Quan hệ thương mại việt nam singapore thực trạng và giải pháp thúc đẩy

40 967 19
Quan hệ thương mại việt nam  singapore thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quan hệ thương mại việt nam singapore thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Nhóm 4: Dương Huyền Anh CQ520032 Nguyễn Thị Thu Dung CQ520560 Trần Văn Dương CQ527075 Lê Thanh Huyền CQ527174 Nguyễn Đăng Nguyên CQ527279 Nguyễn Minh Tâm CQ527336 MỤC LỤC Lời mở đầu ……………………………………………………………………… 3 Chương I: Cơ sở của mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore 1.1.Cơ sở về điều kiện tự nhiên ………………………………………………… 5 1.1.2. Vị trí địa lý, địa hình ………………………………………………… 5 1.1.3. Khí hậu, đất đai ………………….……………………………… 6 1.2. Cơ sở về điều kiện văn hóa - xã hội ………………………… ……………… 6 1.2.1. Dân cư, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ …………………………………. 6 1.2.2. Xu thế hội nhập ………………………………………………………. 7 1.3. Cơ sở về điều kiện kinh tế …………………………………………………. 7 1.3.1.Kinh tế Singapore ………………………………………………………. 7 1.3.2. Kinh tế Việt Nam ……………………………………………………… 9 1.3.3. Kết luận …………………………………………………………… 10 Chương II: Thực trạng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam Singapore 2.1. Lịch sử phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam Singapore ….11 2.1.1. Lịch sử phát triển mối quan hệ ………………………………………… 11 2.1.2. Chính sách thương mại giữa hai nước ………………………………… 12 2.2. Thực trạng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam Singapore …… 14 2.2.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nanm sang Singapore ………….… 14 2.2.1. Thực trạng nhập khẩu của Việt Nanm từ Singapore………………. 20 2.3. Đánh giá quan hệ thương mại giữa Việt Nam Singapore……………… 25 C hương III : Triển vọng giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore 3.1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore…………………… 29 3.1.1. Nhận định chung………………………………………………………… 29 3.1.2. Những khó khăn của mối quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore… 30 3.1.3. Những khó khăn của mối quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore… 31 3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore…………. 32 3.2.1 Về phía nhà nước……………………………………………………… 32 3.2.2 Về phía doanh nghiệp…………………………………………………… 35 Kết luận ………………………………………………………………………… 38 LỜI MỞ ĐẦU Mối quan hệ hợp tác giữa Việt NamSingapore đã phát triển nhanh chóng, đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực trong 4 thập kỉ qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 1/8/1973. Đặc biệt sự hợp tác thương mại giữa hai nước đã có bước phát triển lớn, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc. Hiện nay, Singapore đã trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Singapore là một nước trong khu vực Đông Nam Á, rất gần ta về mặt đại lý, cùng là thành viên của ASEAN có nhiều mặt giống nước ta như về văn hóa, lịch sử; đặc biệt là cơ cấu kinh tế của hai nước có thế bổ sung cho nhau khi tiến hành công cuộc xây dựng đất nước. Hai nước chung xuất phát điểm nhưng Singapore là nước phát triển trước Việt Nam về kinh tế. Năm 1959, Singapore cũng có nền kinh tế yếu kém thiếu vốn như tình trạng của Việt Nam hiện nay, Singopre đã trở thành nước công nghiệp mới phát triển có công nghệ tiên tiến, có tiềm năng về tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong quản kinh doanh. Với chính sánh kinh tế đối ngoại theo hướng toàn cầu hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa và hợp tác khu vực, rất tương đồng với chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa đa phương hóa của Việt Nam; chính vì thế quan hệ thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển tốt đẹp. Singapore là một đối tác lớn của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, do vậy việc nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa hai nước có ý nghĩa lớn về thực tiễn. Qua nghiên cứu có thể thấy diễn biến phát triển mối quan hệ Việt Nam – Singapore, thông qua đó chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế của nước bạn. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam- Singapore, đặc biệt trên lĩnh vực thương mại. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Đối tượng phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước; nghiên cứu quan hệ thương mại ( cụ thể tập trung trong lĩnh vực xuất nhập khẩu) giữa hai nước Việt NamSingapore từ 2009 đến nay Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp logic phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt trong tiến trình làm bài thảo luận phân tích thực trạng quan hệ kinh tế giữa hai nước. CHƯƠNG I: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM SINGAPORE 1.1.Cơ sở về điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình Về v ị trí đị a lý c ủ a Singapore : Singapore là một quần đảo nằm ở cực nam bán đảo Malacca, là điểm án ngữ quan trọng trên con đường buôn bán bằng đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, từ Đông Nam Á hải đảo sang Đông Nam Á lục địa. Về vị trí địa lý của Việt Nam: Lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất, có vị trí địa lý đặc biệt ở Đông Nam Á. Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, phía đông nam giáp với biển Đông biển Thái Bình Dương, án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương như Ấn Độ Thái Bình Dương, Châu Âu - trung cận đông với Trung Quốc…. Như vậy cả Việt Nam Singapore đều có vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong phát triển giao thông đường biển, đồng thời lại gần nhau (vì cùng trong khu vực Châu Á). Đây là một cơ sở thuận lợi cho sự phát triển mối quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước, cho dù vị trí địa lý không có tính chất quyết định nhưng nó lại có khả năng tạo ra những thuận lợi cho việc trao đổi, tiếp cận, giao thoa cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập của nền kinh tế khu vực thế giới như hiện nay thì vị trí địa lý sẽ trở thành một nguồn lực, định ra hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới xác định các mối quan hệ song phương đa phương của một quốc gia. Do vậy đây là yếu tố thuận lợi xét trong mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam Singapore . 1.1.3. Khí hậu, đất đai Singapore Việt Nam đều nằm trong vòng đai nhiệt đới của nửa bán cầu bắc, khí hậu nóng ẩm với lượng mưa trung bình khá lớn, vì vậy có sự tương đồng trong lương thực thực phẩm. Tuy vậy về đất đai, phần lớn diện tích đất Singapore đã bị đô thị hoá, do vậy đất dành cho nông nghiệp chỉ còn khoảng 1%, đất rừng còn khoảng 5%. Trong khi đó, Việt Nam có diện tích đất đai dành cho nông nghiệp khá nhiều. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam có thể đa dạng hoá các loại cây trồng, phát triển hệ thống rừng rậm tiêu biểu cho rừng nhiệt đới, thêm vào đó là nguồn tài nguyên thuỷ hải sản phong phú (cá, tôm, trai, ốc, mực….) có giá trị dinh dưỡng cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn. Do vậy điều kiện khí hậu đất đai là điều kiện thứ hai thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá giữa hai quốc gia. Singapore có thể nhập từ Việt Nam các mặt hàng nông, thuỷ sản bù đắp cho sự thiếu hụt trong nước do điều kiện tự nhiên không cho phép Việt Nam có thể nhập từ Singapore sản phẩm của ngành công nghệ cao, máy móc sản xuất tiên tiến… 1.2. Cơ sở về điều kiện Văn hóa - Xã hộ i 1.2.1 Dân cư, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ **Dân c ư, dâ n t ộ c : Singapore là một quốc gia trẻ với nhiều dân tộc đa sắc thái văn hoá. Dân số của Singapore là gần 5,2 triệu người (tính đến năm 2011). Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc anh em) với hơn 8 triệu người. Đây là một con số không nhỏ so với dân số Singapore. Cũng vì thế Việt Nam được coi là nơi cung cấp lực lượng lao động dồi dào rất hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore. **Về tôn giáo : Về tôn giáo, Việt Nam Singapore tìm thấy điểm chung ở văn hoá phật giáo, thờ cúng tổ tiên nên sinh hoạt ứng xử trong gia đình cũng có nhiều nét tương đồng. Từ đó dẫn đến một nền văn hoá khá giống nhau nên thiết lập quan hệ tương đối dễ dàng. **V ề ngôn n g ữ : Ở Singapore nhà nước công nhận cả 4 thứ tiếng gồm tiếng Mã Lai, tiếng Hoa phổ thông, tiếng Tamin tiếng Anh là những ngôn ngữ chính , trong đó tiếng anh là ngôn ngữ chính trong thương mại, hành chính giáo dục. Còn ở Việt Nam trong những năm qua do xu thế mở cửa hội nhập thế giới nên mặc dù tiếng anh là tiếng ngoại ngữ song cũng rất phổ biến ở Việt Nam. Do vậy xét riêng trong quan hệ buôn bán thì đây cũng là một thuận l ợ i cho 2 phía bởi vì cả hai nước đều có thể sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp trong trao đổi buôn bán. 1.2.2. Xu thế hội nhập Như chúng ta đã biết, Việt Nam Singapore là hai quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN). Singapore là một trong năm nước đầu tiên sáng lập ASEAN năm 1967 còn Việt Nam là thành viên thứ 7 của Hiệp hội này vào năm 1995. Các chương trình ba cộng đồng trụ cột của ASEAN đã là cầu nối cho hai nước tăng cường hợp tác về nhiều mặt chính trị, an ninh, văn hóa… cũng như kinh tế ngày càng thắt chặt mở rộng, nhất là lĩnh vực thương mại. Mặt khác, Singapore cũng là quốc gia gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO khá sớm ( năm 1995) và Việt Nam cũng đã gia nhập WTO vào năm 2007. Sự kiện này càng đưa mối quan hệ kinh tế của hai nước lên tầm cao mới, chặt chẽ hơn trong vấn đề trao đổi thương mại. Các tổ chức này đã càng tạo thêm tiền đề, động lực cho hai nước tiến hành thúc đẩy nhiều hơn nữa các hoạt động thương mại quốc tế cũng như tình hữu nghị giữa hai nước. 1.3. Cơ sở về điều kiện kinh tế 1.3.1. Kinh tế Singapore Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản. Singgapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định, là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao trên thế giới. Singapore là nước có được nguồn vốn tập trung lớn, nguồn vốn thu về từ kinh tế hết sức dồi dào, tạo tiền đề để đầu tư ra nước ngoài phát triển kinh tế đất nước. Singapore hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguyên liệu phần lớn nhập từ nước ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển tỷ trọng nông nghiệp là bằng không, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng điện tử, hóa chất dịch vụ là nguồn cung cấp chính cho thu nhập kinh tế mua được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hàng chưa gia công mà trong nước không có. Do vậy có thể nói Singapore dựa hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công chế biến chúng để xuất khẩu. Singapore có cơ sở hạ tầng một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến lắp ráp máy móc. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Singapore cũng có một hải cảng chiến lược, có thể cạnh tranh với các nước láng giềng để thực hiện các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu. Thành phố hải cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa Hồng Kông Thượng Hải. Thêm vào đó, thành phố hải cảng của Singapore có cơ sở hạ tầng tốt lực lượng lao động có tay nghề cao nhờ các chính sách giáo dục của đất nước trong việc đào tạo kỹ nghề cho công nhân, nó cũng là nền tảng cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào thương mại dịch vụ, đặc biệt là xuất nhập khẩu, du lịch ngân hàng tài chính ( chiếm hơn 70%GDP). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. 1.3.2. Kinh tế Việt Nam Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á, lớn thứ 57 trên thế giới xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 đứng thứ 128 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các chính sách kinh tế mà chính phủ áp dụng dần cởi mở nhiều hơn theo hướng kinh tế thị trường trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu. Việt Nam là nước giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản như than, vàng, bạc, đồng, thiếc, sắt, chì, kẽm,….,tài nguyên rừng cũng vô cùng phong phú. Việt Nam ta hiện nay chủ yếu xuất khẩu các loại khoáng sản này một cách trực tiếp mà chưa qua sơ chế. Đất nông nghiệp rộng lớn kết hợp với thiên nhiên ưu đãi cũng là điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam phát triển nông nghiệp, thích hợp phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm, các loại cây công nghiệp cây ăn quả. Bờ biển dài cùng hệ thống sông ngòi dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy hải sản. Những mặt hàng nông sản cùng thủy hải sản chiếm phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay. Nằm ở một trong các trũng dầu lớn nhất thế giới, Việt Nam hàng năm đã thu về hàng trăm triệu đôla từ việc xuất khẩu dầu thô. Việt Nam cũng là một thị trường dồi dào nguồn nhân lực. Năm 2012, dân số của Việt Nam đã đạt 90 triệu người trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm đến trên 50% trong tổng dân số. Lao động dồi dào giúp cho Việt Nam xây dựng được các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động đồng thời xuất khẩu lao động cũng là nguồn thu lớn cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trong tương lai. Việt Nam cũng có nhiều cảng biển như: cảng Hải phòng, cảng Sài Gòn,…và là các thành phố kinh tế phồn thịnh, luôn hoạt động sôi nổi trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Những cảng biển này là cầu nối kinh tế của Việt Nam với thị trường quốc tế, mang lại cho Việt Nam nguồn thu lớn từ thương mại quốc tế. 1.3.3. Kết luận Cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam Singapore đã có nhiều thuận lợi để hợp tác kinh tế, lại cùng là thành viên của tổ chức ASEAN nên việc hợp tác giữa hai nước có nhiều thuận lợi hơn do các chính sách ưu đãi về kinh tế của tổ chức, điển hình như chính sách thuế. Trong tương lai, hàng rào phi thuế quan trong khu vực Đông Nam Á sẽ được xóa bỏ hoàn toàn. [...]... thịnh vượng ổn định lâu dài CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM SINGAPORE 2.1 Lịch sử phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam Singapore 2.1.1 Lịch sử phát triển mối quan hệ Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Singapore đã phát triển nhanh chóng đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực trong hơn 3 thập kỷ qua, kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 01/08/1973... nghiệp, thực phẩm – riêng thực phẩm chỉ nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước là chính) giảm cả về khối lượng kim ngạch CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SINGAPORE 3.1 Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore 3.1.1 Nhận định chung Tuy gặp rất nhiều khó khăn trở ngại nhưng chính phủ của cả hai nước Việt Nam Singapore đều quyết tâm đẩy mạnh mối quan. .. Việt Nam Singapore hợp tác về thương mại sẽ đạt được những thành tựu thành công vượt trội, tiến xa hơn nữa trong tương lai, từ đó mở rộng những quan hệ kinh tế khác ngoài thương mại 3.1.2 Những thuận lợi của mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam Singapore Kể từ khi chính thức thiết lập mối quan hệ ngoại giao, nhờ vào thiện chí hợp tác giữa chính phủ nhân dân hai nước nên quan hệ thương mại. .. trong buôn bán với Singapore Một điều vướng mắc nữa hiện nay ở Việt Nam hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn chỉnh chưa đồng bộ Hệ thống pháp lý để xử lý khi tranh chấp trong ngoại thương phát sinh còn chưa rõ ràng, thường xuyên thay đổi khiến cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu Singapore lo ngại 3.2 Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam Singapore Trong xu... biệt là công nghệ thông tin Do vậy mối quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam Singapore theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn Sau đây chúng ta sẽ xem xét thực trạng mối quan hệ ấy để minh chứng cho nỗ lực của hai chính phủ trong những năm qua 2.1.2 Chính sách thương mại giữa hai nước * Chính sách thương mại của Singapore đối với Việt Nam: - Thương nhân Singapore nhập khẩu hàng Việt Nam không phải... chuyến thăm của Đoàn đại biểu tổng cục du lịch Việt Nam do tổng cục trưởng Đỗ Quang Trung dẫn đầu thăm Singapore theo lời mời của Cục xúc tiến du lịch Singapore (STPB) 2.2 Thực trạng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam Singapore 2.2.1 Thực trạng xuất khẩu của Việt Nanm sang Singapore 2.2.1.1 Kim ngạch Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore giai đoạn năm 2008-2012 Năm 2008 2009... nhập khẩu từ Singapore cũng đạt 76,4 triệu USD Đặc biệt là mặt hàng xăng dầu, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Singapore đạt 3,78 triệu tấn, giảm 14% so với năm trước 2.3 Đánh giá quan hệ thương mại giữa Việt Nam Singapore Singapore trong những năm qua liên tục là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam về lâu dài, Singapore vẫn là một trong những thị trường quan trọng của ta Singapore. .. cũng như trình độ còn chưa cao nên Singapore là quốc gia sẽ mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để cải thiện những thiếu sót cũng là cơ hội cho Việt Nam thay đổi lại cơ cấu các mặt hàng trong thương mại quốc tế, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng bất lợi trong thương mại Chính vì vậy mà Việt Nam Singapore có thể coi là hai quốc gia hoàn hảo cho một mối quan hệ thương mại, không chỉ bổ sung cho nhau... hàng Việt Nam không phải gia công lại tại Singapore 3.2.2 Về phía doanh nghiệp Để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam Singapore trong những năm tới, chúng ta phải biết phát huy những thuận lợi đồng thời giảm bớt những khó khăn trở ngại cho mối quan hệ này -Thứ nhất: Tăng cường biện pháp khuyến khích hàng xuất khẩu Trong những năm tới, Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang Singapore. .. qua, Việt Nam luôn phải nhập khẩu một lượng hàng lớn của các nước khác trong thị trường này Tỷ lệ hàng tái xuất của Singapore trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Việt Nam luôn chiếm trên 50%; như vậy Việt Nam đã phải trả nhiều ngoại tệ hơn so với mức cần thiết để nhập hàng hóa về từ Singapore. Tình trạng nhập siêu là tình trạng chung của thương mại quốc tế Việt Nam trong quan hệ với Singapore, . Việt Nam - Singapore 30 3.1.3. Những khó khăn của mối quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore 31 3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore ……… vượng và ổn định lâu dài. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ SINGAPORE 2.1. Lịch sử phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam

Ngày đăng: 27/02/2014, 17:28

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore giai đoạn năm 2008-2012 - Quan hệ thương mại việt nam  singapore thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Bảng 1.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore giai đoạn năm 2008-2012 Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 2: Thống kê mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Singapore năm 2010 KXNK Năm  2010 (USD)KNXK năm 2009(USD) - Quan hệ thương mại việt nam  singapore thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Bảng 2.

Thống kê mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Singapore năm 2010 KXNK Năm 2010 (USD)KNXK năm 2009(USD) Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore 10 tháng đầu năm 2011. - Quan hệ thương mại việt nam  singapore thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Bảng 3.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore 10 tháng đầu năm 2011 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 5: Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Singapore năm 2010 - Quan hệ thương mại việt nam  singapore thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Bảng 5.

Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Singapore năm 2010 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Singapore 7 tháng đầu năm 2011. - Quan hệ thương mại việt nam  singapore thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Bảng 6.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Singapore 7 tháng đầu năm 2011 Xem tại trang 24 của tài liệu.
Một nét điển hình là không phải tất cả các mặt hàng mà Singapore nhập khẩu từ Việt Nam đều phục vụ cho các mục đích tiêu dùng - Quan hệ thương mại việt nam  singapore thực trạng và giải pháp thúc đẩy

t.

nét điển hình là không phải tất cả các mặt hàng mà Singapore nhập khẩu từ Việt Nam đều phục vụ cho các mục đích tiêu dùng Xem tại trang 27 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan