phân tích danh mục đầu tư

17 379 0
phân tích danh mục đầu tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH    BÀI TẬP NHÓM PHÂN TÍCH DANH MỤC ĐẦU TƯ Giảng viên hướng dẫn: Nhóm 4 (N01): Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC 1. Nguyễn Thị Thanh Điệp 2. Nguyễn Văn Huy 3. Đặng Thị Diệu Huyền 4. Nguyễn Thị Ngọc Hương 5. Nguyễn Ngọc Huệ Phú 6. Lê Quốc Huế, tháng 11 năm 2011 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 A. MỞ ĐẦU 3 Phương pháp nghiên cứu 3 B. NỘI DUNG 3 1. Mục tiêu đầu 3 2. Phân tích môi trường đầu hiện tại 4 2.1. Kinh tế Việt Nam 4 2.2. Kinh tế thế giới: 5 3. Chiến lược đầu 6 4. Xây dựng danh mục đầu 7 4.1 Đánh giá cổ phiếu 7 4.2 Định giá cổ phiếu 9 4.3 Quyết định lựa chọn cổ phiếu 9 5. Đánh giá danh mục đầu 9 5.1 So sánh với kì vọng ban đầu 9 5.2 Giải thích nguyên nhân 11 C. KẾT LUẬN 12 PHỤ LỤC 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 Phân tích danh mục đầu tư DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BĐS : Bất động sản CK : Chứng khoán DMĐT : Danh mục đầu tư DN : Doanh nghiệp LS : Lãi suất NĐT : Nhà đầu tư NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTG : Ngân hàng thế giới TCNH : Tài chính ngân hàng TCTD : Tổ chức tín dụng TTCK : Thị trường chứng khoán UBCK : Ủy ban chứng khoán Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 1 Phân tích danh mục đầu tư LỜI NÓI ĐẦU Dựa trên cơ sở kiến thức môn học Thị trường chứng khoán và thông tin tìm hiểu được qua việc tham khảo số liệu trên trang web www.cophieu68.com cùng báo cáo tài chính của các công ty, nhóm chúng tôi đã đưa ra quyết định đầu 100 triệu đồng vào 3 cổ phiếu có mã lần lượt là CTG, DPM và PNJ (đầu giả định theo yêu cầu của bài tập nhóm). Bài tập nhóm gồm có 3 phần chính là Mở đầu, Nội dung và Kết luận; trong đó phần Nội dung là trọng tâm với việc xác định mục tiêu đầu tư, phân tích môi trường đầu hiện tại, thông qua đó xác định chiến lược đầu tư, xây dựng danh mục và đến thời điểm chốt giá sau 1,5 tháng dựa trên kết quả có được để đánh giá cũng như biện luận về tính hiệu quả của danh mục đầu tư. Qua việc lý giải kết quả trong tương quan với kỳ vọng về danh mục đầu nhóm sẽ phân tích để đề xuất chiến lược trong tương lai. Việc đầu danh mục đã chọn dã thể hiện tính thực tiễn của môn học cũng như giúp chúng em hiểu thêm về kiến thức được học. Trong quá trình làm không khỏi có những sai sót, hy vọng đó sẽ trở thành kinh nghiệm và giúp nhóm hiểu sâu hơn về môn học. Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 2 Phân tích danh mục đầu tư A. MỞ ĐẦU Phương pháp nghiên cứu - Mục đích: Nghiên cứu, tìm hiểu bài tập này nhằm củng cố thêm kiến thức lý thuyết đã được học, biết được thực tế thị trường chứng khoán đang vận hành như thế nào, làm thế nào để tính giá của một loại cổ phiếu, và với tình hình vĩ mô diễn biến như hiện nay thì chúng ta nên đầu cổ phiếu theo chiến lược nào, các cổ phiếu nào có tiềm lực tăng trưởng mạnh trong giai đoạn hiện nay. Bài tập này sẽ trả lời cho chúng ta tất cả các câu hỏi đó. - Phạm vi - Giới hạn: + Nghiên cứu báo cáo tài chính của các công ty trong 2-3 năm gần đây, tính toán một số chỉ số cần thiết để tiến hành phân tích. + Nghiên cứu sự biến động về giá của các cổ phiếu từ ngày 23/09/2011 đến 07/11/2011 để tính toán lợi nhuận, rủi ro và tỉ trọng đầu vào mỗi cổ phiếu. - Phương pháp: Kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích số liệu, các phương pháp tính giá cổ phiếu đã được học. - Giả định: + Các giả định của mô hình CAPM là thỏa mãn. + Thông tin cung cấp trên các phương tiện là trung thực và chính xác + Mô hình chiết khấu cổ tức DDM tính lãi đơn theo ngày và DN trả cổ tức một lần vào cuối năm. + Khi tính giá bằng phương pháp P/E, giả định từ ngày 23.9.2011 đến cuối năm DN không phát hành thêm cổ phiếu. B. NỘI DUNG 1. Mục tiêu đầu tư Danh mục mà nhóm 4 chọn bao gồm 3 cổ phiếu: - CTG (Ngân hàng Công thương Việt Nam). - DPM ( Tổng công ty Cổ phần phân bón và hóa chất Dầu khí). - PNJ (Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận). Lợi nhuận, rủi ro và tỷ trọng của từng cố phiếu trong danh mục: Cố phiếu Lợi nhuận (%/1,5 tháng) Rủi ro (%) Tỷ trọng từng cổ phiếu trong danh mục CTG 27,90 2,14 53% DPM 24,64 2,57 32% PNJ 9,84 3,58 15% Hệ số tương quan CTG & DPM - 0,1095 Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 3 Phân tích danh mục đầu tư CTG & PNJ - 0,1138 DPM & PNJ 0,2148 Lợi nhuận kỳ vọng và mức rủi ro của danh mục Lợi nhuận kỳ vọng Rủi ro 24,1478 %/ 1,5 tháng 1,4484 % 2. Phân tích môi trường đầu hiện tại 2.1. Kinh tế Việt Nam Lạm phát có xu hướng hạ nhiệt, chỉ số CPI tháng 10 tăng 0,36% là mức tăng thấp nhất từ đầu năm. Suốt từ năm ngoái đến hết quý II/2011 và sang đến cả quý III thì áp lực lạm phát đã luôn đè nặng lên toàn bộ nền kinh tế Việt Nam trong đó có cả TTCK. Với quyết tâm cao trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, từ đầu năm chính phủ đã có những chính sách thắt chặt và linh hoạt. Tuy nhiên lạm phát vẫn có thể tăng trở lại do rủi ro từ các đợt thiên tai gây ra. Điển hình là đợt lũ tại ĐBSCL (ước tính thiệt hại gần 15000 tỷ đồng) và 3 cơn bão liên tiếp đổ bộ vào nước ta trong thời gian gần đây, có thể khiến giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao, dẫn đến lạm phát tăng làm cho các chính sách của chính phủ có nguy cơ bị phá sản. Thông số 02/2011/TT-NHNN quy định mức trần LS huy động tối đa bằng VND của các tổ chức và cá nhân là 14%/năm đối với TCTD (trừ quỹ tín dụng nhân dân: 14,5%/năm). Ngoài ra, với thông 22/2011/TT-NNHN thì quy định tỷ lệ cấp tín dụng tối đa chỉ từ 80- 85% từ nguồn vốn huy động bị hủy bỏ dẫn đến việc một số lượng lớn vốn được giải phóng nhưng giới hạn tăng trưởng tín dụng mà NHNN đặt ra dưới 20% trong năm nay là rào cản cho các NH nhỏ và các DN cũng bị hạn chế khi tiếp xúc với nguồn vốn giá rẻ này. Với một số ngân hàng lớn có nguồn vốn dồi dào thì khi thông này ban ra sẽ có một lượng lớn vốn khó tìm được đầu ra có thể sẽ được đổ vào kênh chứng khoán làm tăng tính thanh khoản đáng kể cho thị trường. Thông 14/2011/TT-NHNN quy định LS huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức là 0,5%/năm, cá nhân là 2%/năm tại TCTD. Ngoài ra việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 1% và dự thảo thắt chặt các đối tượng vay ngoại tệ khiến chúng ta có thể kỳ vọng vào sự ổn định của tỷ giá hối đoái. Thị trường BĐS đang được các chính sách vĩ mô ủng hộ. Cụ thể là việc ban hành thông tư 113/2011/TT-BTC và những tín hiệu nới lỏng chính sách tín dụng BĐS như ban hành thông 22, tất cả có thể sẽ làm cho thị trường này hồi phục được chút ít sau khoảng thời Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 4 Phân tích danh mục đầu tư gian đóng băng. Tuy nhiên những tín hiệu này còn chưa rõ ràng nên đầu vào thị trường chứng khoán có thể sẽ được lựa chọn trước thị trường bất động sản. Trong tháng 9 nhập khẩu vàng trong nước đạt 600 triệu USD, điều này một phần giải thích cho việc vì sao vàng đã hạ nhiệt trong tháng vừa qua. Vàng hạ nhiệt sẽ tạo đà cho dòng tiền chảy sang kênh chứng khoán nhưng có thể chỉ là tạm thời do có khả năng giá vàng sẽ tăng trở lại (chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới hiện nay là gần 0,7 triệu đồng/lượng).Tuy nhiên chúng ta có thể kỳ vọng thị trường vàng sẽ ổn định trong thời gian tới khi mà nhà nước cho phép 5 ngân hàng (Eximbank, Sacombank, Techcombank, ACB, Đông Á Bank) cùng với SJC được phép bán vàng huy động để bình ổn giá. “Quá trình thực hiện thông 74 giúp thị trường phát triển bền vững hơn. Quy trình thực hiện cho vay kí quỹ được UBCK công bố vào cuối tháng 8, lúc công bố thông 74 có một sự thay đổi thông thoáng so với lần công bố trước là tỷ lệ kí quỹ được nâng lên thành 6:4 thay cho tỷ lệ 7:3 trước đó. Nhìn chung văn bản hướng dẫn thi hành thông 74 đang tạo ra một sự kì vọng tốt cho TTCK, sự chuẩn hóa trong các quy định thực hiện giúp thị trường có sự phát triển lành mạnh hơn so với trước.” ( Theo VDSC) Kết luận: Với những yếu tố tích cực tác động như lạm phát hạ nhiệt kéo theo việc Nhà Nước giảm lãi suất thì TTCK nhiều khả năng sẽ có một đợt hồi phục tuy nhiên chưa chắc đó là một đà đi lên bền vững và lâu dài do cuối năm áp lực lạm phát có thể sẽ tăng trở lại. 2.2. Kinh tế thế giới: Trước thông tin là Mỹ và Trung Quốc sẽ tung ra gói cứu trợ để giải cứu eurozone thì gần như ngay lập tức khối ngoại đã bán tháo cổ phiếu (trong đó có nhiều cổ phiếu bluechip) ở các thị trường mới nổi, đổ dòng tiền vào thị trường Âu-Mỹ. Điều này một mặt giúp eurozone thoát khỏi “cơn nguy kịch” nhưng đã đẩy các thị trường mới nổi vào tình cảnh khó khăn. Trong khi đó tình hình thế giới vẫn còn nhiều bất ổn: - Tổng thống Mỹ Obama quyết định đến hết năm 2011, rút toàn bộ quân ra khỏi Iraq và sau đó là Afganistan. Đây là một tín hiệu tốt từ nước Mỹ khi mà nợ công đang phình to và nỗi lo suy thoái vẫn đè nặng. - “Cuộc chiến phố Wall” bắt nguồn tại Mỹ và hiện nay đã lan truyền đến gần 100 nước, đang ảnh hưởng không tốt tới TTCK của Mỹ và các nước có liên quan. - Châu Âu đang phải “vật lộn” với tình trạng nợ công tại một số nước vùng eurozone, các nước tại khu vực này liên tục bị các tổ chức hạ xếp hạng tín nhiệm, ngoài ra tại đây còn đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng liên ngân hàng. Thêm vào đó cuộc chiến tại Lybia khiến NATO tiêu tốn không ít tiền của. Cái chết của tổng thống Gadafi vẫn chưa phải là dấu chấm hết tại chiến trường này. NATO sẽ viện trợ để Lybia tái thiết đất nước sau chiến tranh Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 5 Phân tích danh mục đầu tư điều này làm cho nền kinh tế châu Âu tiếp tục chìm sâu trong khủng hoảng. Thêm vào đó trận động đất mới đây tại Thổ Nhĩ Kì ( khoảng 300 người chết) làm tình hình kinh tế Châu Âu càng thêm ảm đạm. - Việc SPDR gold trust (tổ chức dự trữ vàng lớn nhất thế giới) liên tục bán vàng trong những tháng gần đây (tháng 8 bán ra 92 tấn vàng) cộng thêm việc nhà đầu đang mất dần niềm tin về dự đoán của 8 NHTG là giá vàng lên 2000USD/ounce vào cuối năm. Tất cả khiến dòng tiền dần dần rút ra khỏi kênh đầu vàng. Đây là dấu hiệu tích cực cho TTCK khi mà CK và vàng là những kênh đầu có thể thay thế cho nhau. - Nhật Bản thì bị Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm từ Aa2 xuống Aa3 do quan ngại về nợ công phình to và S&P hạ xếp hạng tín dụng từ “ổn định”xuống mức “tiêu cực”. - Đợt lũ lịch sử tại Thái Lan (ước tính thiệt hại 31 tỷ USD, GDP năm 2011 giảm 2%) vừa qua có thể khiến lương thực tăng giá mạnh (Thái Lan là nước xuất khẩu gạo số 1 thế giới) điều này làm áp lực lạm phát tại nhiều nước trên thế giới có khả năng tăng lên từ đó ảnh hưởng không tốt tới tình hình chung của thế giới. - Khu vực BRICS đang có dấu hiệu tăng trưởng quá nóng. Với những tình hình cực kỳ khó khăn như vậy thì dù đã có những biện pháp cứu trợ cũng như kích thích thì TTCK ở các nước này khó mà tăng điểm một cách bền vững. Kết luận: Một bầu trời u ám đang bao phủ nền kinh tế khắp thế giới. Một loạt các “ông lớn” như Mỹ, EU, Nhật Bản, BRICS đang ở vào tình trạng nguy nan. Đặc biệt là tại vùng eurozone khi mà khả năng Hy Lạp vỡ nợ lên đến 100% (theo Moody), cộng thêm tình trạng bi đát tại hàng loạt quốc gia thì khó kỳ vọng những thị trường này có thể hồi phục trong tương lai. 3. Chiến lược đầu tư Dựa trên sự phân tích môi trường kinh doanh ở trên, với điều kiện đầu ngắn hạn và hạn chế trong khả năng phân tích thị trường, đồng thời so sánh ưu, nhược điểm với hai chiến lược bảo toàn vốn và giá trị, chiến lược tăng trưởng là phù hợp nhất trong giai đoạn này. Thứ nhất, một nhà đầu lý trí không thể tiến hành đầu mà giá trị thu hồi chỉ ngang bằng với mức vốn bỏ ra, bởi cùng mức vốn ban đầu đó, chúng ta có thể gửi tiền vào ngân hàng với rủi ro thấp hơn mà lại có thể sinh lời, cộng thêm tình hình kinh tế có nhiều biến động, lạm phát gia tăng, sẽ thiếu hợp lý khi đầu theo chiến lược bảo toàn vốn. Thứ hai, khi đầu vào các cổ phiếu riêng lẻ và nhất là không phải là một nhà đầu chuyên nghiệp thì không nên theo đuổi mục tiêu giá trị vì mục tiêu này đòi hỏi quá trình đầu tư dài hạn (trong khi thời gian đầu cho phép chỉ trong 1,5 tháng). Chiến lược giá trị chỉ phù hợp khi đầu với nguồn vốn dài hạn vào những công ty, cổ phiếu có giá giao dịch thấp hơn giá trị tài sản ròng hiện có và khả năng tạo ra giá trị ròng trong tương lai là cao và chắc chắn. Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 6 Phân tích danh mục đầu tư Vì thế, chiến lược này thích hợp nhất cho các tổ chức và nhà đầu cá nhân lớn vì họ có khả năng giải ngân ở mức giá khá tốt và họ cũng có khả năng phân tích, dự đoán thị trường tốt hơn, vì họ phải nghiên cứu kỹ các báo cáo tài chính, tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy những giá trị ẩn náu của công ty đó. Mặt khác, chọn chiến lược này đồng nghĩa với việc chấp nhận khả năng tăng trưởng không như kỳ vọng của DN trong tương lai, mà đó không phải là điều kiện tiên quyết khi đầu tư. Chọn chiến lược tăng trưởng đòi hỏi nhà đầu phải tìm kiếm được những DN có khả năng tăng trưởng mạnh hơn các DN khác cùng ngành, các DN khác trên thị trường…, cổ phiếu của những DN này có sản phẩm hoặc chất lượng dịch vụ cao, được các nhà phân tích nhất trí trong việc dự đoán doanh lợi của chúng tăng một khối lượng đáng kể trong một hoặc hai năm nữa. Chọn chiến lược tăng trưởng đồng nghĩa vơi việc chon những cổ phiếu có P/E, EPS, ROA, ROE cao hơn mức trung bình của toàn bộ thị trường, đảm bảo được tỷ lệ chi trả cổ tưc cho cổ đông. Việc áp dụng chiến lược tăng trưởng giúp hạn chế nhược điểm của phương pháp đầu giá trị là chỉ quan tâm đến khả năng chắc chắn trong việc tạo ra giá trị tài sản ròng trong tương lai mà chưa tính toán đến khả năng tăng trưởng của DN. Vì vậy, dựa trên những phân tích về chiến lược tăng trưởng, nhóm đã tìm hiểu và lựa chọn ba Cp phần nào đáp ứng được những yêu cầu trên. 4. Xây dựng danh mục đầu tư 4.1 Đánh giá cổ phiếu  CTG Lợi thế - Quy mô hoạt động lớn tạo lợi thế cạnh tranh đáng kể (Ngân hàng lớn thứ 2 sau Agribank). Việc nhà nước ngừng cấp phép thành lập ngân hàng mới năm 2008 và quy mô của Vietinbank là rất lớn nên việc cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn là không đáng kể thêm vào đó sản phẩm thay thế của ngân hàng có thể vàng và bất động sản hiện nay đang chững lại làm giảm rủi ro đáng kể khi đầu vào ngân hàng. - Chiến lược phát triển của VietinBank rất khả quan. Sau khi mở chi nhánh tại Frankfurt, ngân hàng sẽ khai trương chi nhánh tại Berlin và Lào (vào năm 2012). - Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm là tăng 81% so với cùng kỳ năm 2010. Chỉ số NIM đạt 2,64% trong 6 tháng, cao nhất trong “Big 4 Banks”. Tín dụng “an toàn”, tỷ lệ nợ xấu 6 tháng của CTG là 1,56% thấp hơn rất nhiều so với bình quân ngành là 3,47% và thấp nhất trong “Big 4 Banks”. Vốn “ổn định”, 6 tháng hệ số CAR của VietinBank tăng lên 9,8% (đúng với thông 13) và dự kiến tăng lên 12% khi hoàn tất thương vụ phát hành 15% cổ phiếu cho Bank of Nova Scotia. Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 7 Phân tích danh mục đầu tư Rủi ro Việc NHNN ép đặt hạn mức tăng trưởng tín dụng bé hơn 20%, bắt buộc đưa dư nợ tín dụng phi sản xuất về mức 16% trước 31/12/2011 sẽ gây ra khó khăn lớn cho hoạt động của ngân hàng. Mặt khác, cổ phiếu CTG bị pha loãng khi phát hành 15% cổ phiếu cho Bank of Nova Scotia.  DPM Lợi thế - DPM có công suất sản xuất Urê lớn nhất nước (800.000 tấn/năm) và chiếm đến 60% thị phần urê trong nước, với vị thế như vậy DPM có thể chi phối thị trường phân bón trong nước. Bên cạnh đó, hệ thống phân bón của DPM rộng khắp và hệ thống quản trị hiện đại ERP là lợi thế không nhỏ của DPM. Tiềm lực tài chính vững mạnh (với lượng tiền mặt và tương đương tền trên 3.000 tỷ đồng) giúp công ty đảm bảo nguồn vốn phục vụ sản xuất. - Công ty tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm trong năm 2011 khi tiếp tục kinh doanh thêm phân NPK. - Giá phân bón dự báo sẽ tăng thêm do giá than tăng và bước vào vụ đông xuân. - Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2011 đạt 1.444 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch và tăng 60% so với cùng kỳ. - Khấu hao máy móc, nhà xưởng của DPM trong năm còn giảm mạnh nên biên lợi nhuận cũng tăng lên đáng kể. Rủi ro - Nguồn cung phân urê tăng lên đáng kể từ 2012 (dự án nhà máy Đạm Cà Mau và Đạm Ninh Bình sắp hoàn thành tăng cung urê lên trên 2 triệu tấn/năm) dẫn đến urê trong nước dư thừa sẽ gây ra tình trạng giảm giá trong dài hạn. Phân bón giả, kém chất lượng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. - Ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng) có thể làm giảm năng suất cây trồng từ đó làm giảm sản lượng phân bón.  PNJ Lợi thế - PNJ có mức trả cổ tức cao, bình quân khoảng 25-30%/năm, giúp cổ phiếu PNJ có sức hấp dẫn trong bối cảnh lãi suất huy động trần chỉ 14%. - PNJ là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vàng trang sức (chỉ sau SJC). Qua 23 năm xây dựng và phát triển PNJ là thương hiệu có uy tín trên thị trường với đội Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 8 [...]... Tăng giảm điểm -30,01 -23,9 Như vậy trong giai đoạn đầu VN-INDEX giảm 5,5 % ng ứng với 23,9 điểm, còn danh mục đầu giảm 6,9% ng ứng với 30,1điểm Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 10 Phân tích danh mục đầu 5.2 Giải thích nguyên nhân a Nguyên nhân tiếp tục nắm giữ danh mục này - Ngày đổi danh mục (17/10) thì chỉ số danh mục đang ở vùng đáy nhưng nhóm kỳ vọng là thị trường... phiếu như đã phân tích ở trên, thêm vào đó giá trị nội tại của các cổ phiếu này đều lớn hơn giá đóng cửa ngày 23.9.2011 nên nhóm quyết định lựa chọn đầu vào danh mục này 5 Đánh giá danh mục đầu 5.1 So sánh với kì vọng ban đầu a Lợi nhuận và rủi ro Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 9 Phân tích danh mục đầu Cổ phiếu Khối lượng cổ phiếu Giá ban đầu (1000đ ) Tổng GTTT ban đầu (1000đ)... đến 76 tỷ đồng đầu chứng khoán, lũy kế 9 tháng lỗ Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 11 Phân tích danh mục đầu hơn 264 tỷ Chính sách thắt chặt tiền tệ cùng một loạt Thông tư, công liên quan đến ngành TCNH càng khiến cổ phiếu CTG mất “nhiệt” Cổ phiếu thứ hai trong DMĐT có mức giảm mạnh là DPM (6,48%), đây cũng là một cổ phiếu trong nhóm Blue-chip Dù lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2011 của... này b Nguyên nhân gây ra lỗ cho danh mục Danh mục bị “xoáy” vào chiều giảm chung của thị trường Nếu như trong tháng 9/2011, VN-Index tăng nhẹ 2,89 điểm thì trong tháng 10/2011, chỉ số này lại giảm đi 6,7 điểm (tư ng đương 1,6%, từ 427,6 xuống còn 420,8) Việc đầu của chúng ta bắt đầu từ cuối tháng 9 (26/9) nên việc chỉ số Vn-Index giảm khá mạnh trong tháng 10 và đầu tháng 11 đã khiến lợi nhuận đạt... lại danh mục này Thực tế thì quyết định đó của nhóm đúng đến ngày 31/10 nhưng sau đó thị trường bất ngờ quay đầu giảm giá mạnh, gây ra lỗ lớn - Mặt khác ngày 17/10 toàn danh mục “chỉ” lỗ 5,4%, chưa thấy có dấu hiệu rõ ràng về một đợt giảm giá mạnh, thêm vào đó viêc kỳ vọng quá cao (50%) vào khả năng phục hồi của thị trường nên nhóm đã “mù quáng” tiếp tục giữ danh mục này b Nguyên nhân gây ra lỗ cho danh. .. (N01) 14 Phân tích danh mục đầu Nền kinh tế ổn định: ng tự DPM, cổ tức năm 2010 của PNJ giữ ở mức cao, do đó nhóm dự đoán 3 năm tiếp theo sẽ giữ ở mức g dự kiến, sau đó g=5%, k=13,5% Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Cổ tức 25% 27,55% 30,25% 33,28% 34,94% 36,69% … g 10% 10% 10% 5% 5% 5% Ke=13,5% V(31/12/2011)=46354(đ) D(2011)=2755(đ) V23/09/2011=47374(đ) Nền kinh tế suy thoái: 3 năm đầu g=6%,... nhuận thị trường) Cổ phiếu CTG DPM PNJ β 0,30 0,43 0,23 Ke(%/năm) 13,6 14,9 13,5 II Định giá cổ phiếu Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 12 Phân tích danh mục đầu 1 Định giá theo phương pháp P/E a Cổ phiếu CTG Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2011 là 2919 tỷ đạt 85% lợi nhuận sau thuế của cả năm 2010 Giả sử rằng trong 6 tháng cuối năm 2011 cũng đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy thì.. .Phân tích danh mục đầu ngũ lãnh đạo và nguồn nhân lực có tay nghề cao cộng thêm dây chuyền công nghệ hiện đại là một lợi thế quan trọng - Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của PNJ đã hoàn thành 84% kế hoạch năm (lợi nhuận sau thế đạt gần 200 tỷ đồng, doanh thu đạt 14.253 tỷ đồng)... mình PNJ niêm yết, nên P/E của ngành chính là P/E của PNJ vì vậy cách định giá này nhóm chỉ lấy tỷ trọng 10% 2 Định giá theo phương pháp DDM Giảng viên: Th.S NGUYỄN VIỆT ĐỨC Nhóm: 4 (N01) 13 Phân tích danh mục đầu Cổ phiếu CTG Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại 65% DPM 39% ROE g dự kiến 20% 13% 28% 11% PNJ 47% 21% 10% Kịch bản nền kinh tế ổn định: Lạm phát năm 2012 giảm xuống 1 con số, tăng trưởng GDP trên 6%,... nhóm lỗ gần 6,9% ng ứng với gần 6,9 triệu đồng, trong đó CTG là lỗ nhiều nhất với gần 4,8 triệu đồng (tư ng ứng 9,1%), còn PNJ là lỗ ít nhất với khoảng 42 ngàn đồng (tư ng ứng 0,3%) Cổ phiếu Lợi nhuận kỳ vọng Lợi nhuận thực Độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn (%/1,5 tháng) tế (%/1,5 tháng) kỳ vọng (%) thực tế (%) CTG 27,90 -9,1 2,14 1,96 DPM 24,64 -6,5 2,57 1,09 PNJ 9,84 -0,3 3,58 2,28 Danh mục 24,1478 -6,9 . mục đầu tư. Qua việc lý giải kết quả trong tư ng quan với kỳ vọng về danh mục đầu tư nhóm sẽ phân tích để đề xuất chiến lược trong tư ng lai. Việc đầu tư. năm 2011 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 A. MỞ ĐẦU 3 Phương pháp nghiên cứu 3 B. NỘI DUNG 3 1. Mục tiêu đầu tư 3 2. Phân tích môi

Ngày đăng: 23/02/2014, 14:25

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • A. MỞ ĐẦU

    • Phương pháp nghiên cứu

    • B. NỘI DUNG

      • 1. Mục tiêu đầu tư

      • 2. Phân tích môi trường đầu tư hiện tại

        • 2.1. Kinh tế Việt Nam

        • 2.2. Kinh tế thế giới:

        • 3. Chiến lược đầu tư

        • 4. Xây dựng danh mục đầu tư

          • 4.1 Đánh giá cổ phiếu

          • 4.2 Định giá cổ phiếu

          • 4.3 Quyết định lựa chọn cổ phiếu

          • 5. Đánh giá danh mục đầu tư

            • 5.1 So sánh với kì vọng ban đầu

            • 5.2 Giải thích nguyên nhân

            • C. KẾT LUẬN

            • PHỤ LỤC

            • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan