MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KIẾN THỨC HÓA HỌC CĂN BẢN docx

15 898 3
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KIẾN THỨC HÓA HỌC CĂN BẢN docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số khái niệm kiến thức hóa học cơ bản Vietsciences- Võ Hồng Thái 30/10/2007 Những bài cùng tác giả Môn hóa học được bắt đầu giảng dạy ở lớp 8 bậc phổ thông. Tuy nhiên một số học sinh do lơ là ở các lớp bắt đầu học môn này nên mất căn bản thấy môn hóa học mông lung khó hiểu, dẫn đến không thích môn học này. Thực ra môn hóa học là môn học nhằm khảo sát sự biến hóa giữa các chất, từ các chất này có thể phản ứng với nhau để tạo ra các chất khác. Tại sao nó xảy ra được, tại sao không có phản ứng xảy ra, nếu xảy ra thì sản phẩm là gì? Phần lý thuyết và thực nghiệm cũng có nhiều điều thú vị nếu ta biết được các qui luật của nó. Hiện nay khi thi tốt nghiệp trung học phổ thông hay thi tuyển vào đại học khối A, khối B còn thi môn hóa học cách thi trắc nghiệm. Do đó các kiến thứcbản học sinh cần biết để vận dụng khi gặp các câu hỏi trắc nghiệm cụ thể. Trong các môn học, có lẽ môn hóa học là rất phong phú cho các câu hỏi trắc nghiệm, từ các kiến thức cơ bản, đẳng nhất đến các kiến thức các phép tính phức tạp. Điều này cho thấy để làm đúng các câu trắc nghiệm thì các kiến thức cơ bản của hóa học, người học cần phải nắm vững. Hơn nữa, khi học hóa học thì các khái niệm như nguyên tử, nguyên tố, khối lượng nguyên tử, mol, thù hình, người học cần phải biết. 1. Nguyên tố hóa học Nguyên tố hóa học là loại nguyên tử (thứ nguyên tử) mà các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học thì có cùng số thứ tự nguyên tử Z (bậc số nguyên tử, số hiệu, số điện tích hạt nhân). Theo thông tin mới nhất, thì hiện nay được biết có 117 nguyên tố học, tức được biết có 117 loại nguyên tử. Tuy nhiên các nguyên tố có Z > 92 là các nguyên tố hóa học nhân tạo, do con người bắn phá các nguyên tố có sẵn mà phát sinh ra nguyên tố mới. Thí dụ: H 2 SO 4 được tạo bởi 3 nguyên tố hóa học, đó là các nguyên tố hydrogen (loại nguyên tử hydrogen), nguyên tố lưu huỳnh (loại nguyên tử lưu huỳnh) nguyên tố oxi (loại nguyên tử oxi) 2. Nguyên tử Nguyên tử là phần nhỏ nhất của một nguyên tố hóa học mà còn giữ được bản chất của nguyên tố đó. Thí dụ: Phân tử H 2 SO 4 được tạo bởi 3 nguyên tố hóa học (3 loại nguyên tử) 7 nguyên tử (2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S 4 nguyên tử O) Phân tử C 12 H 22 O 11 gồm 3 nguyên tố hóa học (nguyên tố cacbon, nguyên tố hydrogen nguyên tố oxi) 45 nguyên tử (12 nguyên tử cacbon, 22 nguyên tử hydrogen 11 nguyên tử oxi) Như vậy, nguyên tố là loại nguyên tử, còn nguyên tử là phần nhỏ nhất của nguyên tố. 3. Phân tử Phân tử là phần nhỏ nhất của một chất (chất nguyên chất) mà còn giữ được tính chất (tính chất hóa học) của chất đó. Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie 1 trong 15 16/12/2012 7:59 AM Thí dụ: Phần nhỏ nhất của nước mà còn giữ được tính chất của nước là một phân tử nước (H 2 O). Phần nhỏ nhất của đường mà còn giữ được tính chất của đường (đường saccarozơ, saccharose, sucrose) là một phân tử đuờng (C 12 H 22 O 11 ). Phân tử có thể gồm một nguyên tử tạo nên, như: He, Ne, Na, Cu, Fe (phân tử đơn nguyên tử). Phân tử có thể gồm nhiều nguyên tử tạo nên, như: CH 4 , HCl, H 2 , O 3 , KMnO 4 (phân tử đa nguyên tử) 4. Ion Ion là tập hợp gồm một nguyên tử hay một số nguyên tử có mang điện tích. Ion mang điện tích dương gọi là ion dương hay cation. Ion mang điện tích âm gọi là ion âm hay anion. Ion dương được tạo ra do một nguyên tử hay một số nguyên tử đã mất bớt điện tử. Thí dụ: Na + ; NH 4 + ; Mg 2+ ; Al 3+ ; CH 3 NH 3 + ; Fe 2+ ; Fe 3+ Ion âm được tạo ra do một nguyên tử hay một số nguyên tử đã nhận thêm điện tử vào. Thí dụ: Cl - ; OH - ; SO 4 2- ; PO 4 3- ; CH 3 COO - 5. Đơn chất Đơn chất là chất mà phân tử của nó gồm một nguyên tử hay các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học (cùng một loại nguyên tử). Thí dụ: Ne, Na, H 2 , O 2 , O 3 , P, P 4 , S, S 8 , Cu, Cl 2 , N 2 , C là các đơn chất 6. Hợp chất Hợp chất là chất mà phân tử của nó gồm các nguyên tử của ít nhất hai nguyên tố hóa học tạo nên (ít nhất hai loại nguyên tử) Thí dụ: HCl, H 2 O, CH 4 , C 2 H 6 O, KMnO 4 , C 6 H 12 O 6 , C 3 H 7 NO 2 S là các hợp chất 7. Khối lượng nguyên tử (Nguyên tử khối, Nguyên tử lượng) Khối lượng nguyên tử là khối lượng của nguyên tử đó được tính bằng đơn vị khối lượng nguyên tử. Đơn vị khối lượng nguyên tử hiện nay là đơn vị cacbon (đvC, u, amu, atomic mass unit) Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie 2 trong 15 16/12/2012 7:59 AM 1 đơn vị khối lượng nguyên tử = 1 đvklnt = 1 đvC = 1 u = 1 amu = 1/12 khối lượng của một nguyên tử 12 C =1/(6,022.10 23 ) gam = 1,66.10 -24 gam Thí dụ: H có khối lượng nguyên tử bằng 1 (hiểu là 1 đơn vị khối lượng nguyên tử, hay 1 đvC hay 1 u), nghĩa là 1 nguyên tử H có khối lượng bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử 12 C hay một nguyên tử H có khối lượng bằng đơn vị gam là 1/(6,022.10 23 ) gam = 1,66.10 -24 gam O có khối lượng nguyên tử bằng 16 đơn vị cacbon, hay một nguyên tử O có khối lượng gấp 16 lần so với 1/12 lần khối lượng của một nguyên tử 12 C, hay một nguyên tử O có khối lượng tính bằng gam là 16.1/(6,022.10 23 ) gam = 2,6569.10 -23 gam 8. Khối lượng phân tử (Phân tử khối, Phân tử lượng) Khối lượng phân tử là khối lượng của một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon. Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử. Thí dụ: Khối lượng phân tử của nước (H 2 O) bằng: 2(1) + 1(16) = 18 (18 đvC; 18 u). Một phân tử H 2 O có khối lượng gấp 18 lần so với 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị 12 C hay 1 phân tử H 2 O có khối lượng bằng 18/(6,022.10 23 ) gam = 2,989.10 -23 gam. 9. Khối lượng ion Khối lượng ion là khối lượng của một ion tính bằng đơn vị cacbon. Do khối lượng của các điện tử mất đi (tao ion duơng) hay nhận vào (tạo ion âm) rất không đáng kể so với khối lượng nguyên tử nên khối lượng ion bằng tổng khối lượng của các nguyên tử tạo nên ion. Thí dụ: Khối lượng của ion NH 4 + bằng 1(14) + 4(1) = 18 (18 đvC; 18 u) hay 18/(6,022.10 23 ) gam = 2,989.10 -23 gam Khối lượng của ion SO 4 2- bằng 1(32) + 4(16) = 96 (96 đvC; 96 u) hay 96/(6,022.10 23 ) gam = 1,594.10 -22 gam 10. Mol Mol của một chất là một lượng của chất đó mà trong đó có chứa số phần tử nhỏ nhất của chất đó, mà còn giữ được bản chất của chất đó, bằng với số nguyên tử 12 C có chứa trong 12 gam 12 C. Số nguyên tử 12 Ccó chứa trong 12 gam 12 C là 6,022.10 23 (số Avogadro). Như vậy mol một chất là tập hợp gồm 6,022.10 23 phần tử (đơn vị) nhỏ nhất của chất đó nhưng còn giữ được bản chất của chất đó. Thí dụ: 1 mol H gồm 6,022.10 23 nguyên tử H 1 mol H 2 gồm 6,022.10 23 phân tử H 2 Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie 3 trong 15 16/12/2012 7:59 AM 1 mol H + gồm 6,022.10 23 ion H + 1 mol điện tử gồm 6,022.10 23 điện tử (electron) 2 mol OH - gồm 2x6,022.10 23 ion OH - Như vậy khái niệm mol giống như khái niệm chục hay tá trong sinh hoạt thường ngày. Một chục trứng gà là gồm 10 trứng gà. Một tá viết chì là gồm 12 cây viết chì. Tương tự, có thể nói, 1 mol trứng gà gồm 6,022.10 23 cái trứng gà. Tổng quát 1 mol chất nào đó (phân tử, nguyên tử, ion, ) gồm 6,022.10 23 đơn vị chất đó. 11. Khối lượng mol nguyên tử (Nguyên tử gam) Khối lượng mol nguyên tử là khối lượng của một mol nguyên tử đó (khối lượng của 6,022.10 23 nguyên tử). Trên nguyên tắc, khối lượng mol nguyên tử có thể tính bằng bất cứ đơn vị khối lượng nào, như đvC, gam, kg, tấn, Tuy nhiên trong thực tế, khối lượng mol nguyên tử hiểu là tính theo đơn vị gam. Vì lý do đó mà khối lượng mol nguyên tử còn được gọi là nguyên tử gam. Về hình thức, khối lượng mol nguyên tử (hay nguyên tử gam) là khối lượng được tính bằng đơn vị gam mà có số chỉ bằng với số chỉ khối lượng nguyên tử của nguyên tử đó. Về ý nghĩa, khối lượng mol nguyên tử là khối lượng tính bằng đơn vị gam của 1 mol nguyên tử hay của 6,022.10 23 nguyên tử đó. Do 1 nguyên tử 12 C có khối lượng 12 đvC, còn 12 gam là khối lượng của 1 mol 12 C, nên khi thay đvC bằng gam thì hiểu là đã nhân lên 6,022.10 23 lần. Do đó khối lượng của 1 nguyên tử H là 1 đvC còn khối lượng của 1 mol H là 1 gam => khối lượng tính bằng gam của 1 nguyên tử H bằng 1/(6,022.10 23 ) gam => 1 đvC = 1/(6,022.10 23 ) gam = 1,66.10 -24 gam. Thí dụ: Nhôm (Al) có khối lượng nguyên tử là 27 đvC thì khối lượng mol nguyên tử của Al là 27 gam. Nghĩa là 1 mol Al hay 6,022.10 23 nguyên tử Al có khối lượng 27 gam. Như vậy khối lượng của 1 nguyên tử Al tính theo đơn vị gam là 27/(6,022.10 23 ) gam = 4,48356.10 -23 gam 12. Khối lượng mol phân tử (Phân tử gam) Khối lượng mol phân tử là khối lượng của 1 mol phân tử (hay của 6,022.10 23 phân tử). Tổng quát khối lượng mol phân tử có thể tính bằng bất cứ đơn vị khối lượng nào cũng được, nhưng trong thực tế người ta dùng đơn vị gam. Như vậy khối lượng mol phân tử là khối lượng của 1 mol phân tử được tính bằng đơn vị gam (nên khối lượng mol phân tử còn được gọi là phân tử gam). Do đó, về hình thức khối lượng mol phân tử là khối lượng tính bằng đơn vị gam của một lượng phân tử mà có số chỉ bằng số chỉ khối lượng phân tử của phân tử đó. Về ý nghĩa, đây là khối lượng tính bằng gam của 1 mol phân tử hay của 6,022.10 23 phân tử. (Từ đơn vị cacbon chuyển thành đơn vị gam thì đã tăng 6,022.10 23 lần, nên khi thế đvC bằng đơn vị gam thì đó là khối lượng của 1 mol phân tử). Thí dụ: H 2 O có khối lượng phân tử là 18 đvC => khối lượng mol phân tử của H 2 O là 18 gam. Tức 1 mol H 2 O (hay 6,022.10 23 phân tử H 2 O) có khối lượng là 18 gam => khối lượng tính bằng gam của 1 phân tử H 2 O là 18/(6,022.10 23 ) gam = 2,989.10 -23 gam Trong quá trình dạy học tôi hỏi 1 phân tử nước có khối lượng bao nhiêu đơn vị cacbon thì đa số các bạn học sinh trả lời đúng là 18 đơn vị cacbon, còn tôi hỏi tiếp 1 phân tử nước có khối lượng bao nhiêu gam thì cũng có nhiều bạn học sinh trả lời là 18 gam. Trả lời như vậy là đã sai 6,022.10 23 lần (sai cả tỉ tỉ tỉ lần) Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie 4 trong 15 16/12/2012 7:59 AM Để tưởng tượng số Avogadro (6,022.10 23 ) lớn như thế nào thì chúng ta làm thí nghiệm tưởng tượng như sau. Đem cân để lấy 18 gam nước, đây là khối lượng của 1 mol nước hay của 6,022.10 23 phân tử nước (H 2 O). Lấy số phân tử H 2 O có trong 18 gam nước này đem rải đều khắp bề mặt trái đất (có diện tích khoảng năm trăm mười triệu cây số vuông, 510 000 000 km 2 = 5,1.10 18 cm 2 ) thì bình quân mỗi cm 2 bề mặt trái đất có chứa hơn một trăm ngàn phân tử H 2 O (6,022.10 23 phân tử/5,1.10 18 cm 2 = 1,18.10 5 phân tử/cm 2 ) 13. Khối lượng mol ion (Ion gam) Khối lượng mol ion là khối lượng của một mol ion hay của 6,022.10 23 ion. Tương tự khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử, khối lượng mol ion được tính bằng đơn vị gam. Như vậy khối lượng mol ion (hay ion gam) là khối lượng tính bằng đơn vị gam của 1 mol ion (hay của 6,022.10 23 ion). Về hình thức, khối lượng mol ion bằng khối lượng tính bằng gam của một lượng ion mà có số chỉ bằng số chỉ khối lượng ion của ion đó. Đây chính là khối lượng tính bằng gam của 1 mol ion hay của 6,022.10 23 ion. Thí dụ: SO 4 2- có khối lượng ion là 96 đvC => khối lượng mol ion của SO 4 2- là 96 gam. Nghĩa là 1 mol ion SO 4 2- (hay 6,022.10 23 ion SO 4 2- ) có khối lượng là 96 gam => 1 ion SO 4 2- có khối lượng tính bằng gam là 96/(6,022.10 23 ) gam = 1,594.10 -22 gam 14. Từ khối lượng tính số mol Sau khi biết được khối lượng mol nguyên tử, khối lượng mol phân tử, khối lượng mol ion (nghĩa là biết được 1 mol nguyên tử, 1 mol phân tử, 1 mol ion có khối lượng bằng bao nhiêu gam), thì từ khối lượng tính bằng gam của một lượng nguyên tử, phân tử hay ion nào đó, chúng ta tính được dễ dàng trong khối lượng đó có bao nhiêu mol nguyên tử (phân tử hoặc ion). Chúng ta lấy khối lượng tính bằng gam của nguyên tử (phân tử hoặc ion) đem chia cho khối lượng của 1 mol nguyên tử (phân tử hoặc ion) thì sẽ biết được số mol nguyên tử (phân tử hoặc ion). n A = m A /M A n A : số mol A m A : khối lượng của A (tính bằng đơn vị gam) M A : khối lượng mol của A (nguyên tử gam hoặc phân tử gam hoặc ion gam, tùy theo A là nguyên tử hoặc phân tử hoặc ion) Cách tính số mol kiểu này cũng giống như cách làm bài toán chia ở lớp cấp 1: Một cuốn tập có giá 3 000 đồng, như vậy với 15 000 đồng thì mua được bao nhiêu cuốn tập? 15 000 đ/(3 000 đ/cuốn) = 5 cuốn. Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie 5 trong 15 16/12/2012 7:59 AM Thí dụ: Tính: - Số mol Fe có trong 28 gam Fe - Số mol CO 2 có trong 11 gam CO 2 - Số mol NH 4 + có trong 27 gam NH 4 + (Cho biết: Fe = 56; C = 12; O = 16; N = 14) Khi đầu bài cho Fe = 56 thì hiểu là 1 nguyên tử Fe có khối lượng nhiều gấp 56 lần so với 1/12 khối lượng của 1 nguyên tử 12 C nên không cần đơn vị (bao nhiêu lần nên không cần ghi). Nếu để đơn vị thì ghi là 56 đvC/nguyên tử (1 nguyên tử Fe có khối lượng 56 đvC) hay 56 gam/mol (1 mol Fe có khối lượng 56 gam). Chúng ta nên hiểu theo cách 56 gam/mol để cụ thể hóa dễ tính toán tìm số mol hơn. Tương tự, C = 12 => 1 mol C có khối lượng là 12 gam; O = 16 => 1 mol O có khối lượng 16 gam; N = 14 => 1 mol N có khối lượng 14 gam. n Fe = 28g/(56g/mol) = 0,5 mol Fe n CO2 = 11g/(44g/mol) = 0,25 mol CO 2 n NH3 = 27g/(18g/mol) = 1,5 mol NH 3 15. Định luật Avogadro (chỉ áp dụng cho chất khí hay hơi) Trong cùng điều kiện về nhiệt độ áp suất thì các thể tích khí hay hơi bằng nhau sẽ chứa số phân tử khí hay hơi bằng nhau (hay số mol bằng nhau) Thí dụ: Ở 27,3ºC; 1atm thì 2,464 lít khí H 2 có chứa 6,022.10 22 phân tử H 2 hay 0,1 mol H 2 Ở 27,3ºC; 1atm thì 2,464 lít khí CH 4 có chứa 6,022.10 22 phân tử CH 4 hay 0,1 mol CH 4 Ở 27,3ºC; 1atm thì 2,464 lít hơi nước (H 2 O) có chứa 6,022.10 22 phân tử H 2 O hay 0,1 mol H 2 O Ở 27,3ºC; 1atm thì 2,464 lít khí heli (He) có chứa 6,022.10 22 phân tử He hay 0,1 mol He Chắc có bạn học sinh thắc mắc tại sao có phân tử khí hay hơi kích thước lớn nhỏ khác nhau, mà cùng thể tích lại chứa cùng số phân tử, hơi khó hiểu. Đáng lẽ phân tử có kích thước lớn thì số phân tử phải ít hơn, còn phân tử có kích thước nhỏ thì phải có số phân tử nhiều hơn chứ (trong cùng một thể tích bình chứa bằng nhau). Điều thắc mắc này đúng với chất lỏng hay chất rắn, vì khi ở dạng lỏng hay rắn thì các phân tử tiếp xúc nhau, nên nếu phân tử kích thước lớn thì chiếm thể tích lớn, còn phân tử kích thước nhỏ thì chiếm thể tích nhỏ, nên nếu hai thể tích bình chứa bằng nhau, bình chứa phân tử kích thước nhỏ sẽ chứa số phân tử nhiều hơn so với số phân tử có kích thước lớn. Tuy nhiên khi ở dạng khí thì các các phân tử ở cách xa nhau, khoảng cách giữa hai phân tử rất lớn so với kích thước của phân tử. Trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, coi như khoảng cách trung bình giữa các phân tử khí bằng nhau, không phụ Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie 6 trong 15 16/12/2012 7:59 AM thuộc vào kích thuớc lớn hay nhỏ của phân tử, nên trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, các thể tích khí bằng nhau sẽ chứa số phân tử bằng nhau. Giống như khi để tiếp xúc nhau thì khoảng cách giữa hai trái banh tennis sẽ nhỏ, còn khoảng cách hai trái banh dùng trong bóng đá sẽ lớn. Nhưng nếu đặt hai quá banh tennis mỗi trái đặt ở một góc sân xa nhau, tương tự đặt hai trái banh bóng đá, mỗi trái đặt ở mỗi góc sân xa nhau (cùng một sân), thì coi như khoảng cách giữa hai trái banh tennis khoảng cách giữa hai trái banh bóng đá là bằng nhau. Trong cách nói của tiếng Việt thì khi nói “khí” hiểu là bình thường (điều kiện thường, 25ºC, 1 atm) chất này hiện diện ở dạng khí, còn khi nói “hơi” thì hiểu là bình thường chất này có thể không ở dạng khí mà ở dạng lỏng hay rắn. Thí dụ người ta nói khí hydrogen, khí cacbonic (không nói hơi hydrogen, hơi cacbonic, vì ở điều kiện thường, hydrogen, cacbonic hiện diện ở dạng khí) trong khi người ta nói hơi nước, hơi thủy ngân (không nói khí nước, khí thủy ngân, vì bình thường nước cũng như thủy ngân hiện diện chủ yếu ở dạng lỏng). Tuy nhiên khi nói hơi, hiểu là lấy dạng khí của nó. Hệ quả của định luật Avogadro Trong cùng điều kiện về nhiệt độ áp suất, 1 mol bất kỳ khí hay hơi nào củng đều chiếm thể tích bằng nhau. Đặc biệt ở điều kiện tiêu chuẩn (0ºC, 1atm) 1 mol bất kỳ khí, hơi hay hỗn hợp khí hơi nào cũng đều chiếm thể tích bằng nhau, bằng 22,4 lít hay 22 400 mL hay 22 400 cm 3 . Thí dụ: Ở 27,3ºC; 1atm, thì 1 mol khí CH 4 chiếm thể tích 24,64 lít Ở 27,3ºC; 1atm, thì 1 mol khí H 2 chiếm thể tích 24,64 lít Ở 27,3ºC; 1atm, thì 1 mol hơi nước (H 2 O) chiếm thể tích 24,64 lít Ở điều kiện tiêu chuẩn (0ºC, 1atm), 1 mol khí CH 4 , 1 mol khí H 2 , 1 mol hơi nước đều chiếm thể tích bằng nhau, đều bằng 22, 4 lít 16. Tính số mol của một chất khí khí hay hơi khi biết thể tích của nó ở điều kiện tiêu chuẩn Cách tính số mol ở số (14) áp dụng cho mọi chất (nguyên tử, phân tử, ion, dạng rắn, dạng lỏng hay dạng khí) bằng cách lấy khối lượng của chất đó chia cho khối lượng của 1 mol chất đó sẽ được số mol chất đó. Ngoài ra, với chất khí hay hơi khi biết thể tích của khí hay hơi này ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc), để tính số mol của lượng thể tích đo ở đktc thì chúng ta lấy thể tích khí đem chia cho thể tích của 1 mol khí (ở đktc). Nếu thể tích tính bằng đơn vị lít thì lấy thể tích này đem chia cho 22,4 líl/mol, còn nếu thể tích khí tính bằng mL (hay cm 3 ) thì lấy thể tích khí đem chia cho 22400 mL/mol (hay 22400 cm 3 /mol) n A = V A (L)/22,4(L/mol) n A = V A (mL)/22400(mL/mol) n A : số mol khí (hay hơi) A Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie 7 trong 15 16/12/2012 7:59 AM V A (L): thể tích khí A ở đktc tính bằng đơn vị lít 22,4(L/mol): thể tích của 1 mol khí ở đktc, tính bằng đơn vị lít V A (mL): thể tích của khí A ở đktc, tính bằng đơn vị mL hay cm 3 22400 (mL/mol): thể tích của 1 mol khí ở đktc tính bằng đơn vị mL hay cm 3 Thí dụ: Tính: - Số mol H 2 có trong 44,8 lít H 2 (đo ở đktc) - Số mol H 2 O có trong 112 mL hơi nước (đktc) - Số phân tử NH 3 có trong 560 cm 3 NH 3 (đktc) - Số gam C có trong 11,2 lít CO 2 (đktc) (Cho biết C = 12) n H2 = 44,8L/(22,4L/mol) = 2 mol H 2 n H2O = 112mL/(22400mL/mol) = 0,005 mol H 2 O n NH3 = 560cm 3 /(22400cm 3 /mol) = 0,025 mol NH 3 => có 0,025 mol.(6,022.10 23 phân tử/mol) = 1,5055.10 22 phân tử NH 3 n CO2 = 11,2L/(22,4L/mol) = 0,5 mol CO 2 => có 0,5 mol C (do 1 mol CO 2 có chứa 1 mol C) => 0,5mol.(12g/mol) = 6 gam C Chú ý: 1 L = 1 dm 3 = 1 000 cm 3 = 1 000 mL => 1 mL = 1 cm 3 1 m 3 = 1 000 dm 3 = 1 000 L 17. Phương trình trạng thái khí lý tưởng Khí lý tưởng là khí không có thể tích riêng (nghĩa là nếu dùng áp suất đủ lớn thì có thể nén một thể tích khí lý tưởng về trị số không (0), trong khi khí thật không thể về thể tích bằng 0 được, khi nén một thể tích khí thật ở áp suất thật cao thì các khí thật hóa lỏng rồi hóa rắn, có các phân tử ở sát bên nhau không có thể tích bằng 0). Khí lý tưởng cũng không có lực hút liên phân tử (lực Van der Waals), giữa các phân tử khí lý tưởng không có lực hút lẫn nhau, trong khi giữa các phân tử khí thật luôn luôn hiện diện lực hút giữa các phân tử với nhau. Do đó khí lý tưởng không có thật, tuy nhiên để đơn giản hóa phép tính, không sai số nhiều, thì người coi khí như là khí lý tưởng (ở áp suất không cao quá, nhiệt độ không thấp quá). Ở phổ thông, coi tất cả các khí đều là khí lý tưởng, nên chúng ta có thể áp dụng phương trình trạng thái khí lý tưởng cho mọi khí cũng như hơi để tính số mol khí hay hơi khi biết thể tích khí hay hơi đo ở điều kiện không tiêu chuẩn (nhiệt độ khác 0ºC hay áp suất khác 1atm) Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie 8 trong 15 16/12/2012 7:59 AM pV = nRT p: áp suất của khí, trên nguyên tắc có thể tính bằng bất cứ đơn vị áp suất nào cũng được, như: atm, mmHg (torr), cmHg, N/m 2 (Pa, Pascal), dyn/cm 2 (bari, barye), bar (1 bar = 10 6 bari ≈1atm) V: thể tích khí, trên nguyên tắc có thể tính bằng bất cứ đơn vị thể tích nào cũng được, như L (dm 3 ), mL (cm 3 ), m 3 , n: số mol khí (khí lý tưởng) R: hằng số khí lý tưởng, R có nhiều trị số tùy theo đơn vị của áp suất p của thể tích V. Tuy nhiên để giúp tính nhanh số mol chất khí dễ nhớ thì ta nên thuộc lòng trị số của R = 22,4/273 (lít.atm.mol -1 .K -1 ) ≈ 0,08205 lít.atm.mol -1 .K -1 . Khi đã dùng trị số R = 22,4/273 thì bắt buộc đơn vị áp suất p phải là atm, đơn vị của thể tích V phải là lít. Còn nhiệt độ T thì luôn luôn là nhiệt độ tuyệt đối K (Kenvil) T: nhiệt độ của khí, bắt buộc phải dùng nhiệt độ K. Trong hầu hết bài toán hóa học, người ta cho nhiệt độ bách phân ºC (Celsius). Công thức đổi từ độ C sang độ K là: T(K) = t(ºC) + 273 Sự liên hệ giữa các đơn vị áp suất thể tích thường gặp để đổi đơn vị cho đúng: 1 atm = 760 mmHg = 76 cmHg => 1 mmHg = 1/760 atm; 1 cmHg = 1/76 atm 1 L = 1 000 mL = 1 000 cm 3 => 1 mL = 1 cm 3 = 0,001 L Để tìm trị số của R ta coi như có 1 mol khí lý tưởng ở đktc (0ºC; 1atm): Từ pV = nRT => R = pV/(nT) = [1atm.22,4L]/[1mol.(0 + 273)K] = 22,4/273 L.atm.mol -1 .K -1 Khi thay trị số p, V (V của 1 mol khí) ở đktc theo các đơn vị áp suất, thể tích khác nhau, ta sẽ tính được R có các trị số khác nhau, tùy theo đơn vị của áp suất thể tích đã dùng. Thí dụ: Tính: - Số mol CO 2 có trong 492,8 mL CO 2 đo ở 27,3ºC; 1 atm - Số mol của H 2 O có trong 168 cm 3 hơi nước đo ở 136,5ºC; 836 mmHg - Số phân tử CH 4 có trong 0,5376 m 3 metan (54,6ºC; 68,4 cmHg) Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie 9 trong 15 16/12/2012 7:59 AM n CO2 = pV/RT = [1atm.0,4928L]/[(22,4/273)(L.atm.mol -1 .K -1 ).(27,3 + 273)K] = 0,02 mol n H2O = pV/RT = [1atm.0,168L]/[(22,4/273)(L.atm.mol -1 .K -1 ).(136,5 + 273)K] = 0,005 mol n CH4 = pV/RT = [(68,4/76)atm.537,6L]/[(22,4/273)(L.atm.mol -1 .K -1 ).(54,6 + 273)K] = 18 mol => 18 mol.(6,022.10 23 phân tử/mol) ≈ 1,084.10 25 phân tử CH 4 Tôi để đơn vị để thấy phải dùng đơn vị thích hợp, khi tính toán nhanh thì ta hiểu ngầm, không viết đơn vị trong phép toán, nhưng kết quả sau cùng phải để đơn vị (vì con số không có đơn vị thì không có ý nghĩa). Do bài viết đưa lên mạng nên các phép chia thường viết theo hàng ngang. Khi làm bài hay soạn lại thì nên viết số bị chia đặt ở trên còn số chia đặt bên dưới có gạch (dạng phân số) để dễ theo dõi hơn. Như vậy khi bài toán hóa học cho biết một luợng thể tích khí đo ở điều kiện không tiêu chuẩn, ta áp dụng công thức pV = nRT để tính số mol khí có trong lượng thể tích này như đã trình bày trên (từ bộ ba V, T, p ta tính được số mol khí n). Cách này có thể áp dụng trong hầu hết các trường hợp để tính số mol khí có khi biết thể tích khí đo ở điều kiện nhiệt độ, áp suất nào (kể cả đktc). Tuy nhiên, nếu không muốn dùng trị số R hay không nhớ cách đổi đơn vị áp suất, thể tích, thì ta có thể áp dụng công thức: p 2 V 2 /T 2 = p 1 V 1 /T 1 hay pV/T = p 0 V 0 /T 0 p 2 , p 1 : áp suất của khí ứng với sau trước, dùng bất cứ đơn vị áp suất nào cũng được, nhưng phải đo cùng một đơn vị áp suất V 2 , V 1 : thể tích của khí ứng với sau trước, dùng bất cứ đơn vị thể tích nào cũng được, nhưng phải cùng đo cùng đơn vị thể tích T 2 , T 1 : nhiệt độ khí ứng với sau trước, bắt buộc phải dùng nhiệt độ tuyệt đối K (không được dùng nhiệt độ C, do đó phải đổi nhiệt độ C ra nhiệt độ K bằng cách dùng công thức: T = t + 273) p 0 = 1 atm = 76 cmHg = 760 mmHg: áp suất ở đktc T 0 = 273K: nhiệt độ ở đktc V 0 : thể tích khí ở đktc (V 0 = 22,4 L = 22 400 mL nếu có 1 mol khí. V 0 = n.22,4L = n.22 400 mL nếu có n mol khí) p, V, T: áp suất, thể tích, nhiệt độ của khí ở điều kiện bất kỳ (không tiêu chuẩn) Các công thức được áp dụng trong trường hợp số mol khí n không đổi, n mol khí này có thể tích ở các nhiệt độ, áp suất khác nhau mà thôi. Công thức p 2 V 2 /T 2 = p 1 V 1 /T 1 được dùng để tính thể tích khí V 2 ở p 2 , T 2 khi biết thể tích khí đó V 1 ở p 1 , T 1 Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie 10 trong 15 16/12/2012 7:59 AM [...]... ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ 11 trong 15 http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie Còn công thức pV/T = p0V0/T0 được dùng để tính thể tích khí đo ở đktc p0, T0, khi biết thể tích khí V ở ở điều kiện không tiêu chuẩn p, T Từ V0 tính được, ta đổi ra số mol khí bằng cách dùng công thức: n = V0(L)/22,4(L/mol) hay n = V0(mL)/22400(mL/mol) Các công thức trên được suy ra từ công thức. .. Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ 12 trong 15 http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie dA/B = MA/MB MA, MB là khối lượng (gam) của 1 mol A, 1 mol B, khối lượng của cùng một thể tích bằng nhau (bằng 22,4 lít, nếu là đktc) dA/B > 1 => hơi (khí) A nặng hơn hơi (khí) B dA/B < 1 => hơi A nhẹ hơn hơi B dA/B = 1 => hơi A B nặng bằng nhau Thí dụ: dCH4/H2... Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ 14 trong 15 http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie là so sánh khối lượng của chất rắn, chất lỏng hay dung dịch đó với nước (dạng lỏng) nhằm biết chất đó nặng hay nhẹ hơn nước bao nhiêu lần Muốn vậy người ta lấy khối lượng của vật khối lượng của nước (khối lượng của hai thể tích bằng nhau của vật nước), đem so sánh, bên... Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM 15 trong 15 http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie - Tỉ khối không có đơn vị, còn khối lượng riêng thì có đơn vị - Với chất rắn, chất lỏng, khi biết tỉ khối, ta thêm đơn vị g/mL thì được trị số khối lượng riêng của chất rắn hay chất lỏng đó - Còn với chất khí, từ tỉ khối của nó không thể thêm g/mL để có trị số khối lượng riêng... 16/12/2012 7:59 AM Vietsciences; Võ Hồng Thai ; Vo Hong Thai ; MỘT SỐ KHÁI NIỆM 13 trong 15 http://vietsciences.free.fr/giaokhoa/chemistry/vohongthai/motsokhainie Thí dụ: dH2O /He = MH2O /MHe = 18 /4 = 4,5 => hơi nước nặng hơn khí heli 4,5 lần dHg/CH4 = MHg/MCH4 = 200,6/16 = 12,5375 => hơi thủy nặng hơn khí metan 12,5375 lần (nước thủy ngân hiện diện dạng lỏng ở điều kiện thường, nhưng cách... tiền trung bình của hai người, một người có 10 000 đồng, người kia có 20 000 đồng Tổng số tiền của hai người là 10 000 đ + 20 000 đ = 30 000 đ Như vậy số tiền trung bình của hai người này là: 30 000 đ/2 người = 15000 đ/người Ta thấy: 10 000 đ < 15 000 đ < 20 000 đ 19 Tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay dung dịch (lỏng) Khi nói tỉ khối của một chất rắn, chất lỏng hay của một dung dịch (dung dịch lỏng)... A B của cùng một thể tích bằng nhau Sau đó lấy khối lượng của A đem chia cho khối lượng của B (hai khối lượng của cùng thể tích, thể tích A bằng thể tích B), nếu kết quả phép chia > 1, tức là A nặng hơn B, còn nếu kết quả phép chia < 1, thì A nhẹ hơn B, còn nếu tỉ số khối lượng này bằng 1, tức là A, B nặng nhẹ bằng nhau Theo hệ quả của định luật Avogadro, trong cùng một điều kiện về nhiệt độ và. .. C2H5OH, lỏng) có tỉ khối 0,79 ( MtbhhA) Tính chất của đại lượng trung bình là nằm trung gian giữa các đại lượng của các chất có trong hỗn hợp, nghĩa là đại lượng trung bình lớn hơn đại lượng nhỏ nhỏ hơn đại lượng lớn của các chất có trong hỗn hợp Để dễ hiểu, ta coi như số tiền... với khí heli, khí metan, chứ không phải lấy nước lỏng hay thủy ngân lỏng) Khi đầu bài toán hóa học cho biết tỉ khối hơi của A so với B (thường chất B đã biết MB rồi, như H2, N2, He, CH4, không khí, ) nên từ dữ kiện này giúp ta tính được khối lượng phân tử của chất A dB/A = MA/MB => MA = dB/A.(MB) Thí dụ: A là một chất hữu cơ có tỉ khối hơi so với hydrogen bằng 15 dA/H2 = MA/MH2 = MA/2 = 15 => MA = 15.2 . Một số khái niệm và kiến thức hóa học cơ bản Vietsciences- Võ Hồng Thái 30/10/2007 Những bài cùng tác giả Môn hóa học được bắt đầu giảng. các câu trắc nghiệm thì các kiến thức cơ bản của hóa học, người học cần phải nắm vững. Hơn nữa, khi học hóa học thì các khái niệm như nguyên tử, nguyên

Ngày đăng: 05/03/2014, 12:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan