tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong quốc âm thi tập

59 3.3K 8
tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong quốc âm thi tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Trang 1 II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2 III. Mục đích nghiên cứu 4 IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4 V. Đóng góp của đề tài 4 VI. Phương pháp nghiên cứu 5 VII. Cấu trúc khoá luận 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VÀ THỂ THƠ THẤT NGÔN XEN LỤC NGÔN I. Khái quát về thơ Nôm đường lu ật 7 II. Những điều kiện cho sự hình thành và phát triển của thơ Nôm Đường luật 8 1. Điều kiện văn học 8 1.1. Về ngôn ngữ 8 1.2. Về thể loại 10 2. Điều kiện ngoài văn học 10 2.1. Điều kiện lịch sử xã hội 10 2.2. Điều kiện văn hoá, tư tưởng 11 III. Khái quát quá trình phát triển c ủa thơ Nôm Đường luật trong lịch sử văn học Việt Nam 12 1. Giai đoạn hình thành 12 2. Giai đoạn phát triển 13 3. Giai đoạn cuối 14 IV. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn 15 CHƯƠNG II. THỂ THƠ THẤT NGÔN XEN LỤC NGÔN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP. I. Nguyễn Trãi – thân thế và sự nghiệp 17 1. Thân thế 17 2. Cuộc đời 18 3. Sự nghiệ p 20 II. Khái quát về tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi 22 1. Cấu trúc 22 2. Nội dung tập thơ Quốc âm thi tập 23 2.1. Lòng yêu thiên nhiên 23 2.2. Tấm lòng ưu dân, ái quốc sâu nặng 24 2.3. Ca tụng cuộc sống trong sạch, thanh bần 24 2.4. Băn khoăn nền đạo đức luân lí 25 3. Nghệ thuật 25 3.1. Ngôn ngữ 25 3.2. Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn 25 III. Khảo sát chung về câu lục ngôn trong Quốc âm thi tập 26 1. Số lượng 26 2. Vị trí 27 3. Nhịp 29 IV. Cách xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn 31 1. Cách xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn 31 1.1. Giảm một chữ từ câu thất ngôn 32 1.2. Xử lí hiện tượng thất niêm từ việc sử dụng câu thất ngôn xen lục ngôn 38 1.3. Cách gieo vần 40. 1.4. Cách ngắt nhịp 43 2. Hiệu quả của việc s ử dụng câu lục ngôn trong thể thất ngôn xen lục ngôn 46 PHẦN KẾT LUẬN 53 Lời cảm ơn ^Ö] Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học An Giang, Hội đồng Khoa học và đào tạo, các thầy cô trong tổ bộ môn Ngữ văn, thư viện Trường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khoá luận này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Trần Tùng Chinh. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứ u để hoàn thành khoá luận. Đây là lần đầu tôi có cơ hội tiếp cận với công việc nghiên cứu. Một công việc đòi hỏi phải có nhiều thời gian, kiến thức và sự nỗ lực của bản thân. Do sự hạn chế về mặt thời gian nên tôi còn nhiều lúng túng và thiếu sót. Nhưng được sự khích lệ, động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè, tôi đã có thêm nghị lực để tiếp tục nghiên cứu hoàn thành khoá luận. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ! Long Xuyên, tháng 5, năm 2008 Sinh viên thực hiện Lê Thị Giang Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tậpThị Giang DH5C1 Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Văn học Trung đại Việt Nam là một bước chuyển mình mạnh mẽ trong toàn bộ tiến trình phát triển của nền văn học nước nhà. Tiếp theo những thành tựu xuất sắc của nền văn học dân gian, bước sang văn học Trung đại, nền văn học viết chính thức ra đời đánh dấu sự trưởng thành về mặt ý thức của dân tộc. Nhìn lạ i lịch sử thời kì trung đại, chúng ta thật tự hào về thế hệ cha anh với những chiến công rực rỡ gắn liền với tên tuổi của những anh hùng cứu quốc. Trong số đó thì Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung vv là những người xuất sắc hơn cả. Gắn liền với tên tuổi của họ không chỉ có những chiến công mà còn có cả những tác ph ẩm văn học làm rạng danh đất nước đến muôn đời. Đối với Lí Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… chúng ta chỉ biết sự nghiệp của họ qua những thông tin, sự kiện chính được sử sách ghi chép lại. Lí Thường Kiệt với bài thơ thần “ Nam quốc sơn hà” đã làm nên một huyền thoại về chiến thắng trên sông Như Nguyệt. “Dụ chư tì tướng hịch vă n” của Trần Hưng Đạo đã kịp thời trấn an lòng binh sĩ, khơi gợi trong họ lòng yêu quê hương đất nước gắn liền với quyền lợi thiết thực của mỗi người. Lê Lợi thì chỉ còn vài bài thơ viết trên vách đá và bài tựa trong quyển “Lam sơn thực lục” của Nguyễn Trãi. Quang Trung chỉ còn một tờ chiếu viết bằng chữ Nôm cho Nguyễn Thiếp vv Duy chỉ có Nguy ễn Trãi – một vị anh hùng cứu quốc, không những để lại tên tuổi trong sử sách mà còn để lại cả một sự nghiệp văn chương đồ sộ. Đọc các tác phẩm như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Quốc âm thi tập…, chúng ta thấy Nguyễn Trãi xuất hiện là một nhà văn hóa xuất sắc trên các tư cách: anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà chính trị- quan chức, nhà vă n, nhà ngoại giao, nhà sử học và nhà địa lí học Dù ở bất cứ phương diện nào, Nguyễn Trãi cũng thể hiện một tư tưởng chủ đạo “ưu dân, ái quốc”. Văn chương của Nguyễn Trãi thật đặc biệt. Đó là “thứ văn chương có đủ sức để sửa sang việc đời” như Ngô Thế Vinh đã nói. Cuộc đời cầm bút của ông phần lớn dành cho mục đ ích chính trị. Điều này được thể hiện qua các tác phẩm bằng chữ Hán nhưng lại chứa chan tình cảm của người Việt Nam với đầy đủ phẩm chất đáng quý. Nguyễn Trãi chỉ có duy nhất tập “Quốc âm thi tập” viết bằng chữ Nôm. Có thể nói, với tập thơ này, Nguyễn Trãi đã chính thức khơi nguồn dòng thơ Quốc Âm, mở ra một dòng hướng đi mới trong nề n thi ca dân tộc. Hơn thế nữa, Quốc âm thi tập còn có ý nghĩa là một sự phá cách, cách tân, khắc phục tính quy phạm, mở rộng đề tài sáng tác thi ca. Bằng ngôn ngữ dân tộc, ông đã khắc họa một cách tinh tế hình ảnh của thế giới tự nhiên và nội tâm con người. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tậpThị Giang DH5C1 Trang 2 Một trong những đóng góp tạo nên giá trị nghệ thuật của tập thơ Quốc âm thi tập đó chính là thể thơ. Nguyễn Trãi đã đưa một hình thức nghệ thuật mới, đặt ngang hàng cùng các hình thức nghệ thuật được coi là mẫu mực lúc bấy giờ. Ông đã có công sáng tạo một thể thơ mới - thể thất ngôn xen lục ngôn. Đó là sự đan xen giữa câu 6 tiếng và câu 7 tiếng trong cùng m ột bài thất ngôn bát cú hay thất ngôn tứ tuyệt. Chính hiện tượng này đã tạo được một tiếng vang cho thơ ca Quốc âm. Việc sử dụng câu 6 tiếng không những làm thay đổi cấu trúc thông thường của một bài thơ Đường luật mà còn tác động trực tiếp tới những tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm. Trước đây, khi tìm hiểu tác phẩm, chúng ta thường đi từ nội dung đến hình thứ c. Song xu hướng mấy năm gần đây thì ngược lại. Việc khai thác, tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một tác phẩm nghệ thuật được triển khai từ chính hình thức nghệ thuật. Đây là một hướng đi mang lại hiệu quả cao nhất khi tiếp cận tác phẩm nghệ thuật. Thể thất ngôn xen lục ngôn là một thể loại mới so với các thể thơ đã có của dân tộc. Nhữ ng câu thơ 6 tiếng được nhiều người coi là cái “mã” riêng của từng bài. Tìm cái “mã” riêng ấy để mở ra thế giới tình cảm bên trong tác phẩm là một công việc hết sức khó khăn. Điều này càng khó khăn hơn đối với học sinh khi tiếp cận hệ thống thơ văn cổ. Do đó, người viết thấy việc tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễ n Trãi là một vấn đề hết sức thú vị. Nó đáp ứng được nhu cầu muốn tìm hiểu sâu sắc thơ Quốc âm, đồng thời cũng mở ra một cái nhìn tổng quát hơn về thể loại mới mẻ này. Từ những lí do trên, cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn, người viết đã chọn đề tài nghiên cứu này. II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Tìm hiểu hình thức nghệ thuật của một tác phẩm là một vấn đề khá mới mẻ. Nó mới được chú ý trong mấy chục năm trở lại đây. Quốc âm thi tập ra đời từ rất sớm song phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung vào các khía cạnh nội dung của tập thơ chứ chưa đi sâu nghiên cứu về mặt thể loại một cách có hệ thống ngoạ i trừ một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Cụ thể là:  Bài viết “ Mấy suy nghĩ về thể thơ sáu lời (lục ngôn) xen bảy lời trong Quốc âm thi tập” của Ngô Văn Phú in trong “Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm”, nhà xuất bản giáo dục [ Nguyễn Hữu Sơn. 3002. 76- 87]. Ở bài viết này, tác giả đã đề cập đến hai vấn lớn: ngôn ngữ thơ và từ vựng; sự hình thành th ể thơ sáu lời. Tác giả đặt vấn đề từ việc tìm về nguồn gốc của thể thơ sáu lời ở kinh thi và sở từ, từ đó tác giả khẳng định thể thất ngôn xen lục ngôn là một thể loại mới mà Nguyễn Trãi đã có công đóng góp cho thể loại thơ này hình thành và tồn tại.Tiếp đến Ngô Văn Phú còn đề cập các vấn đề về ngôn ngữ, về t ừ Hán Việt trong Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tậpThị Giang DH5C1 Trang 3 hai tập thơ Quốc âm thi tập và Hồng Đức quốc âm thi tập chứ chưa có cái nhìn tổng quát nhất về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.  Trong Tạp chí văn học số 4 -1980, sau được in trong “Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm”. Ông Phạm Luận có bài viết “Nguyễn Trãi và thể thơ Việt Nam trong Quốc âm thi tập” [Nguyễn Hữu sơn. 2003. 839-850]. Phạm Luận đã bàn nhiều về các vấn đề trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi, hiện tượng dùng câu sáu tiếng xen lẫn câu bảy tiếng trong các bài thơ. Đặc biệt, tác giả đã có công tập hợp số lượng câu sáu và vị trí của từng câu sáu trong mỗi bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi. Từ đó, tác giả đã lí giải hiện tượng thất niêm, một hiện tượng thường thấy trong Quốc âm thi tập. Cũng trong “Nguyễn Trãi về tác gia và tác phẩm”, ông tiếp tục giớ i thiệu bài viết “Thể loại thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và thi pháp Việt Nam”. Trong đó, ông đã đề cập đến vấn đề tên gọi của thể loại này bằng cách dẫn ra các ý kiến khác nhau. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra ý kiến của mình về hiện tượng ngắt nhịp trong Quốc âm thi tập và giải quyết được câu hỏi “Phải chăng hiện tượng ngắt nhịp (c ả câu 7 với nhịp ¾ và câu 6 với nhịp 2/2/2, 2/4 ) tức nhịp cuối là nhịp chẵn chủ yếu là do tác động của thơ ca dân gian Việt Nam?”.  Trong bài viết “ Trở lại vấn đề xác định vị trí của thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong văn học Việt Nam thời trung đại” [Tạp chí văn học số 12- 2001. 45-52], Nguyễn Phạm Hùng đã tìm về nguồn gốc của thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ đó ông đưa ra những kết luận nhằm bác bỏ những quan điểm cho rằng thể thơ này chưa được xem là một thể loại văn học độc lập.  Trên Tạp chí văn học số 1- 2002, Nguyễn Hữu Sơn đã tập hợp những bài viết của các ông Nguyễn Ngọc San, Phạm Luận, Phạm Phương Thái trong bài “ Vấn đề th ể thơ thất ngôn xen lục ngôn” nhằm bác bỏ lại các kết luận trong bài viết của ông Nguyễn Phạm Hùng. Đây là những bài viết tiêu biểu nhất về việc tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Bên cạnh đó, còn có một số ý kiến nhỏ có đề cập đến vấn đề đề tài đang nghiên cứu của các ông Xuân Diệu, Phạm Văn Đồng, Đặng Thai Mai đăng tải trên các công trình nghiên cứu như: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Đặng Thai Mai toàn tập Như vậy, theo những hiểu biết của chúng tôi và những gì chúng tôi sưu tầm được, thể thơ thất ngôn xen lục ngôn mặc dù đã được một vài tác giả nói tới trong một số công trình nghiên cứu, tuy nhiên, họ chỉ điểm qua một vài nét khái quát nhất về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập, nêu lên những cảm nhận của riêng mình về thể thơ này, chứ chưa có công trình nghiên cứu nào xem thể thơ là đối tượng nghiên cứu trực tiếp để đi sâu vào khám phá và tìm hiểu một cách khoa học, đầy đủ và hệ thống. Vì vậy, đề tài “Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” là một đề tài khá mới mẻ, chưa từng có công trình nghiên cứu Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tậpThị Giang DH5C1 Trang 4 nào tiến hành với cấp độ và quy mô tương tự. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng thừa nhận đã tiếp nhận không ít những thành tựu nghiên cứu từ các công trình đi trước để thực hiện đề tài này. Nhưng dù sao, công trình này cũng chỉ là bước khởi đầu tìm hiểu vấn đề với những hiểu biết và năng lực có hạn của người nghiên cứu. Do đó, hi vọng thời gian và kinh nghiệm trong tương lai tớ i đây của bản thân người nghiên cứu sẽ hứa hẹn cho ra đời những thành tựu nghiên cứu hoàn chỉnh hơn. III. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài “Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”, người viết hướng vào những mục tiêu sau:  Hiểu được bút pháp nghệ thuật mà Nguyễn Trãi sử dụng trong việc xây dự ng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.  Khám phá tài năng văn chương và tâm hồn, tình cảm của Nguyễn Trãi trong việc xây dựng câu thơ 6 tiếng, từ đó thấy rõ hơn quá trình tư duy nghệ thuật và sự sáng tạo của ông.  Tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập nghiên cứu và giảng dạy thơ văn Nguyễn Trãi trong nhà trường. IV. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Quốc âm thi tập là một tập thơ đạt được nhiều giá trị về các mặt nội dung và nghệ thuật. Trong phạm vi đề tài này, người viết chỉ tập trung tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong 254 bài được tâp hợp trong quyển Nguyễn Trãi toàn tập (Nhà xuất bản Văn sử địa- 1956) 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là những bài thơ dùng thể thất ngôn xen lục ngôn V. Đóng góp của đề tài Sáng tác của Nguyễn Trãi được nhiều người đón nhận bởi giá trị của nó được khẳng định về nhiều mặt. Số lượng tài liệu nghiên cứu về những tác phẩm của Nguyễn Trãi khá nhiều. Song tài liệu nghiên cứu một cách có hệ thống thể th ơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập thì còn khiêm tốn. Do đó, ở bài nghiên cứu này, người viết mong muốn đóng góp một tiếng nói riêng trong viêc tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi. Cụ thể:  Qua việc nghiên cứu đề tài này, bên cạnh cơ hội tiếp cận cái hay, cái đẹp của văn học trung đại, chúng tôi sẽ khẳng định bằng những luận cứ khoa học nhữ ng giá trị đặc sắc của tập thơ Quốc âm thi tập Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tậpThị Giang DH5C1 Trang 5 của Nguyễn Trãi. Từ đó, giải mã phần nào tư tưởng, tình cảm của ông thể hiện qua thể thơ độc đáo đã nêu. Làm được điều này, đề tài sẽ cố gắng đóng góp những luận điểm mới liên quan đến Quốc âm thi tập, làm rõ hơn vai trò và vị trí của Nguyễn Trãi trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc.  Góp phần vào việ c xác định phương pháp tiếp cận thơ văn Nguyễn Trãi, mở ra một hướng đi có thể không mới nhưng đầy thử thách trong việc tìm hiểu, lí giải những đặc điểm thể loại trong thơ cổ điển qua một tập thơ cụ thể, của một tác gia cụ thể.  Phân tích, tìm hiểu những cái hay, cái đẹp trong thể loại thơ độc đáo này nhằm góp phầ n phục vụ việc giảng dạy các tác phẩm thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong nhà trường đạt hiệu quả tốt hơn. VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thống kê Tập hợp tư liệu và thống kê tần số xuất hiện của câu lục ngôn ở các tiêu chí: số lượng, vị trí, nhịp… trên cơ sở đó tiến hành phân loại các tư liệu và số liệu trên. 2. Phương pháp phân tích, tổng hợ p Người viết tiến hành phân tích các dẫn chứng cụ thể nhằm làm nổi bật các luận điểm đưa ra. Sau đó đưa ra những kết luận cần thiết. 3. Phương pháp so sánh Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có so sánh một số vấn đề của đề tài với các vấn đề có liên quan trong một số tác phẩm của các tác giả khác. 4. Phương pháp hệ thống Đây là một đề tài nghiên cứu tác phẩm ở góc độ th ể loại. Mà tác phẩm văn học là một hệ thống của sự thống nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức. Do vậy, việc tìm hiểu thể thơ trong tác phẩm không thể tách rời tính hệ thống của tác phẩm. Mặt khác, sau khi sử dụng các phương pháp trên để nghiên cứu vấn đề, chúng tôi rút ra được những kết luận cần thiết về thể thơ trong Quốc âm thi tậ p, tuỳ theo từng cấp độ, chúng tôi sẽ xâu chuỗi các kết luận ấy thành một hệ thống hoàn chỉnh, sao cho vừa đảm bảo tính chặt chẽ, vừa đảm bảo tính chuẩn xác hợp logic và đầy đủ cho toàn khoá luận. VII. Cấu trúc của khóa luận Tên đề tài: Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Cấu trúc của khoá luận gồm ba phần: - Ph ần mở đầu. Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tậpThị Giang DH5C1 Trang 6 - Phần nội dung : Gồm 2 chương: • Chương I: Thơ Nôm Đường luật và thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. • Chương II: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập. - Phần kết luận Ngoài ra đề tài còn có: - Phần danh mục tài liệu tham khảo Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tậpThị Giang DH5C1 Trang 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT VÀ THỂ THƠ THẤT NGÔN XEN LỤC NGÔN I – Khái quát chung về thơ Nôm Đường luật Thơ Nôm Đường luật là một thể loại lớn của văn học Trung đại Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ cả về nội dung và nghệ thuật. Với sự ra đời của thơ Nôm Đường luật, văn học Trung đại Việt Nam đã thật sự trưởng thành hơn đưa văn học viết chữ Nôm phát triể n hoàn toàn tự tin, chững chạc và song hành cùng những thành tựu nổi bật của văn học viết bằng chữ Hán, trên cơ sở tiếp thu thơ Đường luật Trung Quốc để sáng tạo một thể loại văn học mới. Để có một cái nhìn khái quát nhất, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm thơ Nôm Đường luật. Thơ Nôm Đường luật bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn ch ỉnh và cả những bài luật Đường phá cách – những bài thơxen câu ngũ ngôn, câu lục ngôn. [Lã Nhâm Thìn. 2002. 9] Nhìn chung hình thức cơ bản của một bài thơ Đường luật vẫn được giữ lại: số câu trong một bài (8 câu với bài bát cú, 4 câu với bài tứ tuyệt); kết cấu của một bài thơ (đề- thực- luận- kết với bài bát cú, khai- thừa- chuyển- hợp với bài tứ tuyệt), luật đối thơ (câu 3 đối câu 4, câu 5 đối câu 6), luật thơ (nhị tứ lục phân minh, nhất tam ngũ bất lu ận), về thanh và vần … Đặc điểm của thơ Nôm Đường luật nói một cách khái quát là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố Nôm và yếu tố Đường luật. Hai yếu tố này xuyên thấm vào nhau, tác động lẫn nhau lại có tính độc lập tương đối nhưng vẫn có thể tách ra để nhận diện. Biểu hiện của yếu tố Đường luật:  Về đề tài, chủ đề hướng tới những quan niệm, phạm trù Nho giáo, Đạo giáo.  Về mặt ngôn ngữ, đó là hệ thống từ Hán Việt, những điển cố điển tích, cách sử dụng từ trau chuốt, giàu hình ảnh.  Về hình ảnh là những hình ảnh tao nhã, ước lệ.  Về câu thơ và nhịp thơ là những quy định chặt chẽ mang tính quy phạm của thơ Đường luật.  Về luật bằng, trắc, niêm, đối…cũng có khuôn mẫu quy định một cách rạch ròi. [...]... cho tập thơ IV Cách xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn 1 Cách xây dựng thể thơ thất ngôn xen lục ngôn Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi có 186 bài trên tổng số 254 bài được xây dựng trên cơ sở dùng xen giữa câu lục ngôn và câu thất ngôn (ta gọi thể thơ này là thể thất ngôn xen lục ngôn) Như vậy, Nguyễn Trãi làm thơ theo thể này chiếm hơn 1/3 số bài trong tập thơ Nếu so sánh với thể thất ngôn Đường... của văn học dân gian” [Lã Nhâm Thìn 1997 404] Chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra khái niệm về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn như sau: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn là một thể thơ dùng xen lẫn những câu thơ lục ngôn với những câu thất ngôn trong cùng một bài thơ Chương II THỂ THƠ THẤT NGÔN XEN LỤC NGÔN TRONG QUỐC ÂM THI TẬP I Nguyễn Trãi – thân thế và sự nghiệp 1 Thân thế Nguyễn Trãi sinh 1380, hiệu Ức Trai... việc sử dụng các câu lục ngôn với các tác giả tiêu biểu của thể thơ Nôm Đường luật, ta thấy: Số bài có câu lục giảm dần từ Nguyễn Trãi đến Hồ Xuân Hương Trong Hồng Đức quốc âm thi tập có 134 bài thơ làm Lê Thị Giang DH5C1 Trang 26 Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập theo thể thất ngôn xen lục ngôn trên tổng số 328 bài (chiếm 40,8%), Bạch Vân quốc ngữ thi tập có 96 bài trên... DH5C1 Trang 31 Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập - Tương đồng về số câu trong một bài (tám câu hoặc bốn câu) - Tương đồng về vị trí hiệp vần - Tương đồng về các câu phải đối (câu 3-4, câu 5-6) Điều này có nghĩa là thể thất ngôn xen lục ngôn chỉ khác thể luật Đường ở chỗ là thể thơ thất ngôn xen lục ngôn có sử dụng câu sáu tiếng xen lẫn câu bảy tiếng Còn thể luật Đường thì... “Giữa thể 6 -7 trong Quốc âm thi tập với thể tạp ngôn của Trung Quốc có những điểm khác nhau rất cơ bản về số câu và số chữ trong mỗi câu [Nguyễn Hữu Sơn 2003 854] Lê Thị Giang DH5C1 Trang 15 Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập Như vậy, khi nói thể 6-7 là do bắt chước của Tàu hoặc khẳng định nó là một thể đặc biệt của các thể thơ Trung Quốc, cổ phong hay luật Đường là điều thi u... Nhâm Thìn 1997 39] Suốt bảy thế kỉ, thơ Nôm Đường luật tồn tại với tư cách là một thể loại của văn học dân tộc Nó đứng cùng các thể loại lục bát, song thất lục bát – như những thể loại đặc trưng nhất, độc đáo nhất của dân tộc IV Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn Trong “Việt Nam văn học sử yếu”, ông Dương Quảng Hàm gọi thể thơ này là loại lục ngôn thể Ông định nghĩa thơ lục ngônthể thơ có các câu lục. .. tưởng một cách độc đáo Lê Thị Giang DH5C1 Trang 25 Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập 3.2 Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn Đây là một thể thơ được sáng tác dựa trên quy cách và cấu trúc của thơ Đường luật Điểm khác biệt là ở hiện tượng xen kẽ những câu 6 tiếng với câu 7 tiếng trong cùng một bài bát cú hay tứ tuyệt Số lượng các bài thơ được sáng tác theo hình thức này rất lớn (186/254)... khi vận dụng thể thơ này như một sự thử nghiệm cho việc tìm ra một thể thơ mới cho dân tộc, phần nào hạn chế những ảnh hưởng quá sâu sắc của thi ca Trung Quốc III Khảo sát chung về câu lục ngôn trong Quốc Âm thi tập 1 Số lượng Qua khảo sát và thống kê số liệu cho thấy: Quốc âm thi tập gồm 186 bài có câu lục ngôn dùng xen lẫn câu thất ngôn trên tổng số 254 bài thơ chiếm 73,22% Thể thất ngôn bát cú có... bài có từ 3 đến 4 câu, câu lục ngôn không xuất hiện Lê Thị Giang DH5C1 Trang 29 Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập 3 Nhịp Như đã nói ở trên, điểm mạnh của thể thơ này so với thơ Đường luật chính là ở khả năng ngắt nhịp đa dạng Cần phải nói thêm Quốc âm thi tậptập thơ cổ, việc xác định nhịp là một vấn đề tương đối khó vì hầu hết từ ngữ được dùng trong bài là từ ngữ cổ Mỗi... những vấn đề dân tộc Với Quốc âm thi tập, trên thực tế, Nguyễn Trãi đã sáng tạo một thể thơ mới, khẳng định sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật với tư cách là một thể loại văn học Hồng Đức quốc âm thi tập là bước phát triển tiếp theo của thơ Nôm Đường luật Hồng Đức quốc âm thi tập đã kế thừa và tìm tòi những con đường mới đã có từ Quốc âm thi tập Song Hồng Đức quốc âm thi tập phát triển mạnh mẽ hơn . về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn như sau: Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn là một thể thơ dùng xen lẫn những câu thơ lục ngôn với những câu thất ngôn trong. về ngôn ngữ, về t ừ Hán Việt trong Tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong Quốc âm thi tập Lê Thị Giang DH5C1 Trang 3 hai tập thơ Quốc âm thi tập

Ngày đăng: 19/02/2014, 14:30

Hình ảnh liên quan

xác định vị trí và tần số xuất hiện của chúng theo bảng sau: Bài tứ tuyệt:  - tìm hiểu thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong quốc âm thi tập

x.

ác định vị trí và tần số xuất hiện của chúng theo bảng sau: Bài tứ tuyệt: Xem tại trang 31 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan