính xác thực (nếu phát hành bằng Swift với các mẫu điện 700, 710, 720…).Nếu ngân hàng đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhưng không thể xác định được tính chân thật bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành và từ chối thông báo cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng không kiểm tra tính xác thực của L/C đã thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu giao hàng nhưng không đòi được tiền do L/C bị giả mạo, nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu ngân hàng thông báo phải bồi thường. Đối với ngân hàng chiết khấu/thương lượng: Ngân hàng chiết khấu/thương lượng là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, có trách nhiệm chiết khấu hoặc thương lượng bộ chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình. Ngân hàng chiết khấu/thương lượng có thể được ngân hàng phát hành chỉ định trong L/Phạm Anh Dũng - TTQTA_K78 Chuyên Đề thực tậpC hoặc do chính người thụ hưởng lựa chọn. Thông qua nghiệp vụ chiết khấu chứng từ, ngân hàng đã trả một khoản tiền cho người thụ hưởng với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở trị giá của bộ chứng từ. Đổi lại, ngân hàng được hưởng quyền đòi tiền bộ chứng từ từ ngân hàng phát hành. Có hai hình thức chiết khấu là chiết khấu miễn truy đòi và có truy đòi. Đối với hình thức chiết khấu có truy đòi, ngân hàng chiết khấu nếu không đòi được tiền từ ngân hàng phát hành thì có quyền đòi hoàn lại số tiền đã chiết khấu từ người thụ hưởng. Ngược lại, với hình thức chiết khấu miễn truy đòi, trong mọi tình huống, ngân hàng chiết khấu không được phép đòi lại từ người thụ hưởng. Hình thức chiết khấu miễn truy đòi tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn cho ngân hàng chiết khấu do vậy tỷ lệ chiết khấu thường nhỏ hơn hình thức chiết khấu có truy đòi. Để đảm bảo cao nhất khả năng đòi tiền từ ngân hàng phát hành, điều kiện tiên quyết là bộ chứng từ phải hoàn toàn phù hợp với quy định của L/C. Đối với ngân hàng xác nhận: Ngân hàng xác nhận có trách nhiệm cùng với ngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp. Ngân hàng xác nhận xuất hiện khi người thụ hưởng của L/C không tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng, nên đã yêu cầu một ngân hàng có uy tín và đáng tin cậy đối với mình xác nhận L/C nói trên. Ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người thụ hưởng thư tín dụng về việc sẽ thanh toán cho họ khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C nếu ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán. Do vậy, ngân hàng xác nhận có trách nhiệm kiểm tra và định đoạt tình trạng bộ chứng từ do khách hàng xuất trình, nếu chứng từ phù hợp thì tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng và đòi bồi hoàn từ ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận sẽ gặp rủi ro nếu không phát hiện ra bộ chứng từ có bất đồng vì đã thanh toán cho người thụ hưởng nhưng không đòi bồi hoàn được từ ngân hàng phát hành. Việc ngân hàng xác nhận trả tiền cho người thụ hưởng là miễn truy đòi, do vậy việc xác nhận L/C cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh rủi ro do năng lực Phạm Anh Dũng - TTQTA_K79 Chuyên Đề thực tậptài chính và uy tín của ngân hàng phát hành không tốt, ngân hàng xác nhận còn gặp những rủi ro về nghiệp vụ. L/C do ngân hàng phát hành phát hành và có quyền định đoạt cuối cùng đối với bộ chứng từ. Để đảm bảo an toàn cho mình, khi tiến hành xác nhận L/C, ngân hàng xác nhận phải kiểm tra cẩn thận nội dung của L/C để chỉnh sửa các điều khoản không rõ ràng, mâu thuẫn, bất lợi cho người thụ hưởng trong việc lập và xuất trình một bộ chứng từ hoàn hảo. Biện pháp an toàn nhất để đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành là yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ 100% trị giá L/C. Tuy nhiên, trong điều kiện thương mại quốc tế phát triển như hiện nay, việc ký quỹ sẽ chiếm dụng vốn của ngân hàng phát hành, do vậy các ngân hàng ít áp dụng. Qua phân tích cho thấy, những rủi ro kỹ thuật xảy ra tại các ngân hàng phần lớn là do trình độ của cán bộ tác nghiệp. Hậu quả của rủi ro tác nghiệp rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tíntài sản của ngân hàng. Tuy nhiên các rủi ro này hoàn toàn có khả năng phòng tránh. 2.2.2. Rủi ro tín dụngRủi ro tín dụng là những rủi ro phát sinh do việc cấp tín dụng cho các bên liên quan nhưng không có khả năng đòi hoàn trả. Rủi ro tín dụng liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính, khả năng thanh toán của các bên. Cụ thể là: a.Trong phương thức tín dụng chứng từ: Đối với ngân hàng phát hành: Khi phát hành L/C, ngân hàng phát hành đã thực hiện việc cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu vì thông thường L/C được phát hành với mức ký quỹ dưới 100%. Nhà nhập khẩu chưa phải trả tiền nhưng đã được nhà xuất khẩu giao hàng vì tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành. Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành xảy ra khi nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản: Ngân hàng phát hành phải thực hiện thanh toán cho ngưòi thụ hưởng theo quy định của L/C nhưng không có khả năng đòi hoàn trả từ nhà nhập khẩu.Đối với ngân hàng chiết khấu: khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ xuất khẩu, ngân hàng chiết khấu đã thực hiện việc mua lại quyền đòi tiền của Phạm Anh Dũng - TTQTA_K710 [...]...Chuyên Đề thực tập 11 nhà xuất khẩu từ ngân hàng phát hành L/C Nếu ngân hàng phát hành mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản thì rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng chiết khấu Đối với ngân hàng xác nhận: Khi thực hiện việc xác nhận L/C nhưng không yêu cầu ngân hàng phát hành ký quỹ 100% trị giá L/C, ngân hàng xác nhận có thể phải đối mặt với rủi ro tín dụng khi ngân hàng phát hành mất khả năng thanh... khi nhà nhập khẩu không được nhận hàng theo đúng hợp đồng Nhà nhập khẩu là người gánh chịu rủi ro cuối cùng song nếu ngân hàng phát hành là người cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu thì rủi ro của nhà nhập khẩu cũng là rủi ro của ngân hàng Nếu bộ chứng từ đó đã được chiết khấu thì ngân hàng chiết khấu cũng gặp rủi ro Rủi ro đao đức của nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu là người có nghĩa vụ thanh toán đối với. .. cấm vận đối với Việt Nam thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thanh toán quốc tế của các khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV, từ tháng 3 năm 1993, phòng Kinh tế đối ngoại tại Hội sở chính bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế Ban đầu do lượng khách hàng chỉ bó hẹp ở những khách hàng có quan hệ tín dụng có nhu... toán cho ngân hàng chiết khấu 1.2 Trong phương thức tín dụng chứng từ xuất khẩu + Thông báo thư tín dụng không đảm bảo tính chân thực bề ngoài (thư tín dụng giả): Năm 2002, BIDV nhận được một thư tín dụng trị giá 1,860,572 USD phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Nhật Bản cho người hưởng lợi là Công ty xuất nhập khẩu Nội, nhập khẩu máy móc Bức điện có mã khóa (testkey) với ngân hàng Mitsubishi,Japan... Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Namdoanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, giữ vai trò chủ đạo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng phục vụ lĩnh vực đầu tư và phát triển ở Việt Nam và là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất tại Việt Nam Ngày 26/04/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 177/Ttg thành lập “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam tại Bộ Tài chính, thay thế cho “Vụ cấp phát... năm 1994, BIDV được thành lập lại theo Quyết định số 90/Ttg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ Ngày 23/01/1995, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 79 QĐ/NH5 quy định BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước, ngoài chức năng huy động trung, dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư các dự án phát triển kinh tế kỹ thuật, kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, chủ yếu trong lĩnh... BIDV và các đối tác nước ngoài, hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng và bảo hiểm, gồm có Ngân hàng Liên doanh VID-PUBLIC (liên doanh với Public Bank Berhad, Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt (liên doanh với Ngân hàng ngoại thương Lào – Banque pour le Commerce Exterieure Lao) và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt-Úc (liên doanh với Tập đoàn bảo hiểm QBE, Úc) + Các đơn vị sự nghiệp: gồm Trung tâm... toán đối với ngân hàng phát hành Còn ngân hàng phát hành có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu Nếu L/C đã ký quỹ 100% thì khi chứng từ phù hợp, ngân hàng tự động trích tiền từ tài khoản ký quỹ để thanh toán Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp L/ C đều được phát hành với mức ký quỹ nhỏ hơn 100%, do vậy, ngân hàng phát hành phải thông báo cho nhà nhập khẩu nộp tiền vào để thanh toán Nếu nhà nhập khẩu vì... thư tín dụng Để tránh rủi ro trong việc thực hiện cam kết thanh toán, Ngân hàng phải xem xét rất kỹ nguồn vốn thanh toán thư tín dụng + Nếu khách hàng mở thư tín dụng bằng vốn vay của BIDV, khách hàng không cần kí quỹ Đây là các giao dịch an toàn về nguồn vốn thanh toán nhưng lại tiềm ẩn rủi ro về tín dụng Khối lượng những giao dịch này chiếm tỷ trọng khá lớn trong các giao dịch tín dụng chứng từ tại. .. hàng phát hành thư tín dụng, thông báo thư tín dụng, thương lượng và chiết khấu chứng từ, chuyển tiền, nhờ thu… III.Thực trạng rủi ro TTQT tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 1 Rủi ro kỹ thuật (Rủi ro tác nghiệp) 1.1 Trong phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi nhất trong hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV Trong phương . a.Trong phương thức tín dụng chứng từ: Đối với ngân hàng phát hành: Khi phát hành L/C, ngân hàng phát hành đã thực hiện việc cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu vì. ngân hàng phát hành không chậm trễ. Thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành. Dựa trên cam kết đó, nhà xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà

Ngày đăng: 29/11/2012, 10:52

Hình ảnh liên quan

Bảng số 2: Số liệu giao dịch thông báo L/C hàng xuất Đơn vị :triệu USD - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội

Bảng s.

ố 2: Số liệu giao dịch thông báo L/C hàng xuất Đơn vị :triệu USD Xem tại trang 26 của tài liệu.
b. L/C xuất khẩu: - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội

b..

L/C xuất khẩu: Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng số 3: Tình hình thanh toán nhập khẩu tạI BIDV bằng phương thức nhờ thu - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội

Bảng s.

ố 3: Tình hình thanh toán nhập khẩu tạI BIDV bằng phương thức nhờ thu Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng số 4: Kết quả hoạt động TTQT qua các năm Đơn vị :triệu USD - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đói với doanh nghiệp nhà nước tại Agribank Nam Hà Nội

Bảng s.

ố 4: Kết quả hoạt động TTQT qua các năm Đơn vị :triệu USD Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan