Tài liệu thong tin cho dai tieng noi Viet Nam ppt

5 341 0
Tài liệu thong tin cho dai tieng noi Viet Nam ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ XÂY DỰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : /SXD-QHKT Quy Nhơn, ngày tháng năm 2008 V/v cung cấp thông tin tuyên truyền thành tựu của tỉnh Bình Định trên đài tiếng nói Việt Nam. Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND Tỉnh tại Công văn số 900/UBND – VX ngày 27/3/2008 về việc phối hợp tuyên truyền những thành tựu của tỉnh Bình Định trên Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có nội dung về công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị. Sau khi tổng hợp số liệu và tình hình, Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh như sau: Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 6.025km 2 , Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp tỉnh Phú Yên, Tây giáp tỉnh Gia Lai, Đông giáp Biển Đông, cách Thủ đô Hà Nội 1.065km, cách thành phố Hồ Chí Minh 686km, cách thành phố Đà Nẵng 300km, cách cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (tỉnh Kon Tum) qua Lào 300km. Là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (cùng với Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi). Bình Định nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 3 tuyến Quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và đường hàng không nội địa), là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Với sân bay Phù Cát, việc đi lại giữa Bình Định với thành phố Hồ Chí Minh chỉ mất 1 giờ, trong tương lai gần sẽ nâng thêm số chuyến bay đến thành phố Hồ Chí Minh và mở tuyến bay thẳng đến Hà Nội. Trong tương lai gần, cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội được xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, tạo cho Bình Định một lợi thế vượt trội trong giao lưu khu vực và quốc tế. Bình Định gồm 1 thành phố tỉnh lỵ (thành phố Quy Nhơn) và 10 huyện, trong đó có 3 huyện miền núi. Thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 2, diện tích 284,28km 2 , dân số trên 260.000 người; quy hoạch đến năm 2020 là đô thị loại 1, dự kiến diện tích 334,73km 2 , dân số 500.000 người, được Chính phủ xác định là đô thị trung tâm phía Nam của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, cùng với Đà Nẵng và Huế là những trung tâm thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của cả khu vực Miền Trung và Tây Nguyên. ĐT06 1 Ngoài thành phố Quy Nhơn là đô thị loại 2, còn lại 10 huyện đều có các trung tâm huyện lỵ là đô thị loại V và 04 đô thị chuyên ngành thuộc huyện là đô thị loại V. Dân số đô thị tỉnh Bình Định hiện nay là 393.000 người, chiếm 25,15% tổng dân số toàn tỉnh. Diện tích đất đô thị: 24.471 ha, chiếm 4,06% tổng diện tích đất tự nhiên toàn Tỉnh, trong đó đất ở đô thị là 1251,5 ha, bình quân 31,2 m 2 /người. Trong những năm qua các đô thị đã có sự phát triển với vai trò là trung tâm phát triển các ngành kinh tế, văn hoá, giáo dục, phát triển nguồn lực, nâng cao dân trí và đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh Bình Định nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung nói chung. Các đô thị hình thành và phát triển dọc theo hành lang Quốc lộ 1 và Quốc lộ 19, hợp thành một cấu trúc không gian tuyến - điểm. Các đô thị có tốc độ phát triển nhanh hầu hết tập trung dọc theo tuyến Quốc lộ 1, như: Thành phố Quy Nhơn, thị trấn Diêu Trì, Bình Định, Đập Đá, Ngô Mây, Phù Mỹ, Bình Dương, Bồng Sơn và Tam Quan. Tình hình đô thị hóa và phát triển dân cư đô thị: Ngoại trừ thành phố Quy Nhơn, các đô thị trong tỉnh có quy mô dân số thấp, từ trên 5000 đến dưới 25.000 người, đều là đô thị loại 5, tính chất các đô thị nhìn chung không đa dạng, chủ yếu là đô thị huyện lỵ, chưa có sự xuất hiện của các đô thị mang tính chuyên ngành như: du lịch - nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học vv… Dựa trên điều kiện tự nhiên, đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định, toàn tỉnh có thể chia làm 3 vùng phát triển dân cư đô thị như sau: Vùng thành phố Quy Nhơn và khu vực phụ cận: Dọc theo Quốc lộ 1A từ thành phố Quy Nhơn đến thị trấn Bình Định là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, cảng, dịch vụ cảng, đầu mối giao thông vận tải và đồng thời cũng là khu vực trung tâm thương mại - du lịch, vì vậy các đô thị được đầu tư xây dựng tương đối tập trung về nhà ở, các công trình thương mại, du lịch và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị và công nghiệp, vv trong đó: Thành phố Quy Nhơn là đô thị lớn, đô thị tỉnh lỵ có sức thu hút dân cư cơ học khá cao, phát triển mạnh các dự án đường đô thị, phát triển nhà ở, khách sạn du lịch và các chương trình cải tạo, chỉnh trang đô thị. Từ năm 2001 trở lại đây, tại thành phố Quy Nhơn đã đầu tư hệ thống dịch vụ, vui chơi giải trí tại tuyến đường mới Nguyễn Tất Thành bao gồm khu hội chợ triển lãm, siêu thị, nhà hàng kết hợp với hệ thống khách sạn ven biển dần từng bước tạo thành một quần thể du lịch dịch vụ. Các khu, cụm công nghiệp như Phú Tài, Quang Trung, Nhơn Bình đã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn chỉnh, thu hút nhiều doanh nghiệp đến đăng ký đầu tư, ĐT06 2 đã và đang đi vào sản xuất. Riêng KCN Phú Tài đến hết năm 2003 làm ra 732,2 tỷ đồng (chiếm 31,2% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh).Đặc biệt, với phương hướng mới có tính đột phá là xây dựng và phát triển khu kinh tế Nhơn Hội - bán đảo Phương Mai ở về phía Đông Bắc thành phố Quy Nhơn, trong tương lai khu vực này sẽ là hạt nhân, trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung nói chung và Bình Định nói riêng. Về chỉnh trang đô thị, thành phố Quy Nhơn đã cơ bản hoàn thành dự án đường Xuân Diệu, góp phần hòan thiện diện mạo kiến trúc cảnh quan ven biển của trung tâm thành phố Quy Nhơn. Dự án đường Nguyễn Tất Thành nối dài đang chuẩn bị đầu tư cùng với việc di dời tuyến đường sắt ra ngoại thành góp phần hoàn chỉnh hệ thống giao thông chính của đô thị; dự án chỉnh trang đô thị khu vực hồ sinh thái Đống Đa, hồ sinh thái Bàu Sen, khu vực Bông Hồng…góp phần tạo diện mạo đặc trưng của đô thị biển. Ngòai ra hiện có dự án khu đô thị mới An Phú Thịnh quy mô 155ha, 11 điểm du lịch – dịch vụ tuyến Quy Nhơn – Sông Cầu cùng hàng loạt các dự án phát triển nhà ở, dân dụng khác đang tạo nên sức sống mới, sôi động cho thành phố Quy Nhơn. Thị trấn Diêu Trì thuộc huyện Tuy Phước nằm cận kề thành phố Quy Nhơn, là tâm điểm giao lưu hàng hoá, nằm trên trục Quốc lộ 1 và có ga chính trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, ngành thương mại và dịch vụ phát triển khá mạnh, thu hút lực lượng lao động tương đối lớn. Thị trấn Tuy Phước là thị trấn huyện lỵ huyện Tuy Phước, nằm trên tuyến đường 19B ra cảng Quy Nhơn, cận kề thành phố Quy Nhơn, chủ yếu phát triển các ngành thương mại - dịch vụ và đảm nhiệm vai trò trung tâm phát triển KT - XH cho huyện Tuy Phước. Thị trấn Bình Định nằm trên trục Quốc lộ 1, cách Quy Nhơn 20 km, là thị trấn huyện lỵ huyện An Nhơn, lịch sử hình thành thị trấn gắn liền với sự hình thành của tỉnh và đã từng là trung tâm của tỉnh. Hiện nay thị trấn này đang được tiến hành các thủ tục nâng cấp lên đô thị loại IV (thị xã). Vùng hành lang Quốc lộ 1A và dải ven biển: Trải dài từ thị trấn Tam Quan đến thị trấn Đập Đá, các đô thị hợp thành hệ thống không gian tuyến điểm dọc theo trục Quốc lộ 1. Ngoại trừ thị trấn Bồng Sơn, các đô thị còn lại đều có tốc độ đô thị hoá thấp, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Các đô thị trong vùng này chủ yếu là đô thị huyện lỵ: Thị trấn Bồng Sơn là thị trấn huyện lỵ huyện Hoài Nhơn, nằm về phía Bắc tỉnh Bình Định, trên tuyến Quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam. Hiện nay thị trấn này đang được tiến hành các thủ tục nâng cấp lên đô thị loại IV (thị xã). Thị trấn Tam Quan thuộc huyện Hoài Nhơn, nằm trên tuyến Quốc lộ 1, có ga ĐT06 3 tàu chợ trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, tuy nhiên cơ cấu kinh tế vẫn thuộc về khu vực nông nghiệp, có phát triển thêm về TTCN như dệt thảm xơ dừa, chế biến nông lâm sản. Thị trấn Tam Quan là đầu mối phân phối rau quả của các xã phía Bắc huyện Hoài Nhơn. Thị trấn Bình Dương thuộc huyện Phù Mỹ, nằm trên giao lộ giữa Quốc lộ 1 và ĐT 632, thành phần kinh tế chủ yếu là dịch vụ - thương mại và TTCN như sản xuất dây neo nghề cá, đồ nhựa, mộc dân dụng, cơ khí sửa chữa và sản xuất nước đá. Thị trấn còn là chợ đầu mối trong vùng, họp phiên theo tháng. Hai ngành dịch vụ và TTCN thu hút được 97% tổng số lao động toàn thị trấn. Hiện nay, khu vực thị trấn Bình Dương là trung tâm phát triển công nghiệp phía Bắc của Tỉnh. Thị trấn Phù Mỹ, thị trấn huyện lỵ huyện Phù Mỹ, nằm trên giao lộ giữa Quốc lộ 1 và ĐT 632, là trung tâm giao lưu hàng hoá trong toàn huyện, thương mại dịch vụ khá phát triển cùng với một số ngành nghề TTCN như mộc dân dụng, đồ gốm, gạch hoa vv…trên địa bàn còn có nhà máy chế biến dầu thực vật. Thị trấn Ngô Mây là thị trấn huyện lỵ huyện Phù Cát, nằm trên tuyến Quốc lộ 1, thành phần kinh tế chính của thị trấn chủ yếu là thương mại - dịch vụ phát triển dọc theo tuyến Quốc lộ 1, công nghiệp và TTCN cũng khá phát triển, đang đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Gò Mít và KCN Hoà Hội. Hai ngành công nghiệp và dịch vụ thu hút khoảng 85% lao động trong toàn thị trấn. Thị trấn Đập Đá thuộc huyện An Nhơn, nằm trên tuyến Quốc lộ 1. Ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ khá phát triển, thu hút trên 90% lao động thị trấn. Công nghiệp, TTCN chủ yếu là cơ khí, chế biến nông sản. Cụm công nghiệp Gò Đá Trắng với quy mô diện tích 16,8 ha đã xây dựng xong và được lấp đầy. Vùng trung du, miền núi: Có diện tích tự nhiên lớn, nhưng mật độ dân số thấp từ 30 - 120 người/km2, đi lại khó khăn do địa hình chia cắt mạnh, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp, đô thị kém phát triển, quy mô dân số của các đô thị rất thấp, từ 5000 - 8000 người. Thị trấn Phú Phong là thị trấn huyện lỵ huyện Tây Sơn, nằm trên tuyến Quốc lộ 19, có di tích lịch sử - văn hoá bảo tàng Quang Trung. Với ưu thế về vị trí, cửa ngõ phía Tây của tỉnh trên trục đường 19, nên động lực phát triển đô thị rõ nét. Các khu, cụm công nghiệp, các điểm du lịch trên địa bàn thị trấn đang được Tỉnh quan tâm đầu tư phát triển. Đặc biệt phía Tây thị trấn có nhà máy đường Bình Định với công suất 1800 tấn mía cây /ngày là một trong số ít các nhà máy trong cả nước có hiệu quả tốt. Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ khá lớn trong cơ cấu kinh tế. Nhìn chung các đô thị loại V hiện nay đang phát triển cơ bản bền vững phù hợp theo các điều kiện đặc thù về kinh tế xã hội của địa phương góp phần đáng kể ĐT06 4 vào sự nghiệp đô thị hóa của Tỉnh. Để đảm bảo phát triển hệ thống đô thị của tỉnh Bình Định một cách có hệ thống và bền vững, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức lập và phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020” cùng với các chính sách, chương trình cụ thể để triển khai thực hiện. Theo đó, đến năm 2020 tỉnh Bình Định có 01 đô thị loại 1 (thành phố Quy Nhơn), 04 đô thị loại IV – thị xã (Bình Định, Bồng Sơn, Phú Phong, Cát Tiến), 9 đô thị loại V là trung tâm huyện lỵ, 10 đô thị loại V là trung tâm tiểu vùng; quy mô dân số 1.000.000 người (chiếm 50% dân số thời điểm 2020) với diện tích đất để xây dựng đô thị là 11.575ha. Trên đây là báo cáo tổng hợp về tình hình xây dựng và phát triển đô thị của Tỉnh hiện nay và định hướng đến năm 2020 của Sở Xây dựng, kính đề nghị UBND Tỉnh tổng hợp gửi Đài Tiếng nói Việt Nam để tuyên truyền về những thành tựu của Tỉnh. Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC - Như trên; PHÓ GIÁM ĐỐC - Lãnh đạo sở; - Lưu: VT, P.QLQHKT. Đào Quý Tiêu ĐT06 5 . Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 6.025km 2 , Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, Nam giáp tỉnh Phú Yên, Tây giáp. Bình Định trên Đài Tiếng nói Việt Nam, trong đó có nội dung về công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị. Sau khi tổng hợp số liệu và tình hình, Sở Xây dựng

Ngày đăng: 20/02/2014, 03:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan