Bài tập tiến hóa sinh học

6 2.1K 66
Bài tập tiến hóa sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Những bài tập thuộc chương tiến hóa sinh học 12

BÀI TẬP VỀ CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA 1. Có hai quần thể ốc sên: quần thể lớn (quần thể chính) và quần thể nhỏ nằm ở hòn đảo (quần thể đảo). Xét một gen gồm hai alen: A và a. Ở quần thể chính có p A = 1, quần thể đảo có p A = 0,6. Do di cư, quần thể đảo trở thành quần thể mới, có 20% số cá thể là của quần thể chính. Tần số tương đối của các alen trong quần thể mới sau di cư là: A.p A =0,8;q a =0,2. B.p A =0,68;q a =0,32 C.p A =0,62;q a =0,38. D. p A = 0,78; q a = 0,22. GIẢI: A = 0.8*0.6+0.2*1 = 0.68 a = 1-0.68 = 0.32 2. Trong một quần thể giao phối, tần số tương đối gen A là 0,5. Tần số đột biến của gen A thành gen a qua mỗi thế hệ đều là 10 -5 , sau bao nhiêu thế hệ thì tần số tương đối của gen A sẽ giảm đi một nửa: A. 16 B. 100 C. 1000 D. 69000 Giải: Áp dụng CT: Pn=Po.(1-u) n với Pn, Po tần số alen A, u tốc độ đột biến, n số thế hệ ½.0,5=0,5.(1-10 -5 ) n  n=69000 (D) 3. Cấu trúc di truyền của QT ban đầu: 0.3AA + 0.4Aa + 0.3aa = 1. Quá trình đột biến làm alen A thành a với tỷ lệ là 0,02. Nếu đây là quần thể ngẫu phối thì qua 4 thế hệ ngẫu phối tỷ lệ kiểu gen Aa là bao nhiêu? A. 0,5 B. 0,42 C. 0.46 D. 0,48 - Tần số các alen trước đột biến: A = a = 0,5 Nếu đột biến chỉ xảy ra 1 lần ở thế hệ đầu tiên thì tần số alen sau đột biến A=0,5 – 0,5.0,02= 0,49, a =0,51 Quần thể ngẫu phỗi, tỉ lệ kg Aa ở F1 giống F4và bằng: 2.0,51.0,49= 0,4998 (A) - Nếu đột biến xảy ra ở tất cả các thế hệ thì tần số A=0,5.(1-0,02) 4 =0,4612 , a= 1-A=0,5388. Tần số kg Aa ở F4: 2.0,4612.0,5388=0,4969 (A) 4. Trong một quần thể cân bằng di truyền có các alen T và t. 51% các cá thể là kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là A. 0,41. B. 0,3 C. 0,7 D. 0,58. 5. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. Loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen rồi cho các cá thể còn lại thực hiện ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối là: A. 0,09 AA : 0,12 Aa : 0,04 aa. B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. C. 0,09 AA : 0,87 Aa : 0,04 aa. D. 0,2 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa. 6. Một quần thể có tần số alen p(A) = 0,3 và q(a) = 0,7. Khi kích thước quần thể bị giảm chỉ còn 50 cá thể thì xác suất để alen trội A bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể sẽ bằng bao nhiêu? A. 0,7 100 B. 0,3 50 C. 0,7 50 D. 1-0,7 50 . Nghĩa là QT chỉ có alenlặn Xác suất xuất hiện 1 alen lặn= 0,7 50 cá thể có 50x2 =100 alen Vậy XS cần tìm = (0,7) 100 (đáp án A) 7. Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen đồng hợp tính theo lí thuyết là: A. 36%. B. 16%. C. 25%. D. 48%. 8. Cho 2 quần thể 1 và 2 cùng loài, kích thước của quần thể 1 gấp đôi quần thể 2. Quần thể 1 có tần số alen A = 0,3, quần thể 2 có có tần số alen A = 0,4. Nếu có 10% cá thể của quần thể 1 di cư qua quần thể 2 và 20% cá thể của quần thể 2 di cư qua quần thể 1 thì tần số alen A của 2 quần thể 1 và quần thể 2 lần lượt là: A. 0,35 và 0,4 B. 0,3 và 0,4 C. 0,4 và 0,3 D. bằng nhau = 0,35 E. Kết quả khác. Gọi N là số lượng cá thể của quần thể 2, vậy số lượng các thể của quần thể 1 là 2N. -Tần số alen ban đầu của quần thể 1: p1A = 0,3, q1a = 0,7 -Tỉ lệ kiểu gen của quần thể 1 khi chưa di nhập: 0,09AA: 0,42Aa: 0,49 aa - Số lượng cá thể tương ứng với từng kiểu gen của quần thể 1 là: AA = 0,09 x 2N = 0,18N Aa = 0,42 x 2N = 0,84N aa = 0,49 x 2N = 0,98N -Số lương cá thể của quần thể 1 di cư qua quần thể 2 là: 2N x 10% = 0,2N. -Trong đó số lương tương ứng với từng kiểu gen của quần thể 1 di cư qua quần thể 2 là: AA = 0,18N x 0,1 = 0,018N Aa = 0,84N x 0,1 = 0,084N aa = 0,98N x 0,1 = 0,098N -Tần số alen ban đầu của quần thể 2: p2A = 0,4, q2a = 0,6 -Tỉ lệ kiểu gen của quần thể 2 khi chưa di nhập: 0,16AA: 0,48 Aa: 0,36 aa -Số lượng cá thể tương ứng với từng kiểu gen của quần thể 2 khi chưa di nhập là: AA = 0,16 N Aa = 0,48 N aa = 0,36 N Số lương cá thể của quần thể 2 di cư qua quần thể 1 là: N x 20% = 0,2N. Trong đó số lương tương ứng với từng kiểu gen của quần thể 2 di cư qua quần thể 1 là: AA = 0,16N x 0,2 = 0,032N Aa = 0,48N x 0,2 = 0,096N aa = 0,36N x 0,2 = 0,072N Kết quả sau lần di nhập thứ nhất: - Quần thể 1: Số lượng cá thể tương ứng với từng kiểu gen của mỗi quần thể 1 sau lần di, nhập đầu tiên: AA = 0,18N - 0,018N + 0,032N = 0,194N Aa = 0,84N - 0,084N + 0,096N = 0,852N aa = 0,98N - 0,098N + 0,072N = 0,954N Vậy tần số alen của quần thể 1 sau lần di, nhập đầu tiên: p'1 = {(2 x 0,194N) + 0,852N}/2N x 2 = (0,388N + 0,852N)/4N = 1,24N/4N = 0,31 q'1 = 1 - 0,31 = 0,69 - Quần thể 2: Số lượng cá thể tương ứng với từng kiểu gen của mỗi quần thể 2 sau lần di, nhập đầu tiên: AA = 0,16N - 0,032N + 0,018N = 0,146N Aa = 0,48N - 0,096N + 0,084N = 0,468N aa = 0,36N - 0,072N + 0,098N = 0,386N Vậy tần số alen của quần thể 2 sau lần di, nhập đầu tiên: p'2 = {(2 x 0,146N) + 0,468N}/2N = (0,292N + 0,468N)/2N = 0,76N/2N = 0,38 q'2 = 1-0,38 = 0,62 9. Một quần thể ở trạng thái cân bằng về 1 gen gồm 2 alen A và a, trong đó P(A)=0,4 . Nếu quá trình chọn lọc đào thải những cá thể có kiểu gen aa xảy ra với áp lực S=0,02 . Cấu trúc di truyền của quần thể sau khi xảy ra áp lực chọn lọc: A. 0,1612AA:0,4835Aa:0,3551aa B. 0,16AA:0,48Aa:0,36aa C. 0,1613AA:0,4830Aa:0,3455aa D. 0,1610 AA: 0,4875 Aa: 0,3513 aã Quần thể ban đầu có cấu trúc : 0,16AA:0,48Aa:0,36aa Áp lực S=0,02 Sau khi chọn lọc thì tần số alen a=0,3528 0,3528+0,48+0,16 =0,3551 Nhìn vào chỉ đáp án A 10. Bệnh mù màu đỏ - lục ở người liên kết với giới tính. Một quần thể người trên đảo có 50 phụ nữ và 50 đàn ông trong đó có hai người đàn ông bị mù màu đỏ - lục. Tính tỉ lệ số phụ nữ mang gen bệnh. A. 7,68% B. 7,48% C. 7,58% D. 7,78% Trong 50 người đàn ông chỉ có 2 người bị bệnh có kiểu gen X a Y với tần số 0,04 ⇒ tần số alen a=0,04⇒A=0,96 Quần thể cân bằng tỉ lệ phụ nữ mang gen bệnh là 2.0,04.0,96=7,68 ⇒ A 11. Quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa. Nếu xảy ra đột biến lặn với tần số 5% thì tần số tương đối của alen A và a ở thế hệ sau lần lượt là: A. 0,62 và 0,38 B. 0,58 và 0,42 C. 0,63 và 0,37 D. 0,57 và 0,43 Cho ngẫu phối bình thường ra được tỉ lệ alen A và a sau đó bạn làm phép tính A mới = A - Ax0.05; a mới = a + Ax0.05. 12. Kiểu gen của cá chép không vảy là Aa, cá chép có vảy là aa. Kiểu gen AA làm trứng không nở. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa các cá chép (P) không vảy sẽ cho tỉ lệ kiểu hình ở đời F2 là : A. 1 cá chép không vảy : 2 cá chép có vảy B. 3 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy C. 75% cá chép không vảy : 25% cá chép có vảy D. 4 cá chép không vảy : 1 cá chép có vảy Thế hệ thứ nhất: 2Aa : 1 aa Bạn lấy lại tỉ lệ suy ra: Tần số alen A: 0.3333 Tần số alen a: 0.6666 Cho ngẫu phối; loại bỏ những cá thể có KG AA là xong 13 .Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền 0,5 AA : 0,3 Aa : 0,2 aa , kiểu gen AA có giá trị thích nghi là 0,5. Các kiểu gen khác có giá trị thích nghi bằng 1. Quần thể này tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ thì tỉ lệ đồng hợp tử trội qua 2 thế hệ là A. 6/ 47 B. 16/ 47 C. 18/47 D. 25/47 Bài làm 0,5.0,5 / (0,5.0,5+0,3+0,2 ) AA + 0,3 / ( 0,5.0,5+0,3+0,2) Aa + 0,2 / (0,5.0,5+0,3+0,2) aa=1 ⇔5/ 15 AA + 6 /15 Aa + 4/ 15 aa = 1 ⇒ Sau khi thụ phấn được thế hệ 1: 13/ 30 AA + 6 /30 Aa + 11 /30 AA = 1 Thành phần kG tham gia ở thế hệ 2: (13/ 30 .0,5) / (13 /30 .0,5 + 6 /30 + 11 /30 ) AA + 6/ 30 / (13/ 30 .0,5 + 6/ 30 +11/ 30 ) Aa + 11 / 30 / ( 13 30 .0,5+6 30 +11 30 ) aa = 1 ⇔ 13 / 47 AA+12/ 47 Aa + 22/ 47 aa=1 ⇒ Sau khi thụ phấn được thế hệ 2: AA= 13/ 47 + 3/ 47 = 16/ 47 ⇒ B * Nếu : Do AA gây chết nên: Ban đầu là: 0,6Aa: 0,4aa Thế hệ ngẫu phối 1: 0,6.\ 0,5}{2}AA$:$0,6.0,5Aa:\left(0,4+0,6. \frac{0,5}{2} \right) aa$ Hay: 0,15AA 0,3Aa : 0,55aa AA gây chết: $\frac{0,3}{0,3+0,55}Aa:\frac{0,55}{0,3+0,55}aa \Leftrightarrow \frac{6}{17}Aa:\frac{11}{17}aa$ Thế hệ ngẫu phối 2: $\frac{6}{17}.\frac{0,5}{2}AA$ : $ \frac{6}{17}.0,5Aa:\left( \frac{11}{17}+\frac{6}{17}.\frac{0,5}{2}\right)aa$ => $\frac{30}{340}AA:\frac{60}{340}Aa:\frac{271}{340} $ THI THU TREN VIETMATH 14. Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt có khả năng nảy mầm trên đất bị nhiễm mặn, alen a quy định hạt không có khả năng này. Từ một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thu được tổng số 10000 hạt. Đem gieo các hạt này trên một vùng đất bị nhiễm mặn thì thấy có 6400 hạt nảy mầm. Trong số các hạt nảy mầm, tỉ lệ hạt có kiểu gen dị hợp tử tính theo lí thuyết là A. 36%. B. 16%. C. 25%. D. 75%. THI THU THPT MINH KHAI 15. Cho quần thể gồm 100AA, 400 Aa, 500 aa. Giả sử chọn lọc tự nhiên đào thải kiểu hình lặn. Trong số các cá thể trội ở F 1 tỉ lệ kiểu hình trội đồng hợp của quần thể tự phối này là A. 2/5. B. 1/2. C. 1/5. D. 3/5. 16. Cho 1 quần thể ngẫu phối gồm 100 cá thể có kiểu gen AA, 500 cá thể có kiểu gen Aa, 400 cá thể có kiểu gen aa. Do thiếu thức ăn 300 cá thể có kiểu gen Aa, 200 cá thể có kiểu gen aa di cư đi nơi khác. Cấu trúc di truyền của quần thể còn lại ở F 3 là A. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa. B. 0,375AA: 0,05Aa: 0,575aa. C. 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa. D. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. THI THU THPT NGHIA HUNG 17. Mèo man-xơ có KH cụt đuôi. KH này do 1 alen lặn gây chết ở trạng thái đồng hợp tử quy định. Giả sử có 1 quần thể mèo trên mới được hình thành trên một hòn đảo với tần số alen trong quần thể xuất phát (thế hệ 0) là 0,1. Tần số alen này qua 10 thế hệ là bao nhiêu ? . A. 0.00. B. 0,05. C. 0,75. D. 0,1. THI THU THPT CHUYEN LE QUY DON LAN 3 18. Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có các alen T và t. Quần thể có 51% cá thể là kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là A. 0,41 B. 0,3 C. 0,7 D. 0,58 THI THU CHUYEN NGUYEN HUE LAN 4 2011 19. Ở thỏ, alen A quy định tính trạng lông đen, alen a quy định tính trạng lông trắng. Giả sử có một quần thể thỏ rừng ngẫu phối cân bằng di truyền với 50 con, trong đó số cá thể lông trắng là 8 con. Sau 5 năm, số lượng các thể của quần thể tăng lên đạt mức 200 con. Kết luận nào sau đây là đúng: A. Sau 5 năm, tần số cá thể có kiểu gen aa tăng lên 4 lần. B. Sau 5 năm, số cá thể có kiểu gen Aa tăng thêm 72 con. C. Sau 5 năm, quần thể thỏ đã sinh ra 150 con. D. Sau 5 năm, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,16AA:0,48Aa:0,36aa. 20. Quần thể sinh sản vô tính ban đầu có 200 cá thể, tất cả đều mang kiểu gen aa . Giả sử do tác nhân đột biến tác động vào quần thể làm cho 40 cá thể bị đột biến a  A . Những cá thể mang alen A có khả năng sinh sản nhanh gấp 2 lần so với những cá thể ban đầu. Sau một thời gian tương ứng với quá trình sinh sản một lần của các cá thể bình thường, giả sử chưa xảy ra tử vong, tính theo lý thuyết tỷ lệ giữa số thể đột biến trong quần thể và số cá thể bình thường sẽ là: A. 1/4. B. 1/3. C. 2/3. D. 1/2. 3 Bài tập khó 21. Một quần thể sóc sống trong vườn thực vật có 160 con có tần số alen B = 0,9. Một quần thể sóc khác sống trong rừng bên cạnh có tần số alen này là 0,5. Do mùa đông khắc nghiệt đột ngột, 40 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng chuyển sang quần thể sóc vườn tìm ăn và hòa nhập vào quần thể vườn, tần số alen B sau sự di cư này là bao nhiêu ? A. 0,70. B. 0,90. C. 0,75. D. 0,82. Giải: Xét quần thể ban đầu: Số allele B là: 0.9.160.2 = 288 ; số allele b là: (1-0,9).160.2 = 32 Xét nhóm cá thể nhập cư: Số allele B = số allele a = 0,5.40.2 = 40 Quần thể vườn sau nhập cư: Số allele B = 288+40 = 328 ; số allele b = 40+32=72 Tần số allele B trong quần thể sau nhập cư là: 328/(328+72) = 0,82 . Sau 5 năm, quần thể thỏ đã sinh ra 150 con. D. Sau 5 năm, thành phần kiểu gen của quần thể là 0,16AA:0,48Aa:0,36aa. 20. Quần thể sinh sản vô tính ban đầu. thể mang alen A có khả năng sinh sản nhanh gấp 2 lần so với những cá thể ban đầu. Sau một thời gian tương ứng với quá trình sinh sản một lần của các cá

Ngày đăng: 20/02/2014, 19:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2. Trong một quần thể giao phối, tần số tương đối gen A là 0,5. Tần số đột biến của gen A thành gen a qua mỗi thế hệ đều là 10-5, sau bao nhiêu thế hệ thì tần số tương đối của gen A sẽ giảm đi một nửa:

  • 3. Cấu trúc di truyền của QT ban đầu: 0.3AA + 0.4Aa + 0.3aa = 1. Quá trình đột biến làm alen A thành a với tỷ lệ là 0,02. Nếu đây là quần thể ngẫu phối thì qua 4 thế hệ ngẫu phối tỷ lệ kiểu gen Aa là bao nhiêu?

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan