Tài liệu ĐỀ ÔN LUYỆN THI ĐẠI HỌC ĐỀ SỐ 4 - Môn Sinh HọC potx

5 626 3
Tài liệu ĐỀ ÔN LUYỆN THI ĐẠI HỌC ĐỀ SỐ 4 - Môn Sinh HọC potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ ÔN LTĐH ĐỀ 4 _______ Câu 1: Đột biến thay cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác chắc chắn không gây hậu quả cho thể đột biến khi chuỗi polipeptit do gen đột biến mã hoá A. bị thay thế 1 axit amin này bằng 1 axit amin khác B. không làm thay đổi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các axit amin C. mất đi 1 vài axit amin D. có 1 vài axit amin bị thay đổi Câu 2: Nhiều nhóm sinh vật có gen phân mảnh gồm có exon và intron. Điều khẳng định nào sau đây về sự biểu hiện của gen là đúng? A. Trong quá trình chế biến m ARN, các intron sẽ bị loại bỏ khỏi tiền m ARN (m ARN cấp) B. Mỗi 1 bản sao của exon được tạo ra bởi 1 promoter (vùng khởi động) riêng biệt C. Sự dịch mã của mỗi exon được bắt đầu từ bộ 3 khởi đầu của từng exon D. Trong quá trình dịch mã, các riboxom nhảy qua vùng intron của mARN Câu 3: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen Aa.Bd/bD xảy ra hoán vị với tần số là 25%. Tỉ lệ % các loại giao tử hoán vị được tạo ra là A. ABD= Abd= aBD= abd=6,25% B. ABD=abD=Abd=aBd= 6,25% C ABD=aBD=Abd=abd=12,5% D.ABD=ABd=aBD=Abd=12,5% Câu 4: Nhóm gen liên kết gồm các gen A cùng nằm trên 1 NST, cùng phân li và tổ hợp với nhau trong quá trình giảm phân và thụ tinh B.cùng nằm ở các vị trí tương ứng trên cặp NST tương đồng và có thể đổi chỗ cho nhau C.cùng liên kết hoặc cùng hoán vị trong quá trình giảm phân D.cùng nằm trên các cặp NST tương đồng và luôn về cùng 1 hợp tử trong quá trình thụ tinh Câu 5: Câu nào dưới đây đúng khi nói về ưu thế lai? A. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai ở các thế hệ tiếp theo thường không đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình B. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho con lai có ưu thế lai cao C. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ưu thế lai cao D. Ưu thế lai không thay đổi ở các thế hệ tiếp theo Câu 6: Một cặp vợ chồng bình thường, có 3 người con tất cả đều bị chết do căn bệnh Tay Sach (1 bệnh di truyền do gen lặn trên NST thường quy định). Xác suất để đứa trẻ sinh ra tiếp theo của cặp vợ chồng này không bị bệnh là A. 3/4 B. 1/2 C. 1/8 D. 1/16 Câu 7: Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A.Kiểu phân bố cá thể trong quần thể B.Quá trình phát sinh và tích luỹ các đột biến ở mỗi loài C.Tốc độ sinh sản của mỗi loài D.Áp lực của chọn lọc tự nhiên Câu 8: Quần thể giao phối có tính đa hình về kiểu gen. Đặc điểm này có ý nghĩa A. giúp quần thể có tiềm năng thích ứng cao khi môi trường sống thay đổi B.tạo điều kiện cho các gen phát sinh đột biến, cung cấp nguồn nguyên liệu cấp cho CLTN C.làm cho quần thể phát sinh nhiều biến dị tổ hợp, cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN D.giúp cho quần thể cân bằng di truyền lâu dài Câu 9: Một quần thể sinh vật nào đó được coi là quần thể đặc trưng của quần xã khi quần thể đó A. có kích thước lớn, phân bố rộng, ít gặp hoặc không gặp ở các quần xã khá B. có số lượng cá thể nhiều, thích nghi tốt với môi trường, có hình thái cơ thể đặc trưng C. gồm các cá thể có kích thước lớn, hoạt động mạnh D. gồm các cá thể sinh sản mạnh, không bị các loài khác chèn ép Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chu trình cac bon? A. Chu trình cac bon chỉ liên quan đến các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái B. Chu trình cac bon góp phần tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái C. Chu trình cac bon không xuất hiện ở hệ sinh thái nông nghiệp D. Chu trình cac bon là chu trình vật chất của mọi hệ sinh thái Câu 11: Mô tả nào dưới đây về vùng khởi động của một gen cấu trúc là đúng? A. Vùng khởi động nằm giữa vùng vận hành và vùng kết thúc. B. Vùng khởi động nằm ở đầu 5 / của mạch gốc C. Vùng khởi động nằm ở đầu 3 / của mạch gốc D. Vùng khởi động mang thông tin mã hoá protein khởi động Câu 12: Xét cặp gen Aa ở một cơ thể SV, mỗi gen đều có 120 vòng xoắn. Gen A có G= 20%, còn gen a có G= 30% số nu của gen. Khi giảm phân không bình thường tạo ra giao tử lệch bội, qua thụ tinh tạo hợp tử có kiểu gen Aaa , tổng số nu mỗi loại có trong cả 3 alen A, a, a là A. A=T= 1680; G=X=1920 B. A= T= 1940 ; G=X= 1700 C. A=T= 1700; G=X=1980 D. A=T= 1400; G=X= 1200 Câu 13: Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F 1 tự thụ phấn , thu được F2 có 215 cây hoa trắng và 281 cây hoa đỏ. Có thể kết luận tính trạng màu sắc hoa di truyền theo qui luật A. tương tác át chế B. tương tác cộng gộp C. tương tác bổ sung D. trội lặn hoàn toàn Câu 14: ở một loài thực vật , trên 1 NST có gen A và B cách nhau 20cM. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ con lai có kiểu gen ab/ab là bao nhiêu khi cây làm bố và làm mẹ đều có kiểu gen Ab/aB ? A. 10% B. 4% C. 20% D. 1% Câu 15:Thao tác nào sau đây không có trong quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến? A. Xử lý mẫu bằng tác nhân đột biến B. Tạo AND tái tổ hợp C. Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn D. Tạo dòng thuần chủng Câu 16: Bệnh Pheninketo niệu là do đột biến làm cho A. pheninalanin không được tổng hợp B. pheninalanin được tổng hợp quá nhiều gây ứ đọng, từ đó đầu độc cơ thể C. tirozin không được tổng hợp vì vậy gây bệnh cho cơ thể D. enzim chuyển hoá pheninalanin thành tirozin không được tổng hợp. Câu 17: Phát biểu nào sau đây đúng khi nới về quá trình hình thành loài mới? A. Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải thiện thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi và cách li sinh sản với các quần thể thuộc loài khác B. Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo thích nghi, tạo ra kiểu gen mới cách li sinh sản vwois quần thể ban đầu C. Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng xác định, tạo ra nhiều cá thể mới có kiểu hình mới, không cách li sinh sản với quần thể ban đầu D. Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử dưới tác dụng của môi trường hoặc do những đột biến ngẫu nhiên, tạo ra những quần thể mới cách li với quần thể gốc Câu 18: Hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 (cùng loài) và thụ phấn cho các cá thể của quần thể 2. Hiện tượng này được gọi là: A. giao phối ngẫu nhiên B. biến động di truyền C. di – nhập gen D. chọn lọc tự nhiên Câu 19: Ổ sinh thái của một loài thể hiện A. cách sinh sống của loài đó B. nơi ở của loài đó C. kiểu phân bố của loài D. phương thức sinh sản của loài Câu 20: Một trong những nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là: A. lượng khí CO 2 thải vào không khí giảm đi B. lượng khí O 2 thải vào không khí tăng lên C. lượng khí O 2 thải vào không khí giảm đi D. lượng khí CO 2 thải vào không khí tăng lên Câu 21: Một hợp tử trải qua một số đợt nguyên phân, các tế bào con sinh ra đều tiếp tục nguyên phân 3 lần, số thoi vô sắc xuất hiện từ nhóm tế bào này là 112. Số lần nguyên phân của hợp tử là: A. 4 B. 3 C. 5 D.1 Câu 22: Một số tế bào đều trải qua nguyên phân với số lần bằng nhau đã hình thành 16 tế bào con. Mỗi tế bào trên đã nguyên phân số đợt là: A. 4 hay 2 B. 3 hay 1 C. 1 hoặc 2 hoặc 3 hoặc 4 D. Câu A,B,C đều sai Câu 23: Câu nào sau đây sai? A. Loài càng tiến hoá sẽ có chu kì nguyên phân càng lớn B.Chu kì nguyên phân là thời gian xảy ra một đơt nguyên phân từ đầu kì trung gian đến cuối kì cuối C.Chu kì nguyên phân tỉ lệ nghịch với số đợt nguyên phân D.Các giai đoạn trong một chu kì nguyên phân sẽ khác nhau giữa các loài khác nhau Câu 24: Có các dạng AND nào và dạng gặp phổ biến là? A. A,B,C,D,Z; trong đó dạng phổ biến là dạng B B. A,B,C,D và Z; trong đó dạng phổ biến là dạng A C. A,C,D,Z; trong đó dạng gặp phổ biến là dạng Z D. A, B,D,Z; trong đó dạng gặp phổ biến là dạng D Câu 25: Tính trạng nào sau đây ở người, do gen nằm trên NST giới tính quy định? I. Bệnh mù màu (đỏ,lục) II.Bệnh bạch tạng III. Dị tật dính ngón tay 2 và 3 bằng màng nối IV. Bệnh máu khó đông V. Bệnh đái đường Phương án đúng là: A. I,III,IV,V B. I,II,IV C. II,III,IV,V D. I,III,IV Câu 26: Ở người, tính trạng nào sau đây không do gen nằm trên NST thường quy định? I. Bệnh đái tháo đường II. Tầm vóc cao thấp III. bệnh mù màu (đỏ,lục) IV. Dị tật biến dạng xương chi V. Dị tật sứt môi, thừa ngón tay Phương án đúng là: A. I,III B. III C. II,IV D. III,V Câu 27: Song song với quá trình hình thành tư thế đi thẳng, đã ảnh hưởng đến cấu tạo cơ thể như thế nào? A. Cột sống uốn cong hình chữ S, xương chậu rộng ra, xương sườn, xương ức nhỏ lại, hình thành gót chân, tầm vóc cao lớn dần B. Não bộ phát triển lớn dần, hình thành các trung tâm điều khiển C. Xương vành màng não tiêu giảm, răng và hàm dưới bớt thô, xuất hiện lồi cằm D. Hình thành các thuỳ, rãnh trên bán cầu não, trọng lượng cơ thể nặng hơn Câu 28: Tại sao đột biến gen có tần số thấp nhưng lại thường xuyên xuất hiện trong quần thể giao phối? A. Vì số lượng gen trong tế bào rất lớn B.Vì số lượng cá thể trong một quần thể nhiều C.Vì vốn dĩ gen có cấu trúc kém bền D.Câu A và B đúng Câu 29: Thay thế 2 cặp nucleotit không kể đến mã mở đầu và mã kết thúc có thể làm thay đổi nhiều nhất bao nhiêu axitamin? Biết mã sau đột biến không trở thành mã kết thúc: A. 1 B. 2 C. 1 hoặc 2 D. 3 Câu 30: Điều nào dưới đây là đúng cho ARN? A. (G+X)=(A+U) B. (G+A)=(X+U) C. (G+X)>(A+U) D. không có điều kiện nào như đã nêu Câu 31: Một nhà nghiên cứu tiến hành tách chiết, tinh sạch các phần nguyên liệu cần thiết cho việc nhân đôi ADN. Khi trộn các thành phần nguyên liệu với nhau rồi đưa vào điều kiện thuận lợi, quá trình nhân đôi xảy ra. Khi phân tích sản phẩm nhân đôi , thấy có những đoạn ADN ngắn khoảng vài trăm cặp nu. Vậy trong hỗn hợp thành phần tham gia đã thiếu thành phần nào sau đây? A. ADN polymerazaB. Enzim ligaza C. Các đoạn okazakiD. Các nucleotit Câu 32:Giả sử một đơn vị nhân đôi (vòng tái bản)của SV nhân thực có 30 phân đoạn Okazaki thì sẽ cần bao nhiêu đoạn mồi cho việc nhân đôi chính đơn vị nhân đôi đó? A. 30 B. 31 C. 32 D. 60 Câu 33: Ở SV nhân thực điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN? A. Phân tử ADN dài hơn nhiều so với ARN B. ADN qui định thành phần cấu trúc trật tự của ARN D. ADN có 1 loại ; ARN có nhiều loại C. Thành phần hoá học của các đơn phân, số lượng mạch Câu 34: Ở người , màu mắt nâu là trội màu mắt xanh là lặn. Khi một người đàn ông mắt nâu kết hôn với người mắt xanh và họ có con trai mắt nâu, con gái mắt xanh. Có thể kết luận chắc chắn rằng A. Người đàn ông không phải là cha đẻ B. Người đàn ông là dị hợp tử C. màu mắt liên kết với giới tính D. Cả 2 cha mẹ đều đồng hợp tử Câu 35: Ở sinh vật nhân , gen điều hoà có vai trò A. là nơi gắn của các chất cảm ứng B. Tương tác trực tiếp với promoter C. mã hoá protein điều hoà để đóng mở các gen cấu trúc D. là nơi gắn của protein điều hoà Câu 36: Gen C và D liên kết với nhau và cách nhau 15 đơn vị . Các cá thể dị hợp tử của cả 2 gen được giao phối với các cá thể đồng hợp tử lặn. Nếu tổ hợp lai trên cho 1000 cá thể con , thì sẽ có bao nhiêu con có kiểu hình tái tổ hợp? A. 15 B. 30 C. 150 D. 300 Câu 37: Sự tự sao ADN là quá trình nhằm A. Truyền thông tin di truyền của SV từ thế hệ bố mẹ qua hậu thế B. Truyền thông tin di truyền trong cùng 1 tế bào C. Truyền thông tin di truyền trong cùng 1 tế bào và từ thế hệ này qua thế hệ khác D. Tất cả đều sai Câu 38: Sự phân li dấu hiệu được hiểu đúng là A. Sự tăng cường biến dị theo 1 hướng B. Sự huỷ diệt các dạng trung gian C. sự thích nghi theo các điều kiện khác nhau D. Tất cả các mục trên Câu 39: Khi cấy vi khuẩn lên môi trường có thuốc kháng sinh, phần lớn chết trừ 1 số ít sống sót tạo khuẩn lạc. Các khuẩn lạc này do A. Vài tế bào có tính kháng thuốc từ trước khi tiếp xúc và sinh sản tạo ra khuẩn lạc B. Các tế bào vi khuẩn tạo kháng thể kháng thuốc C.Các tế bào vi khuẩn quen thuốc D. Thuốc gây đột biến Câu 40: Trường hợp nào sau đây là sai theo quan điểm hiện nay về mã di truyền? A. Codon dài 3nu B. Có nhiều codon mã hoá cho 1 axitamin C. Một codon mã hoá cho vài axitamin D. Các codon không gối đầu nhau Câu 41: Phần lớn sự đa dạng di truyền ở những quần thể tự nhiên xuất hiện do A. Sự huỷ diệt có chọn lọc của kẻ thù B. Sự di cư hay nhập cơ của các cá thể C. Các đột biến mới D. Tái tổ hợp do sinh sản hữu tính Câu 42: Trong kỹ thuật tái tổ hợp ADN, vectơ là: A. Enzim cắt ADN thành các đoạn ngắn B. Các ”đầu mút cố kết” của đoạn ADN C. Plasmit, phage được dùng để đưa gen vào tế bào sống D. Mẫu ADN dùng để xây dựng 1 gen nào đó Câu 43: Những cơ thể nào dưới đây được gọi là cơ thể được truyền gen A. Con vi khuẩn được nhân gen qua tiếp hợp B. Con người được nhận gen đông máu đã sửa sai bằng liệu pháp gen C. Cây dương xỉ mọc từ 1 tế bào rễ D. Con chuột cống với gen thỏ * Sử dụng dữ kiện sau để trả lời câu hỏi 44,45: Một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ các nhóm máu như sau: Nhóm máu A=0,4; nhóm máu B=0,27; nhóm máu AB=0,24; nhóm O=0,09 Câu 44: Tần số alen I A ,I B ,I O lần lượt là: A. 0,4; 0,3; 0,3 B. 0,4; 0,5; 0,1 C. 0,3; 0,3; 0,4 D. 0,4; 0,2; 0,3 Câu 45: Xác suất để sinh ra đứa trẻ có nhóm máu B từ bố mang nhóm máu AB và mẹ mang nhóm máu B đồng hợp tử là bao nhiêu? A. 0,03 B. 0,0108 C. 0,18 D. 0,24 Câu 46: Những cây gỗ cao, sống chen chúc , tán hẹp phân bố ở A. Thảo nguyên B. Rừng ôn đới C. Rừng mưa nhiệt đới D. Đồng rêu Câu 47: Những cây có số lục lạp nhiều, kích thước lục lạp lớn và hàm lượng sắc tố trong lục lạp cao xuất hiện ở A. Tầng vượt sáng B. Dưới tán các cây khác C. Tầng ưa sáng D. Nơi không có ánh sáng Câu 48: Loài nào trong số SV sau đây không phải là sinh vật sản xuất? A. Dương xỉ B. Dây tơ hồng C. Tảo đỏ D. Khuẩn lam Câu 49: Theo Kimura , sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các A. biến dị có lợi B. Đột biến có lợi C. Đặc điểm thích nghi D. Đột biến trung tính Câu 50: Dựa vào kích thước cơ thể, hãy cho biết trên thảo nguyên quần thể động vật nào có kích thước lớn nhất A. Sư tử B. Linh miêu C. Thỏ lông xám D. Chuột hốc thảo nguyên . máu A=0 ,4; nhóm máu B=0,27; nhóm máu AB=0, 24; nhóm O=0,09 Câu 44 : Tần số alen I A ,I B ,I O lần lượt là: A. 0 ,4; 0,3; 0,3 B. 0 ,4; 0,5; 0,1 C. 0,3; 0,3; 0 ,4. tố vô sinh của hệ sinh thái B. Chu trình cac bon góp phần tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái C. Chu trình cac bon không xuất hiện ở hệ sinh thái nông

Ngày đăng: 24/02/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan