kinh tế du lịch kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của nhật bản

25 1.4K 18
kinh tế du lịch kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của nhật bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Chương I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ DU LỊCH I. Khái niệm và phân loại du lịch 1. Một số khái niệm 2. Phân loại du lịch 3. Vai trò và những nội dung cơ bản của kinh doanh du lịch 3.1. Vai trò 3.1.1. Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước 3.1.2. Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch 3.1.3. Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư 3.1.4. Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà 3.1.5. Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế 3.1.6. Các vai trò khác 3.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh quốc tế II. Các nhân tố ảnh hưởng 2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp 2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 2.3. Ảnh hưởng từ các nhân tố khác Chương II: NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA NHẬT BẢN I. Giới thiệu chung về đất nước và hoạt động du lịch của 1. Vài nét về Nhật Bảndu lịch Nhật Bản 1.1. Sơ lược về Nhật Bản 1.2. Sơ lược về du lịch Nhật Bản II. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của Nhật Bản 1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch 2. Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng-vật chất phục vụ du lịch 2.1. Đường giao thông 2.2. Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí 2.3. Phương tiện vận chuyển trong du lịch 3. Yếu tố con người trong hoạt động du lịch 3.1. Hướng dẫn viên du lịch 3.2. Điều hành du lịch 3.3. Các đối tượng khác 4. Kinh nghiệm từ những chính sách và những sáng kiến thiết thực của nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch 4.1. Loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho du khách trong chuyến du lịch 4.2. Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch 4.3. Chiến lược sản phẩm du lịch 4.4 Chính sách giá 4.5. Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch 4.6. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững 5. Những kinh nghiệm từ các yếu tố khác 5.1. Lễ hội 5.2. Các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch 5.3. Phố đi bộ và chợ đêm 5.4. Phương thức thanh toán 5.5. Vấn đề môi trường và vệ sinh trong du lịch 5.6. Chính sách mùa siêu giảm giá 5.7. Những việc làm nhỏ chứng tỏ sự quan tâm đến khách du lịch Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM 1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch quốc tế ở Việt Nam 2. Một số kiến nghị giải pháp để đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam từ việc nghiên cứu kinh nghiệm Nhật Bản 2.1 Một số hạn chế và điểm yếu dễ nhận thấy ở hoạt động đón khách quốc tế của Việt Nam 2.2 Những đề xuất kiến nghị 2.2.1 Đối với các cơ quan chức năng quản lí về du lịch 2.2.1.1 Chính phủ 2.2.1.2 Tổng cục du lịch Việt Nam 2.2.2 Đối với các bộ ngành có liên quan 2.2.3 Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ DU LỊCH I. Khái niệm và phân loại du lịch quốc tế 1. Một số khái niệm I.1 Khái niệm về du lịch Theo Tổ chức du lịch Thế giới, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích khác nhau nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau: “Du lịch là hoạt động có liên quan tới chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” I.2 Khái niệm về du lịch quốc tế Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của cuộc hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau. Ở hình thức này khách phải vượt qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. 1.3 Khái niệm về thị trường du lịch quốc tế Thị trường du lịch quốc tế được hiểu là điểm đến, sự lựa chọn của khách du lịch quốc tế đối với dịch vụ du lịch của một quốc gia nào đó. Thị trường du lịch quốc tế thường được đánh giá bằng độ tín nhiệm và rủi ro của nhu cầu du lịch trên toàn cầu. 2. Vai trò của kinh doanh du lịch 3.1 Tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đánh kể cho đất nước Ngành du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Tại nhiều quốc gia du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát triển. Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế liên quan từ đó góp phần làm thay đổi diện mạo hệ thống đô thị hóa đất nước với sự phát triển dịch vụ tổng hợp đem lại lượng ngoại tệ không hề nhỏ cho quốc gia. 3.2 Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch, tiết kệm lao động xã hội khi xuất khẩu một số mặt hàng. Du lịch quốc tế còn là cầu nối văn minh, văn hóa giữa các nước. Thông qua hoạt động du lịch quốc tế nước chủ nhà có thể học hỏi được những nét văn hóa của các nước từ đó xây dựng các chương trình du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch quốc tế do đó là điều kiện để đất nước ngày càng phát triển ngành du lịch hơn. 3.3 Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư Do đặc điểm vòng thời gian ngắn do đó thời gian thu hồi vốn và vòng quay vốn đầu tư thường rất nhanh. Điều này giúp các nhà đầu tư có thể dùng vốn để xây dựng những tour du lịch tiếp theo tùy theo khả năng vốn và nguồn vốn thu hồi được sau đầu tư. 3.4 Là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà Ngành du lịch là phương tiện quảng bá hữu hiệu hình ảnh của một xứ sở. Mang hình ảnh của quốc gia đến với thế giới để qua đó thế giới biết về con người, văn hóa và đất nươc mình nhiều hơn. 3.5 Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế Sự phát triển của du lịch có ý nghĩa quan trọng đến việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quôc tế. Các mối quan hệ này thường theo hướng: ký kết hợp đồng trao đổi khschd giữa các nước tổ chức và hãng du lịch; hợp tác phát triển trong lĩnh vực vay vốn phát triển du lịch; hợp tác trong lĩnh vực cải tiến các mối quan hệ tiền tệ trong lĩnh vực du lịch quốc tế. Du lịch có vai trò quan trọng góp phần làm cho các dân tộc gần gũi nhau hơn, bình thường hóa quan hệ quốc tế và tăng thêm phần hữu nghị giữa các dân tộc. 3.6 Các vai trò khác Bên cạnh những vai trò chủ yếu ở trên du lịch còn góp phần thúc đẩy các quốc gia bảo tồn di xản văn hóa dân tộc, bảo vệ và phát triển môi trường thiên nhiên- xã hội. Du lịch cũng kích thích các ngành nghề khác phát triển như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, y tế, xây dựng Chính vì vai trò của du lịch đối với kinh tế là rất lớn do vậy cần hiểu rõ mức độ quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch. Du lịch phát triển góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng thu ngoại tệ và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hiệu quả kinh doanh du lịch mang lại còn có vai trò quan trọng trong việc tái xây dựng nền kinh tế, cải thiện trang thiết bị máy móc, phương tiện kinh doanh. II. Các nhân tố ảnh hưởng Du lịch quốc tế, xét trên phương diện nào đó giống như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế, nên du lịch quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố từ bên trong cũng như bên ngoài, lien quan đến luật pháp của nhiều quốc gia khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau. 2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp • Vốn kinh doanh mang tính thời vụ rất cao. Chính vì thế nếu doanh nghiệp nào có vốn lớn, sẽ đáp ứng phục vụ cho nhiều khách hơn đủ để trang trải các chi phí cần thiết và ngược lại. • Nhân lực: vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp không những phải giỏi về trình độ chuyên môn, hiểu biết về xã hội… mà họ còn phải được sắp xếp tổ chức công việc một cách hợp lý, khoa học, và được quản lý một cách chắc chắn. • Phương tiện, khoa học công nghệ, các thiết bị khoa học cũng đóng một phần quan trọng tạo nên hiệu quả của công việc kinh doanh. • Kinh nghiệm kinh doanh, mối quan hệ với các bạn hàng, các nhà quản lý… Đây là cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty, cơ hội cho sự cạnh tranh trên thương trường. Mức độ đem lại hiệu quả kinh doanh đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố này, bởi lẽ du lịch quốc tế liên quan tới người nước ngoài và vì thế nó chịu sự chi phối của nhiều tổ chức quản lý cả trong nước và ngoài nước. 2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp • Ảnh hưởng của môi trường luật pháp • Ảnh hưởng từ môi trường chính trị • Ảnh hưởng của môi trường văn hóa xã hội • Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế • Ảnh hưởng từ môi trường cạnh tranh của công ty 2.3. Ảnh hưởng từ các nhân tố khác • Sự tăng cầu về du lịch của người tiêu dùng (do thu nhập tăng cao) • Sự tăng cầu của các hãng về du lịch • Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp du lịch • Giá cả và chất lượng dịch vụ du lịch • Thay đổi kỹ thuật đã nuôi dưỡng khả năng tồn tại và khả năng tiếp xúc với nhau của các hãng kinh doanh du lịch cách xa trên thế giới • Sự phát triển của các công ty đa quốc gia • Việc xóa bỏ các hàng rào chắn, các quy định cũng tạo ra điều kiện cho ngành du lịch phát triển ở tầm cỡ quốc tế • Sự can thiệp của chính phủ. Chương II: NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH CỦA NHẬT BẢN I. Giới thiệu chung về đất nước và hoạt động du lịch của Nhật Bản 1. Vài nét về Nhật Bảndu lịch Nhật Bản 1.1. Sơ lược về Nhật Bản Tên gọi Nhật Bản có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế được hiểu là "đất nước Mặt Trời mọc". Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh đào", vì loài hoa này nở rộ trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, hay "đất nước hoa cúc" vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. Nhật Bản còn được gọi là Phù Tang - một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc. 1.1.1 Địa lý Nhật Bảnquốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là 379.954 km², nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Đất nước này nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. 1.1.2 Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên • Khí hậu Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Vị trí nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các trấn động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong một thế kỷ. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng. Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu. Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C - đo được vào 16 tháng 8 năm 2007. Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshu, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng. • Cảnh quan thiên nhiên Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp nhất thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới (năm 2010) và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong danh sách này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ cũng như của các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương. 1.1.3. Dân số Nhật Bảnquốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu người sinh sống. 1.1.4. Văn hóa Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jomon cho tới thời kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề thủ công như đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu diễn như nhảy, kabuki, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc truyền thống khác như trà đạo, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới. 1.1.5. Kinh tế Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên,nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục. Nhật Bản là một nước có nền kinh tế- công nghiệp- tài chính thương mại- dịch vụ- khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật. 1.2. Sơ lược về du lịch Nhật Bản 1.2.1. Lịch sử ngành du lịch Tại Nhật Bản, nguồn gốc của truyền thống tham quan du lịch các địa điểm đẹp đầu tiên không rõ ràng, nhưng các chuyến tham quan ghi nhận sớm trong lịch sử Nhật Bản là chuyến đi năm 1689 của Matsuo Basho đến nơi mà thời điểm đó là "cực Bắc" của Nhật Bản, diễn ra không lâu sau khi Hayashi Razan phân loại “Nhật Bản tam cảnh” vào năm 1643. Sau Minh Trị Duy Tân và sau khi xây dựng một mạng lưới đường sắt quốc gia trên khắp Nhật Bản, du lịch đã trở nên phổ biến hơn với giá cả phải chăng cho công dân trong nước và du khách từ nước ngoài có thể vào Nhật Bản một cách hợp pháp. Đầu năm 1887, các quan chức chính phủ công nhận sự cần thiết cho một hệ thống có tổ chức thu hút khách du lịch nước ngoài; các Kihinkai (Quý Tân Hội) nhằm để phối hợp các đơn vị và tổ chức khác nhau trong ngành du lịch, được thành lập năm đó. Các nhà lãnh đạo đầu của nó bao gồm Shibusawa Eiichi và Ekida Takashi. Một mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp du lịch tại Nhật Bản đã được thông qua Luật Phát triển khách sạn năm 1907, nhờ đó, Bộ Đường sắt bắt đầu xây dựng các khách sạn thuộc sở hữu công trên khắp nước Nhật. 1.2.2. Tình hình du lịch Nhật Bản hiện nay Theo JNTO ( Japan National Tourism Organization- Tổng cục Du lịch Nhật Bản) , số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản trong tháng 6 năm 2013 là 901.000 (tăng 31,9% từ tháng 4 năm 2012). Số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản trong nửa đầu năm 2013 đạt 4.955 ngàn, cao hơn số lượng người nước ngoài đến trong nửa đầu năm 2008 là 618.000. Những kích cầu về du lịch của chính phủ Nhật đã tỏ ra có tác dụng. Ngoài ra, đồng yên yếu giúp cho Nhật Bản trở thành một điểm đến lí tưởng với giá cả phải chăng. Kết quả là, số lượng du khách trong nước cho thấy một sự gia tăng đáng kể. II. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch của Nhật Bản 2.1 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch của Nhật Bản. Nhật Bản có các sản phẩm du lịch đặc trưng sau: Du lịch văn hóa kết hợp với du lịch tham quan nghiên cứu Du lịch tham quan di tích lịch sử, cách mạng Du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái… 2.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái. Trong các hoạt động đi du lịch, các hoạt động hướng tới thiên nhiên và du lịch sinh thái đang là một quan tâm lớn của khách du lịch Nhật Bản. Theo Luật Du lịch Sinh thái Nhật Bản, du lịch sinh thái là hoạt động du lịch trong đó du khách được hướng dẫn hay cung cấp những thông tin về tài nguyên du lịch tự nhiên, thường xuyên có những hoạt động tích cực hướng tới giao tiếp với tài nguyên du lịch tự nhiên trong quá trình đi du lịch; hoặc những hoạt động du lịch của du khách với mục đích tìm hiểu những kiến thức về tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ các tài nguyên này. Theo Báo cáo về Xu hướng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do Công ty Giao thông Nhật Bản thực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch được khách du lịch Nhật Bản ưa thích nhấtdu lịch tắm suối nước nóng (chiếm 57,9 % số người được hỏi). Xếp thứ 2 là du lịch hướng tới thiên nhiên (45,7%). Nhận thức về du lịch sinh thái của người dân cũng cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây. Nhu cầu du lịch sinh thái của nguời Nhật bắt nguồn từ ý thức bảo vệ môi trường rất cao của người dân. Tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó có cả sản phẩm du lịch trở thành một phần trong giá trị sống. Người Nhật đã rất quen với ý thức phân loại rác sinh hoạt (có khi tới 4-5 chủng loại khác nhau), hạn chế xả rác và tự thu dọn rác của mình tại những nơi công cộng, những điểm du lịch. Họ cũng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có “giá trị môi trường cao”, được thiết kế và sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và nhận được các chứng chỉ môi trường. Điều này giải thích vì sao nhiều chuỗi khách sạn, nhà hàng của Nhật Bản tiên phong trong việc xây dựng vòng tròn khép kín từ thu thập rác thải hữu cơ, sản xuất phân vi sinh sử dụng để sản xuất rau sạch và dùng rau sạch này trong khách sạn. Du lịch sinh thái của Nhật Bản thực sự trở thành một loại hình du lịch được quan tâm phát triển từ đầu những năm 1990, khi Ủy ban Môi trường (nay là Bộ Môi trường) Nhật Bản tiến hành nghiên cứu về các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở đảo Okinawa (đảo phía Nam Nhật Bản). Ủy ban Môi trường tham gia vào Liên minh Di sản Thế giới năm 1992. Cũng từ năm đó, các nhóm kinh doanh và hoạt động về du lịch sinh thái ở các địa phương bắt đầu tập hợp và họp bàn ở cấp toàn quốc. Năm 1994, Hiệp hội Bảo vệ Di sản Thiên nhiên Nhật Bản cho ra đời “Hướng dẫn về Du lịch Sinh thái”. Sau sự ra đời của một số Hiệp hội du lịch sinh thái tại một số địa phương là sự ra đời của Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái Nhật Bản năm 1998. Hội đồng này là cơ quan cao nhất của nhà nước đưa ra các chính sách phát triển du lịch sinh thái tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng. Hội đồng bao gồm cả những đại diện của những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (các bộ Môi trường; Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch; Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản …), các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương, các hiệp hội du lịch, đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái. Đứng đầu Hội đồng là Bộ truởng Bộ Môi trường Nhật Bản. Chính sách do Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái đưa ra không chỉ tập trung trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch này ở Nhật Bản mà còn liên quan tới bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, giảm các tác động tiêu cực của du lịch và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. Vào tháng 6 năm 2004, Hội đồng đã đưa ra “5 giải pháp xúc tiến du lịch sinh thái”, đó là: 1. Xây dựng luật về du lịch sinh thái nhằm phổ biến và khuyếch trương hoạt động du lịch sinh thái, 2. Đưa ra một danh sách các “chương trình du lịch sinh thái” (List of Eco-tours) và quảng bá các hoạt động và kinh doanh du lịch sinh thái, 3. Xây dựng “Giải thưởng lớn về du lịch sinh thái” (Grand Prize for Ecotourism) nhằm cổ vũ cho những hoạt động du lịch này 4. Biên soạn “Sổ tay phát triển du lịch sinh thái” nhằm cung cấp những kiến thức, hướng dẫn phát triển du lịch sinh thái 5. Phát triển 13 dự án thí điểm về du lịch sinh thái tại một số địa phương 6. Một số các giải pháp đang trong quá trình thực thi trong khi một số giải pháp đã bước đầu hoàn thành. Bộ Môi trường đã công bố Luật Du lịch Sinh thái, tổ chức trao giải thưởng lớn về du lịch sinh thái hàng năm và phổ biến Sổ tay phát triển du lịch sinh thái. Các hoạt động khác cũng đã hoàn thành giai đoạn đầu và tiếp tục với các hoạt động duy trì và mở rộng. Các giải pháp trên đi kèm theo một loạt các hoạt động từ khảo sát nghiên cứu, tổ chức biên soạn, tổ chức các hội thảo, đầu tư tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật… Kinh phí thực hiện các giải pháp được huy động từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu từ nhà nước. Riêng về giải pháp thứ 5, phát triển các dự án thí điểm về du lịch sinh thái, Bộ Môi trường trực tiếp đầu tư phát triển các mô hình thí điểm trong khoảng thời gian 3 năm. Các mô hình này được chia thành ba nhóm: nhóm các vùng bảo tồn tự nhiên (tại Shiretoko, Shirakami, Ogasawara, Yakushima), nhóm các vùng có nhiều khách du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, Rokko, Sasebo), và nhóm các vùng có tài nguyên nhân văn đặc sắc đi cùng với những tài nguyên du lịch tự nhiên tái sinh (Tajiri, Hanno-naguri, Iida region, Kosei, Nanki-Kumano). Nội dung chính của các dự án này gồm: • Hình thành các “Hội đồng xúc tiến du lịch sinh thái địa phương” với sự tham gia của chính quyền địa phương, hướng dẫn viên, công ty lữ hành, các tổ chức phi lợi nhuận, giới nghiên cứu … • Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự nhiên • Phát triển nguồn nhân lực hay xây dựng các chương trình phát triển du lịch sinh thái tại các địa phương. Bên cạnh các dự án phát triển du lịch sinh thái là một loạt các dự án nhằm sử dụng hữu hiệu hơn các vườn quốc gia. Tại Nhật Bản có 28 vườn quốc gia, đón nhận khoảng 370 triệu lượt khách một năm. Nhiều trong số này đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng về môi trường, giao thông, rác thải do quá tải. Một loạt các dự án của Nhà nước được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề này cũng như xây dựng nền tảng cho phát triển bền vững tại các vườn quốc gia, ví dụ như quy định về số lượng ô tô được ra vào 25 vườn quốc gia, tu tạo hệ thống đường mòn lên núi và bảo vệ thảm thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống nhà vệ sinh tại các vùng núi, phát triển các hệ thống kiểm soát việc sử dụng các vườn quốc gia … Bộ Môi trường Nhật Bản cũng phối hợp với các cơ quan và tổ chức du lịch trong nước và quốc tế xây dựng và phổ biến các quy định và tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại các khu bảo tồn như “Hướng dẫn về du lịch tại các vườn và khu bảo tồn tại khu vực Đông Á”. 2.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở Nhật Bản. Là nước công nghiệp phát triển, nhưng Nhật Bản vẫn phát triển các làng nghề thủ công một cách bền vững, đóng góp nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa cao. Phát triển du lịch làng nghề cũng là hướng đi Nhật Bản rất quan tâm, trong đó coi trọng việc giữ gìn cảnh quan môi trường. Phong trào “mỗi làng một sản phẩm” ở tỉnh Oita của Nhật Bản đã thực sự thu hút được sự quan tâm, học hỏi và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Thái Lan, Trung Quốc, Cam puchia, Indonesia… Ðể có được những sản phẩm có chất lượng cao lại có mẫu mã đẹp đòi hỏi bàn tay khéo léo và sáng tạo của nghệ nhân. Sản phẩm thủ công chỉ có thể cạnh tranh được với sản phẩm công nghệ, máy móc khi mỗi sản phẩm đều chứa đựng tâm hồn và sự sáng tạo của người làm ra chúng. Trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng tre thủ công ở tỉnh Oi-ta có nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ sản xuất và bảo quản nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, như vải tre, khăn mặt tre, than tre Trung tâm cũng đồng thời tiến hành đào tạo đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ công áp dụng các công nghệ đã được nghiên cứu vào thực tế sản xuất. [...]... khách du lịch sinh thái tới Việt Nam Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Nhật Bản cho thấy tầm quan trọng của một định hướng và kế hoạch phát triển du lịch sinh thái rõ ràng Định hướng phát triển du lịch sinh thái vừa có thể được xem là bước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vừa là cơ sở phát triển một loại hình kinh doanh của một quốc gia Do vậy, tổ chức như một Hội đồng quốc. .. nguyên du lịch của địa phương Vì vậy, du khách sẽ có thể đồng thời đi du lịch và trải nghiệm cuộc sống tại địa phương Việt Nam đã học tập kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản tại Làng cổ Đường Lâm Hà Nội Tại thủ đô Hà Nội, Nhật Bản đã hợp tác với Việt Nam trong việc bảo tồn và phát triển du lịch ở Làng cổ Đường Lâm thông qua việc tiến hành nghiên cứu khoa học cũng như cử chuyên gia Nhật Bản và... bản để phát triển du lịch sinh thái Phát triển du lịch sinh thái mới ở những bước đầu tiên, thậm chí trên phạm vi toàn thế giới Du lịch sinh thái có thể mang lại những thời cơ cho phát triển Du lịch Việt Nam nhưng cũng ẩn chứa không ít thách thức trong việc khuyến khích phát triển Nhưng du lịch sinh thái đang dần trở thành một trào lưu và mang lại sự phát triển bền vững cho điểm du lịch và cho cả quốc. .. hoạt động du lịch ở Việt Nam từ việc nghiên cứu kinh nghiệm Nhật Bản 2.1 Giải pháp cho Việt Nam trong phát triển du lịch bền vững và phát huy giá trị di sản văn hóa Dựa trên những phân tích từ kinh nghiệm của Nhật Bản, có thể đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam trong phát triển du lịch bền vững và phát huy giá trị di sản văn hóa (1) Hoạt động bảo tồn nên được quản lý tốt hơn để tiếp đón du khách Một... hóa Nhật, khai thác tốt tiềm năng du lịch trong các giá trị văn hóa truyền thống, Nhật Bản đã rất thành công trong loại hình du lịch văn hóa 2.2 Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng-vật chất phục vụ du lịch 2.2.1 Đường giao thông và phương tiện vận chuyển trong du lịch Nhật Bản đã chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, tăng cường những dự án đầu... tuổi của họ từ 88 tuổi trở lên 2.4.4 Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch ( vẽ mô hình) Phân tích mối quan hệ giữa khách (du lịch) và chủ (cộng đồng) 2.4.5 Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững 2.5 Những kinh nghiệm từ các yếu tố khác 2.5.1 Lễ hội Nhật Bảnquốc gia rất biết tận dụng sự phong phú, đa dạng trong các lễ hội của mình để phát triển du. .. ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới được thúc đẩy hơn, cơ sở vật chất ngày một cải thiện Nhìn chung, hoạt động du lịch ngày một hoàn thiện và có định hướng rõ ràng Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn còn tồn tại một số mặt yếu kém Thông qua bài tiểu luận: Kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản , nhóm em mong muốn làm rõ được những bài học về công tác quản lí, cơ chế vận hành của ngành du lịch Nhật Bản. .. nghiệm về sản xuất hàng hóa ở địa phương, du lịch nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm nông trại và trải nghiệm về quán ăn làng quê Ý tưởng của bản đồ du lịch là để tạo ra sự tương tác giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương nhằm tạo ra một mối quan hệ tốt giữa hai bên Thực tế là trong trường hợp của Đường Lâm, những kinh nghiệm của Nhật Bản sẽ là hữu ích trong bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống,... Xu hướng vận động của thị trường du lịch ở Việt Nam Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là 3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm... tường, mái ngói đặc trưng Nhật Bản phủ kín rêu phong, không gian đẹp, đường sá phong quang sạch sẽ, có cả những đàn cá bơi lội tung tăng trong con suối trong vắt Đây là mô hình du lịch sinh thái kết hợp với làng nghề truyền thống Nhật Bản đang phát triển 2.1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong . lịch Nhật Bản 1.1. Sơ lược về Nhật Bản 1.2. Sơ lược về du lịch Nhật Bản II. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của Nhật Bản 1. Kinh nghiệm phát. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA NHẬT BẢN I. Giới thiệu chung về đất nước và hoạt động du lịch của 1. Vài nét về Nhật Bản và du lịch

Ngày đăng: 22/02/2014, 22:52

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Vấn đề nan giải của ngành du lịch Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan