đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

33 2.7K 4
đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài thực tập giáo trình ………… o0o………… Báo cáo "Đánh giá hiệu quảhình trồng xen cây sắn và lạc" Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 1 Đề tài thực tập giáo trình Mục Lục 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 2 Đề tài thực tập giáo trình Nông nghiệp phát triển nông thôn được xem là nền tảng để phát triển kinh tế và tiến hành hiện đại hóa, công nghiệp hóa. Xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng hóa định hướng thương mại, ứng dụng công nghệ mới nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. nhiệm vụ đặt ra là tăng cường chuyển giao phát triển công nghệ nông nghiệp mới cải tiến, cải thiện việc áp dụng giống, triển khai công nghệ sản xuất mới, cải tiến công nghệ sau thu hoạch, phát triển kỷ thuật canh tác bền vững. Muốn phát triển ngành nông nghiệp chúng ta cần chú trọng phát triện các tiềm lực đất nước, đặc biệt là tiềm lực nông nghiệp nông thôn. Hiện nay cây Sắn đang đem lại giá trị hết sức quan trọng cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển kinh tế của đất nước. Cây Sắncây trồng hàng năm, là cây trồng gắn bó hết sức lâu đời với nhân dân ta. Sản phẩm từ cây Sắn được sử dụng rộng rải trong nhân dân ta được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, Sắn có thể chế biến bằng củ tươi, tinh bột từ củ Sắn để chế biến các loại thực phẩm như các món ăn đặc sản có tù lâu đời, cũng có thể chế biến thành lát khô để xuất khẩu…cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột phục vụ cho nghành công nghiệp như: làm nguyên liệu bánh, kẹo, phụ gia cho dược phẩm…lá Sắn còn phục vụ cho ngành chăn nuôi như nuôi cá, nuôi lợn, trâu bò, ủ bón phân cây trồng… Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cây sắn đang chuyển đổi nhanh chóng từ cây lương thực thành cây hàng hoá với lợi thế cạnh tranh cao. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu tinh bột sắn đứng hàng thứ hai ở châu Á sau Thái Lan. Việt Nam hiện đã có 52 nhà máy chế biến tinh bột sắn khoảng 4000 cơ sỡ chế biến thủ công (số liệu củaBộ NN &PTNT). Thực tiễn sản xuất thị trường sắn ở Việt Nam cần thiết đòi hỏi những vùng nguyên liệu sắn hàng hoá tập trung, với cơ cấu giống tốt phù hợp, để nông dân trồng sắn - người mua - người chế biến sắn đều có lãi. Quảng An là một xã đồng bằng phía Nam của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đại bộ phận nhân dân trong xã sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, độc canh cây lúa chăn nuôi. Ngoài ra còn có hộ NTTS, hộ trồng lạc, trồng sắn… Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 3 Đề tài thực tập giáo trình Những năm gần đây người dân ở trên địa bàn xã đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý góp phần xoá đói giảm nghèo từ cây sắn. Cây sắncây phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu đất đai ở xã Quảng An. Để biết rõ hơn về hiệu quả của cây sắn đem lai cho người dân, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY SẮN TRONG HÌNH LẠC XEN SẮN CỦA CÁC HỘ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG AN- HUYỆN QUẢNG ĐIỀN- TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” làm đề tài nghiên cứu của mình. *Mục đích nghiên cứu + Hệ thống hóa cơ sở lý luận thực tiễn, từ đó để có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả trồng cây Sắn thông qua địa bàn nghiên cứu là xã Quảng An. + Hiểu đúng rõ về hiệu quả trồng cây Sắn của địa phương, thông qua việc nghiên cứu, thấy được những mặt tích cực cũng như hạn chế còn tồn tại. Để từ đó đề xuất một số định hướng giải pháp nhằm phát triển cây Sắn tại địa bàn nghiên cứu. *Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp so sánh: Xác định xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. + Phương pháp thu thập xử lý thông tin. + Phương pháp thống kê toán học. + Phương pháp chuyên gia. Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẩu ngẩu nhiên với kích thước mẫu là 50 hộ trồng cây Sắn. *Đối tượng phạm vi nghiên cứu: + Đối tượng: cây sắn, cây lạc. + Phạm vi:- Về không gian: xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian: Từ 2007-2009 với các số liệu thứ cấp trong năm 2010 với các số liệu sơ cấp. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế Trong nền kinh tế thị trường,hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất kinh doanh để hạch toán kinh tế cũng là mối quan tâm của toàn xã hội, hiệu quả kinh tế là một động lực, là thước đo phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 4 Đề tài thực tập giáo trình Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế, trong đó sản xuất phải đạt cả hiệu quả kỹ thuật hiệu quả phân phối.Có nghĩa là yếu tố hiện vật giá trị đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế. Khi nghiên cứu về bản chất kinh tế, các nhà kinh tế đã đưa ra những quan điểm khác nhau, nhưng đều thống nhất một bản chất chung là : người sản xuất muốn sản xuất có lợi thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định, những chi phí tài nguyên,nhân lực, vật liệu, công, vốn các chi phí khác…Chúng ta tiến hành so sánh kết quả sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh, với chi phí bỏ ra thì ta có được hiệu quả kinh tế, sự chênh lệch càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao ngược lại. trong thực tế khi nghiên cứu ta thu được kết quả rất đa dạng phong phú, kết quả đó có thể phản ánh phương diện kinh tế-xã hội. Hiệu quả xã hội là sự tương quan so sánh chi phí bỏ ra kết quả mà xã hội đã dạt đươc như giải quyết việc làm nâng cao dân trí, cải tạo bảo vệ môi trường nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần rút ngắn khoảng cách giàu nghèo… Hiệu quả kinh tế là sự tương quan so sánh giữa kết quả đạt được chi phí bỏ ra biểu hiện bằng các chỉ tiêu như sau: giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận tính trên lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế xã hội là sự tương quan, so sánh giữa chi phí bỏ ra kết quả đạt được cả về mặt kinh tế xã hội. trường hợp này có thể đạt hiệu quả về mặt kinh tế thấp nhưng hiệu quả xã hội cao, mục tiêu cuối cùng của phát trienr kinh tế là phát triển xã hội, do vậy nói đến hiệu quả kinh tế một cách chung chung là chúng ta phải hiểu trên quan điểm là hiệu quả kinh tế - xã hội. Do đó hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội vừa thể hiện tính khoa học, lý luận, sáng tạo vừa là yêu cầu của thực tiễn sản xuất. Có thể nói bản chất kinh tế là so sánh tương quan tương đối tuyệt đối giữa kết quả thu được chi phí bỏ ra. Do vậy khi tính đén hiệu quả kinh tế chúng ta cần xác định chính xác lượng kết quả thu được chi phí bỏ ra cho quá trình sản xuất kinh doanh Thông qua việc đánh giá hiệu quả kinh tế để biết được mức hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế, để đề ra các biện pháp điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Để có căn cứ xác định phương hướng đạt được sự tăng trưởng cao nhất trong sản xuất nông nghiệp. nếu hiệu quả kinh tế đạt sản lượng thấp thì có thể tác động các biện pháp kỹ thuật đẻ tăng sản lượng nằm nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt hiệu quả kinh tế cao, muốn tăng sản lượng thì phải đổi mới công ngh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong thực tế tùy theo mục đích tính toán hiệu quả kinh tế mà xác định kết quả sao cho phù hợp như: mục tiêu sản xuất ra sản phảm nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 5 Đề tài thực tập giáo trình là chính thì kết quả được sử dụng là tổng giá trị sản phẩm được sản xuất r.nhưng đối với doanh nghiệp hay trang trại phải thuê nhân công kết quả thu được cần phải quan tâm đén lợi nhuận, đối với nông hộ kết quả mà nông hộ quan tâm là kết quả thu nhập. Chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là những chi phí cho yếu tố đầu vào nhu: đất, lao động, nguyên nhiên vật liệu tùy theo từng mục đích nghiên cứu mà chi phí bỏ ra được tính toàn bộ hoặc cho từng yếu tố chi phí. 1.2 Đặc điểm của cây Sắn, Lạc có liên quan đến đánh giá hiệu quả sản xuất 1.2.1. Đặc điểm sinh học Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh được trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Cây sắn được người Bồ Đào Nha đưa đến Congo của châu Phi vào thế kỷ 16. Ở châu Á, sắn được du nhập vào Ấn Độ khoảng thế kỷ 17 Sau đó, sắn được trồng ở Trung Quốc, Myanma các nước châu Á khác ở cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18. Ở nước ta sắn được trồng phổ biến từ Bắc vào Nam, đặc biệt phát triển ở các vùng đồi núi trung du đã trở thành một loại cây màu quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp cũng như trong đời sống nông dân Cây sắn cao 2-3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng mục đích sử dụng. 1.2.2. Đặc điểm của củ sắn Sắn là cây thân thảo, phần thu hoạch là củ (rễ củ). Củ sắn thường dài 300 ÷ 400mm nhưng cũng có củ dài đến 1000 mm, đường kính có thể đến 100 mm. Củ sắn có cấu tạo hai lớp vỏ: vỏ gỗ vỏ cùi rất rõ ràng dễ tách. Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo, xơ, Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không đươc cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng kỹ thuật phân tích. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 6 Đề tài thực tập giáo trình Thành phần hoá học chính của củ sắn (%): Nước: 70,25 Tinh bột: 21,45 Protit: 1,12 Chất béo: 0,40 Xenluloza: 1,10 Đường: 5,13 1.2.3. Vai trò giá trị kinh tế của cây Sắn Sắn được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới từ 30 độ vĩ Bắc đến 30 độ vĩ Nam với độ cao giới hạn trong khoảng 2.000 m. Sản phẩm từ sắn (củ, thân, lá) được dùng để chế biến ra nhiều loại sản phẩm phục vụ cho nhiều ngành công nghiệp như: Dược, dệt, hoá dầu thực phẩm, chăn nuôi… Giá trị của cây sắn ngày càng được nâng cao nhờ những ứng dụng rộng rãi của nó. Trong ngành dược, tinh bột sắn được sử dụng làm tá dược trong sản xuất thuốc, biến tính tinh bột sắn cho nhiều sản phẩm có giá trị như đường gluccose, fructose … để làm dịch truyền hoặc các phụ gia cho các sản phẩm khác. Tinh bột sắn còn được dùng để làm hồ vải, làm lương thực, thực phẩm cho người, đặc biệt tinh bột sắn là thành phần không thể thiếu được trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho nghề nuôi trồng thuỷ sản do nó có độ dẻo cao không bị tan trong nước. Từ tinh bột sắn có thể chế biến được gần 300 loại sản phẩm khác nhau. Lá sắn dùng để chế biến thức ăn gia súc hoặc dùng để nuôi tằm Eri rất tốt, do chứa nhiều axit amin một số chất dinh dưỡng. Thân sắn dùng để chế biến cồn, làm giấy, ván ép, chất đốt hoặc làm giá thể trồng nấm … Một trong những ứng dụng có thể nói nổi bật nhất hiện nay của cây sắnsản xuất xăng sinh học để dùng cho các động cơ đốt trong, không gây ô nhiễm môi trường. Đây là hướng phát triển chủ yếu hiện nay. Ở nước ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá góp phần rất lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay cả nước có 53 nhà máy công suất trên 50 tấn tinh bột ngày đêm khoảng hơn 2.000 cơ sở chế biến thủ công. Sản lượng tinh bột hàng năm xấp xỉ 1 triệu tấn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài ra nhờ tận dụng nguồn phụ phẩm từ công nghiệp chế biến sắn, nguồn phân hữu cơ từ việc nuôi bò, đã sản xuất phân bón đa dinh dưỡng cho bà con nông dân, thâm canh để ngăn chặn tình trạng đất bị bạc màu. 1.2.4. Điều kiện, yêu cầu đề phát triển sản xuất cây sắn Để phát triển cây sắnhiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về kỹ thuật trồng. Các yêu cầu đó là. 1. Chuẩn bị 1.1 Chuẩn bị giống: Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 7 Đề tài thực tập giáo trình - Giống sắn có năng suất cao: KM 60, KM 95, SM 037-26; KM 98-1, KM 98-5, KM 140, KM94 các giống có năng suất trung bình từ 28 – 30 tấn, hàm lượng tinh bột từ 28% - 30%, dạng cây gọn. - Giống sắn trồng lấy từ ruộng sản xuất tốt hoặc ruộng nhân giống riêng, cây sắn đạt 6 tháng tuổi. Cây sắn dùng làm giống phải khẻo mạnh, không nhiễm sâu bệnh, nhặt mắt, loại bỏ những cây giống bị khô trầy – sước. - Thời gian bảo quản giống < 60 ngày, ở nơi khô ráo có bóng mát: bó từng bó để đứng hoặc nằng trong bóng râm, hoặc cắm từng cây xuống đất (500 – 1000 cây/cum), sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng để phòng trừ. - Hom sắn lấy từ 1/3 ở đoạn giữ thân, chiều dài 15 – 20 cm, đạt 4 – 6 mắt, không chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, dùng dao sắc để chặt tránh làm hom bị dập. - Xử lý hom trước khi trồng bằng cách nhúng vào các hỗn hợp diệt nấm. 1.2 Thời vụ trồng: - Đất đỏ trồng vào mùa mưa (tháng 4 – tháng 5) - Đối với đất xám, nên chia thành hai thời vụ trồng để rải vụ thu hoạch giảm áp lực về công lao động. * Vụ 1: Trồng từ tháng 4–tháng 5 thu hoạch tháng 1–tháng 3 năm sau. Ở vụ này nên tranh thủ sớm khi đất đủ độ ẩm, khô hạn làm giảm khả năng mọc mầm của hom sắn. * Vụ 2. Trồng vào tháng 10 – tháng 11; thu hoạch vào tháng 9 – 10 năm sau. 2. BIỆN PHÁP CANH TÁC 2.1. Làm đất: - Đất trồng sắn nhất thiết phải được chuẩn bị kỹ trước khi trồng, các công việc bao gồm: thu dọn rễ cây tàn dư thực vật, san lấp mặt bằng; xử lý cỏ dại. - Sắn cần đất tơi xốp, sâu để rễ, củ phát triển. Cày sâu 20cm, cày 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày, bừa 2 lần (lần 1 sau khi cày lật đất lần 1 khoảng 7 – 15 ngày lần 2 sau khi cày 2,5 – 7 ngày). - Không lên luống theo chiều dọc của đất, nước sẽ rửa trôi đất màu. 2.2 Bảo vệ đất - Việc chống sói mòn trên đất dốc trồng sắn là rất cần thiết, vì vậy khi trồng sắn trên đất dốc cần thực hiện các biện pháp sau: - Trồng theo đường đồng mức, lên luống vuông góc với độ dốc. - Trồng các băng cây chống sói mòn theo đường đồng mức: cỏ vetiver, cây cốt khí hoặc các cây phân xanh khác. - Trồng xen các cây họ đậu: lạc, đậu xanh, đậu đen…cũng có tác dụng chống sói mòn, đồng thời làm tăng dinh dưỡng đất, giúp đất phục hồi độ phì sau khi trồng sắn, đây là việc cần phải làm lâu dài đối với các khu vực canh tác sắn. - Phủ bằng rơm rạ hoặc các nguồn phụ liệu khác sẳn có từ địa phương. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 8 Đề tài thực tập giáo trình 2.3. Phương pháp mật độ trồng. Phương pháp trồng; - Trồng hom nằm ngang trên những diện tích đất tương đối bằng phẳng, ở những diện tích đất có mưa nhiều thoát nước kém có thể kéo luống hoặc lên líp để trồng với các phương pháp hom đứng hom xiên. Ngoài ra, nếu trồng vào vụ cuối mưa, ẩm độ đất thấp thì nên trồng hom đứng. Khoảng cách mật độ trồng - Đất tốt trung bình trồng với khoảng cách 1,0 x 1,0m, tương đương với 10.000 cây/ha, đất xấu trồng với khoảng cách 1,0 x 0,8m 0,8 x 0,8m (tương đương với 12500 cây/ha 16.000 cây/ha) - Ở các diện tích trồng xen có thể trồng với các khoảng cách giữa các hàng cây sắn là 1,2 x 0,6m/cây hoặc 1,2 x 0,8m (tương đương với 11.000 cây 14.000 cây/ha) 3. CHĂM SÓC 3.1 Dặm hom - Từ 10 – 13 ngày sau khi trồng sắn, hom nảy mầm. Cần kiểm tra đồng ruộng. Khoảng 20 ngày nếu đất còn độ ẩm thì dặm lại các hom không nảy mầm hoặc hom yếu. 3.2 Bón phân - Cây sắn là một trong những loại cây hút nhiều dinh dưỡng, để có năng suất cao cần phải bón phân đầy đủ cân đối. Lượng phân sử dụng cho 1ha: - Phân hữu cơ: (phân chuồng, phân xanh) 5 – 7 tấn/ha hoặc phân vi sinh 500kg/ha. Bón phân hữu cơ, vi sinh cung cấp một lượng dinh dưỡng đồng thời giúp đất xốp, giữ nước, giữ phân tốt hơn. Phân hóa học: * Trồng bình thường: Bón theo công thức 80kg N + 40kg P2O5 + 80kg K2O tương đương với 170kg Urea + 250 Super lân + 270kg Clorua kali - Thời gian bón: bón lót phân chuồng + phân lân; phón thúc lần 1 từ 25 – 30 ngày sau trồng (1/2 phâm đạm + ½ phân Kali); bón thúc lần 2 từ 50 – 60 ngày sau trồng (1/2 phân đạm + ½ Kali còn lại). - Thời điểm bón: bón khi đất đủ độ ẩm, tránh bón phân vào lúc trời nắng hoặc mưa lớn. - Kỹ thuật bón: Phân lân + phân chuồng bón lót khi cày bừa hoặc bón theo hốc trước khi trồng; phân đạm phân kali bón theo hốc (cách gốc hoặc hom sắn 15 – 20cm). 3.3 Trừ cỏ dại - Phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng là 1,5 lít/ha, phun ngay sau khi trồng, đảm bảo lượng nước phun độ ẩm đất đủ cho thuốc có thể ngấm xuống đất từ 2 – 3cm. Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 9 Đề tài thực tập giáo trình - Kết hoặc giữa làm cỏ bằng tay phun thuốc: làm cỏ bằng tay 1 lần sau khi trồng từ 20 – 30 ngày, sau khi làm cỏ xong phun thuốc diệt cỏ tiền nảy mầm Dual với lượng dùng 1,2 lít/ha. - Phủ bề mặt ruộng bằng PE 4. SÂU HẠI: - Bọ cánh cứng: phun các thuốc thông thường điều trị như: Oncol, Lamte… - Nhện đỏ: thường xuất hiện ở mùa khô gây cho sắn cháy khô từng vùng, dùng Supracide, Admire, Comite… - Bệnh thối đọt, cháy lá: dùng Benlate, Benlate-C, Copper-B, Bavistin… Lưu ý: Bà con nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn trong nhãn thuốc để tránh thiệt hạivà áp dụng theo phương châm 4 đúng: đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng cách. 5. TRỒNG XEN CANH LUÂN CANH - Sắn là loại cây sử dụng nhiều dinh dưỡng. Vì vậy, việc trồng nhiều vụ sắn liêntiếptrên một mảnh đất thì phải đầu tư phân bón nhiều, nhất là phân hữu cơ. - Đất bằng đất có độ dốc thấp (độ dốc < 8%) trồng xen lạc đậu xanh, giữahaihàng sắn xen 2 hàng lạc đậu xanh, khoảng cách giữa 2 hàng sắn là 1,0 – 1,2m,giữa2 hàng lạc đậu xanh là 0,25 – 0,30m giữa 2 cây lạc đậu xanh là 0,15 –0,20m. - Luân canh: nên luân canh với cây họ đậu, lúa các cây ngắn ngày khác. 6. THU HOẠCH BẢO QUẢN - Tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống sắn mà định thời gian thu hoạch cho hợp lý, để đãm bảo năng suất tỷ lệ bột cao như: giống sắn KM 94 có thể thu hoạch ở thời gian 7 – 11 tháng sau khi trồng, giống sắn KM 60 thu hoạch khoảng 6 – 8 tháng sau khi trồng sẽ cho chất lượng bột cao chất lượng bột tốt. - Thu hoạch đúng thời điểm (thường tùy theo chu kỳ sinh trưởng của tường giống sắn), khi hàm lượng tinh bột trong củ đạt từ 27 – 30%, hoặc khi cây đã rụng gần hết lá ngọn (còn lại khoảng 6 – 9 lá) lá chuyển từ màu xanh sang vàng nhạt. - Thu hoạch đến đâu chế biến hoặc vận chuyển đến các cơ sỡ chế biến, tránh để lâu hoặc phơi nắng ngoài đồng quá 24 giờ làm giảm hàm lượng tinh bột trong củ. 1.3. Tình hình sản xuất tiêu thụ sắn ở Thừa Thiên Huế Việt Nam. 1.3.1. . Tình hình sản xuất tiêu thụ sắn ở Thừa Thiên Huế. Thừa Thiên Huế được đánh giá là tỉnh có bước tiến lớn về phát triển cây sắn trong hơn 10 năm trở lại đây. Nhờ áp dụng nhiều giống mới có năng suất hàm lượng tinh bột cao như các giống KM60, KM94, KM98… Nhóm 11_Sắn_K41A KTNN 10 [...]... tra cho thấy cơ cấu cây trồng trên đất khô chủ yếu là sắn, lạc Để thấy rõ được giá trị kinh tế của cây sắn ý nghĩa trong việc cải thiện đời sống của đại đa số dân cư trên địa bàn ta tiến hành so sánh các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả sx cây lạccây trồng có cạnh tranh đất khô sx với cây sắn tại địa phương Kết quả tính toán như sau: Bảng11: So sánh kết quả hiệu quả sx sắn sx lúa Chỉ tiêu... PHÁT TRIỂN CÂY SẮN TRÊN ĐỊA BÀN XẢ QUẢNG AN- HUYỆN QUẢNG ĐIỀN Nhóm 11 _Sắn_ K41A KTNN 15 Đề tài thực tập giáo trình 2.2.1 Khái quát về tình hình sản xuất sắn 2.2.1.1 Diện tích, năng xuất, sản lượng Cây Sắn đã thực sự mang lại giá trị kinh tế cho người dân toàn Huyện Quảng Điền nói chung xã Quảng An nói riêng Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, xã Quảng An đã đưa cây sắn vào trồng Mặc dù diện tích đất màu... xuất sắn 2.3.4.4 Ảnh hưởng của thị trường các yếu tố đầu vào Sản xuất sắn là nghành sản xuất hàng hoá,do đó gắn liền với thị trương giá cả Sự biến đông của giá sản phẩm giá đầu vào đều làm thay đổi kết quả hiệu quả sản xuất Hơn nữa giá các yếu tố sản xuất thay đổi làm thay đổi chi phí ssản xuất,từ đó thay đổi thu nhập các nông hộ Sựe không ổnn định của thị trường tiêu thụ,tăng giá đầu vào... rằng cây sắn đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào canh tác đã khai thác tối đa năng suất của loại cây trồng này 1.3.2 Tình hình sản xuất tiêu thụ sắn ở Việt Nam Ở Việt Nam, sắncây lương thực, thức ăn gia súc quan trọng sau lúa ngô Năm 2005, cây sắn có diện tích thu hoạch 432 nghìn ha, năng suất 15,35 tấn/ha, sản lượng 6,6 triệu tấn, so với cây. .. canh cây sắn lâu dài trên một thửa đất sẽ là yếu tố dẫn đến huỷ hoại đất cây sẵn xen canh với cay lạc thì tận dụng dược lượng phân bón tối đa cho hiệu quả sản xuất cao Thứ ba: những diện tích bằng phẳng thuận lợi việc tưới tiêu thì ta trồng loại cay khác cho hiệu quả cao hơn 2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất sắn 2.3.4.1 Ảnh hưởng của chính sách nhà nước Với việc nhà máy tinh bột sắn. .. những tồn tại hạn chế trong việc phát triển sản xuất cây sắn trên địa bàn thôn Phú Lương B, Quảng An,Quang Điền để tham gia vào việc phát triển hình này một cách có hiệu quả hơn Chúng tôi thấy chính quyền xã cần có chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người dân mở rông hình sản xuất cây sắn ra nhiều rộng rải hơn qua đó có thể vay vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện sử dụng vốn... 11 _Sắn_ K41A KTNN 12 Đề tài thực tập giáo trình CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT TIÊU THỤ SẮN TRÊN ĐỊA BÀN XẢ QUẢNG AN-HUYỆN QUẢNG ĐIỀN-TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Quảng An là một xã đồng bằng nằm ở phía Nam huyện Quảng Điền, cách trung tâm huyện lỵ 6 km, cách trung tâm thành phố Huế 13 km + Phía Đông giáp... diện tích trồng Lạc xen Sắn đem lại năng xuất sản lượng cao, nhằm phục vụ tốt cho chăn nuôi gia súc, gia cầm góp phần tăng thu nhập cho gia đình xã hội Cây sắn được coi như là cây lương thực hổ trợ gần gủi, gắn bó với người nông dân là cây trồng rất quan trộng đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, trong những năm trở lại đây diện tích trồng sắn đã được tăng lên nhập về một số giống sắn công... nâng cao năng suất chất lượng cây sắn - Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật trồng hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để hình phát triển tốt cho năng suất củ ổn định bền vững - Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô, tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả đúng mục đích - Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về canh tác cây sắn, kiến thức về... trường ,giá cả thu mua thấp không ổn định tư thương lợi dụng ép giá Chính những khó khăn này làm ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng sắn 2.6 Thuận lợi khó khăn đối với viêc phát triển cây sắn trên địa bàn xã Quảng An 2.6.1 Thuận lợi: -Quảng An là xã có diện tích đất nông nghiệp lớn thuận lợi cho việc trồng trọt - Xã tạo điều kiện thuận lợi cho bà con vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế - Giá sắn . rõ hơn về hiệu quả của cây sắn đem lai cho người dân, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRỒNG CÂY SẮN TRONG MÔ HÌNH LẠC XEN SẮN CỦA CÁC. tập giáo trình ………… o0o………… Báo cáo " ;Đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc& quot; Nhóm 11 _Sắn_ K41A KTNN 1 Đề tài thực tập giáo

Ngày đăng: 23/02/2014, 18:21

Hình ảnh liên quan

Báo cáo &#34;Đánh giá hiệu quả mơ hình trồng xen cây sắn và lạc&#34; - đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

o.

cáo &#34;Đánh giá hiệu quả mơ hình trồng xen cây sắn và lạc&#34; Xem tại trang 1 của tài liệu.
Bảng 2: Diện tích, năng xuất, sản lượng sắn ở Việt Nam - đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

Bảng 2.

Diện tích, năng xuất, sản lượng sắn ở Việt Nam Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 3: Cơ cấu sử dụng đất của xã Quảng An qua 3 năm 2007-2009.    - đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

Bảng 3.

Cơ cấu sử dụng đất của xã Quảng An qua 3 năm 2007-2009. Xem tại trang 14 của tài liệu.
2. Độ tuổi trung bình Năm 52.04 - đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

2..

Độ tuổi trung bình Năm 52.04 Xem tại trang 18 của tài liệu.
Bảng 6: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra             Chỉ tiêuĐVT Số lượng - đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

Bảng 6.

Năng lực sản xuất của các hộ điều tra Chỉ tiêuĐVT Số lượng Xem tại trang 18 của tài liệu.
2.2.2.3 Tình hình đầu tư của các nơng hộ - đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

2.2.2.3.

Tình hình đầu tư của các nơng hộ Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 7: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất nơng nghiệp (bình quân/1hộ) - đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

Bảng 7.

Tình hình trang bị tư liệu sản xuất nơng nghiệp (bình quân/1hộ) Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng9: phân tổ các hộ theo năng suất thu hoạch - đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

Bảng 9.

phân tổ các hộ theo năng suất thu hoạch Xem tại trang 20 của tài liệu.
Qua bảng trên, xét về giá trị sx được tạo ra trên một sào ( GO/sà o) thì cây sắn là cây có giá trị thấp hơn với 1.274.000 đồng/sào, đứng sau cây lạc với giá trị 2.398.900  đồng/sào - đánh giá hiệu quả mô hình trồng xen cây sắn và lạc

ua.

bảng trên, xét về giá trị sx được tạo ra trên một sào ( GO/sà o) thì cây sắn là cây có giá trị thấp hơn với 1.274.000 đồng/sào, đứng sau cây lạc với giá trị 2.398.900 đồng/sào Xem tại trang 21 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan