Tài liệu Suy Nghĩ về việc học - Học để làm gì? docx

7 791 0
Tài liệu Suy Nghĩ về việc học - Học để làm gì? docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Suy Nghĩ về việc học - Học để làm gì? "Học để làm gì?" là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là câu hỏi "thường trực" của mọi thời học! Cũng cần khẳng định ngay rằng, khi lần đầu cắp sách đến trường, và nhiều năm sau đó, các em học sinh đâu đã có chút khái niệm gì về vấn đề này; mà chỉ thụ động vâng theo sự chỉ bảo của người lớn, của cha mẹ mà thôi! Chỉ khi thật sự lớn lên, nhiều em mới dần nhận thức ra điều đó. Cho nên câu cửa miệng của các bậc phụ huynh đối với con em là: "không chịu khó học, lớn lên chỉ có đi ăn mày!". Câu ấy và những câu tương tự đã hình thành dần trong bộ não của trẻ khái niệm "học để làm gì?". Vâng, "học để lớn lên không phải đi ăn mày, ăn xin!". Bởi "ăn mày, ăn xin" thì khổ như thế nào, các em nhìn thấy hàng ngày rồi! Vậy, dù có "cao đạo" đến đâu, dù vô tình hay hữu ý, thì thực ra người lớn đã sớm định hướng cho con trẻ "mục tiêu" thực chất của sự học là gì rồi. Mục tiêu đó không sai, nhất là trong thời buổi "thực dụng" này. Nhưng sai ở chỗ, người ta cứ nói với các em: "Học để có kiến thức, để càng ngày càng có nhiều kiến thức". Ý là "học không vì tấm bằng"; Cần "thực học" chứ không cần "bằng cấp"! Thương thay các em, nếu các em mà không có bằng cấp, thì các em vào đời sao đây? Về điểm này, tôi xin kể một chuyện, có lần con gái tôi đã bí trước câu hỏi của cậu con trai, khi cứ than vãn về kết quả học tập của nó: "Thế mẹ muốn con có điểm cao, hay muốn con có kiến thức?"! Chết chưa? Còn tuổi học trò mà lại không lấy điểm làm mục tiêu, thì làm sao mỗi năm lên một lớp đây; làm sao thi đỗ đại học đây? Không chỉ nhà trường, gia đình, mà ngay những nhà tuyển dụng lao động cũng thường tuyên bố (rất hay!): "chúng tôi cần người thực sự có kiến thức, chứ không cần người có bằng cấp"! Nhưng thực tế thì hồ sơ hàng đầu nộp cho cơ quan tuyển dụng, nhất định phải là cái bằng, theo đúng nghĩa đen! Càng nhiều bằng, càng thuận lợi khi xét tuyển. Kiến thức vẫn cứ phải đứng sau bằng cấp! Nhưng nếu định hướng mục tiêu sự học là tấm bằng, thì sẽ lại dẫn đến một kết cục còn bi đát hơn! Thực tế đã có không ít trường hợp, học chỉ để đối phó với thi cử mà thôi. Vậy là tình trạng "xin điểm", "mua điểm" không thể không xẩy ra, không thể không phát triển. Còn bé thì cha mẹ "mua điểm" cho, lớn lên, tự mua lấy. Học "tại chức", học "hàm thụ" bản thân nó không xấu; nhưng càng ngày nó càng tiêu cực, chính vì mục tiêu chính của thứ học này là để có "bằng"; bởi có bằng mới có cơ hội "phấn đấu" lên chức này chức nọ, lên "ông nọ, bà kia"! Đã có nhiều phụ huynh (nhất là những vị có chức sắc), khi con em mình học kém, không thi được vào đại học, thì dùng cách này, cách khác, "đưa" trẻ vào cơ quan nhà nước; làm tạm một công việc gì đó, rồi cho đi "hàm thụ". Mấy năm sau, có bằng cấp, sẽ chạy "ghế" tiếp! Thế cho nên một số cơ quan công quyền (đặc biệt ở cấp địa phương), chất lượng cán bộ - không dám vơ đũa cả nắm đâu, nhưng phải thừa nhận rằng: nhiều người rất kém cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn phép ứng xử; làm ảnh hường lớn tới công cuộc cái cách hành chính của Nhà nước! Tôi lại xin kể chuyện này: Lần ấy, tôi đến chính quyền Phường xin chứng nhận vào đơn làm thẻ thư viện Tỉnh. Đơn đã được Tổ trường dân phố và Tổ trưởng lương hưu ký xác nhận và đề nghị theo đúng yêu cầu của cơ quan thư viện. Anh cán bộ văn phòng sau khi xem đã thảo nội dung chứng thực,; nhưng khi đưa lên chủ tịch, chủ tịch không ký, với lý do: chủ tịch phường không ký những chứng nhận như thế này! Tôi nói: giá cái thư viện này trực thuộc Phường ta, chủ tịch nói thế thì mừng quá! Nhưng đây lại là thư viện Tỉnh, họ làm theo quy định đã được chính quyền Tỉnh duyệt y; Phường thấy bất hợp lý thì phường báo cáo đề nghị lên Tỉnh, chứ Phường không có quyền bác bỏ! Anh văn phòng nhận ra lẽ phải, nhưng có lẽ ngại "Sếp", nên dung hòa: "thôi cụ để khi khác, chủ tịch đang bận họp"! Kiến thức và bằng cấp cái nào cần hơn? Câu trả lời dễ nhất có lẽ là "cần cả hai"! Nhưng nếu lại hỏi: cái nào cần trước? thì nhiều khi cũng khó khẳng định. Vậy đấy! Định hướng "mục tiêu của sự học" như thế nào cho đúng Mong rằng các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ cũng như các em học sinh, hãy thực sự quan tâm! Nghèo đói & Môi trường Hôm nay, tôi sẽ mang đến cho các bạn một chủ đề mà có lẽ là chủ đề này đang được toàn thế giới quan tâm. Chủ đề này đã tốn không ít giấy mực của gíới báo chí và luôn là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong các cuộc hội thảo toàn cầu. Đó chính là sự biến đổi khí hậu và những hành động của con người để khắc phục hậu qủa này. Vâng, như các bạn đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó còn tăng thêm nữa. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, và có lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm nữa, còn nghèo đói làm cho con người không có điều kiện để dùng các sản phẩm sạch. Nghèo đói khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán ngỗ quý để mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền để cải tạo môi trường. Vậy nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ ko tách rời nhau. Để bảo vệ môi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cách trồng cây xanh. Đó là một ý tường tốt nhưng khi dự án đó đc đưa vào thì nó đã thất bại. Nguyên nhân là do ng trồng rừng ko đc hưởng lợi nhiều về kinh tế khi họ tham gia vào dự án đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại tiếp tục chặt phá rừng bởi điều đó mang lại thu nhập cho họ. Đã có rất nhiều dự án như thế bị thất bại. Vậy tại sao chúng ta không thay đổi bằng cách mang lại cho ng trồng rừng có đươc thu nhập tốt nhất cho họ. Hãy giao đất cho họ quản lí giúp họ các phương pháp kĩ thuật các cây giống để họ tự phát triển. Từ đó những đồi trọc đc bao phủ một màu xanh mà những người nghèo cũng có thể thu nhập từ nguồn lợi đó. Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có nhưũng bầy chim lớn và những con thú quý hiếm. Con người mưu sinh bằng cách thu nhặt trứng chim trong mùa sinh sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là cuộc sống của họ nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh tháí đặc biệt là hệ động vật. Buộc nhà nước và các tổ chức phải ngăn chặn điều đó. Một đề án đc đưa ra cấm ko đc thu nhặt trứng chim và săn bắt động vật. Nếu người dân làm đúng như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi mà nguồn thu nhập chính của họ bị cắt mát và cho dù họ phải miễn cưỡng làm điều đó thfi việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi những con thú vào phá hoại rau màu của họ . Kết quả là người ta phải bắn chết những con nthú đó, cuối cùng chình nghèo đói đã dấn đến việc phải hoại môi trường và hệ sinh thái. Những điều đó có thể đc khắc phục nếu chúng ta biết thay đổi. Thay vì cách nói chuyện với họ là ko đc săn bắt thú rừng thì hãy nói rằng học sẽ kiếm đc tiền từ việc làm đó. Bởi khi ta xây dựng 1 khu du lịch sinh thái ở đây những người dân sẽ đc hưởng lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn bắt thú rừng hãy trở thành những ng hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán. Những đồ lưu niệm cho du khách sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ có công ăn việc làm mới mà hệ sinh thái vẫn ổn dịnh. Khu vực nc lợi, khu rừng ngập mặc có thể nói ở dây có hệ động thực vật đa dạng nhất. Chính bởi vậy mà 1 dự án nuôi trồng thuỷ hải sản đc đề xuất, ngay sau khi đi vào thực hiện dự án đã mang lại thành công lớn. Chính vì vậy nó ngày càng đc mở rộng ra và khi đó ng ta chặt những rừng cây để mở rộng diện tích nuôi tông thủy sản. Một năm, rồi hai năm diện tích nuôi trồng càng đc mở rộng những rừng cây càng thu hẹp và hệ động vật tự nhiên biến mất nguồn nc bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa và các loại thuốc kháng sinh cho hải sản. Cũng vào thời gian đó, nước biển dâng cao và điều kiến người ta không ngờ tới chính là khi không có lớp rừng đệm giữa khu vực nc mặt và nc ngọt khiến sự ngập mặn lấn sâu vào đất liền khiến bị nhiễm mặn trở nên cằn cỗi và hoang hoá nc biến cũng lấn sâu và nc sông hơn, vậy chính việc phát triển của nuôi trồng thuỷ hải sản bừa bãi đã có tác động xấu tới môi trường như thế dự an đó đã phải thay đổi lại. Nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc đc với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có các điều kiện để sử dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả những quốc gia phất triển các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn đó trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Bởi để đạt tới việc phát triển bền vừng là rất khó thực hiện trong khi nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiết kiệm tối tiểu các chi phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ môi trường. Nhưng dù có như thế nào đi chăng nữa thì giờ đây mỗi chúng ta cũng phải thay đổi sự nhận thức của mình. Hãy chắt chiu từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện hay chỉ đơn giản là việc phân loại rác ngay chính gia đình của bạn. Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rồi. Hãy thay đổi, thay đổi và thay đổi trong chính những suy nghĩ của mỗi chúng ta. Đó là tất cả những gì mà chúng ta mang lại không chỉ cho bản thân mà cho con cháu chúng ta mai sau nữa. Đó là tất cả những gì mà tôi mong muốn tất cả các bạn hãy cùng tôi thực hiện. Và chỉ khi như vậy chúng ta mới có một trái đất xanh mãi mãi. . Suy Nghĩ về việc học - Học để làm gì? " ;Học để làm gì?& quot; là một câu hỏi không mới, nó cũ kĩ như bản thân sự học vậy. Là. chịu khó học, lớn lên chỉ có đi ăn mày!". Câu ấy và những câu tương tự đã hình thành dần trong bộ não của trẻ khái niệm " ;học để làm gì?& quot;.

Ngày đăng: 23/02/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan