Tài liệu VĂN BẢN DỰ ÁN QUỸ SẢN XUẤT LÚA GIỐNG THUẦN XÃ VẠN NINH, HUYỆN QUẢNG NINH pptx

18 496 1
Tài liệu VĂN BẢN DỰ ÁN QUỸ SẢN XUẤT LÚA GIỐNG THUẦN XÃ VẠN NINH, HUYỆN QUẢNG NINH pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRUNG TÂM DỊCH VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Nhà N, Khách sạn La Thành 218 Đội Cấn, Hà Nội Tel: 04.7627932 Fax: 04.7627890 Email: rdsc@netnam.org.vn NÂNG CAO NĂNG LỰC GIẢM NGHÈO CHO CÁC CỘNG ĐỒNG ĐƯỢC CHỌN LỰA TẠI PHÚ THỌ, QUẢNG BÌNH VÀ KONTUM VĂN BẢN DỰ ÁN QUỸ SẢN XUẤT LÚA GIỐNG THUẦN XÃ VẠN NINH, HUYỆN QUẢNG NINH Thực hiện: BÙI TUẤN NHÃ HÀ NỘI, THÁNG 10/2002 2 MỤC LỤC I. GI I THI U Ớ Ệ 4 II. PHÂN TÍCH V N Đ VÀ GI I PHÁPẤ Ề Ả 5 1. Phân tích v n ấ đề 5 2. Phân tích gi i phápả 6 III. MÔ T D ÁNẢ Ự 8 1. M c íchụ đ 8 2. M c tiêu ụ 8 3. K t qu mong i:ế ả đợ 9 4. Ho t ng:ạ độ 11 5. u vào:Đầ 11 IV. T CH C TH C HI NỔ Ứ Ự Ệ 12 1. T ch c d án:ổ ứ ự 12 2. Th c hi n d án:ự ệ ự 14 V. CÁC PH L CỤ Ụ 16 1. K ho ch ho t ng giai o n 10/2002-12/2003ế ạ ạ độ đ ạ 17 2. Ngân sách 18 CÁC CHỮ VIẾT TẮT RDSC Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn UBND Uỷ ban Nhân dân BQLDA Ban quản lý dự án ICCO Tổ chức Hợp tác Liên giáo Hà Lan IPM Chương trình Quản lý Dịch hại Tổng hợp CBDA Cán bộ dự án CBHT Cán bộ hiện trường THV Tập huấn viên KTV Kỹ thuật viên BCN Ban chủ nhiệm HTX Hợp tác xã TT Trưởng thôn 3 I. GIỚI THIỆU Trung tâm Dịch vụ Phát triển Nông thôn (RDSC), một tổ chức nghiên cứu phát triển hội tại Việt Nam, được Sở Khoa Học Công Nghệ Môi Trường Thành Phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập năm 1995. RDSC tập trung vào ba lĩnh vực hoạt động chính là tư vấn, đào tạo và thực hiện các dự án phát triển, với mục đích tham gia góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, RDSC đã thiết lập được mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với chính quyền, cộng đồng 7 dự án: tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình và huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ thông qua thực hiện Chương trình phát triển tổng hợp vì phụ nữ nghèo. Giai đoạn I của chương trình kéo dài từ năm 1998 đến năm 2000. Giai đoạn 2 của chương trình được tiếp tục với Dự án "Nâng cao năng lực giảm nghèo cho cộng đồng chọn lựa" được thiết kế thực hiện từ năm 2001 đến 2003. Các lĩnh vực hoạt động của dự án trong giai đoạn này gồm tín dụng vi mô, khuyến nông, y tế, giáo dục mầm non, sáng kiến cộng đồng và hỗ trợ cộng đồng dân tộc thiểu số. Trong đó, các dự án nhỏ về khuyến nông đã đạt một số kết quả khả quan và được đánh giá là có hiệu quả như dự án Thú y cộng đồng, IPM cộng đồng, Quỹ sản xuất lúa giống thuần. Sản xuất lúa thuần là một trong những dự án về khuyến nông được đánh giá cao sau giai đoạn thực hiện thử nghiệm tại một số như Yến Mao, Tu Vũ và Trường Xuân. Sau khi đánh giá kết quả các mô hình sản xuất lúa giống tại Trường Xuân, đại biểu Vạn Ninh đã bày tỏ nguyện vọng được RDSC hỗ trợ để sản xuất lúa giống tại xã. Vì vậy, trong đợt lập kế hoạch hoạt động dự án giai đoạn 2 vào tháng 5 năm 2002 tại Quảng Bình RDSC và cộng đồng địa phương đã cùng bàn bạc và xây dựng kế hoạch tự sản xuất và cung cấp lúa giống tại Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh. Vạn Ninh là một bán sơn địa, với tổng diện tích 29,05 km 2 , dân số là 7.681 người 1 , sản xuất chủ yếu là thuần nông. Trong tổng diện tích của có 905,41 ha đất nông nghiệp, 802,4 ha đất lâm nghiệp, 780,28 ha đất chưa sử dụng. Diện tích đất trồng lúa nước của cả là 611,5 ha, đứng thứ tư trong toàn huyện, trong khi sản lượng lúa của năm 2001 là 2.693 tấn chỉ đứng thứ 5. LúaVạn Ninh trồng được 2 vụ, vụ Đông xuân với diện tích là 342,6 ha với năng suất bình quân cả là 45,86 tạ/ha, vụ hè thu là 268,9 ha với năng suất bình quân là 41,73tạ/ha. Năng suất lúa bình quân năm 2001 là 44 tạ/ha đứng thứ 6 trong toàn huyện, thấp hơn năng suất trung bình cả huyện 46 tạ/ha. Là một thuần nông, thu nhập chính từ trồng trọt là cây lúa nhưng hàng năm nhu cầu về giống lúa của Vạn Ninh chỉ được Công ty giống cây trồng Quảng Bình đáp ứng được khoảng 20%. Để đáp ứng nhu cầu về giống, bà con phải tự để giống, vừa năng suất thấp vừa dễ bị sâu bệnh. Kết quả điều tra sơ bộ năm 2001 cho thấy toàn bộ các hộ nghèo là những tại Vạn Ninh phải sử dụng giống từ các ruộng lúa thịt. Ngoài nguyên nhân số lượng lúa giống có hạn, những nhân tố khác khiến bà con nghèo 1 Nguồn: số liệu ở phần này được trích từ Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh năm 2001. 4 không mua được lúa giống tốt là nguồn giống xa, thủ tục đăng ký phức tạp và thời hạn giao giống không kịp thời vụ. Từ Vạn Ninh tới địa điểm liên hệ mua giống là khoảng 45km vì vậy những người muốn mua giống khó có thể tự liên hệ mua theo từng cá nhân khi cần thiết. Hơn nữa, do số lượng giống có hạn nên nông dân thường phải nộp tiền và đăng ký trước để đợi chuyển giống về sau trong khi giá lúa giống khá cao so với thu nhập của nông dân vì vậy những hộ nghèo thường gặp khó khăn trong việc chuẩn bị đủ tiền mua giống đúng hạn. Hơn nữa, việc mua giống phải qua khá nhiều đầu mối như trường thôn, Khuyến nông xã, Khuyến nông huyện, Phòng NNPTNT huyện và Công ty Giống cây trồng Quảng Bình nên việc hoàn thành các thủ tục mua bánvận chuyển tới địa phương thường bị chậm hơn so với thời vụ khoảng một tuần. Nhiều nông dân buộc phải sử dụng lúa giống tự có để sản xuất cho kịp thời vụ vì lúa giống đã đăng ký mua không được chuyển về kịp thời. Nguy cơ thay đổi chính sách trợ giá lúa giống của chính quyền địa phương cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy việc tự sản xuất lúa giống tại xã. Trong những năm gần đây, UBND huyện thường trợ giá khoảng 50% với các loại giống lúa mới để giúp nông dân phát triển sản xuất. Tuy nhiên, nếu chính sách trợ giá thay đổi thì bà con địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất vì không mua được lúa giống mới. Vì vậy, Dự án sản xuất lúa giống thuần Vạn Ninh được xây dựng để giúp bà con trong xã chủ động sản xuất lúa giống tốt với giá cả phải chăng và cung cấp kịp thời. II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP 1. Phân tích vấn đề Các vấn đề về giống lúa Vạn ninh được tóm tắt trong Bảng 1. Có thể thấy rằng phần lớn (80%) số hộ trồng lúa đang phải sử dụng các giống cũ để sản xuất. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến năng xuất lúa của Vạn Ninh thấp hơn so với nhiều trong huyện. Các nhân tố khiến tỷ lệ áp dụng lúa giống mới tại Vạn Ninh thấp là thiếu nguồn cung cấp giống nguyên chủng tại chỗ trong khi số lượng lúa giống tốt được UBND tỉnh và huyện trợ giá thì có hạn mà giá lúa giống trên thị trường tự do quá cao so với thu nhập của nông dân. Trong khi đó các hộ sản xuất lúa và cán bộ khuyến nông của không nắm bắt được quy trình sản xuất lúa giống tại chỗ do chưa được hướng dẫn. Ngoài ra, Vạn Ninh có nhiều loại đất ruộng nên phải sử dụng nhiều loại lúa giống khác nhau cho phù hợp với mỗi vùng đất. Trong khi đó, các nguồn giống được trợ giá chỉ tập trung vào một vài loại phổ biến cho toàn huyện. Vì vậy, những loại đất có đặc điểm nông hóa thổ nhưỡng khác so với tình hình chung của toàn thường có năng xuất lúa thấp hơn do chưa xác định được loại giống phù hợp. Sự thoái hóa của các giống lúa địa phương cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến năng xuất lúa của Vạn Ninh thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng thoái hóa giống song các yếu tố chính là sự lai tạp giống do các thửa ruộng gần nhau được trồng nhiều loại giống khác nhau. Ngoài ra, để đảm bảo ổn định năng xuất lúa thì công tác chọn giống cần được tiến hành 5 thường xuyên song trên thực tế thì việc tự chọn giống gần đây không thể tiến hành do quá trình lai tạp và thoái hóa diễn ra quá nhanh. Bảng 1: Tóm tắt các vấn đề lúa giống Vạn Ninh Vấn đề Nguyên nhân Đối tượng chịu thiệt Bên có thể giải quyết 80% số hộ trồng lúa sử dụng giống cũ, giống tự để  Thiếu giống nguyên chủng tại chỗ, nguồn cung cấp giống ở xa.  Giá lúa giống mua ngoài cao.  Lúa giống hỗ trợ của Huyện và Tỉnh có hạn.  Hộ nghèo (chiếm 20% số hộ trong xã).  Hộ trung bình (chiếm 50% số hộ trong xã).  Các hộ sản xuất nông nghiệp khác  2 Hợp tác  UBND xã  Khuyến nông xã  Khuyến nông huyện  RDSC Giống địa phương thường bị sâu bệnh, năng suất thấp.  Không chủ động được lúa giống, thiếu kỹ thuật nhân giống tại chỗ.  Chưa tổ chức nhân giống tại chỗ được.  Nguồn: Hội thảo Lập kế hoạch giai đoạn 2 Vạn Ninh 2. Phân tích giải pháp Sau khi phân tích những vấn đề về sản xuất lúa, cộng đồng Vạn Ninh đã đề ra các biện pháp giải quyết được trình bày tóm tắt tại Bảng 2. Giải pháp được quan tâm nhất là tổ chức sản xuất giống tại chỗ tại thông qua Hợp tác Vạn Phúc và Vạn Hải. Sau khi được chuyển giao kỹ thuật, hai HTX này sẽ sản xuất và phân phối lúa giống đồng thời hướng dẫn cộng đồng các kỹ thuật thâm canh các loại giống mới. Bảng 2: Tóm tắt các giải pháp cung cấp lúa giống tại chỗ cho Vạn Ninh Giải pháp Đối tượng áp dụng Thứ tự ưu tiên Tổ chức sản xuất lúa giống nguyên chủng tại chỗ. Hai hợp tác Vạn Phúc và Vạn Hải 1 Chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa giống cho hai HTX. (Như trên) + Chuyên gia kỹ thuật. 2 Tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá và tuyên truyền kỹ thuật, chất lượng giống. Hai HTX, các trưởng thôn, nông dẫn trong xã, khuyến nông các lân cận, Trạm KNH, Công ty Giống QB. 3 Xử lý giống, đóng bao, đăng ký chất lượng sản phẩm, đề ra cơ chế bảo hành giống, tiếp thị sản phẩm, đổi và bán lúa giống, cung cấp kỹ thuật sản xuất lúa cho người sử dụng. 4 Xây dựng kho bảo quản giống lúa. Hai HTX 5 Nguồn: Hội thảo lập kế hoạch sản xuất lúa giống Vạn Ninh 6 Các thành viên trong hội thảo sản xuất lúa giống tại Vạn Ninh cũng rất quan tâm tới việc đánh giá rút kinh nghiệm và tuyên truyền về kỹ thuật và chất lượng giống để đảm bảo toàn bộ các hộ sản xuất lúa trên địa bàn có đầy đủ các thông tin cần thiết về dự án lúa giống, tránh tình trạng lúa giống sản xuất ra bị thừa song bà con địa phương lại không có giống tốt sản xuất vì không có các thông tin cần thiết liên quan đến dự án. Ngoài ra, cộng đồng địa phương cũng rất quan tâm đến việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong sản xuất và phân phối lúa giống thông qua cải tiến bai bì, đăng ký chất lượng sản phẩm và bảo hành sản phẩm. Tuy nhiên, mức độ ưu tiên của giải pháp này không cao và chỉ được thực hiện khi lượng lúa giống sản xuất tại địa phương vượt quá nhu cầu tiêu thụ nội bộ và cần hướng ra thị trường bên ngoài. Để thực hiện được các giải pháp chính trên, cần thiết phải có sự chỉ đạo của BQLDA Vạn Ninh. Các công việc cần chỉ đạo và thực hiện của BQLDA là phổ biến dự án; cùng 2 HTX chọn vùng sản xuất lúa giống có đất phù hợp với các vùng đất của cả xã; chọn hộ thực hiện sản xuất giống; chọn ruộng sản xuất giống; huy động vốn của cộng đồng; tổ chức tập huấn và tư vấn kỹ thuật định kỳ; tổ chức hội thảo đầu bờ; quảng cáo sản phẩm; xử lý và bảo quản giống; tổ chức đổi giống, bán giống trong và ngoài địa phương; và giám sát quá trình thực hiện của hai HTX. Hai HTX phải chủ động các khâu liên hệ với nguồn cung cấp kỹ thuật và giống mới để thường xuyên cập nhật thông tin và không bị lạc hậu với hội, không làm sai chính sách của Nhà nước. Tiếp thị sản phẩm lúa giống của mình bằng nhiều hình thức thông qua các kênh thông tin như hệ thống khuyến nông của huyện, khyến nông và các trưởng thôn. Thoả thuận với Công ty Giống cây trồng Quảng Bình về chứng nhận chất lượng giống và bao tiêu sản phẩm nếu còn dư. Có thể hợp đồng với Công ty giống để sản xuất lúa giống cho họ khi đã có đủ kinh nghiệm sản xuất giống. Lập ra cơ chế bảo hành giống thoả đáng như các Công ty giống thường làm (bảo hành chất lượng giống đến khi thu hoạch). Để làm được điều đó nhất thiết phải tổ chức sản xuất thật tốt, áp dụng đúng kỹ thuật và tiết kiệm chi phí tối đa. Khâu tổ chức hội thảo đầu bờ cần có sự phối hợp chặt chẽ với các trưởng thôn và các chi bộ để cộng đồng được tham gia và được trực tiếp đánh giá chất lượng lúa giống từ khi gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản. Cộng đồng phải biết và tin tưởng hoàn toàn vào chất lượng lúa giống của địa phương. Tiếp đó, hai HTX tổ chức các khoá tập huấn ngắn hạn cho cộng đồng đặc biệt là khách hàng sử dụng giống của HTX. Phối kết hợp với Hội IPM tổ chức thăm đồng, phát hiện sâu bệnh, tư vấn kỹ thuật sản xuất lúa trực tiếp cho cộng đồng và trên hệ thống loa truyền thanh xã, góp phần nâng cao kiến thức và kỹ năng trồng lúa nước cho cộng đồng. 7 III. MÔ TẢ DỰ ÁN Dự án này được xây dựng phù hợp với các hoạt động mà RDSC đang thực hiện, nhằm cải thiện tình hình sử dụng lúa giống cũ kém năng suất và nâng cao kiến thức, kỹ năng trồng lúa cho cộng đồng Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. 1. Mục đích Dự án này được xây dựng với mục đích nâng cao năng suất và sản lượng lúa của Vạn Ninh, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững tại các vùng dự án của RDSC. 2. Mục tiêu Để góp phần đạt được mục đích trên, dự án phấn đấu đạt được các mục tiêu sau đây sau 18 tháng thực hiện: Hợp tác Vạn Phúc và Vạn Hải Vạn Ninh cung cấp đủ lúa giống cho ít nhất 70% nhu cầu lúa giống của cả xã; Quỹ lúa giống của hai HTX hoạt động có lãi; Tăng diện tích ruộng trồng lúa giống nguyên chủng của cả từ 20% lên 70%; Tăng năng suất lúa trung bình năm của cả thêm ít nhất 5% so với năm trước thông qua: a) Xây dựng Quỹ sản xuất lúa giống tại địa phương; b) Cung cấp giống lúa nguyên chủng cho cộng đồng và; c) Tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng lúa mới cho cộng đồng các thôn trong xã. Chỉ số đo đạc của các mục tiêu này là: a. Số hộ sử dụng lúa giống của hai HTX sản xuất/số hộ toàn xã. b. Lãi ròng của hai HTX sản xuất lúa giống. c. Diện tích ruộng trồng lúa nguyên chủng của cả xã. d. Năng suất lúa trung bình năm của cả xã; Năng suất lúa trung bình năm của hộ nghèo, hộ trung bình và hộ khá; Lãi/sào trồng lúa của các loại hộ. Thông tin về các chỉ số này được thu thập thông qua: a. Báo cáo hoạt động của hai HTX sản xuất lúa giống; báo cáo theo dõi và giám sát của BQLDA và các bộ Văn phòng hiện trường; báo cáo các khoá tập huấn kỹ thuật do các HTX thực hiện; hội thảo đầu bờ; sơ tổng kết dự án; đánh giá dự án cuối kỳ. b. Báo cáo thu chi, bảng cân đối kế toán của hai HTX. c. Tài liệu thống kê xã; phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm. d. Quan sát trực tiếp; Hội thảo đầu bờ; Hội thảo đánh giá dự án; phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm. 8 Người hưởng lợi: Dự án đem lại lợi ích trực tiếp và gián tiếp cho 3 nhóm người hưởng lợi là: nhân viên của RDSC tại các văn phòng địa phương; thành viên của Quỹ sản xuất lúa giống; và cộng đồng trong xã Vạn Ninh, đặc biệt là các hộ nghèo sử dụng dịch vụ của HTX. Nhóm người hưởng lợi là nhân viên của RDSC gồm: cán bộ dự án và các cán bộ hiện trường: Cán bộ dự án và cán bộ hiện trường được nâng cao kỹ năng tập lập kế hoạch, theo dõi, giám sát dự án; có thêm kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm xây dựng dự án sản xuất lúa giống tại địa phương thông qua việc thiết kế dự án, tổ chức thực hiện, thuê chuyên gia, cùng chuẩn bị tài liệu giảng dạy cho cộng đồng với các kỹ thuật viên của HTX. Số cán bộ RDSC được hưởng lợi trong dự án này là 4 người, trong đó có 1 nữ. Nhóm người hưởng lợi là các Hợp tác Vạn Phúc và Vạn Hải Vạn Ninh. Ban Chủ nhiệm hai HTX được nâng cao kỹ năng điều hành, tổ chức và kinh doanh thông qua các lớp tập huấn về quản lý dự án, tập huấn quản lý tài chính của RDSC và trực tiếp tổ chức sản xuất kinh doanh lúa giống. Các kỹ thuật viên của HTX được nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng tập huấn thông qua các khoá tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giống của các chuyên gia, các khoá TOT của CBDA và trực tiếp tập huấn kỹ thuật trồng lúa cho cộng đồng. Các thành viên trực tiếp sản xuất lúa giống nguyên chủng được nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất lúa giống. Ngoài ra, các thành viên của Quỹ có thêm thu nhập từ sản xuất và kinh doanh lúa giống. Hưởng lợi gián tiếp của Dự án là cộng đồng, trong đó chú trọng nhất là các hộ nghèo và hộ trung bình thuộc Vạn Ninh. Nhóm người này được hưởng lợi thông qua tham gia trực tiếp vào các khoá tập huấn kỹ thuật của các kỹ thuật viên và sử dụng lúa giống nguyên chủng được sản xuất tại địa phương với sự giúp đỡ của dự án. Sự tham gia của người hưởng lợi: Sự tham gia cao của người hưởng lợi là quan điểm chính của dự án này. Các giai đoạn thiết kế dự án, xác định nhu cầu, chọn hộ, chọn giống và vùng đất sản xuất giống, theo dõi, đánh giá dự án và đặc biệt là tham gia vào các lớp tập huấn của các kỹ thuật viên đều có sự tham gia của các bên liên quan. Quá trình hình thành và hoạt động của Quỹ luôn được BQLDA xã, các ban ngàng chuyên môn chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi. Các thành viên của Quỹ cố gắng cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho cộng đồng. Nông dân tham gia các khoá tập huấn của các kỹ thuật viên, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng và quảng cáo giống lúa cho Quỹ. 3. Kết quả mong đợi: Dự án dự kiến tạo ra được một số kết quả sau: a. Quỹ tự sản xuất giống lúa được hình thành và hoạt động có lãi ở hai HTX. b. Có ít nhất 6 ha ruộng chuyên sản xuất lúa giống với sản lượng ít nhất là 24 tấn lúa giống/năm. c. Có ít nhất 4 hội thảo đầu bờ được thực hiện với sự tham gia của khuyến nông lân cận, các trưởng thôn, đại diện các tổ chức đoàn thể trong xã, nông dân nòng cốt và hộ nghèo. d. Kỹ thuật viên của hai HTX tập huấn kỹ thuật trồng lúa nguyên chủng được cho mỗi thôn ít nhất là 2 lần/vụ và ít nhất 2/3 số người được tập huấn áp dụng thành công các kỹ thuật được hướng dẫn vào sản xuất. 9 e. Diện tích ruộng lúa của cả sử dụng giống nguyên chủng tăng thêm ít nhất 50% sau 2 vụ. f. Năng suất lúa trung bình của cả tăng ít nhất là 5% so với năm trước. Các chỉ số kết quả này là: Kết quả Các chỉ số kết quả Nguồn a  Số thành viên tham gia Quỹ sản xuất lúa giống.  Số thành viên tham gia các khoá tập huấn và tư vấn kỹ thuật sản xuất lúa nguyên chủng của các chuyên gia.  Số thành viên thông thạo kỹ thuật sản xuất lúa giống.  Số thành viên có khả năng tập huấn kỹ thuật trồng lúa cho cộng đồng.  Lãi suất của Quỹ sau một vụ và cả năm hoạt đông.  Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của thành viên.  Báo cáo tập hấn kỹ thuật cho các thành viên  Báo cáo nhận xét cuả theo dõi viên về khoá tập huấn kỹ thuật.  Báo cáo hoạt động của Quỹ  Báo cáo của cán bộ hiện trường và cán bộ dự án.  Báo cáo thu chi của Quỹ  Đánh giá tác động của tập huấn.  Báo cáo đánh giá dự án cuối kỳ. b  Diện tích ruộng sản xuất lúa giống của từng loại giống  Năng suất, sản lượng lúa giống của từng giống lúa.  Các báo cáo hoạt động tháng của HTX, BQLDA xã  Báo cáo hội thảo đầu bờ c  Số hội thảo đầu bờ được tổ chức  Số tham dự viên tham gia hội thảo đầu bờ, thành phần.  Độ đồng đều của ruộng lúa giống, tình trạng lá đòng, cao thân.  Số bông/khóm, chiều dài bông, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc.  Khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn và chịu úng.  Năng suất lý thuyết, suất đầu tư… (các chỉ số kỹ thuật của lúa giống).  Giá thành lúa giống, giá bán có thể của lúa giống.  Cơ chế trao đổi giống, bán giống, các hình thức bảo hành giống.  Khả nằng tiếp cận với dịch vụ giống của nông dân trong xã.  Lượng giống và chủng loại có khả năng tiêu thụ.  Cơ quan và uy tín của cơ quan xác nhận chất lượng lúa giống.  Đề cương hội thảo  Báo cáo hội thảo đầu bờ  Báo cáo hạch toán của Quỹ sản xuất lúa giống.  Báo cáo của cán bộ hiện trường  Đánh giá dự án cuốu kỳ. d  Số lớp tập huấn do Kỹ thuật viên của HTX tổ chức tại mỗi thôn, số lượng và  Báo cáo tập huấn của HTX và Cán bộ hiện trường. 10 [...]... thuật, mua sắm lúa giống và các thiết bị thiết yếu cho Quỹ hoạt động và đánh giá dự án IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1 Tổ chức dự án: Dự án được tổ chức ở 4 cấp: Văn phòng RDSC hà Nội; Văn phòng dự án RDSC tại Quảng Bình; BQLDA Vạn Ninh; và hai HTX Vạn Phúc và Vạn Hải Cán bộ Văn phòng RDSC Hà nội thực hiện dự án này gồm: Trưởng ban QLDA - chịu trách nhiệm điều phối và giám sát các hoạt động của dự án này, thiết... công việc như cán bộ dự án, giám sát quá trình thực hiện, quản lý và tư vấn về quản lý tài chính cho hai HTX và quản lý tư vấn viên thuê ngoài Ban QLDA Vạn Ninh chịu trách nhiệm phối hợp với RDSC để tổ chức thực hiện dự án từ khâu phổ biến dự án, chọn vùng sản xuất giống, chọn thành viên, xây dựng quy chế, thành lập Quỹ và giám sát trực tiếp các hoạt động của Quỹ Ngoài ra, BQLDA thường xuyên... nghiệp của 13 14 Sơ đồ tổ chức và trao đổi thông tin: Văn phòng RDSC Hà Nội Văn phòng RDSC Quảng Bình BQLDA Vạn Ninh Đơn vị/cá nhân tư vấn kỹ thuật Hợp tác Cộng đồng 2 Thực hiện dự án2 : a Phương pháp tiếp cận và cơ chế duy trì tính bền vững của dự án: Quá trình thực hiện dự án cần có sự tham gia tích cực của các bên liên quan tham gia, do đó hoạt động đầu tiên của dự án là phổ biến dự án và thống... góp tài chính vào thử nghiệm vụ đầu, thuê chuyên gia kỹ thuật và hỗ trợ về mặt quản lý Trong một chừng mực nào đó, nhân công, đất đai, vật tư nông nghiệp của các thành viên Quỹ cũng là yếu tố quan trọng để Quỹ hoạt động hiệu quả và bền vững Tính bền vững của dự án cũng được thể hiện ở năng lực của cán bộ dự án, cán bộ các văn phòng Quảng Bình và cán bộ HTX trong việc quản lý dự án sản xuất lúa giống. .. Xây dựng quy chế, nội quy hoạt động của Quỹ sản xuất lúa giống; d) Tập huấn quản lý dự án, quản lý tài chính cho Ban chủ nhiệm HTX và tập huấn kỹ thuật, tổ chức sản xuất, tư vấn kỹ thuật định kỳ; e) Theo dõi, giám sát, hội thảo rút kinh nghiệm, xây dựng quy chế đổi và bán giống; f) Đăng ký chất lượng giống, xây dựng cơ chế bảo hành, tiếp thị trao đổi và bán giống; g) Tập huấn TOT cho các kỹ thuật viên... thần đoàn kết cộng đồng, kỹ thuật thâm canh lúa cũng như việc cam kết chuyên sản xuất lúa giống của hộ tham gia là điều kiện đặc biệt quan trọng để chọn vùng sản xuất lúa giống Các giống lúa siêu nguyên chủng (do cộng đồng và Khuyến nông huyện đề xuất) có thể đặt mua tại Công ty giống cây trồng Quảng Bình hoặc Viện Di truyền Hà Nội Việc lựa chọn các giống lúa siêu nguyên chủng phù hợp với đặc điểm thổ... giống 4 Tập huấn quản lý và kỹ thuật , tổ chức sản xuất, tư vấn kỹ thuật sản xuất lúa giống 4.1 Tập huấn án, quản lý tài chính, ghi chếp sổ sách kế toán cho BCN HTX; lập kế hoạch hoạt động chi tiết cho Quỹ, phân công trách nhiệm cho thành viên 4.2 Tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa giống nguyên chủng cho các thành viên của Quỹ 4.3 Xác định loại giống và mua giống siêu nguyên chủng 4.4 Làm đất, gieo, cấy…... phạm vi nhân rộng các dự án sang các dự án mới hay trong các khoá tập huấn cho cộng đồng khác b Theo dõi, giám sát và đánh giá dự án: Dự án sử dụng chung hệ thống theo dõi giám sát của dự án "Nâng cao năng lực giảm nghèo cho cộng đồng chọn lựa" Trong quá trinh theo dõi giám sát dự án, các bên liên quan có thể sử dụng thêm công cụ theo dõi giám sát riêng của mình 3 Ban Quản lý dự án của RDSC có trách... dự án  Báo cáo 6 tháng, năm của UBND  Báo cáo thống kê hàng năm của 4 Hoạt động: Kế hoạch hoạt động cụ thể của dự án này được mô tả trong Phụ lục1 Tuy nhiên, các hoạt động chính của dự án được trình bày vắn tắt như sau: a) Phổ biến dự án cho cộng đồng và các bên liên quan, vận động thành viên tham gia dự án; b) Chọn vùng đất, chọn ruộng và chọn hộ sản xuất lúa giống; c) Xây dựng quy chế, nội... kinh nghiệm trong trồng và thâm canh cây lúa Hơn nữa, Hội IPM cộng đồng Vạn Ninh sẽ tham gia tích cực vào việc phát hiện và phòng chống sâu bệnh trên lúa cho hai HTX và cộng đồng Đất đai (ruộng sản xuất giống) : vùng sản xuất giống phải đại diện cho đặc điểm đất canh tác của cả xã, chủ động được nước tưới trong 2 vụ Ngoài ra, vùng đất được chọn để sản xuất giống phải không có các tranh chấp đất đai . PHÚ THỌ, QUẢNG BÌNH VÀ KONTUM VĂN BẢN DỰ ÁN QUỸ SẢN XUẤT LÚA GIỐNG THUẦN XÃ VẠN NINH, HUYỆN QUẢNG NINH Thực hiện: BÙI TUẤN NHÃ HÀ NỘI, THÁNG 10/2002 2 MỤC. sản xuất vì không mua được lúa giống mới. Vì vậy, Dự án sản xuất lúa giống thuần xã Vạn Ninh được xây dựng để giúp bà con trong xã chủ động sản xuất lúa

Ngày đăng: 24/02/2014, 01:22

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tóm tắt các vấn đề lúa giống xã Vạn Ninh - Tài liệu VĂN BẢN DỰ ÁN QUỸ SẢN XUẤT LÚA GIỐNG THUẦN XÃ VẠN NINH, HUYỆN QUẢNG NINH pptx

Bảng 1.

Tóm tắt các vấn đề lúa giống xã Vạn Ninh Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 2: Tóm tắt các giải pháp cung cấp lúa giống tại chỗ cho xã Vạn Ninh - Tài liệu VĂN BẢN DỰ ÁN QUỸ SẢN XUẤT LÚA GIỐNG THUẦN XÃ VẠN NINH, HUYỆN QUẢNG NINH pptx

Bảng 2.

Tóm tắt các giải pháp cung cấp lúa giống tại chỗ cho xã Vạn Ninh Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. GIỚI THIỆU

  • II. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

  • III. MÔ TẢ DỰ ÁN

  • IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

  • V. CÁC PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan