hân tích chiến lược phân đoạn thị trường của s-fone

16 923 3
hân tích chiến lược phân đoạn thị trường của s-fone

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lí luận Để khai thác hiệu quả nguồn lực, duy trì và phát triển thị phần thì mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình những đoạn thị trường trọng điểm mà ở đó họ có khả năng cung cấp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Lộ trình đó được gọi là marketing mục tiêu (STP). Có ba giai đoạn cơ bản: phân đoạn thị trường, chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường. 1.1. Phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành những nhóm nhỏ trên cơ sỡ những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và đặc điểm trong hành vi. Nó thường được thực hiện trên cơ sở địa lí, nhân khẩu, tâm lí và hành vi. Đoạn thị trường là một nhóm khách hàng trong thị trường tổng thể có đòi hỏi, phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp các kích thích marketing. Đoạn thị trường hiệu quả cần đo lường được, quy mô đủ lớn, phân biệt với đoạn thị trường khác và có tính khả thi. 1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu Sau khi phân đoạn thị trường, tiến hành đánh giá mức độ hấp dẫn của từng đoạn dựa trên quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường, mức độ hấp dẫn về cơ cấu thị trường, mục tiêu và khă năng của doanh nghiệp. Có 5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu: tập trung vào một đoạn thị trường, chuyên môn hóa tuyển chọn, chuyên môn hóa theo đặc tính thị trường, chuyên môn hóa theo đặc tính sản phẩm và bao phủ thị trường. Bên cạnh đó, cần phải lựa chọn những chiến lược phục vụ thị trường đó một cách phù hợp, có ba kiểu chiến lược: marketing không phân biệt, marketing phân biệt và marketing tập trung. 1.3. Định vị thị trường Định vị thị trường là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm chiếm được một vị trí đặc biệt và có giá trị trong tâm trí khách hàng mục tiêu. Có nhiều cách định vị như theo thuộc tính, lợi ích sản phẩm, người sử dụng… 1 Như vậy, trong bài này, chúng tôi chỉ tìm hiểu hai bước phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. 2. Giới thiệu về S-Fone S-Fone là thương hiệu của Trung tâm điện thoại di động CDMA S-Telecom, bắt đầu cung cấp dịch vụ từ tháng 07/2003. S-Telecom là đơn vị trực thuộc công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), được hình thành để thực hiện dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty SPT và Công ty SLD (nay được gọi là SK Telecom Vietnam). S-Fone cũng là mạng di động tiên phong triển khai những ứng dụng 3G tại Việt Nam, thu hẹp khoảng cách về công nghệ di động giữa Việt Nam và thế giới. Với mục tiêu hoạt động “Tất cả vì lợi ích của khách hàng”, S-Fone luôn khởi xướng và dẫn đầu xu hướng đa dạng hoá gói cước,dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng. Điều này làm thay đổi cơ cấu thị trường di động Việt Nam, phá vỡ thế độc quyền. Sfone từng đạt những giải thưởng về Cúp vàng thương hiệu năm 2004, Mạng di động chiếm được sự hài lòng nhất năm 2005, Sfone- Mạng di dộng đầu tiên khiển khai truyền hình trên di động năm 2006, Cúp vàng thương hiệu năm 2006, Cúp vàng chất lượng hội nhập 2007, Đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Internet được ưa chuộng nhất trong năm 2007, Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008, Một trong 50 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam 2008. Ngày 20 Tháng 11 năm 2009, SK Telecom và SPT đã ký nguyên tắc chuyển đổi từ mô hình hợp tác kinh doanh sang Liên doanh và SPT sẽ cam kết đầu tư mạnh vào S-Fone từ năm 2010. Tuy nhiên, trước việc S-Fone thua lỗ trong nhiều năm liền, SPT đã không châm vốn như đã hứa. 04/2011 Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SaigonTel) đã chính thức mua 30% vốn điều lệ của SPT và được quyền trực tiếp tham gia điều hành các dự án trọng điểm của SPT trong đó có mạng S-Fone. Hiện nay, S-Fone đang chờ những đổi thay từ ban quản lý mới trong khi EVN Telecom -đồng minh của S-Fone đang chuẩn bị sáp nhập vàoViettel. 2 3 II. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT S: Điểm mạnh W: Điểm yếu 1. Là mạng di động đầu tiên và cũng là nhà mạng lớn nhất tại Việt Nam sử dụng công nghệ CDMA -kể từ khi ra đời đã được coi là "làn gió mới" cho làng di động Việt Nam. 2. S-Fone có khả năng tung ra các gói cước mới lạ, hấp dẫn với nhiều kiểu tính cước linh hoạt. 3. S-Fone đã ký kết hợp tác triển khai các ứng dụng BREW với nhà cung cấp giải pháp di động CDMA hàng đầu thế giới Qualcomm, với đặc điểm nổi bật của công nghệ BREW là có thể phát triển các ứng dụng để khai thác các dịch vụ ở 5 lĩnh vực giải trí, thông tin liên lạc, tra cứu thông tin, game, giáo dục trên các dòng máy từ cấp thấp đến cấp cao. 1. Phải đối mặt với rất nhiều khó khăn cả về cơ chế và thủ tục khi phải thuê mướn cơ sở hạ tầng, đàm phán kết nối với nhà khai thác dịch vụ chiếm thị phần khống chế. 2. Tốc độ tăng trưởng thuê bao của S-Fone vẫn còn khá chậm. 3. Quá chậm trễ trong việc mở rộng vùng phủ sóng. 4. Chưa triển khai được các dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên lợi thế của đường truyền sử dụng công nghệ CDMA. 5. Máy điện thoại có tính năng, thiết kế đơn giản, quá ít mẫu mã nên chưa thật hấp dẫn được thuê bao. 6. S-Fone làm mình trở nên "bình dân" khi nhắm đến đối tượng khách hàng bình dân, trong khi tiêu chí người tiêu dùng ngày càng cao và ưa chuộng các dòng smartphone, superphone. O: Cơ hội T: Thách thức 1. CDMA có ưu điểm nổi bật hơn so với GSM. Cụ thể, tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh gấp nhiều lần GSM, đáp ứng nhanh và hiệu quả các dịch vụ thoại, dữ liệu, fax, Internet. CDMA cho phép quản lý số lượng thuê bao cao gấp 5 - 20 lần so với công nghệ GSM. Thuê bao CDMA có thể liên lạc với 2 hoặc 3 trạm thu phát cùng một lúc, do đó cuộc gọi không bị nghẽn. Bên 1. CDMA khó có tương lai ở Việt Nam khi GSM đã trở thành công nghệ mà hơn 95% dân số chọn dùng (tính đến năm 2010) 2. Phải tự cung cấp thiết bị đầu cuối cho thị trường trong điều kiện giá nhập khẩu điện thoại cao và khan hiếm nguồn cung. 3. Điện thoại GSM có nhiều kiểu dáng đẹp, giá thành không đắt hơn so với điện thoại CDMA, lại thay đổi liên tục, thu hút 4 cạnh đó 3G hiện nay thực chất là triển khai trên nền của CDMA. Theo đó, GSM sẽ dựa vào WCDMA, đi theo hướng sử dụng HSPA; còn CDMA sẽ dựa vào CDMA 2000, đi theo hướng EV-DO vì vậy khai thác mạng 3G sẽ có tiềm năng hơn đối với CDMA. 2. Ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng di động để nhắn tin và gọi điện vẫn chiếm phần lớn. Tuy nhiên, khách hàng ngày càng ưa thích sử dụng Internet di động. 3. Với việc mua lại 30% cổ phần của SPT, SaigonTel sẽ trực tiếp tham gia điều hành các dự án trọng điểm của SPT trong đó có mạng S-Fone. lượng lớn khách hàng có nhu cầu theo mốt. Nếu dùng điện thoại CDMA, khách hàng không có nhiều chọn lựa vì vậy khách hàng sẽ chuyển dần sang dùng điện thoại GSM. 4. Thế giới đang có xu hướng chuyển dần từ CDMA sang GSM. Theo GSA, đến cuối năm 2007 trên thế giới có đến 36 doanh nghiệp khai thác CDMA đã triển khai GSM để thay thế; điển hình tại Việt Nam, năm 2008 HT Mobile đã thừa nhận thất bại khi lựa chọn CDMA, và đã thay đổi chiến lược, tìm đến GSM. 5. Sự cạnh tranh bởi các nhà mạng khác rất là lớn. 6. Phía đối tác của S-Fone là SK Telecon (Hàn Quốc) tuyên bố rút khỏi thị trường Việt Nam. 7. Sự khai tử HT Mobile và việc EVN Telecom chuẩn bị sáp nhập vào Viettel đã phá vỡ đối trọng của công nghệ CDMA và GSM trên thị trường, và S-Fone không còn mạnh mẽ trong cuộc chạy đua với các mạng di động lớn. 5 III. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG CỦA S-FONE Đứng từ phía nhà mạng S-Fone, chúng tôi dựa vào một số tiêu thức sau đây để phân đoạn thị trường: 1. Theo địa lý 1.1. Theo vùng miền Sự khác biệt về văn hóa của ba miền Bắc - Trung - Nam là điểm đáng lưu ý đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công với sản phẩm của mình. Đặc điểm khác biệt giữa 3 vùng miền này được khái quát trong bảng sau: Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Đặc điểm tính cách Tỉ mỉ, sâu sắc, hay xét nét Chịu thương chịu khó, thâm trầm, sâu sắc, hướng nội Hướng ngoại, tính thoáng, thật thà, vô tư Mục tiêu sống Học tập, bằng cấp Tích lũy cho tương lai Làm ăn, vui chơi, sống cho hiện tại Hệ tư tưởng Ý thức nhiều về hỉnh ảnh xã hội Ít có xu hướng tự thể hiện. Quan tâm đến cảm nhận tự thân Cách sống Sống vì ý tưởng Sống đơn giản, không phô trương Sống thực tế Cách tiêu dùng Khó tính Thận trọng Dễ dãi Khả năng tạo ra xu hướng Đi sau trong tiêu dùng Đi sau trong tiêu dùng Tạo ra xu hướng mới Cách sống Nguyên tắc Cẩn trọng Thực tế Cách làm việc Theo lý luận Theo kinh nghiệm Theo hành động Với những đặc điểm trên, một sản phẩm muốn thâm nhập thị trường, trước hết nên tấn công vào thị trường miền Nam. Thị trường mang tính chất khai phá này sẽ là tiền đề để sản phẩm có thể thâm nhập ra thị trường miền Bắc và miền Trung. 1.2. Theo thành phố - nông thôn Theo số liệu năm 2003 thì có 74% dân số Việt Nam sống ở nông thôn. Đây là khu vực dân cư có thu nhập thấp. Nếu sử dụng chiến lược về giá để thu hút khách hàng thì đây là thị trương tiềm năng để phát triển sản phẩm. Tuy chỉ chiếm 26% dân số nhưng thành thị lại là khu vực mà dân cư có thu nhập cao. Với các sản phẩm được định giá cao thì thành thịthị trường hứa hẹn sự thành công cho sản phẩm, khi những người sẵn sàng trả nhiều tiền cho sản phẩm mới là người có thu nhập cao trong xã hội. 6 Thị trường di động, đặc biệt là thị trường di động bình dân ngày càng trở nên sôi động bởi sự cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông. Người tiêu dùng có thu nhập thấp, đặc biệt là ở các vùng nông thôn đã bắt đầu được chú ý và chăm sóc nhiều hơn trước, cho thấy rằng: khách hàng dù là thuộc phân khúc nào cũng luôn là trung tâm của mọi loại hình dịch vụ và luôn đòi hỏi sự đầu tư toàn diện của các doanh nghiệp. 1.3. Theo khí hậu Sự khác biệt về khí hậu giữa các khu vực trên cả nước cũng là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt trong hành vi khách hàng. Sản phẩm điện thoại của S-Fone cần có những đặc tính phù hợp với khí hậu lạnh khô của miền Bắc, mưa nắng thất thường của miền Trung và thời tiết nắng ấm của miền Nam. 1.4. Theo mật độ dân số Đây cũng là một yếu tố quan trọng khi đưa sản phẩm mới vào thị trường. Mật độ dân số càng lớn thì khả năng tiếp nhận sản phẩm mới của khách hàng càng cao. Vùng có mật độ dân số từ 1000 đến 2000/km 2 và trên 2000/km 2 tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng và một vài điểm của Đông Nam Bộ. Tây Nguyên và các khu vực thuộc ranh giới phía tây có mật độ dân số thấp nhất cả nước -dưới 50/km 2 . Các vùng còn lại có mật độ dân số dao động trong khoảng từ 50 đến 1000 người/km 2 . 1.5. Theo quy mô dân số - Đô thị loại đặc biệt (Trên 5.000.000 người): Hà Nội, Hồ Chí Minh. - Đô thị loại 1 trực thuộc Trung Ương (Từ 1.000.000 người trở lên): Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. - Đô thị loại 1 trực thuộc Tỉnh (Từ 500.000 người trở lên): Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên và Nam Định. - Đô thị loại 2 (Từ 300.000 người trở lên): Biên Hòa, Hạ Long, Vũng Tàu, Việt Trì, Hải Dương, Thanh Hóa, Mỹ Tho, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Cà Mau. - Đô thị loại 3 (Từ 150.000 người trở lên). - Đô thị loại 4 (Từ 50.000 người trở lên). 2. Theo nhân khẩu học 2.1. Tuổi tác Tuổi tác đóng vai trò quan trọng trong thói quen sử dụng điện thoại, chọn mạng điện thoại, hành vi mua mới điện thoại. Thị trường phân thành 5 đoạn cơ bản như sau: - Lứa tuổi dưới 18 tuổi : Lứa tuổi này có những đặc điểm chính sau: • Ưa chuộng những mẫu mã điện thoại đẹp và tích hợp nhiều tính năng. 7 • Có thể sử dụng nhiều điện thoại, nhiều số và có thể thay đổi số liên tục. • Thời gian sử dụng điện thoại lớn. • Sự phụ thuộc tài chính vào phụ huynh khiến khách hàng sử dụng mạng của lứa tuổi này phải hạn chế nhu cầu trong giới hạn nguồn lực. - Lứa tuổi từ 18 đến 23 tuổi : Lứa tuổi này có nhiều đặc điểm giống với nhóm tuổi đầu tiên và có một số điểm khác biệt: • Tận dụng khuyến mãi của các nhà mạng. • Tài chính y phần lớn phụ thuộc vào phụ huynh. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ khách hàng có khả năng độc lập về tài chính. Và một nhóm khác có khả năng tự chủ một phần nhỏ về tài chính. • Sử dụng chủ yếu để liên hệ với bạn bè, hoạt động xã hội và công việc. - Lứa tuổi từ 23 đến 30 tuổi : Hành vi sử dụng điện thoại có sự thay đổi do đây là lứa tuổi mà khách hành bắt đầu tiềm kiếm việc làm và có mục tiêu ổn định công việc và cuộc sống. Nhóm khách hành có những đặc điểm sau đây: • Chú trọng đến chất lượng dịch vụ của nhà mạng hơn giá cả. • Chú trọng đến chất lượng, mẫu mã điện thoại và số thuê bao để thể hiện đẳng cấp -điều kiện có lợi cho công việc. • Mục đích sử dụng điện thoại cho công việc chiếm tỷ trọng lớn. • Nhu cầu sử dụng một số cố định để lên hệ và tự chủ về tài chính. - Lứa tuổi từ 30 đến 50 tuổi : Đây là nhóm có công việc và cuộc sống ổn định nhất trong các nhóm, nên hành vi nhóm này cũng ổn định hơn các nhóm khách hàng trước. • Điện thoại được sử dụng vào mục đích liên lạc là chủ yếu. Đối với tầng lớp doanh nhân, điện thoại là phương tiện thể hiện đẳng cấp. • Rất ít thay đổi số điện thoại. • Ít nhạy cảm với các tính năng mới được tích hợp trên điện thoại. • Nhu cầu mua mới điện thoại xuất hiện khi điện thoại cũ không đáp ứng được các tính năng cơ bản và hoàn toàn tự chủ về tài chính. - Lứa tuổi trên 50 tuổi : • Ít có nhu cầu thể hiện bằng điện thoại di động. • Sử dụng điện thoại với những tính năng cơ bản. Không có nhu cầu sử dụng những tiện ích nâng cao được tích hợp vào điện thoại. • Kém nhạy cảm với kiểu dáng thời trang và tính năng mới của điện thoại. • Thời gian sử dụng điện thoại ít, không xem điện thoại là “vật bất ly thân”. 2.2. Giới tính Vấn đề giới tính cũng ảnh hưởng đến thói quen sử dụng. Với điều kiện sống như nhau thì phái nữ có xu hướng sử dụng điện thoại di động cao hơn trong giao tiếp với 8 mọi người. Trong khi phái mạnh (ngoại trừ trường hợp nói chuyện với ngườu yêu) thì thường sử dụng điện thoại cho mục đích công việc và các hoạt động xã hội nhiều hơn. 2.3. Thu nhập Thu nhập là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng. Năm 2010, thu nhập bình quân ở nước ta khoảng 1000 USD/năm. Chênh lệch giữa người giàu và người nghèo của nước ta là 9,3 lần. Tùy thuộc vào thu nhập thực tế của một người tiêu dùng mà số tiền chi cho sản phẩm điện thoại di động và lựa chon gói cước di động cho điện thoại của mình cũng khác nhau. - Nhóm người có thu nhập cao có xu hướng lựa chọn những điện thoại hợp thời trang, nhiều tính năng và thường chạy theo thương hiệu. - Nhóm người có thu nhập thấp, trong giới hạn về nguồn lực sẽ tập trung vào các điện thoại bền, đầy đủ các chức năng cơ bản. Nên cùng một mức giá với các hãng sản xuất khác, doanh nghiệp sẽ thành công nếu đưa ra được sản phẩm nhiều tính năng hơn các sản phẩm cùng loại. 3. Theo tâm lý 3.1. Tầng lớp xã hội Mỗi tầng lớp xã hội có xu hướng lựa chọn sản phẩm phù hợp với thu nhập, thể hiện địa vị và phù hợp với công việc của mình. Khách hàng có địa vị càng cao trong xã hội thì càng có nhu cầu thể hiện mình. Một đặc điểm quan trọng nữa là người Việt có tâm lý thể hiện nhiều hơn cái mình có- nghĩa là chú trọng nhiều hơn vào giá trị tâm lý mà sản phẩm có thể mang lại hơn là yêu cầu tính năng sử dụng của sản phẩm. Nhiều trường hợp khách hàng chọn sản phẩm để thể hiện giá trị của bản thân, thể hiện tầng lớp xã hội mà mình mong muốn hơn là mua sản phẩm vì các tính năng của sản phẩm đó. 3.2. Cá tính Cá tính là nhóm tính cách riêng của mỗi cá nhân. Việc phân đoạn thị trường theo cá tính không hề đơn giản, lại chứa đựng nhiều rủi ro do khách hàng sẽ được chia thành rất nhiều nhóm nhỏ nếu chia thị trường theo tiêu thức cá tính. Lựa chọn đoạn thị trường theo tiêu thức cá tính yêu cầu sản phẩm phải được định giá cao, do nó đáp ứng được điểm riêng trong tính cách của nhóm khách hàng và tạo ra được sự khác biệt. 4. Theo hành vi 4.1. Lý do mua hàng Theo lý do này, khách hàng được chia làm 3 nhóm: 9 - Nhóm 1 : Nhóm khách hàng mua sản phẩm để đáp ứng nhu cầu cơ bản. Đây là nhóm khách hàng sử dụng điện thoại tập trung vào các tính năng cơ bản nhất của sản phẩm là nghe, gọi và nhắn tin. - Nhóm 2 : Nhóm yêu cầu các chức năng nâng cao. Ngoài các chức năng cơ bản là nghe, gọi và nhắn tin, khách hàng thuộc nhóm này còn chú trọng đến nhiều chức năng bổ trợ khác như: nghe nhạc, nghe đài, chơi game, duyệt web - Nhóm 3 : Nhóm khách hàng mong muốn giá trị tâm lý từ sản phẩm. Ngoài các tính năng sử dụng, khách hàng thuộc nhóm này yêu cầu giá trị tâm lý mà sản phẩm mang lại thông qua các điểm khác biệt mà sản phẩm mang lại cho khách hàng. Thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng mang lại giá trị tâm lý cho khách hàng thuộc nhóm này. Đây là điều mà nhãn hiệu S-Fone khó có thể mang lại cho khách hàng khi thương hiệu này đã được định vị dành cho khách hàng có thu nhập thấp. 4.2. Tình trạng sử dụng Tình trạng sử dụng là tình trạng của sản phẩm thay thế mà khách hàng đang sử dụng khi ra quyết định mua sản phẩm mới hoặc chuyển đổi qua gói cước mới. Theo tiêu thức này, thị trường được chia ra thành: - Nhóm khách hàng không hài lòng với sản phẩm cũ, muốn chuyển sang sản phẩm mới: Đây là nhóm có khả năng trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp nếu sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. - Nhóm khách hàng hài lòng với sản phẩm hiện tại nhưng muốn tiêu dùng thêm một sản phẩm mới: Nhóm khách hàng này có khả năng về tài chính. Doanh nghiệp có thể thu hút được nhóm khách hàng này sử dụng sản phẩm của mình nếu sản phẩm đó có đặc điểm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nhóm khách hàng này không có tính ổn định do họ có thể chuyển đổi sản phẩm một cách dễ dàng khi trên thị trường có sản phẩm mới thu hút nhóm khách hàng này. 4.3. Mức độ trung thành Theo tiêu thức này, thị trường được chia thành: - Khách hàng trung thành vô điều kiện. - Khách hàng trung thành tương đối. - Khách hàng không cố định. - Khách hàng không trung thành. 10 [...]... một phần của thu nhập hàng tháng để sở hữu điện thoại - Khách hàng chi ra thu nhập tháng để mua điện thoại - Khách hàng tích lũy thu nhập nhiều tháng để mua điện thoại IV PHÂN TÍCH LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA S-FONE Ngay từ khi tham gia thị trường dịch vụ di động, S-Fone là nhà cung cấp dẫn đầu trong việc đưa ra các gói cước độc đáo, sáng tạo và thu hút người tiêu dùng Cuối năm 2007, S-Fone có... 2007, S-Fone có gần 20 gói cước hướng đến những nhóm khách hàng thuộc nhiều phân đoạn thị trường Sau đây, ta sẽ tìm hiểu một vài gói cước nổi bật của S-Fone 1 Free One (2004) Năm 2004, S-Fone tung ra gói cước Free One đã tạo nên một bước ngoặt cho thị trường cung cấp dịch vụ di động Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên trên thị trường này xuất hiện chiêu khuyến mãi có khả năng thu hút khách hàng Với gói... tiến của S-Fone, qua đó thu hút lượng thuê bao từ GSM sang CDMA Tận dụng cơ hội đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ - Chiến lược ST: Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ gia tăng trước sự phát triển công nghệ 3G của các đối thủ cạnh tranh - Chiến lược WO: Thay đổi hình ảnh S-Fone trong mắt người tiêu dùng- là mạng sử dụng công nghệ tiên tiến chứ không hẳn là chỉ hướng vào đối tượng “bình dân” - Chiến lược. .. này, năm 2004, S-Fone tung ra gói cước Free One Gói cước đã giúp S-Fone hạn chế được điểm yếu là nhà mạng mới gia nhập thị trường Việt Nam, còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có chính sách thích hợp để thu hút khách hàng - Chiến lược ST: Năm 2004 mạng di động Viettel chính thức gia nhập thị trường viễn thông Việt Nam và cho ra đời gói cước Z60 đầy hấp dẫn, cũng đánh vào các đối tượng có thu nhập thấp S-Fone tung... của khách hàng - Chiến lược ST: Khai thác tối đa các dịch vụ giá trị gia tăng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phát triển công nghệ 3G, kết nối GPRS - Chiến lược WT: Cải thiện điểm yếu của công nghệ CDMA bằng cách hỗ trợ thẻ Sim, giảm giá cước để cạnh tranh - Chiến lược WO: Góp phần làm phong phú thêm các loại gói cước, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Qua đó, S-Fone đã khẳng định... tế ngày càng gia tăng, S-Fone đã bổ sung S-247 vào bộ sản phẩm của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng - Chiến lược WT: Trước S-Fone thì các nhà mạng khác cũng đã đưa ra các gói cước liên lạc quốc tế phù hợp S-Fone tuy đã bắt kịp đối thủ về sản phẩm và giá nhưng về chất lượng cần phải nâng cấp hơn nữa; đặc biệt là với khách hàng có thu nhập cao V KẾT LUẬN 15 Tóm lại, S-Fone tuy ra đời vào... mãi nhiều hơn - Chiến lược SO: Tận dụng cơ hội vừa mới phủ sóng toàn quốc vào quý 2 năm 2006, S- Fone đưa ra gói cước Forever Couple nhằm thu hút thêm nhiều thuê bao mới - Chiến lược WT: Theo thống kê, số thuê bao sử dụng Forever Couple vào khoảng 2% tổng số thuê bao S-Fone đang phục vụ, nhưng dung lượng kết nối lại chiếm đến 20% dung lượng của toàn hệ thống Bên cạnh đó, gần 80% cuộc gọi của các thuê... xuất hiện thêm một nhà cung cấp dịch vụ di động mới ở Việt Nam, hạn chế việc các thuê bao S-Fone có thể chuyển sang sử dụng dịch vụ của nhà mạng khác Với sự hấp dẫn của Free One thì sau gói cước được tung ra, lập tức số lượng thuê bao của S-Fone tăng vọt 2 Forever (2006) Đây là gói cước mang tính “đột phá” của S-Fone trong năm 2006 với đặc điểm “ Không hết hạn gọi, còn mãi hạn nghe” Để sử dụng Forever... bao sử dụng gói cước Free One đến một thuê bao S-Fone được đăng ký trước sẽ được miễn phí hoàn toàn (số này có thể thay đổi 1 lần/tháng) Free One là gói cước hướng đến đối tượng khách hàng có nhu cầu gọi điện nhiều cho một đối tượng thuê bao nội mạng cố định 11 - Chiến lược WO: Theo nghiên cứu được trình bày trong Hội nghị Mobile, tốc độ tăng trưởng của thị trường thông tin di động Việt Nam vào loại nhanh... điều kiện, tài khoản của thuê bao sẽ bị khóa 2 chiều 14 Với mức cước này thì gói cước hướng đến khách hàng tuổi teen (15-18 tuổi), khách hàng bình dân và thuê bao trả trước có nhu cầu trò chuyện với giá cước rẻ - Chiến lược SO: Phát triển nhiều gói cước hấp dẫn để thu hút khách hàng, với phương châm: “mức cước hợp lý với những dịch vụ mang tính cạnh tranh cao” - Chiến lược WT: S-Fone cần mở rộng vùng . giai đoạn cơ bản: phân đoạn thị trường, chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường. 1.1. Phân đoạn thị trường Phân đoạn thị trường là quá trình phân. thị trường, và S-Fone không còn mạnh mẽ trong cuộc chạy đua với các mạng di động lớn. 5 III. PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC PHÂN ĐOẠN THỊ TRƯỜNG CỦA S-FONE Đứng từ

Ngày đăng: 28/02/2014, 09:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan