Thân thế và tiểu sử của nhà thơ Tố Hữu

1 6.2K 11
Thân thế và tiểu sử của nhà thơ Tố Hữu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tài liệu khóa học Luyện thi Đại học đảm bảo môn Ngữ văn. Đề bài: Nêu những nét chính về thân thế, tiểu sử của nhà thơ Tố Hữu Đáp án – Hướng dẫn làm bài Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2002. Ông có tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông thân sinh của Tố Hữu là một nhà nho nghèo nhưng rất yêu thơ, ham sưu tầm ca dao, tục ngữ. Từ nhỏ, Tố Hữu đã được cha dạy cho làm thơ theo lỗi cổ. Bà mẹ thân sinh ra Tố Hữu là con một nhà nho cũng rất yêu ca dao, dân ca xứ Huế và giàu lòng thương con. Tố Hữu mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi, một năm sau lại phải xa gia đình vào trường Quốc học Huế. Quê hương, gia đình cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của Tố Hữu. Lớn lên trong cảnh “Phận nghèo, nước mất, dân nô lệ”, nhưng rất may, Tố Hữu đã được Đảng giác ngộ và dìu dắt. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng. Ông bị thực dân cầm tù qua các nhà lao Thừa Thiên, Tây Nguyên… Năm 1945, ông là Chủ tịch ủy ban khởi nghĩa ở Huế. Trong hai cuộc kháng chiến chống pháp, chống Mĩ cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, từng là ủy viên của Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ở Tố Hữu, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp cách mạng “là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng”. Ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I – 1996. Giáo viên: Nguyễn Quang Ninh. Nguồn: Hocmai.vn Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Trang 1 . cha dạy cho làm thơ theo lỗi cổ. Bà mẹ thân sinh ra Tố Hữu là con một nhà nho cũng rất yêu ca dao, dân ca xứ Huế va giàu lòng thương. nhưng rất may, Tố Hữu đã được Đảng giác ngộ va dìu dắt. Năm 1938, ông được kết nạp va o Đảng. Ông bị thực dân cầm tù qua các nhà

Ngày đăng: 24/02/2014, 18:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan