chính sách quản lý hàng dệt may nhập khẩu của nhật bản-lưu ý và giải pháp cho việt nam

37 1.4K 8
chính sách quản lý hàng dệt may nhập khẩu của nhật bản-lưu ý và giải pháp cho việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ  BÀI TẬP NHÓM MÔN CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI II Đề tài : CHÍNH SÁCH QUẢN HÀNG DỆT MAY NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn Nhóm thực hiện Lớp : TS Đỗ Thị Hương : Nhóm 4 : Kinh tế Quốc tế 52A 1 Hà Nội, 11- 2013 ĐỀ TÀI: CHÍNH SÁCH QUẢN HÀNG DỆT MAY NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAm MỤC LỤC 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài nghiên cứu Việt Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ ngày 7/11/2007 sau khi ký Hiệp định ngày 7/11/2006. Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, họ cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức khi bước vào một thị trường toàn cầu với những quy định khác nhiều so với trước đây. Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam, cũng phải chịu rất nhiều tác động từ điều này. Mặc dù thị trường Hoa Kỳ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của dệt may Việt Nam, đồng thời Việt Nam đang mở rộng sang một số thị trường mới như Trung Đông, Hàn Quốc… nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường xuât khẩu dệt may truyền thống của Việt Nam, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu thị trường xuất khẩu dệt may của nước ta. Nhật Bản là một trong những quốc gia nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, đồng thời thị trường Nhật Bản cũng có nhiều quy định khắt khe đối với sản phẩm dệt may nhập khẩu. Trong cơ cấu nhập khẩu hàng dệt may 3 của Nhật Bản, Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng 6%, vì vậy đây là một thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn chưa hoàn toàn hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế, sản lượng hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản có xu hướng chậm lại. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cần có nhiều biện pháp phù hợp để tăng cường hoạt động xuất khẩu, khai thác thị trường Nhật Bản tuy yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm nhưng có nhiều tiềm năng phát triển. Do tính tất yếu trên, nhóm nghiên cứu về đề tài: “Chính sách quản hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản, một số lưu ý giải pháp cho Việt Nam”. 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu về chính sách quản hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Chính sách quản hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu danh sách bảng biểu, kết cấu đề tài của nhóm gồm có các phần chính như sau: - Chương 1. Những vấn đề chung về quản nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản. - Chương 2. Chính sách quản hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản. - Chương 3. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. - Chương 4. Một số lưu ý giải pháp cho Việt Nam. 4 Chương 1: Những vấn đề chung về quản nhập khẩu 1.1. Quản nhập khẩu theo hướng hạn chế nhập khẩu 1.1.1. Thuế nhập khẩu 1.1.1.1. Khái niệm Thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả cho những hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn hơn mức giá mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được. Thuế nhập khẩu làm tăng giá hàng nhập khẩu, giúp các nhà sản xuất trong nước có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu bằng mức giá thấp hơn, do vậy, gián tiếp hạn chế số lượng hàng nhập khẩu. Đây là biện pháp hạn chế nhập khẩu phổ biến nhất được WTO công nhận là công cụ bảo hộ mậu dịch mang tính minh bạch. 1.1.1.2. Phân loại • Theo phương thức tính thuế: có 2 loại thuế. - Thuế quan đơn giá hàng: là một tỷ lệ phần trăm nào đó của mặt hàng, còn được gọi là thuế suất thuế nhập khẩu. - Thuế quan theo trọng lượng: được tính theo trọng lượng của mặt hàng, tùy từng loại mặt hàng mà có mức thuế khác nhau. Cách tính thuế này gặp nhiều 5 khó khăn trong việc quyết định số lượng tiền thuế phải nộp, cần có sự cập nhật thường xuyên vì các thay đổi trên thị trường hay vì lạm phát. Hiện nay, hải quan thực hiện tính thuế nhập khẩu theo phương thức đơn giá hàng là chủ yếu. • Theo mục đích đánh thuế: có 3 loại thuế. - Thuế quan tăng thu ngân sách: là một tập hợp các mức thuế suất được đưa ra để làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ là thứ yếu. Ví dụ: thuế quan mà một quốc gia không trồng cà phê cũng như không chế biến cà phê đánh vào cà phê nhập khẩu có mục đích chủ yếu là tăng thu ngân sách. - Thuế quan bảo hộ: là loại thuế làm tăng giá một cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài. Thuế quan bảo hộ được tính toán đưa ra khi người ta cho rằng ở mức thuế suất thấp hơn thì sản xuất trong nước sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ hàng nhập khẩu. - Thuế quan cấm đoán: là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao, gần như không có nhà nhập khẩu nào nhập mặt hàng đó. • Theo mức thuế suất. Theo mức thuế suất đối với cùng một mặt hàng, có thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt thuế suất thông thường. - Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) trong quan hệ thương mại với quốc gia đó. Thuế suất ưu đãi thông thường được quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi do cơ quan chức năng ban hành. - Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hay vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó theo thể chế khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. 6 - Thuế suất thông thường: Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) cũng như không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với quốc gia đó. Thuế suất thông thường luôn cao hơn so với thuế suất ưu đãi thuế suất ưu đãi đặc biệt của cùng mặt hàng đó. 1.1.2. Các biện pháp phi thuế quan 1.1.2.1. Nhóm các biện pháp định lượng - Cấm nhập khẩu: Các mặt hàng ảnh hưởng tới an ninh, xã hội, quốc phòng, sức khỏe …. của quốc gia sẽ bị cấm nhập khẩu. - Giấy phép nhập khẩu. Là biện pháp thường được sử dụng ở những nước gặp khó khăn trong điều hòa cán cân xuất – nhập khẩu. Giấy phép này cũng được sử dụng phổ biến để khống chế số lượng nhập khẩu một mặt hàng nhất định hoặc thu thập số liệu thống kê về mặt hàng đó. - Tự nguyện hạn chế xuất khẩu. Một quốc gia tự nguyện hạn chế xuất khẩu một mặt hàng nhất định vào một quốc gia khác do những thỏa thuận đạt được của cả hai bên. Tuy nhiên, biện pháp này thường không minh bạch kém hiệu quả, cản trở sự phát triển của thương mại quốc tế nên bị WTO cấm. - Hạn ngạch nhập khẩu. Là quy định của Nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng nào đó được nhập khẩu nói chung hoặc từ một thị trương nào đó, trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Ngày nay, các nước có xu hướng không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nữa, mà thay vào đó xuất hiện các xu thế mới là áp dụng các biện pháp bảo hộ phi thuế quan 7 khác như: hạn ngạch thuế quan, hàng rào kỹ thuật thương mại các biện pháp vệ sinh dịch tễ… 1.1.2.2. Nhóm các biện pháp quản giá cả - Trị giá tính thuế hải quan. Là công cụ gián tiếp bảo hộ sản xuất trong nước, giá tính thế hàng nhập khẩu là giá giao dịch, tức là giá đã trả hoặc phải trả cho hàng hóa để xuất khẩu đến nước nhập khẩu. đóng gói, lệ phí giấy phép, chi phí vận chuyển, bảo hiểm (nếu căn cứ theo giá CIF) … - Phụ thu. Tất cả các loại phí phụ thu đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ được giới hạn ở mức tương ứng chi phí dịch vụ bỏ ra không được sử dụng như sự bảo hộ gián tiếp các loại sản phẩm trong nước như thuế xuất nhập khẩu hay cho mục đích thu ngân sách. 1.1.2.3. Nhóm các biện pháp hành chính kỹ thuật - Các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn. Là các biện pháp đề cập đến các sản phẩm có đặc trưng liên quan đến vấn đề kỹ thuật như chất lượng, an toàn, kích cỡ… Ngoài ra còn có các biện pháp: kiểm dịch động thực vật, an toàn VSTP, an toàn về nhãn mác, đóng gói, quy định về môi trường… 1.1.2.4. Nhóm các biện pháp tài chính – tiền tệ - Các yêu cầu thanh toán trước. Giá trị của giao dịch nhập khẩu thuế nhập khẩu liên quan được yêu cầu tại thời điểm áp dụng hoặc cấp giấy phép nhập khẩu - Quản ngoại hối. 8 Giao dịch tiền mặt bằng ngoại tệ chỉ được phép nếu người chi trả người nhận được cho phép thực hiện giao dịch này, nếu không việc thanh toán sẽ phải chuyển từ ngoại tệ sang nội tệ. Tất cả nguồn thu ngoại hối phải tập trung vào ngân hàng hoặc những cơ quan quản ngoại hối. Việc sử dụng nguồn ngoại hối phải được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền. 1.1.2.5. Thuế nội địa với nhập khẩu - Thuế tiêu thụ đặc biệt. Là một lọai thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội, được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Mục tiêu của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp (ôtô dưới 24 chỗ ngồi, du thuyền, vũ trường, karaoke, casino,… ) hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe (rượu bia, thuốc lá, …) - Thuế giá trị gia tăng (VAT). Là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ. 1.2. Quản nhập khẩu theo hướng khuyến khích nhập khẩu 1.2.1. Hệ thống thuế quan ưu đãi GSP (Generalized System of Preference) GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các nước phát triển dành cho một số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Nội dung chính của chế độ GSP: - Giảm thuế hoặc miễn thuế đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển hoặc kém phát triển. - GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bán thành phẩm và một số mặt hàng công nghiệp chế biến. 9 Chính sách GSP thay đổi theo từng thời kỳ, số nước cho nhận ưu đãi không cố định. Hiện nay có 16 chế độ GSP bao gồm trên 27 nước cho ưu đãi 140 nước, vùng lãnh thổ được nhận ưu đãi. Không phải bất kỳ sản phẩm nào nhập khẩu vào các nước cho hưởng từ những nước được hưởng GSP đều được miễn hay giảm thuế. Để được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi GSP, hàng nhập khẩu phải thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản: - Điều kiện xuất xứ từ nước được hưởng: hàng hóa đó hoàn toàn được nuôi trồng, sản xuất, chế tạo tại nước được hưởng GSP hoặc về cơ bản được chuyển hóa thành một mặt hàng mới tại nước được hưởng GSP. - Chi phí hoặc giá trị vật liệu sản xuất tại nước được hưởng GSP chi phí trực tiếp gia công hàng tại nước đó phải chiếm một tỷ lệ phần trăm theo quy định của nước cho ưu đãi GSP. - Sản phẩm phải được nhập khẩu trực tiếp vào nước cho ưu đãi GSP từ nước, nhóm nước hưởng ưu đãi GSP mà không qua nước trung gian. 1.2.2. Các biện pháp khác - Ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp nhập khẩu người nhập khẩu. - Ưu đãi cho thuê đất sử dụng đất. - Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Chương 2: Chính sách quản hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản 2.1 Tổng quan chính sách quảnhàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản 10 [...]... bạn hàng lớn thứ 3 của Việt Nam về ngành xuất khẩu hàng dệt may, so với tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản thì Việt Nam chỉ chiếm một tỷ lệ rất hạn chế, do đó Việt Nam không thể chi phối hay gây được ảnh hưởng lớn đối với thị trường hàng dệt may Nhật Bản Thứ hai, người Nhật Bản nổi tiếng về việc coi trọng tiêu dùng hàng nội địa hơn là hàng nhập khẩu, trong khi đó hàng dệt may Việt Nam. .. tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản, hàng dệt may Trung Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản do lợi thế về giá cả về vị trí địa Sau Trung Quốc, Italya, Việt Nam, Indonesia là những nước giữ vị trí thứ hai thứ ba trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản Vào năm 2009, Việt Nam đã thay thế Italya để trở thành nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ hai vào Nhật Bản Ngoài... trạng xuất khẩu hang dệt may Việt Nam sang Nhật Bản 3.1 Tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản những năm gần đây 3.1.1 Giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản giai đoạn 2007-2012 Dệt may đã từng là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản Tuy nhiên sau đó ngành dệt may đã dịch chuyển sang những nước đang phát triển có chi phí rẻ hơn Kết quả, sản lượng sản xuất hàng dệt may nội địa của Nhật Bản... Những nước xuất khẩu hàng dệt may chính vào thị trường Nhật Bản giai đoạn 2007-2012 Trong suốt giai đoạn 2007-2012, Trung Quốc là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào thị trường Nhật Bản, đứng đầu cả về số lượng giá trị hàng dệt may xuất khẩu Theo số liệu của Hiệp hội nhập khẩu dệt may Nhật Bản (JTIA), tỷ trọng hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản trong giai đoạn này vào chiếm khoảng... Ngoài ra, hàng dệt may khi nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản phải chịu mức thuế tiêu thụ là 5% như tất cả các loại hàng hóa khác tại Nhật Bản Thuế tiêu thụ = ( CIF + thuế nhập khẩu ) x 5% 2.2 Các quy định cụ thể về xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản 2.2.1 Các quy định nhập khẩu thủ tục hải quan 2.2.1.1 Các quy định tại thời điểm nhập khẩu 12 Nhật Bản không có hạn chế gì về nhập khẩu hàng dệt may Các... nhập khẩu này so với chính sách quản nhập khẩu các hàng hóa khác Mức thuế nhập khẩu cho đa số mặt hàng không quá 10%, duy trì nhiều ở mức trên dưới 5% - đây có thể coi là mức mặt bằng chung đối với thuế suất nhập khẩu của Nhật Bản Mặt khác, các nước có hiệp định với Nhật Bản thường xuyên nhập khẩu vào Nhật như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam được áp dụng mức thuế 0% , tạo điều kiện cho hàng dệt may. .. hóa tiêu dùng cuối cùng, do đó chính sách quản nhập khẩu đối với hàng dệt may trong giai đoạn này có nhiều khác biệt so với giai đoạn trước Nhật Bản thực hiện chính sách tự do hóa nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu của nhiều mặt hàng được dỡ bỏ Từ 490 sản phẩm có hạn ngạch năm 1962 xuống chỉ còn 27 sản phẩm vào giữa những năm 1980 Giai đoạn này, hàng dệt may nhập khẩu vào Nhật Bản được tự do, không... nghiệp phải đầu tư về vốn thời gian 3.4 Đánh giá mức độ đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Nhật Bản Dựa trên số liệu thực tế về kim ngạch xuất khẩu tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu từ Việt Nam trong tổng giá trị hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản, cũng như so sánh sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với các thị trường khác như Mỹ EU, có thể nhận xét... Từ biểu đồ ta có thể thấy rằng, giá trị nhập khẩu hàng dệt may Nhật Bản giai đoạn 2007-2010 không có nhiều thay đổi, giai đoạn này tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này vào khoảng 31-33 tỷ USD Năm 2009 giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản giảm nhẹ từ mức 32,18 tỷ USD xuống còn 31,94 tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản đã tăng mạnh vào năm 2011 từ mức 33,69 tỷ USD lên đạt... khúc hàng dệt may giá rẻ với những ưu thế về vị trí địa làm giảm chi phí vận chuyển, cũng như là mẫu mã rất đa dạng 21 3.2 Thực trạng về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2007-2012 3.2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2007-2012 Nguồn: Tổng cục Hải quan Biểu đồ trên thể hiện sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam . về quản lý nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản. - Chương 2. Chính sách quản lý hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản. - Chương 3. Thực trạng xuất khẩu hàng. tài: Chính sách quản lý hàng dệt may nhập khẩu của Nhật Bản, một số lưu ý và giải pháp cho Việt Nam . 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu về chính sách quản

Ngày đăng: 27/02/2014, 00:25

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.3: Chủng loại và giá trị hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2010-2012 - chính sách quản lý hàng dệt may nhập khẩu của nhật bản-lưu ý và giải pháp cho việt nam

Bảng 2.3.

Chủng loại và giá trị hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2010-2012 Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan