Tài liệu TRANH ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG docx

7 873 1
Tài liệu TRANH ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRANH ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG TRANG VÀ CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về cuộc chiến hào hùng vẫn còn khắc sâu trong tâm khảm hiện rõ trên từng tác phẩm của các hoạ sĩ. Tác phẩm sơn dầu Tháng 2 năm 1947 của hoạ sĩ Lê Đức Biết diễn tả cuộc chia tay của những chàng trai chiến sĩ của trung đoàn Thủ đô lên chiến khu kháng chiến. Họa sĩ Cao Ban Ban đưa người xem đến với không khí sôi nổi hân hoan của bà con dân tộc Tây Bắc mừng bộ đội Vào chiến dịch bằng nghệ thuật sơn mài truyền thống. Hình tượng cánh tay thẳng tiến của người lính tăng bên bà má làm điểm tựa cùng du kích trên nền tầu lá chuối mang tính ước lệ của sự đùm bọc chở che, hiệp đồng chiến đấu là ý tưởng tác phẩm Ngày chiến thắng của họa sĩ Lê Trí Dũng. Những trận chiến lịch sử Đánh chiếm thành cổ, sơn dầu của Phạm Phú Huynh, Hà Nội 12 ngày đêm của Nguyễn Thị Thanh Hải, Hà Nội mùa đông năm 1946 của Bằng Lâm, Trước giờ hành quân của Đỗ Thị Ninh, Hành quân ra vùng đất chết của Mai San, cùng đề tài Vượt trọng điểm của Trần Minh Hân, Vượt cầu của Mai Đại Lưu là những bản hùng ca cách mạng bằng hình tượng, ngôn ngữ, màu sắc chọn lọc của người hoạ sĩ. Đặc biệt đề tài lãnh tụ, tác giả Trần Đốc với tác phẩm Hồ Chí Minh các vì sao được thể hiện đầy cảm xúc trên chất liệu sơn mài khổ lớn. Tranh cổ động Bác Hồ người cha thân yêu của Huyên tranh sơn dầu Võ Nguyên Giáp – Điện Biên Phủ đã thể hiện niềm kính yêu lãnh tụ cách mạng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong chiến tranh không tránh khỏi những hy sinh tổn thất, họa sĩ Đoàn Hồng đã diễn tả người mẹ nén nỗi đau thương mất mát trong tranh sơn dầu Ngày giỗ của con. Những hình ảnh trên bàn thờ anh của Văn Chiến cùng với Tội ác da cam của Bùi Thanh Tùng Chất độc màu da cam của Nguyễn Tất Lập (hai tác giả trẻ) đã thực sự gây xúc động cho người xem. Khán giả cảm nhận ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm muốn gửi tới những người đang sống hãy làm hết sức mình để xây dựng một xã hội tốt đẹp, xứng đáng với vong linh của người đã khuất. Đề tài người chiến sĩ hôm nay trong học tập, rèn luyện sẵn sàng bảo vệ biên cương tổ quốc được các họa sĩ phản ảnh đa dạng phong phú. Họa sĩ quân đội Trịnh Bá Quát thể hiện hình tượng người chiến sĩ đặc công qua ánh mắt đầy ý chí quyết tâm trong những nhiệm vụ đặc biệt: Võ thuật, gỡ mìn, vượt rào được diễn tả đồng hiện trong tác phẩm khắc gỗ đen trắng đầy ấn tượng. Tình cá nước giữa quân dân Bộ đội giúp dân làm lúa nước của Phạm Ngô Vượng, Bộ đội dân quân biên phòng, sơn khắc của Tư Khang. Họa sĩ Trần Nguyên Hiếu lại diễn tả niềm hạnh phúc của trẻ thơ miền núi chơi đùa phía xa là cột mốc biên giới tổ quốc đã mang lại niềm vui đầy ý nghĩa cho người xem. Những hình ảnh thường nhật của các chiến sĩ được họa sĩ Dân Quốc thể hiện qua tranh bột màu trực hoạ Nữ quân y biên phòng Quảng Trị Phút nghỉ ngơi. Ngắm ai mà thần người ra thế, tranh sơn dầu của họa sĩ Nguyễn Văn Chiến là một hình ảnh dí dỏm diễn tả tình cảm cô gái dân tộc với anh chiến sĩ biên phòng. Họa sĩ Nguyễn Chính lại khai thác vẻ đẹp hồn nhiên khoẻ mạnh của các cô dân quân miền núi qua chuyến đi thực tế trên chốt biên giới Sơn La cuối tháng 3 vừa qua. Một đề tài nhạy cảm về biên giới biển đảo được họa sĩ Phạm Ngọc Liệu diễn tả bằng sơn dầu cảnh nhộn nhịp tấp nập ở trạm cửa khẩu Lạch Bạng - Thanh Hoá với những chiến sĩ biên phòng tận tuỵ làm việc ngày đêm trong tác phẩm Vì sự bình yên trên biển đảo quê hương. Nhịp sống biển đảo Bạch Long Vĩ của nữ họa sĩ Trần Tuyết Nga lại đưa người xem đến vẻ đẹp hùng vĩ nơi biển đảo tiền tiêu của tổ quốc. Đề tài người lính tưởng chừng như khô khan nhưng tại triển lãm người xem còn được thấy vẻ đẹp lãng mạn cách mạng đầy chất thơ qua tác phẩm Hoa ban Tây Bắc của Đoàn Văn Thân. Khúc hành quân của Nguyễn Khánh Hùng, Tuần tra đêm của Kim Tiến, Xuống bản của Hoàng Anh hay Xưởng đóng tầu Hồng Hà của Bùi Anh Hùng. Những tác phẩm điêu khắc trong triển lãm còn khá khiêm tốn nhưng đã để lại ấn tượng cho người xem. Kình ngư được điêu khắc Nguyễn Phúc Tùng thể hiện hình khối chắt lọc khoẻ khoắn bằng chất liệu compozit. Nguyễn Quốc Hưng lại khai thác chủ đề Thiếu nữ Trường Sơn, Đợi ngày chiến thắng Giây phút hoà bình. Chân dung đại tá nhà văn Xuân Thiều của nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành. Tại triển lãm các họa sĩ điêu khắc đã giới thiệu nhiều chất liệu hội hoạ phong phú như: Sơn mài truyền thống, sơn khắc, sơn dầu, lụa, acrylic, bột màu, khắc gỗ cũng như compozit, nhựa thạch cao cho điêu khắc. Có thể thấy phong cách thể hiện đa dạng phong phú có nhiều tìm tòi mới như tác giả Trần Đốc với sơn mài, Trịnh Bá Quát với khắc gỗ, Lê Trí Dũng tác giả trẻ Dương Ngọc Hà với sơn dầu. Nhiều tác phẩm có giá trị xứng đáng về nội dung nghệ thuật được treo trang trọng ở các phòng khách của các quân đoàn, binh đoàn các đơn vị sẽ khơi dậy niềm tự hào truyền thống tạo một vẻ đẹp sang trọng thay vì treo những bức tranh sơn mài hàng chợ ít tính nghệ thuật. 49 tác phẩm của 41 tác giả cùng nhau hội tụ ở triển lãm là tấm lòng tâm huyết dành tôn vinh cuộc chiến tranh giữ nước tấm lòng quý mến tri ân người chiến sĩ trong LLVT của người nghệ sĩ – chiến sĩ trên mặt trận văn hoá như lời Hồ Chủ Tịch từng nói, nhưng cao hơn là từ ý thức trách nhiệm của người công dân với tổ quốc. Điều đáng quý trân trọng hơn là trong hoàn cảnh cơ chế thị trường đời sống của nghệ sĩ chưa phải dư dật nhưng vẫn đam mê trăn trở suy nghĩ tìm tòi để sáng tác vì không tính đến lợi nhuận bởi những sáng tạo của họ gần như không có đầu ra. Sau triển lãm kết thúc tác phẩm lại trở về kho tranh của người họa sĩ. Điều mà những nghệ sĩ còn tủi hơn là những tác phẩm của họ với bao công sức cộng với các cơ quan tổ chức mà không được quảng bá rộng rãi đến người xem. Mặc dầu Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền của Hội Mỹ thuật Việt Nam đã dành cả tầng 2 để trưng bày rất trang trọng, nhưng rất ít người xem biết để đến xem nên không khác nào áo gấm đi đêm. Trong khi đó phương tiện truyền hình cũng không phổ cập phối hợp ủng hộ. Nói đến đây chắc các nhà đài truyền hình báo chí sẽ bực dọc bởi có giới thiệu đưa tin. Trên tivi cũng có khai mạc phát biểu cắt băng, cũng có một vài tác phẩm được “lướt sóng” một hai giây vì thời lượng phát sóng không cho phép! Thiển nghĩ vì trách nhiệm giáo dục chính trị nâng cao văn hoá thẩm mỹ để người dân chiến sĩ được xem khi không có dịp đến xem trực tiếp, chả nhẽ nhà đài không “khuyến mại” cho triển lãm một chương trình 30 phút phát sóng mà lại đòi phải có kinh phí lớn. Có được thành công của triển lãm Ban Tổ chức đã tạo điều kiện để các họa sĩ đi thực tế ở các đơn vị lấy tài liệu sáng tác, làm nên một phòng tranh đẹp đầy ý nghĩa, góp phần vào những ngày vui của cả nước. . TRANH ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG VÀ CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG Mặc dù chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về cuộc chiến hào hùng vẫn. cha thân yêu của Vũ Huyên và tranh sơn dầu Võ Nguyên Giáp – Điện Biên Phủ đã thể hiện niềm kính yêu lãnh tụ cách mạng của cuộc chiến tranh giải phóng

Ngày đăng: 26/02/2014, 16:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan