Lãi suất giảm có thể khiến tỷ giá tăng nhẹ doc

3 214 0
Lãi suất giảm có thể khiến tỷ giá tăng nhẹ doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lãi suất giảm thể khiến tỷ giá tăng nhẹ Với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho DN, tăng tổng cầu cho xã hội, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, Chính phủ và NHNN đã và đang giảm lãi suất VND. Nhu cầu ngoại tệ trong thời gian tới sẽ tăng lên, tạo sức ép lên tỷ giá. Tuy nhiên, dự báo, từ nay đến cuối năm, tỷ giá sẽ chỉ tăng nhẹ, khoảng 2,4% so với đầu năm nay. Ông Ngô Đăng Khoa, Trưởng phòng kinh doanh trái phiếu và các sản phẩm hoán đổi lãi suất Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam đã khẳng định với ĐTCK. Ông bình luận gì về diễn biến tỷ giá thời gian qua? Tỷ giá USD/VND khá ổn định từ đầu năm đến cuối tháng 5. Sau đó, tỷ giá xu hướng tăng nhẹ từ đầu tháng 6 do lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đã duy trì khá thấp trong một thời gian dài (lãi suất qua đêm khoảng 1,5 - 2,5%/năm) nên các ngân hàng đã chuyển từ trạng thái ngoại hối âm sang trạng thái dương (mua ròng ngoại tệ), tạo ra nhu cầu mua ngoại tệ đáng kể trên thị trường liên ngân hàng. Đồng thời, nhu cầu xuất nhập khẩu trong tháng 5 và 6 cũng tăng lên đáng kể, nhất là đối với nhập khẩu. Tổng kim ngạch nhập khẩu trong tháng 5 và 6 là 9,8 tỷ USD và 10,4 tỷ USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 6 tháng đầu năm khoảng 53,9 tỷ USD và thâm hụt thương mại khoảng 1,2 tỷ USD. Ngoài ra, các DN vốn đầu tư nước ngoài cũng tranh thủ mua ngoại tệ để chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài khi tỷ giá ổn định ở mức thấp và lãi suất gửi VND ngắn hạn không còn hấp dẫn nữa. Các yếu tố này đã tạo áp lực tăng tỷ giá USD/VND lên mức 20.950 - 20.970/USD trong 3 tuần đầu của tháng 6. VND xu hướng tăng giá rõ ràng vào cuối tuần trước, khi thanh khoản tiền đồng có chút căng thẳng, lãi suất qua đêm tăng lên 5 -6%/năm. Do đó, một số ngân hàng bán USD để chuyển trạng thái ngoại hối từ dương sang âm (bán ngoại tệ ròng) nhằm kiếm chênh lệch lãi suất khi tỷ giá USD/VND được dự đoán khá ổn định trong năm nay (biến động trong biên độ 3%, theo nhận định của NHNN). Cùng với việc chuyển trạng thái ngoại hối của một số ngân hàng, nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu, FDI và FII đã đẩy tỷ giá lùi về mức 20.880 - 20.900 đồng/USD từ đầu tuần này. Nhưng VND được định giá quá cao sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao? Việc định giá một đồng tiền cao hay thấp là một vấn đề mang tính tương đối. Nếu nhìn vào lạm phát của Việt Nam trong những năm gần đây và tỷ giá của đồng VND so với đồng USD hay các ngoại tệ khác, chúng ta thể suy luận rằng VND đang bị định giá cao hơn so với các đồng tiền khác và điều này thể ảnh hưởng đến xuất khẩu. Tuy nhiên, dưới góc độ vĩ mô, tỷ giá không chỉ chịu ảnh hưởng của lạm phát mà còn nhiều yếu tố khác, cùng với chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi nước. Việt Nam đã trải qua lạm phát khá cao và nhập siêu trong những năm gần đây. Do đó, việc ổn định tỷ giá trong thời gian vừa qua là một yếu tố tích cực đối với nền kinh tế, giúp củng cố niềm tin vào đồng nội tệ và các chính sách quản lý và điều hành thị trường ngoại hối của NHNN Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, tỷ giá đang tiếp tục chịu áp lực? Đúng vậy, tỷ giá đang chịu sức ép của thanh khoản tiền đồng khi lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đang khá cao so với thời gian trước đây. Tuy nhiên, tôi cho rằng, đây chỉ là xu hướng tạm thời. Với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho DN, tăng tổng cầu cho nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, Chính phủ và NHNN đã và đang cố gắng giảm lãi suất VND, đảm bảo thanh khoản và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Với những chính sách ấy, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng, các DN trước đây vay ngoại tệ thể chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ tất toán khoản vay hiện khi lãi suất tiền VND giảm nhiều, làm tăng cầu ngoại tệ. Trong khi đó, lãi suất VND giảm, các DN xuất khẩu được phép vay ngoại tệ thể chuyển sang vay VND và như vậy, nguồn cung ngoại tệ trước mắt từ những DN này sẽ giảm đi. Đồng thời, khi lãi suất VND xuống thấp, một bộ phận dân cư thể rút tiền đồng, chuyển sang các tài sản khác, ví dụ như vàng. Các yếu tố trên sẽ tạo áp lực lên tỷ giá. Do đó, Chính phủ cần duy trì lãi suất VND ở mức hợp lý, để vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa tạo tính hấp dẫn cho việc đầu tư vào VND, để tránh các áp lực lên tỷ giá. Ông dự đoán xu hướng của tỷ giá từ nay đến cuối năm? Với sự điều hành chặt chẽ và linh hoạt của NHNN qua các chính sách ngoại hối và tiền tệ, cùng với việc giảm thâm hụt cán cân thương mại, nguồn cung khá dồi dào từ FDI, FII và kiều hối, cộng với dự trự ngoại hối tăng mạnh trong năm nay, chúng tôi cho rằng, tỷ giá sẽ ổn định và tăng nhẹ từ nay đến cuối năm . Lãi suất giảm có thể khiến tỷ giá tăng nhẹ Với mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho DN, tăng tổng cầu cho xã hội, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng,. Ông có bình luận gì về diễn biến tỷ giá thời gian qua? Tỷ giá USD/VND khá ổn định từ đầu năm đến cuối tháng 5. Sau đó, tỷ giá có xu hướng tăng nhẹ từ

Ngày đăng: 05/03/2014, 13:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan