Tài liệu Sông Trà không có tuổi pptx

8 248 0
Tài liệu Sông Trà không có tuổi pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sông Trà không tuổi Nắng Quảng Ngãi tôi về không mũ đội/ Trời tháng năm gió núi Hạ Lào bay/ Thành phố ấy như người không tuổi Mấy câu thơ tả chân về Quảng Ngãi trước 1975 đến nay vẫn tạo nhiều cảm xúc Quảng Ngãi không tuổi một dòng sông làm mê mẩn bao tâm hồn thơ ca: sông Trà Khúc. Thế kỷ 19, Cao Bá Quát trên đường vô miền Trung nhận ra sông Trà như "lưỡi gươm đầm ánh bạc". Nửa đầu thế kỷ 20, Hàn Mặc Tử những ngày ra thăm bạn đã nhận ra thế giới kỳ ảo khi chèo thuyền "chơi giữa mùa trăng". Còn Bích Khê trên bến sông quê nhà đã thốt lên: "Ô hay buồn vương cây ngô đồng/ Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông ". Là tỉnh ở giữa khúc eo miền Trung, Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng oi bức của những luồng không khí hội tụ phía Tây (gió Lào) nhưng nhờ có dòng sông Trà, tất cả đều hóa giải. Từ thời các chúa Nguyễn, sông Trà đã được liệt vào hàng "đại giang". Mặc dù không lớn lắm, như đặc điểm của hầu hết các dòng sông miền Trung, nhưng sông Trà làm mát cả núi non, đồng bằng ven biển Quảng Ngãi nhờ nhiều nguồn, nhánh. Từ những vách núi phía đông Trường Sơn, các con nước hợp lại thành hai nhánh là sông Tràsông Vệ để cùng đổ ra cửa Cổ Lũy. Người xưa thật là tinh túy khi đặt cho Quảng Ngãi cái tên Cẩm Thành. dòng sông Trà, những đồi gò đất đai hóa thạch, những bờ tre, bãi cát, đồng lúa quanh thành phố không tuổi cũng dần dà nên gấm nên hoa. Vị ngon của tô don Sông Trà ngoài bản sắc còn nhiều hương vị. Đừng ngạc nhiên khi thấy những người khách từ phương xa về thăm cố hương. Việc đầu tiên khi bước xuống bến xe, bến tàu họ gọi ngay một người bán rong đang gánh một bên là cái ang đất đặt trên lò lửa riu riu, một bên là bánh tráng. Khách ngồi xuống cái đòn do người gánh hàng đưa ra, hoặc vào một quán bên đường cho lịch sự, gọi ngay một tô don nóng, bỏ bánh tráng nướng vào cho hạ bớt hơi, bẻ thêm ớt xanh trộn đều cho đủ vị, xì xụp ngay hương vị quê nhà. Con don là một loại hến chỉ ở cửa sông Trà, sông Vệ. Là loại hến (có hai mảnh vỏ) nhưng dáng nó tròn gần như con ốc gạo. Hấp nồi don ra để gạn lấy thịt là một nghệ thuật, vì khi hấp phải đổ sao cho vừa nước để trộn cho tróc thịt. Người ta quả quyết vị ngọt đạm từ con don không chỉ từ thịt mà còn từ vỏ. Chỉ lấy thịt don, đóng gói gửi cho người Quảng Ngãi ở xa, như cho các quán don ở Sài Gòn, người ăn cũng ít thấy ngon bằng nơi bản địa. Còn để nguyên vỏ, ướp lạnh gửi đi thì không thể được vì con don tươi khó bảo quản, dễ bốc mùi. Bánh tráng cũng phải là thứ bánh tráng bằng nước của xứ sở. Bánh sống mỏng thể cắt không bể vì chất gạo địa phương kết cùng nguồn nước tại chỗ làm bánh dẻo mà không dai. Don chỉ nấu với hành hương, ăn không dùng thêm rau mà chỉ cần ớt xanh vừa độ cay thơm. Mà phải là loại ớt trồng trên đất núi Trà Bồng mới đúng điệu. Chính vì vậy, chỉ thể được tô don đúng nghĩa khi ở tại Cẩm Thành. Bắt cá bống trên sông Trà Cũng là đặc sản hiếm hoi của sông Trà nhưng bây giờ thể lên đường "xuất ngoại" là con cá bống. Họ cá bống đến hàng chục loại nhưng cá bống sông Trà nức tiếng vì thời phong kiến nó được chuyên dùng để "tiến vua". Lòng sông từ đoạn Tư Nghĩa trở xuống nhiều sạn, cát, tới gần cửa Cổ Lũy con nước lại nhiễm mặn. Nên dù cùng ở trong dòng sông Trà, con cá cũng hình dáng khác nhau. Vùng nước chẻ hai, nhiễm bùn nên cái vi, đuôi cá như dài hơn, da cá lại đen nên người dân gọi là cá bống mú. Thịt nó bở nên không được chuộng. Chỉ từ đoạn bến Tam Thương trở lên khỏi cầu Trà Khúc, nước hơi xiết, cá thường trườn bám qua sạn, cát nên da con cá trắng, mình thon hơn, đó mới đích thị là là cá bống sông Trà. Ở phía tả ngạn, ven mé cầu một xóm nhà nhỏ, cư dân chuyên sống bằng nghề ngày chèo ghe ra xúc sạn, đêm đem những ống tre cột chì ra cắm giữa sông. Bà con gọi đó là "ống trúm" để bắt cá bống. Cá bơi ngược nước, lặn quanh cát sạn hồi lâu mệt mỏi sẽ chui vào miệng ống tìm chỗ núp. Rạng sáng ngư dân chỉ việc chèo ghe hoặc lội ra trút ống bắt cá. Mỗi ống nhiều nhất cũng chỉ mười con. Cá được bỏ vô rổ "mỏ vịt" - một loại bình đan bằng tre trúc dùng đựng cá. Vào bờ, cá được đổ ra từng nia nhỏ như cái mâm để sàng lọc lại lần nữa, chọn cá bống để riêng, đem về kho nấu. Chủ tiệm cơm Sông Trà trên đường Hùng Vương đoạn gần ngã tư Quang Trung là một trong những đầu mối mua gom cá bống dưới sông về chế biến. Chỉ riêng việc kho cá để giữ được vị thơm nguyên chất lại để dành được lâu cũng là chuyện để các bà nội trợ tranh luận nhau. Phụ nữ Quảng Ngãi, ai cũng tự hào mình bí quyết kho cá bống. Phải kho bằng nồi, trã đất, thêm mắm muối, gừng tỏi, gia vị, canh lửa liu riu 5- 6 giờ cho cá rim lại, thể để dành hằng tháng không hư, khi ăn không cần hâm lại mà mùi thơm vẫn đậm đà, quả là một bí quyết. Điểm son của miền Trung Thành phố Quảng Ngãi - đất Cẩm Thành như người không tuổi đâu phải chỉ vì mấy con cá bống hoặc tô don. Bao trùm lên tâm trí vẫn là hình tượng "núi Ấn sông Trà", "Thiên bút phê vân" hoặc "Cổ Lũy thôn". Nguyễn Cư Trinh khi từ Bình Thuận bị điều ra làm tri phủ Quảng Ngãi đã nhận ra đến mười thắng cảnh làm hồn thơ lai láng. Hơn mười năm nay, ở vùng đất ven biển phía bắc tỉnh, dự án Khu kinh tế Dung Quất với cảng nước sâu, nhà máy lọc dầu và đô thị mới Vạn Tường từng bước hiện hình. Về lý thuyết, Dung Quất là đòn bẩy làm ngành kinh tế của cả miền Trung vực dậy. Và thực tế dự án Dung Quất góp phần làm thay đổi bộ mặt Cẩm Thành. Đường phố đã mở rộng, nhà cửa công vụ mọc lên khang trang. Món don gần như chỉ tồn tại nơi hẻm chợ dành cho những người nặng lòng hương vị quê nhà, nhưng con cá bống thì vào cả nhà hàng, khách sạn thành món ăn độc đáo. Đô thị Quảng Ngãi không chỉ mở rộng, đẹp về phía biển. Quảng Ngãi là một tỉnh tới bốn huyện miền núi (nay đã tách ra thành sáu huyện), đồng bào dân tộc chiếm 30% số dân. Từ thời nhà Nguyễn, Quảng Ngãi đã trấn "sơn phòng". Đồng bào dân tộc miền núi Quảng Ngãi thuộc các bộ tộc ngữ hệ Môn Khơme, chịu sự giao thoa của người Chăm và các dân tộc miền núi Tây Nguyên. Từ Thạch Trụ cách tỉnh lỵ 30km về phía nam trên đường quốc lộ 1 ngày xưa đã đường lên Kontum. Cùng với Dung Quất, con đường này đã được khôi phục lại, trở thành quốc lộ 24 qua Ba Tơ, Giá Vực để vượt đèo Vi-Ô-Lắc (khen ai khéo đặt tên, nghe đã tượng hình) lên Tây nguyên. Đường 24 qua địa phận Quảng Ngãi dài hơn 90km. Đường vượt dốc, rồi quanh quẹo bên những vự c sâu. Người Quảng Ngãi tính lầm lì, quyết chí nhưng ít nói. Nhiều nhà làm trang trại lên đèo âm thầm trồng cây trầm hương giờ đã đến kỳ cấy trầm. Chẳng bao lâu nữa Nhà máy lọc dầu Dung Quất xây dựng xong, Quảng Ngãi sẽ trở thành điểm son của miền Trung. . Sông Trà không có tuổi Nắng Quảng Ngãi tôi về không mũ đội/ Trời tháng năm gió núi Hạ Lào bay/ Thành phố ấy như người không có tuổi Mấy. Ngãi không có tuổi vì có một dòng sông làm mê mẩn bao tâm hồn thơ ca: sông Trà Khúc. Thế kỷ 19, Cao Bá Quát trên đường vô miền Trung nhận ra sông Trà

Ngày đăng: 24/02/2014, 10:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan