Tài liệu Giải đi sớm - Hồ Chí MinhGIẢI ĐI SỚM (Tảo giải) (Hồ Chí Minh) pot

5 2K 6
Tài liệu Giải đi sớm - Hồ Chí MinhGIẢI ĐI SỚM (Tảo giải) (Hồ Chí Minh) pot

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải đi sớm - Hồ Chí Minh GIẢI ĐI SỚM (Tảo giải) (Hồ Chí Minh) I . ĐẶT VẤN ĐỀ . Giải đi sớm là bài thơ tứ tuyệt liên hoàn, ghi lại cảm xúc của Bác khi bắt đầu một hành trình đày ải từ nhà lao Long An đến nhà lao Đồng Chính vào một đêm cuối thu lanh giá. Bài thơ viết về một cuộc chuyển lao nhưng ta không thấy bóng dáng lính giải tù mà chỉ bắt gặp hình ảnh một người đi xa (chinh nhân) trong tư thế chủ động bình tĩnh, tự tin, vượt qua đêm thu giá lạnh đến với buổi bình minh rực hồng . Đến với bài thơ ta bắt gặp một người cộng sản giữa gông cùm xiềng xích mà vẫn ngời sáng một niềm lạc quan tin tưởng . II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Hai khổ thơ nhưng thật chất là hai bài thơ tứ tuyệt độc lập, nó bổ sung ý nghĩa cho nhau tạo nên tính hoàn chỉnh của tác phẩm trong một tiến trình vận động mang nhiều yếu tố cảm quan của người chiến sĩ cách mạng . Bốn câu thơ đầu Gà gáy một lần đêm chửa tan Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu trận gió hàn Câu thơ đầu đọc lên tưởng chỉ mang giá trị về mặt thời gian, không mang một cảm xúc, một thái độ nào cả bởi ở đó chỉ hiện rõ chức năng thông báo thời gian đang chậm trôi về phía đêm tàn . Nhưng chính nó là sự chuẩn bị cho “chinh nhân” xuất hiện . Gà gáy một lần, thời gian bây giờ là quá nửa đêm, là lúc đêm chưa tàn nhưng một ngày mới đã bắt đầu . Câu thơ nhấn mạnh ý đi sớm, đi rất sớm để biểu thị cái vất vả, gian khổ trên đường đi đày của người tù Hồ Chí Minh trên đất khách . Nhưng nếu tách biệt câu đầu ra khỏi câu thứ hai thì dấu ấn sáng tạo của nó sẽ chẳng để lại ấn tượng gì đặc biệt . Để hiểu rõ hơn cần soi nó xuống câu thứ hai : Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn Câu thơ dịch chưa lột tả hết thần sắc của nguyên tác bởi “ủng” nghĩa là ôm, họp lại, đi theo, bảo hộ… , dịch là đưa, nó thực sự chưa đắt song cũng là cái khó của người dịch . Trước hết đây là một câu thơ tả thực, nhiều trăng và sao trên trời nhấn mạnh thêm ý sớm đã có ở câu đầu . Hơn thế nó thể hiện vẻ đẹp của một hồn thơ tinh tế dễ nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên . Trong cảnh ngộ cô đơn ấy, thiên nhiên thường quạnh hiu, khắc nghiệt , nhưng ở đây qua tâm hồn Người, thiên nhiên trở nên sinh động, thân mật, tươi vui . Sinh động mà không náo nhiệt, tươi vui mà không ồn ào, vẫn giữ được cái yên tĩnh của một buổi sáng sớm . Người lên đường một mình nhưng dường như trăng sao cũng cùng Người lên đường, làm vợi đi nỗi cô đơn trên chặng đường thử thách trước mắt . Nếu như hai câu đầu nói thời gian và không gian của một cuộc hành trình thì câu thơ thứ ba con người đã trực tiếp xuất hiện với tư thế của một người đi xa Người đi cất bước trên đường thẳm Một lần nữa bản dịch lại không lột tả được hết ý của nguyên tác . Chinh nhân là người đi xa . Chinh đồ là đường xa . tại là đã ở . Ý cả câu thơ khẳng định : trời còn rất sớm mà người đi xa đã ở trên trên con đường phải đi xa rồi . Một câu thơ tả thực, không hề có ý định che giấu cái khổ, nhưng quan trọng là không chỉ có thế. Câu thơ còn ẩn chứa một hình ảnh khác lớn hơn và thật hơn : đó là hình ảnh của một chiến sĩ lên đường vì đại nghĩa, lên đường một cách dứt khoát, chủ động . Ở đây con người tự nâng mình vượt lên trên hoàn cảnh, không để cho hoàn cảnh khuất phục mình . Rát mặt đêm thu trạn gió hàn Trong nguyên tác là “Nghênh diện thu phong trận trận hàn” . Ngênh diện là hướng mặt về phía trước, là ngẩng mặt lên . Trận trận hàn là từng trận từng trận gió thu lạnh lẽo liên tiếp thổi tới, nó nhấn mạnh cái lạnh lẽo của buổi sớm mùa thu nơi miền đất khách . Người đi không hề rụt rè trước cái khắc nghiệt của thiên nhiên, trái lại chủ động bước tới một cách hiên ngang . Rất tiếc bản dịch đã bỏ mất một chữ trận . Nó không tô đậm được sự ra đi hùng tráng, xông pha của người chiến sĩ . Trên đường chuyển lao, có sớm, có xa, có gió lạnh, có gian khổ nhưng không xóa nhòa được con người mà chỉ làm cho con người thêm cứng cỏi, vững vàng, kiên quyết, dứt khoát . Đó là hiện thân của chất thép trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. Nếu bốn câu thơ đầu là thời điểm đầu của cuộc hành trình đầy gian khổ thì bốn câu thơ sau cảnh vật đã có sự biến đổi : Phương đông màu trắng chuyển sang hồng Bóng tối đêm tàn chốc sạch không Hơi ấm bao la trùm vũ trụ Người đi thi hững bỗng thêm nồng Đoạn thơ là một khung cảnh rộng lớn, cảnh sắc chuyển đổi thật mau lẹ . Chân trời mầu trắng nay đã ửng hồng . Một cảnh đẹp và cũng là một niềm vui, là nguồn sinh khí mới . Đấy là sự nhất quán , thống nhất trong thơ văn Bác . Bóng đêm còn sót lại bị quét sạch . Thay thế vào cái giá lạnh là hơi ấm bao la . Hơi ấm của trời đất vừa mới bắt đầu nhưng ấm áp một cách kì lạ và tràn ngập khắp nơi . Sức ấm nóng ấy lan tỏa ra từ tấm lòng, tâm hồn một người chiến sĩ vĩ đại hơn là từ thiên nhiên . Và cũng chính vì vậy mà : Người đi thi hững bỗng thêm nồng Cảm xúc vốn đã sớm xuát hiện khi cuộc hành trình mới bắt đầu, giờ đây khi bắt gặp sự vận động đổi thay của vũ trụ, nó lại bùng lên mỗi lúc một rực rỡ hơn, dạt dào hơn . Bốn câu thơ sau thể hiện sự vận động trong cảm quan nghệ thuật của Bác, nó xuất phát từ chính sự vận động trong tư tưởng của Người : từ bóng đêm tới bình minh, từ màu trắng tăm tối sang mầu hồng lạc quan tin tưởng, từ lạnh lẽo đến ấm áp . Nó không chỉ sưởi ấm lòng người mà còn sưởi ấm cả thế giới tự nhiên, cả vũ trụ . III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ . Bài thơ là khúc ca lên đường vừa trầm hùng, vừa sảng khoái vui tươi và cuối cùng t lên nét nhạc chiến thắng hào hùng . Là nét đẹp trong tâm hồn người tù Hồ Chí Minh: luôn lạc qua tin tưởng vào một tương lai tươi sáng . . Giải đi sớm - Hồ Chí Minh GIẢI ĐI SỚM (Tảo giải) (Hồ Chí Minh) I . ĐẶT VẤN ĐỀ . Giải đi sớm là bài thơ tứ tuyệt. đã bắt đầu . Câu thơ nhấn mạnh ý đi sớm, đi rất sớm để biểu thị cái vất vả, gian khổ trên đường đi đày của người tù Hồ Chí Minh trên đất khách . Nhưng

Ngày đăng: 24/02/2014, 12:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan