Bình giảng 8 câu thơ của Tây Tiến

2 1.3K 2
Bình giảng 8 câu thơ của Tây Tiến

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. Tây tiến – Quang Dũng Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều hôm ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên Độc Mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Ngữ văn 12, tập 1, tr.89) Đáp án - Hướng dẫn làm bài I. Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ “Tây Tiến” và vị trí đoạn trích 1. “Tây Tiến” là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Cả bài thơ được viết trong sự hồi tưởng, trong nỗi nhớ da diết “chơi vơi”. Hai đoạn thơ bình giảng ở đây nằm ở giữa bài thơ cũng là sự hồi tưởng của tác giả. 2. Cảnh núi rừng hoang vu, hiểm trở dữ dội (ở phần 1) lùi dần rồi khuất hẳn để bất ngờ hiện ra vẻ mĩ lệ, thơ mộng, duyên dáng của Tây Bắc. Những nét vẽ bạo, khỏe, gân guốc ở đoạn thơ đầu, đến phần này được thay bằng những nét mềm mai, uyển chuyển, tinh tế. Và ngòi bút tài hoa của Quang Dũng cũng được bộc lộ rõ nhất ở hai đoạn thơ này. II. Bốn câu đầu” Cảnh một đêm liên hoan” 1. Hồn thơ lãng mạn của Quang Dũng thường dễ có cảm hứng trước những gì có màu sắc bí ẩn của cái gọi là xứ lạ, phương xa. Qua hình tượng thơ, dường như có một cái gì ngơ ngác (kìa em) đầy vui sướng và cảm mến trước trang phục và nghệ thuật vũ đạo độc đáo, có màu sắc xứ lạ (man điệu), vừa dịu dàng vừa tình tứ (nàng e ấp) của cô gái núi rừng Tây Bắc, dưới ánh sáng “bừng lên” của lửa đuốc liên hoan. 2. Cảnh một đêm liên hoan văn nghệ của người lính Tây Tiến có đồng bào địa phương đến góp vui được miêu tả bằng những chi tiết rất thực mà cũng rất mộng, rất ảo tạo thành một bức tranh vừa đa dạng về đường nét, vừa phong phú về màu sắc, âm thanh. 3. Qua bức tranh, Quang Dũng không chỉ cho ta thấy được vẻ đẹp đầy chất bản sắc văn hóa, sinh hoạt, phong tục của đồng bào vùng biên giới và tình cảm quân dân thắm thiết, tâm hồn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1 Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống kháng chiến của người lính Tây Tiến mà còn truyền được cho độc giả một không khí say mê, ngây ngất. III. Bốn câu sau: Cảnh sông nước Tây Bắc 1. Ngòi bút của Quang Dũng đã tạo được một khung cảnh sông nước rất giàu chất thơ: vừa thực, vừa mộng, hoang dại lặng lờ, mênh mang, mờ ảo như cổ tích, huyền thoại. Ngòi bút thật tinh tế, chỉ loáng thoáng vài nét gợi nhiều là tả, cốt ghi lại cái “hồn” của cảnh vật, cái “thần” của con người. Bên dòng sông mang đậm màu sắc huyền thoại, cố tích ấy, thiên nhiên qua ngòi bút tài hoa của Quang Dũng bỗng có linh hồn như phảng phất trong gió, trong cây: “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”. Đúng như lời nhận xét của một nhà phê bình nào đó: “Câu thơ mang đậm tâm hồn của một thi nhân”. 2. Hòa với khung cảnh sông nước nên thơ, nên họa ấy là “dáng người trên độc mộc” của những chàng trai, cô gái - cái dáng rất tạo hình cùng với những bông hoa rừng cũng đang “đong đưa” như đang làm duyên bên dòng nước lũ. Ở đây, Quang Dũng đã có cái nhìn của một họa sĩ tài hoa có pha chút phong tình. 3. Các từ “có thấy”, “có nhớ” như lời tự thú, thầm hỏi, đầy day dứt gợi cảm giác bâng khuâng, lưu luyến. Đặc biệt chất nhạc trong đoạn thơ này, nhất là bốn câu thơ đầu ngân nga như tiếng hát, tiếng nhạc điệu cất lên từ tâm hồn ngây ngất say mê của người lính Tây Tiến. IV. Kết luận 1. Trước hết, ta thấy trong đoạn thơ này chất thơ, chất nhạc, chất họa hòa quyện với nhau khó mà tách biệt. 2. Đoạn thơ cho ta thấy được tấm lòng của Quang Dũng dành cho con người và cảnh vật miền Tây Tổ quốc và tâm hồn lạc quan, lãng mạn tài hoa của tác giả nói riêng, của người lính Tây Tiến nói chung. Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh. Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 2 . lặng lờ, mênh mang, mờ ảo như cổ tích, huyền thoại. Ngòi bút thật tinh tế, chỉ loáng thoáng vài nét gợi nhiều là tả, cốt ghi lại. trên Độc Mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” (Ngữ văn 12, tập 1, tr .89 ) Đáp án - Hướng dẫn làm bài I. Giới thiệu khái quát về tác giả

Ngày đăng: 24/02/2014, 18:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan