phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

54 1.2K 5
phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài TTCK là một trong những thị trường đầy nhạy cảm và luôn đứng ở vai trò đầu tàu trong quá trình hội nhập quốc tế. Khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, TTCK đã thực sự nằm trong khuôn khổ hội nhập chung của cả nền kinh tế và mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của quốc gia. Việc mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán tạo cơ hội khuyến khích phát triển cơ sở NĐT (investors base), gia tăng đầu tư gián tiếp nước ngoài, gia tăng số lượng và chất lượng dịch vụ trên thị trường, tạo môi trường cạnh tranh nhằm mang lại lợi ích tối đa cho NĐT, cũng như thúc đẩy thị trường phát triển. Một cơ hội nữa rất tốt cho các DN Việt Nam nếu như họ có thể nắm bắt được, đó là cơ hội tiếp cận các thị trường vốn quốc tế. Điều này sẽ không chỉ giúp các DN cọ xát, học hỏi kinh nghiệm, mà còn giúp quảng bá hình ảnh nền kinh tế Việt Nam. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng sự vận hành của TTGDCK tại TP.HCM ngày 20/7/2000 đã thể hiện sự nỗ lực lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng đồng bộ và hoàn thiện thị trường tài chính. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế, mở ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn mới bên cạnh hệ thống NH. Từ năm 2005 đến nay, TTCK ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng, là kênh huy động động vốn hiệu quả cho các DN và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của rất nhiều người, tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán, đánh giá hoạt động của DN, tạo môi trường giúp cho Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô. Tuy nhiên từ giữa năm 2007, lạm phát đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như góp phần tạo nên một bức tranh đỏ ảm đạm trên TTCK nói riêng. Lạm phát là một trong những chỉ báo kinh tế vĩ mô quan trọng nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích kinh tế. Tác động của lạm phát diễn ra rất rộng đối với nhiều lĩnh vực và TTCK cũng không phải là ngoại lệ. Phân tích chứng khoán nói chung không thể thiếu những phân tích về ảnh hưởng của lạm phát đến cung - cầu phát hành và giao dịch chứng khoán, nhất là PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 2 chứng khoán có thu nhập cố định. Đồng thời, giá trị các khoản đầu tư chứng khoán luôn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi diễn biến của lạm phát và đây là một trong những rủi ro cơ bản trong đầu tư chứng khoán nói chung. Hoạt động SXKD của các DN niêm yết – xương sống của TTCK – cũng chịu tác động trực tiếp và gián tiếp ở các mức độ khác nhau bởi lạm phát và điều này đến lượt nó sẽ gây ra biến động đến TSSL của cổ phiếu trên TTCK. Do vậy nhóm chúng em xin chọn đề tài "Tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam" 2. Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu phân tích về tác động của lạm phát lên tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trên TTCK Việt Nam 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: tác động của lạm phát đến TSSL của cổ phiếu trên TTCK Việt Nam thông qua chỉ số VN-Index và tỉ lệ lạm phát.  Không gian: ảnh hưởng của lạm phát đến TSSL của cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.  Thời gian: từ tháng 6/2006 đến tháng 12/2010. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập thông tin và số liệu từ các trang web: www.cophieu68.com và www.gso.gov.vn, trên các tạp chí, sách báo từ đó hệ thống lại và viết thành bài chuyên đề.  Phương pháp xử lý số liệu: Phương pháp thống kê mô tả và so sánh với những số liệu thực tế, các bảng biểu cũng như đồ thị minh hoạ; phương pháp phân tích hồi quy; sử dụng tiêu chuẩn thông tin kiểm định AIC (Akaike Information Criterion) và SIC (Schwarz Information Criterion SIC); các mô hình hồi quy tổng thể, mô hình phân phối trễ đa thức (PDL); sử dụng các kiểm định: Dickey-Fuller (ADF), Breusch – Godfrey (BG), White – test, thông qua sử dụng các phần mềm eviews, excel để xử lý số liệu. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 3 PHẦN II: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1. Giới thiệu chung về chứng khoán 1.1.1. Khái niệm chứng khoán Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tùy theo tính chất sở hữu của chúng. 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của chứng khoán 1.1.2.1. Đặc điểm  Tính thanh khoản (tính lỏng của tài sản): khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt.  Tính rủi ro: chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động to lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống.  Tính sinh lời: là thu nhập được bảo đảm bằng lợi tức và việc tăng giá của chứng khoán trên thị trường. Mức rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn.  Hình thức của chứng khoán: chứng chỉ, bút toán ghi sổ, dữ liệu điện tử. 1.1.2.2. Vai trò  Chứng khoán là công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường để tạo nên một lượng vốn tiền tệ khổng lồ tài trợ dài hạn cho các mục đích mở rộng SXKD của các DN hay các dự án đầu tư của Nhà nước và tư nhân.  Chứng khoán là giấy tờ có giá trị kinh tế hay nói cách khác đó là công cụ tài chính có giá trị tương ứng như tiền mặt và được mua bán hoặc chuyển nhượng. Chứng khoán là một loại hàng hoá rất tiêu biểu trong cơ chế thị trường tự do. 1.1.3. Phân loại  Theo tính chất: chứng khoán nợ, chứng khoán vốn và chứng khoán phái sinh.  Theo khả năng chuyển nhượng: chứng khoán vô danh và chứng khoán ghi danh.  Theo khả năng thu nhập: chứng khoán có thu nhập cố định, chứng khoán có thu nhập biến đổi và chứng khoán hỗn hợp. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 4 1.2. Lạm phát, các nguyên nhân gây ra lạm phát và ảnh hƣởng của lạm phát đến thị trƣờng chứng khoán 1.2.1. Khái niệm, bản chất 1.2.1.1. Khái niệm Lạm phát là hiện tượng xảy ra khi mức giá cả chung (mức trung bình của giá cả hàng hóa) của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian nhất định (từ vài tháng trở lên). 1.2.1.2. Bản chất Lạm phát là một hiện tượng tiền tệ khi những biến động tăng lên của giá cả diễn ra trong một thời gian dài. 1.2.2. Phân loại  Lạm phát vừa phải là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm, làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này nền kinh tế hoạt động bình thường, được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn. Lạm phát vừa phải tạo tâm lý an tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.  Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. Ở mức phi mã, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, BĐS và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.  Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. 1.2.3. Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai nguyên nhân chính. Ngoài ra PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 5 còn có lạm phát do cơ cấu, do xuất khẩu, nhập khẩu, lạm phát do cầu thay đổi và lạm phát tiền tệ. 1.2.3.1. Lạm phát do cầu kéo Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó, giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang. Từ đó dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. 1.2.3.2. Lạm phát do chi phí đẩy Chi phí đẩy của các DN bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng CPSX của DN sẽ tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận kéo theo mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên. 1.2.4. Ảnh hƣởng của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán: Ảnh hưởng này được thực hiện thông qua 4 cơ chế chính:  Lạm phát tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với việc phải tăng lãi vay tín dụng, tăng lương và các chi phí đầu vào khác,từ đó làm tăng chi phí sản xuất và giá bán đầu ra, gây khó khăn về thị trường và nguy cơ đổ vỡ các kế hoạch, các hợp đồng kinh doanh nhiều hơn. Điều này làm giảm lợi nhuận kinh doanh và lợi tức cổ phiếu, các Báo cáo tài chính kém sáng sủa và Chứng khoán của các doanh nghiệp cũng trở nên kém hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc giảm sút nhiệt tình đầu tư và sự sôi động của TTCK, TSSL của cổ phiếu trên TTCK vì vậy mà giảm xuống.  Lạm phát tăng sẽ làm tăng áp lực buộc nhà nước phải thực hiện chính sách tín dụng thắt chặt, như giảm hạn mức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản và lãi chiết khấu ngân hàng,các điều kiện tín dụng khác cũng ngặt nghèo hơn, khiến các nhà đầu tư chứng khoán tiếp cận nguồn tín dụng khó khăn và đắt đỏ hơn, vì vậy làm giảm đầu tư vào TTCK. Theo đó TSSL của cổ phiếu trên TTCK biến động theo chiều hướng xấu đi  Lạm phát tăng sẽ kéo theo việc phải tăng lãi suất ngân hàng, khiến lãi suất ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn kinh doanh chứng khoán, thúc đẩy việc tăng mức gửi PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 6 tiết kiệm hoặc mua vàng để bảo toàn tiền vốn của nhà đầu tư, điều này cũng khiến làm thu hẹp dòng đầu tư trên TTCK, TSSL của cổ phiếu trên TTCK vì vậy mà giảm xuống.  Lạm phát tăng có thể còn gây 2 tác dụng trái chiều khác là: Tăng bán ra các chứng khoán “xấu” để rút vốn khỏi TTCK, và tăng mua vào những chứng khoán “tốt” để “ẩn nấp” lạm phát. Vì vậy gây biến động TSSL của cổ phiếu trên TTCK 1.2.5. Các chính sách của nhà nƣớc trong việc kiềm chế lạm phát Thông qua chính sách tiền tệ để vẫn giữ lãi suất ở mức vừa phải nhằm thúc đẩy đầu tư mà vẫn kiềm chế được mức tổng cầu tiền tệ, nhất là đối với những khoản cầu tiền tệ không cần thiết cho nền kinh tế. Chính sách tiền tệ cần thực hiện một cách linh hoạt và kịp thời theo thực tế diễn biến của nền kinh tế. NHNN đưa tiền ra và rút tiền về một cách hợp lý sẽ góp phần kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế. Kiên quyết cắt giảm các khoản chi tiêu công, nhất là các khoản chi thường xuyên như: mua sắm xe công, xây trụ sở cơ quan công quyền, kiên quyết cắt giảm biên chế ở các cơ quan công quyền để giảm bớt chi phí nhân sự, đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, giảm bớt chi phí cho hội họp, thông qua phát triển phương thức họp trực tuyến. Kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu của chính phủ trên tinh thần sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn ngân sách, tránh lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản. Để đạt yêu cầu này Chính phủ cần tập trung phát huy chức năng của đội ngũ các bộ phận hoạch định dự án, phân bổ nguồn vốn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án thuộc Chính phủ. Tăng cường năng lực của bộ máy dự báo để dự báo chính xác sự biến động giá cả trên thị trường thế giới, nhất là giá cả của các mặt hàng chiến lược như xăng, dầu, sắt, thép, lương thực, thực phẩm….để kịp thời điều chỉnh giá trong nước, tránh tình trạng phải đối phó bị động. Tập trung toàn bộ lực lượng quản lý, điều chỉnh giá cả một cách nhanh nhạy, bằng các biện pháp hành chính lẫn biện pháp kinh tế đối với giá cả thị trường. Chống đầu cơ nâng giá đối với mọi khu vực kinh tế, kể cả kinh tế nhà nước. Tăng cường quản lý các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty mạnh để các DN này tập trung nguồn lực phát triển các ngành nghề chủ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 7 lực mà Nhà nước giao. Kiên quyết sắp xếp lại các tập đoàn kinh tế nhà nước có vấn đề trong hoạt động SXKD. Tăng cường các giải pháp khôi phục và phát triển thị trường vốn, nhất là TTCK. Để doanh nghiệp đến với kênh huy động vốn dài hạn thực sự là TTCK và các NH đầu tư thì nhất thiết Chính phủ phải vực TTCK Việt Nam dậy bằng nhiều biện pháp. 1.3. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về sự tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên thị trƣờng chứng khoán TSSL của cổ phiếu thường và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ với nhau. Mối quan hệ này không ổn định theo thời gian và có nhiều sự khác biệt trong các nước 1 . Tác giả đã sử dụng dữ liệu từ CIP và IFS của 26 quốc gia trong giai đoạn sau chiến tranh. Bằng các kiểm định, số liệu từ mô hình OLS, kiểm định ARIMA, ông tìm ra rằng các nước có tỷ lệ lạm phát cao nhìn chung có lợi nhuân cổ phiếu danh nghĩa cao, khi lãi suất thực trong hầu hết các nước là giảm từ giữa những năm 1960. Hơn thế, N. Bulent Gulltekin tìm thấy mối quan hệ lợi nhuận cổ phiếu – lạm phát là không ổn định theo thời gian và có nhiều sự khác biệt trong các nước qua phân tích chuỗi thời gian và nghiên cứu mặt cắt ngang. Kinh nghiệm ở Ai Cập cho thấy rằng tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ngắn hạn quan trọng với tất cả các biến của TTCK, trừ số lượng công ty giao dịch 2 . Từ các phân tích cointegration thông qua mô hình hiệu chỉnh sai số (EMC), tỷ lệ lạm phát giảm mạnh sau khi giới thiệu các chương trình cải cách kinh tế do chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt. Việc giảm tỷ lệ lạm phát có thể đưa ra một dấu hiệu tốt để các NĐT đầu tư vào TTCK, vì nó có nghĩa là sẽ có một mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh, đến lượt nó, lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên. Trong khi đó, với sự sụt giảm trong tỷ lệ lạm phát, dự kiến cho rằng lãi suất sẽ giảm là tốt, và điều này sẽ khuyến khích các NĐT thành lập công ty mới và tìm nguồn tài chính cần thiết với chi phí ít hơn. Điều này cho thấy, trong dài hạn và ngắn hạn, tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ tiêu cực với TSSL của cổ phiếu. Tuy nhiên khi Ibrahim & Yusoff (2001) 3 nghiên cứu tại Malaysia đã chỉ ra 1 N. Bulent Gultekin (2013) , “Stock Market Returns and Inflation: Evidence from Other Countries”, Wiley for the American Finance Association Journal , p25 - 44 2 , 3 Mohammed Omran , John Pointon (2001), “ Does the inflation rate affect the performance of the stock market? The case of Egypt” , Journal of Accounting and Economics, p35 -57 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 8 mối quan hệ giữa lạm phát và TSSL thì lạm phát mang tới hiệu ứng dương trong dài hạn. Mohamed & cộng sự 4 đã tiếp cận vấn đề này dựa trên mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM), họ tìm kiếm sự liên hệ giữa các biến số kinh tế vĩ mô gồm lạm phát, cung tiền, tỉ giá và biến động chỉ số TTCK Malaysia cho giai đoạn trước khủng hoảng (dữ liệu từ 1987 đến 1995) và sau khủng hoảng (từ 1999 đến 2007). Họ kết luận rằng trước và sau khủng hoảng, lạm phát có sự tương quan dương với TSSL của cổ phiếu trên TTCK. Sangeeta Chakravarty và Arup Mitra 5 không sử dụng mô hình VAR mà sử dụng chức năng Impulse Response và Variance Decomposit của TSSL của cổ phiếu với từng nhân tố và sử dụng biến trễ từ 1 đến 4. Họ kết luận rằng trong ngắn hạn lạm pháttác động đến TTCK, nhưng về dài hạn thì điều đó không đáng kể. Mối quan hệ giữa lạm phát và giá cố phiếu là quan hệ nhân quả. Khi giá cổ phiếu thấp, các công ty không muốn khai thác thị trường vốn. Trừ khi tài chính NH có thể thay thế đầy đủ cho thị trường vốn, kế hoạch đầu tư của công ty sẽ được nhấn và sản xuất sẽ giảm. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng giá khi nhu cầu thị trường có thể vượt quá cung. Một hàm ý chính sách quan trọng là điều chỉnh tăng sản xuất bằng cách khuyến khích đầu tư thông qua tài chính NH không tốn kém. Tuy nhiên, trong thời gian rất dài như chúng ta quan sát từ phương trình, lạm phát ảnh hưởng đến giá cổ phiếu đồng tích hợp và rằng quá theo hướng tích cực. Lạm phát bất ngờ tăng giá trị cổ phiếu của công ty nếu họ là con nợ ròng. Tương tự như thắt chặt chính sách tiền tệ có thể làm giảm lạm phát và giá cổ phiếu, các cá nhân sẽ được trả ít tiền hơn để mua hàng hoặc mua cổ phiếu. Nhiều nhà khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm tác động của các nhân tố vĩ mô như sản lượng công nghiệp, CPI, cung tiền, GDP, tỉ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát, rủi ro chính trị, giá dầu, khu vực mậu dịch, các chỉ số chứng khoán thị trường khu vực… đến TTCK như Ely & Robinson (1997), Humpe & Macmillan (2007), Yin- Wong Cheung & Kon S.Lai (1998). Nhìn chung, tại các quốc gia phát triển thể hiện rõ tác động của các nhân tố vĩ mô đến TTCK. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm tại các TTCK mới nổi lại tìm thấy kết quả vừa có những điểm tương đồng xen lẫn với nhiều 4, 5 Sangeeta Chakravarty and Arup Mitra (2005) ,“Stock Prices and Inflation: Relationship Revisited”, p 47 - 56 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 9 khác biệt so với các TTCK đã phát triển. Hai khác biệt cơ bản đó là: không phải tất cả các biến số kinh tế vĩ mô theo lý thuyết có tác động đến TTCK đều thể hiện tác động đến TTCK mới nổi hoặc đang phát triển, và thậm chí có những tác động của một số nhân tố vĩ mô đến TTCK thể hiện trái chiều so với các lý thuyết kinh điển. Caroline Geetha, Rosle Mohidin, Vivin Vincent Chandran và Victoria Chong đã nghiên cứu các biến vĩ mô tác động đến giá cổ phiếu 6 bằng cách phân tích số liệu chuỗi thời gian từ năm 2000 đến 2009 của 3 nước: Malaysia, Mỹ và Trung Quốc. Tất cả dữ liệu được chuyển qua logarit. Các biến ban đầu được thử nghiệm đơn vị gốc (Unit root test) bằng cách sử dụng thử nghiệm Augmented Dickey Fuller. Tiếp theo là các conintegration test để xác định số lượng cointegrated vector. Sau khi xác định, cointegrated vector cho thấy mối quan hệ lâu dài giữa các biến, mối quan hệ ngắn hạn được xác định bằng cách sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vector - Vector Error Correction Modeling. Nghiên cứu này đã nêu bật tầm quan trọng của các biến kinh tế vĩ mô trong ảnh hưởng đến TTCK cũng như lạm phát một lần nữa trở thành một vấn đề quan trọng và tập trung của Chính phủ trong quản lý vĩ mô. Từ kết quả, đề nghị Malaysia, Mỹ và Trung Quốc nên sử dụng các thông tin về lạm phát kỳ vọng, lạm phát bất ngờ, tỷ giá, lãi suất và GDP dự báo sự chuyển động của TTCK. Kết luận, kết quả của VEC cho thấy không có mối quan hệ ngắn hạn giữa TSSL của cổ phiếu, lạm phát kỳ vọng, lạm phát bất ngờ cho Malaysia và Mỹ. Tuy nhiên, kết quả của VEC Trung Quốc cho thấy có một ngắn hạn mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát kì vọng với TSSLcủa cổ phiếu trên TTCK Trung Quốc. Rất ít tài liệu liên quan đến mối quan hệ này ở Việt Nam. Hầu hết, các nghiên cứu được thực hiện ở các nước phát triển, nơi mà TTCK đã tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, với thị trường non trẻ ở Việt Nam, rất cần thiết để nghiên cứu mối quan hệ này nhằm cung cấp thông tin và cái nhìn sâu hơn về chứng khoán và các nhân tố ảnh hưởng đến nó, cụ thể ở nghiên cứu này là TSSL của cổ phiếu thường và tỷ lệ lạm phát. 1.4. Mô hình nghiên cứu 1.4.1. Mô hình sử dụng 6 Caroline Geetha , Rosle Mohidin, Vivin Vincent Chandran, Victoria Chong (2011) , “The relationship between inflation and stock market: evidence from Malaysia, united states and China” , p57 -73 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 10 Có nhiều phương pháp để lượng hóa quan hệ các chỉ tiêu kinh tế. Trong đó phân tích hồi quy được coi là phương pháp cơ bản, phổ biến nhất. Hồi quy là một công cụ cơ bản của đo lường kinh tế, có nghĩa là quy về giá trị trung bình “regression to mediocrity”. Phân tích hồi quy là ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập nhận những giá trị xác định. Hàm hồi quy tổng thể, ký hiệu là PRF (Population Regression Function) phản ánh mối quan hệ giữa giá trị trung bình của các biến phụ thuộc và biến độc lập. Trong trường hợp xét dạng đơn giản nhất của hàm PRF là dạng tuyến tính: E(U/X i ) = β 1 + β 2 X i Khi đó các giá trị quan sát : Y i = β 1 + β 2 X i + U i  Y i : Giá trị của biến phụ thuộc Y trong lần quan sát thứ i.  X i : Giá trị của biến độc lập trong lần quan sát thứ i.  U i : Giá trị đối với sự dao động ngẫu nhiên hay sai số trong lần quan sát thứ i.  β 1 = E(Y/X=0) : là thông số diễn tả tung độ gốc (hệ số chặn) của đường hồi quy tổng thể, hay β 1 là giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi mọi giá trị của biến độc lập đều bằng 0.  β 2 = dX dE(Y/X) : là thông số diễn tả độ dốc (hệ số góc) của đường hồi quy tổng thể, hay β2 cho biết khi X tăng lên 1 đơn vị thì giá trị trung bình biến phụ thuộc thay đổi β 2 đơn vị. Hàm hồi quy mẫu ( SRF: Sample Regression Function) có dạng: + X i Các giá trị quan sát: Y i = + X i + e i Trong kinh tế lượng, thủ tục ước lượng được dùng phổ biến nhất là phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS: Ordinary Least Square). Tiêu chuẩn tối ưu được sử dụng bởi phương pháp bình phương nhỏ nhất là cực tiểu hóa hàm mục tiêu. Tư tưởng của phương pháp này là cực tiểu tổng bình phương các phần dư. Do đó có thể nói để có được đường hồi quy “thích hợp” nhất, chúng ta chọn các ước lượng của tung độ gốc và độ dốc sao cho phần dư là nhỏ. , là các ước lượng của β 1 , β 2 được tính bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất gọi là các ước lượng bình phương nhỏ nhất. [...]... mối quan hệ của 2 biến vĩ mô Ngoài ra, cũng cần xem xét đến tác động của độ trễ của biến tác động đến kết quả 2.4 Phân tích sự ảnh hƣởng của lạm phát đến TSSL trên TTCK Việt Nam từ 6/ 2006- 12/2010 bằng mô hình hồi quy đơn Mô hình nghiên cứu có dạng: R_VNIt = β1 + β2INFt + Ut BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 27 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM Bảng 2.1... NGHIỆP – NHÓM 02 Page 24 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM như các tác động của nền kinh tế thế giới cộng với những chính sách của Nhà nước khác nhau trong mỗi giai đoạn 2.3.4 Giai đoạn 4 (1/2010- 12/2010): Lạm phát tăng cao và chính sách tiền tệ thu hẹp Hình 2.4 Biến động của lạm phát và TSSL trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 1/2010 đến 12/2010 Lạm phát năm 2010 là ở... BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 17 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM 2.3.1 Giai đoạn 1 (6/2006-6/2007): Lạm phát gia tăng quá mức và chính sách nới lỏng tài khóa, tín dụng Hình 2.1 Biến động của lạm phát và TSSL của cổ phiếu trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 6/2006 đến 6/2007 Năm 2006, tỷ lệ lạm phátViệt Nam đạt 6,6 %, tuy vẫn cao hơn so với dự báo nhưng... (ADF)  Phát hiện tự tương quan: Kiểm định Breusch – Godfrey (BG)  Phát hiện phương sai sai số thay đổi: Kiểm định White 7 Kinh tế lượng cơ sở, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (2011-2013); p4 BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 13 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU TRÊN THỊ... nhìn chung sụt giảm 2.3 Phân tích sự ảnh hƣởng của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam từ 6/ 2006 đến 12/2010 bằng phƣơng pháp định tính Để xem xét được tác động của biến vĩ mô - lạm phát tác động đến TSSL của cổ phiếu trên TTCK, chúng tôi chọn chuỗi thời gian từ 2006 đến 2010 Đây là khoảng thời gian với nhiều biến động của TTCK và tình hình lạm phát trong nước cũng như... ngắn, khi lạm phát tăng các NĐT đòi hỏi một TSSL cao hơn nên lạm phát tác động cùng chiều đến TSSL của cổ phiếu Trong dài BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 19 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM hạn, với những những lý thuyết kinh điển NĐT kì vọng một mối quan hệ ngược chiều giữa lạm phát và TSSL của cổ phiếu trên TTCK Hơn nữa, ngoài các nhân tố kể trên diễn... bởi lạm phát và điều này sẽ gây ra biến động giá cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việc cung tiền ra lưu thông lớn gây ra lạm phát cao trong đó có một lượng lớn tiền được đưa vào TTCK Do đó khi lượng cung tiền bị “siết” lại (bắt đầu từ Chỉ thị 03 của NHNN) thì TSSL của cổ phiếu trên BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 20 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM TTCK. .. doanh lạc quan hơn dự kiến của một số DN niêm yết Tuy nhiên sau 3 phiên, TSSL của cổ phiếu TTCK Việt Nam dần tuột dốc vào cuối năm Cùng với sự biến động không ngừng của chỉ số VN- BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 23 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM Index, ta có thể dễ dàng nhận ra xu hướng biến động của TSSL của cổ phiếu trên TTCK trong giai đoạn này... tư vào TTCK BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP – NHÓM 02 Page 25 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM Giai đoạn từ giữa tháng 3 cho đến giữa tháng 5, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến dòng tiền đầu tư vào TTCK Đồ thị trên cho thấy TSSL và lạm phát có sự biến động ngược chiều rõ nét nhất trong năm 2010, khi lạm phát tăng cao trong giai đoạn này, các NĐT có xu hướng đầu tư vào... 02 Page 34 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM CHƢƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ Kết quả nghiên cứu trên cho thấy khi lạm phát tăng sẽ làm tăng các CPSX gây khó khăn cho DN trong việc đảm bảo lợi nhuận kinh doanh và lợi tức, các báo cáo tài chính kém sáng sủa làm cho chứng khoán kém hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc giảm sự sôi động trên TTCK Bên cạnh đó, lạm phát tăng đồng . cao hơn nên lạm phát tác động cùng chiều đến TSSL của cổ phiếu. Trong dài PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TRÊN TTCK VIỆT NAM BÁO. ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN CHƢƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:25

Hình ảnh liên quan

Hình 2.1. Biến động của lạm phát và TSSLcủa cổ phiếu trên TTCK Việt Nam - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

Hình 2.1..

Biến động của lạm phát và TSSLcủa cổ phiếu trên TTCK Việt Nam Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 2.2. Biến động của lạm phát và TSSL trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 7/2007 đến 6/2008  - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

Hình 2.2..

Biến động của lạm phát và TSSL trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 7/2007 đến 6/2008 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 2.3. Biến động của lạm phát và TTSL trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 7/2008 đến 12/2009  - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

Hình 2.3..

Biến động của lạm phát và TTSL trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 7/2008 đến 12/2009 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Hình 2.4. Biến động của lạm phát và TSSL trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 1/2010 đến 12/2010  - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

Hình 2.4..

Biến động của lạm phát và TSSL trên TTCK Việt Nam giai đoạn từ 1/2010 đến 12/2010 Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2.1. Giải thích các biến trong mơ hình nghiên cứu - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

Bảng 2.1..

Giải thích các biến trong mơ hình nghiên cứu Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2.6. Kết quả kiểm định White - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

Bảng 2.6..

Kết quả kiểm định White Xem tại trang 31 của tài liệu.
quả. Mô hình có giá trị AIC và SIC càng thấp thì mơ hình càng phù hợp. Trong đó:  - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

qu.

ả. Mô hình có giá trị AIC và SIC càng thấp thì mơ hình càng phù hợp. Trong đó: Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 2.8. Kết quả ƣớc lƣợng bằng quy trình OLS SUMMARY   - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

Bảng 2.8..

Kết quả ƣớc lƣợng bằng quy trình OLS SUMMARY Xem tại trang 33 của tài liệu.
1.Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình biến trễ - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

1..

Kết quả ƣớc lƣợng mơ hình biến trễ Xem tại trang 42 của tài liệu.
2. Bảng kiểm định tính dừng của biến INF qua kiểm định ADF - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

2..

Bảng kiểm định tính dừng của biến INF qua kiểm định ADF Xem tại trang 43 của tài liệu.
3. Bảng kiểm tra tính dừng của biến R_VNI qua kiểm định ADF - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

3..

Bảng kiểm tra tính dừng của biến R_VNI qua kiểm định ADF Xem tại trang 44 của tài liệu.
3. Bảng kiểm tra tính dừng của biến R_VNI qua kiểm định ADF - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

3..

Bảng kiểm tra tính dừng của biến R_VNI qua kiểm định ADF Xem tại trang 44 của tài liệu.
4. Bảng kiểm định sự tự tƣơng quan - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

4..

Bảng kiểm định sự tự tƣơng quan Xem tại trang 45 của tài liệu.
5. Bảng kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

5..

Bảng kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi Xem tại trang 46 của tài liệu.
5. Bảng kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

5..

Bảng kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi Xem tại trang 46 của tài liệu.
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam
DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ Xem tại trang 50 của tài liệu.
Danh mục các bảng - phân tích tác động của lạm phát đến tỷ suất sinh lợi trên ttck việt nam

anh.

mục các bảng Xem tại trang 50 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan