động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ban quản lý trung ương, dự án y tế nông thôn, bộ y tế

114 759 1
động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ban quản lý trung ương, dự án y tế nông thôn, bộ y tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp 1 LỜI MỞ ĐẦU 1) Sự cần thiết của đề tài Trong đấu tranh giải phóng dân tộc hay trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi con người là trung tâm, mọi việc đều bắt đầu từ con người, vì con người, do con người Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển, đó là sự thống nhất biện chứng Con người là tài sản quý giá nhất, là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi tổ chức Nhận thức rõ vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với sự thành công của mỗi tổ chức, nhiều nhà nghiên cứu đã và đang hướng vào việc lý giải điều gì thúc đẩy họ dồn hết tâm lực cho công việc, làm việc hăng say, sáng tạo để đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động Câu trả lời là khi một cá nhân có động lực thì họ sẽ làm việc hết mình để đạt được những gì mà tổ chức mong đợi Kết quả thực hiện công việc là sự kết hợp giữa khả năng, động lực và môi trường làm việc Kết quả thực hiện công việc có thể bằng không nếu một trong ba yếu tố đó bằng không, trong đó yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng là động lực làm việc của người lao động Điều đó có thể lý giải vì sao một người có trình độ cao bắt đầu vào làm việc trong tổ chức nhưng kết quả thực hiện công việc lại không đáp ứng được kỳ vọng của tổ chức, đó là do anh ta không có động lực làm việc (môi trường làm việc thực chất là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của người lao động) Như vậy động lực làm việc của người lao động là rất quan trọng trong việc có đáp ứng được nhu cầu, mong đợi của tổ chức hay không và công tác tạo động lực cho người lao động của nhà quản lý thực sự có ý nghĩa đối với sự thành công của mỗi tổ chức Trong thời gian thực tập tại Ban quản lý Dự án Y tế nông thôn (gọi tắt là Ban quản lý Dự án), tác giả nhận thấy động lực làm việc của cán bộ công SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 2 nhân viên (CBCNV) ở Ban quản lý dự án Y tế nông thôn tuyến Trung ương (BQLDATƯ) còn chưa cao, còn có biểu hiện đi muộn về sớm, một số CBCNV chơi games trong giờ làm việc Các biện pháp tạo động lực cho CBCNV ở đây còn chưa được quan tâm đúng mức Đây cũng chính là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ triển khai thực hiện Dự án Chính vì những lý do trên mà tác giả đã chọn đề tài: “Động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Trung ương, Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế” làm luận văn tốt nghiệp của mình 2) Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: - Hệ thống hoá lý luận về động lực, tạo động lực cho người lao động trong tổ chức; - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng động lực làm việc và tạo động lực cho CBCNV ở BQLDATƯ, Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế; - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ, Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ - Các chính sách, giải pháp, môi trường làm việc liên quan đến động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ Phạm vi nghiên cứu: - Nguồn nhân lực của Dự án bao gồm Ban chỉ đạo Dự án, Ban quản lý Dự án tuyến Trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến thôn bản Song đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu thực trạng động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Dự án tuyến Trung ương - Các giải pháp đề xuất cho giai đoạn tiếp theo của Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế (từ 2007 đến 2008) và dự án Y tế 8 tỉnh miền Nam trung bộ (theo kế hoạch kéo dài 5 năm từ 2008 đến 2013) SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 3 4) Phương pháp nghiên cứu 4.1 Các phương pháp nghiên cứu Đề tài này đi theo kết cấu truyền thống từ lý thuyết đến phân tích thực tế nhằm đưa ra một số kiến nghị để nâng cao động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ Để thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp sau: phân tích và tổng hợp; nghiên cứu thực tiễn; nghiên cứu tại hiện trường như: phương pháp quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng bảng hỏi; thống kê tổng hợp để phân tích số liệu thu được Nguồn thông tin số liệu sử dụng trong đề tài bao gồm thông tin sơ cấp và thứ cấp: - Nguồn số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo của Ban quản lý dự án, các báo cáo đánh giá của tư vấn độc lập, các báo cáo của Bộ Y tế; - Nguồn số liệu sơ cấp bao gồm các số liệu, thông tin thu được qua khảo sát thực tế bằng bảng hỏi, phỏng vấn và quan sát do tác giả luận văn thực hiện trong thời gian thực tập tại Ban quản lý dự án 4.2 Phương pháp sử dụng Bảng hỏi Nội dung Bảng hỏi: Bảng hỏi tập trung chủ yếu vào tìm hiểu thực trạng các vấn đề liên quan đến động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Dự án Kết cấu bảng hỏi: Bảng hỏi gồm hai phần: - Phần 1: Những thông tin cá nhân - Phần 2: Những thông tin về tổ chức, công việc Bảng hỏi ở phần Phụ lục Đối tượng của bảng hỏi: 22 CBCNV làm việc tại BQLDATƯ Kết quả: Số phiếu phát ra: 22 phiếu Số phiếu thu về: 22 phiếu SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 4 Số phiếu hợp lệ: 22 phiếu Trong đó có 20 phiếu phát cho 20 cán bộ công nhân viên có trình độ đại học (90,91%), 2 phiếu phát cho nhân viên lái xe và tạp vụ (9,09%) 4.3 Phương pháp phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn: Giám đốc Ban quản lý Dự án, Tổ trưởng bộ phận Kế hoạch và 3 nhân viên bộ phận kế hoạch, nhân viên tư vấn quản lý dự án, Tổ trưởng bộ phận Xây dựng cơ bản Nội dung phỏng vấn: Các vấn đề liên quan đến động lực và tạo động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ Danh sách phỏng vấn: Xem ở Phụ lục 3 Kết cấu của Luận văn tốt nghiệp: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có kết cấu gồm 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về động lực, tạo động lực làm việc cho người lao động Chương 2: Phân tích và đánh giá thực tiễn động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Dự án Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc của cán bộ công nhân viên Ban quản lý Dự án SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC, TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1 Động lực, tạo động lực cho người lao động Để tồn tại và phát triển nhằm khẳng định bản thân trong xã hội con người cần phải tiến hành lao động, đó chính là các hoạt động có mục đích nhằm thoả mãn những nhu cầu về đời sống của họ Nhờ các hoạt động lao động đó mà mỗi người tạo ra một kết quả nhất định trong công việc đảm nhận Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, kết quả làm việc của mỗi người lao động khác nhau do nhiều yếu tố tác động Và một trong những nhân tố rất quan trọng là động lực làm việc của người lao động 1.1.1 Động lực Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động1 Động lực là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt mục tiêu của tổ chức Và thông qua đó mà mục tiêu của cá nhân cũng đạt được2 Trên thực tế có rất nhiều quan niệm về động lực lao động Theo Maier & Lawler (1973): “Động lực là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân” Theo Kreitner (1995): “động lực là một quá trình tâm lý mà nó định hướng các hành vi cá nhân theo mục đích nhất định” Theo Higgins (1994): “động lực là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa được thoả mãn” Còn theo Bedeian (1993): “động lực là sự cố gắng để đạt được mục tiêu” Như vậy, động lực là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân nhằm 1 2 Nguồn: PGS.TS Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình Hành vi tổ chức Nguồn: Th.s Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 6 hướng tới tăng cường mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức Khi nghiên cứu, xem xét động lực làm việc của người lao động cần lưu ý một số đặc điểm sau3: - Động lực gắn liền với công việc, với tổ chức và với môi trường làm việc; - Động lực không phải là đặc điểm tính cách cá nhân của người lao động; - Động lực sẽ dẫn đến năng suất hiệu quả công việc cao hơn nếu các điều kiện khác không thay đổi; - Người lao động không có động lực vẫn có thể hoàn thành tốt công việc song không có tính bền vững tức là kết quả đó không được duy trì lâu dài nếu người lao động không có động lực làm việc; - Động lực chịu tác động và ảnh hưởng của các nhóm nhân tố sau4: • Nhóm nhân tố thuộc về người lao động; • Nhóm nhân tố thuộc về công việc; • Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức Nhưng làm sao để có được động lực làm việc cho nhân viên? Bởi vì động lực không phải là một cái gì đó có sẵn để cho mọi người có thể tận dụng, khai thác mà nó chỉ có được trên cơ sở của quá trình tạo ra động lực cho người lao động của các nhà quản lý trong một tổ chức 1.1.2 Tạo động lực Tạo động lực là sự vận dụng tổng hợp các chính sách, biện pháp, cách thức quản lý tác động tới người lao động nhằm cho họ có động lực thúc đẩy, khiến họ hài lòng hơn với công việc, mong muốn được đóng góp cho tổ chức để đạt được kết quả thực hiện công việc như mong đợi của tổ chức Tạo động lực cho người lao động chính là khơi dậy khả năng tiềm tàng để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp 3 4 Nguồn: PGS.TS Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình Hành vi tổ chức Nguồn: PGS.TS Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình Hành vi tổ chức SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 7 Trách nhiệm của các nhà quản lý là phải tạo động lực cho nhân viên của mình, nghĩa là phải tạo ra cả sự khao khát và sự tự nguyện của cá nhân đó Khi người lao động có động lực làm việc thì tự họ sẽ khai thác các khả năng, tiềm năng để vận dụng vào quá trình làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả thực hiện công việc của bản thân Và chính điều đó sẽ góp phần đạt mục tiêu kinh doanh của tổ chức, vì công việc của mỗi người lao động chính là một bộ phận cấu thành công việc của tổ chức Tuy nhiên một số người lao động muốn hoàn thành công việc của mình nhưng đôi khi lại mất tập trung, phân tán tư tưởng hoặc không được khuyến khích tức không có sự tự nguyện Những người khác thì có sự cam kết cao nhưng lại không mong muốn làm việc Và cả hai trường hợp đó đều dẫn đến kết qủa làm việc của người lao động là không cao5 Xét theo quan điểm nhu cầu, quá trình tạo động lực bao gồm các bước được trình bày trong Sơ đồ 1.1 Sơ đồ 1.1: Quá trình tạo động lực cơ bản Nhu cầu không được thoả mãn Sự căng thẳng Các động cơ Hành vi tìm kiếm Nhu cầu được thoả mãn Giảm căng thẳng (Nguồn: Giáo trình Hành vi tổ chức) Sơ đồ 1.1 cho ta thấy: Khi nhu cầu không được thoả mãn, sẽ tạo ra sự căng thẳng và sự căng thẳng này thường sẽ kích thích các động cơ bên trong các cá nhân Những động cơ này tạo ra một cuộc tìm kiếm nhằm có được các mục tiêu cụ thể mà nếu đạt được sẽ thoả mãn nhu cầu này và dẫn đến giảm căng thẳng Thực tế các nhân viên được tạo động lực làm việc thường ở trong tình trạng căng thẳng Để làm dịu sự căng thẳng này, họ tham gia vào hoạt động 5 Nguồn: Bài viết: “Văn hóa doanh nghiệp một động lực của người lao động”, Th.s Vũ Thị Uyên, Đại học Kinh tế quốc dân SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 8 Và mức độ căng thẳng càng lớn thì càng cần phải có hoạt động để làm dịu căng thẳng Vì vậy, khi thấy các nhân viên làm việc chăm chỉ trong một hoạt động nào đó, chúng ta có thể kết luận rằng họ bị chi phối bởi một sự mong muốn đạt được một mục tiêu nào đó mà họ cho là có giá trị Tạo động lực là tất cả các hoạt động thuộc trách nhiệm của tổ chức hay cụ thể là của nhà quản lý thực hiện đối với người lao động nhằm tạo ra các điều kiện tác động đến khả năng làm việc, tinh thần thái độ của người lao động để đem lại hiệu quả cao trong lao động Thật vậy, khi người lao động có động lực làm việc thì sẽ tạo ra khả năng, tiềm năng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác của tổ chức bởi thực tế, kết quả thực hiện công việc phụ thuộc vào động lực của chính bản thân người lao động (bản thân họ có thực sự muốn làm việc hay không?), phụ thuộc vào khả năng của người lao động (người lao động có thể thực hiện công việc hay không?) và môi trường làm việc, phương tiện làm việc và các nguồn lực để giúp người lao động thực hiệ công việc đó Nói như trên không có nghĩa là không có động lực thì người lao động không hoàn thành được nhiệm vụ, công việc được giao (như đã nêu trong phần 1.1.1), nhưng chúng ta không chỉ muốn người lao động hoàn thành nhiệm vụ mà còn phải hoàn thành nhiệm vụ một cách vượt mức, có nghĩa là cần có những biện pháp tạo động lực để người lao động làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn Nguy hiểm hơn, nếu để người lao động mất động lực thì lúc đó họ có thể không hoàn thành nhiệm vụ của mình hoặc hoàn thành nhưng kết quả không cao, đến một mức độ nào đó người lao động có thể rời bỏ công việc, rời bỏ tổ chức Chính vì vậy, việc quan trọng đối với nhà quản lý là phải biết tạo ra và giữ động lực cho người lao động trong tổ chức mình Việc tạo động lực như thế nào và bằng cách nào là hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện, chính sách cũng như cách nhìn nhận vấn đề này của từng tổ chức khác nhau Do vậy, để có thể đưa ra được một kế hoạch cho công tác tạo SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 9 động lực ở một tổ chức nào đó, vào một giai đoạn hay một thời điểm nào đó thì phải dựa trên cơ sở của sự tìm hiểu, phân tích kĩ về các bối cảnh chung, điều kiện làm việc, tính chất cũng như đặc thù công việc thực tế của chính tổ chức đó 1.2 Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động Có nhiều nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động song có thể chia chúng thành ba nhóm như sau: nhóm các yếu tố thuộc về bản thân người lao động, nhóm nhân tố thuộc về công việc, nhóm nhân tố thuộc về môi trường làm việc6 1.2.1 Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động bao gồm: kiến thức, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ; sự say mê nghề nghiệp; kinh nghiệm công tác; sự hoàn thành công việc; sở trường; mục tiêu và các giá trị cá nhân… • Kiến thức, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng: Đây là các yếu tố thể hiện khả năng giải quyết công việc của mỗi cá nhân bằng kiến thức, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng của mình, đảm bảo hiệu quả cao Đối với các cá nhân có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cao, kĩ năng giỏi thì khả năng giải quyết công việc là thuận lợi và ngược lại • Sự say mê nghề nghiệp: cá nhân làm việc say mê, nỗ lực trong công việc là sự biểu hiện của người lao động có động lực làm việc Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình làm việc của họ Người say mê nghề nghiệp làm việc sẽ hiệu quả hơn người không say mê nghề nghiệp nếu có cùng các điều kiện khác như: trình độ, thâm niên công tác… Ví dụ như: họ sẵn sàng làm thêm giờ, đi công tác ở các vùng có điều kiện không thuận lợi, luôn phấn đấu cố gắng phấn đấu hoàn thành công việc được giao… • Kinh nghiệm công tác; 6 Nguồn: PGS.TS Bùi Anh Tuấn (2003), Giáo trình Hành vi tổ chức SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 10 • Sự hoàn thành công việc; Người có nhiều kinh nghiệm hơn, sẽ giải quyết công việc dễ dàng và hiệu quả hơn Và khi công việc được hoàn thành thì điều đó lại càng có tác dụng kích thích họ hơn nữa trong công việc • Sở trường: là điểm mạnh hay khả năng nổi trội vốn có của một cá nhân Trong quản lý, nếu biết rõ sở trường của các cá nhân để bố trí công việc hợp lý thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tạo động lực cho người lao động • Mục tiêu và các giá trị cá nhân: Mục tiêu là trạng thái mong đợi, đích hướng tới của cá nhân, còn giá trị là cái mà các cá nhân thấy thật sự có ý nghĩa và quan trọng đối với mình Do vậy, trong quá trình tạo động lực nhà quản lý cần phải biết kết hợp các mục tiêu và giá trị cá nhân với mục tiêu và giá trị của tổ chức, cần phải cho cá nhân người lao động hiểu rằng mục tiêu và giá trị cá nhân chỉ đạt được khi mục tiêu và giá trị tổ chức đạt được Những điều đó giúp gắn kết cá nhân với tổ chức, khiến cá nhân trở nên tận tuỵ, trung thành, gắn bó với tổ chức hơn 1.2.2 Các yếu tố thuộc về công việc Các yếu tố thuộc về công việc bao gồm: • Mức độ hấp dẫn của công việc; • Sự thử thách của công việc; • Yêu cầu về trách nhiệm khi thực hiện công việc; • Tính ổn định của công việc; • Cơ hội để thăng tiến, đề bạt, phát triển… Công việc là một trong những nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với động lực làm việc của người lao động Nếu công việc hấp dẫn, phù hợp chuyên môn, nghiệp vụ, lương cao thì sẽ gây sự hứng thú trong công việc, sự say mê, nỗ lực, tự nguyện, đam mê công việc, có trách nhiệm với công việc SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 100 2 Yếu tố anh, chị đã chọn ở câu 1 đã và đang thực hiện: Rất tốt Tốt Chưa tốt lắm Không tốt Cần phải có biện pháp khắc phục ngay Ý kiến khác: 3 Xin anh, chị cho biết công việc cụ thể mà anh, chị đang làm tại BQLDATW: 4 Công việc mà anh, chị đang làm có phù hợp với anh, chị không? Có Tương đối phù hợp Không 5 Lý do của câu trả lời số 4: - Nếu “Có” hoặc “ Tương đối phù hợp” vì: Công việc ổn định Thu nhập cao Công việc ít sức ép, đòi hỏi vừa phải Có thời gian rỗi để nghiên cứu học tập, chăm sóc gia đình Đúng chuyên môn Được sự hỗ trợ của lãnh đạo - Nếu “Không” vì: Công việc không hấp dẫn SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 101 Thu nhập không cao Sức ép công việc lớn Công việc không đúng chuyên môn Ý kiến khác: 6 Mức lương hiện tại có phù hợp với công việc và đóng góp của anh, chị không? Rất phù hợp Phù hợp Chưa đáp ứng nhu cầu bản thân Chưa thoả đáng so với công sức mình bỏ ra Ý kiến khác: 7 Anh, chị có làm tròn nhiệm vụ công việc của mình không? Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành Đôi khi chậm so với thời hạn Thường xuyên chậm so với thời hạn 8 Môi trường công tác có tạo cho anh, chị cơ hội thăng tiến, phát triển không? Có Không Không rõ 9 Công việc có hấp dẫn anh, chị không? SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 102 Rất hấp dẫn Có hấp dẫn Không hấp dẫn 10 Công việc ở đây có sự chồng chéo không? Có Không 11 Công việc ở đây có sự phân công rõ ràng không? Có Không - Lý do “Không”: 12 Anh, chị làm công việc phù hợp chuyên môn của mình hay không? Phù hợp Không phù hợp 13 Anh, chị : - Đến cơ quan làm việc đúng giờ: Luôn luôn đúng giờ Thi thoảng đến muộn Thường xuyên đến muộn - Về sớm: Không bao giờ Đôi khi Thường xuyên Luôn luôn - Lý do của a, b: Do quản lý SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 103 Do đặc điểm công việc Do tình trạng chung Lý do cá nhân, gia đình Chỉ là thói quen Ý kiến khác: 14 Đánh giá thực hiện công việc của cán bộ công nhân viên bằng cách nào? Thông qua phiếu đánh giá thực hiện công việc Qua mức độ hoàn thành công việc hàng ngày Không đánh giá kết quả thực hiện công việc Ý kiến khác: 15 Theo anh, chị công tác đánh giá thực hiện công việc có hợp lý không? Đúng, hợp lý Không đúng Chưa hợp lý 16 Anh, chị luôn có kế hoạch thực hiện công việc và tổ chức thực hiện công việc: Đúng Không đúng 17 Các chính sách và chế độ quản lý liên quan đến người lao động có phù hợp không? Rất phù hợp SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 104 Phù hợp Không phù hợp Rất không phù hợp 18 Sự công bằng trong tổ chức, quản lý ( về thù lao: lương, thưởng, phúc lợi…): Công bằng Chưa công bằng Ý kiến khác: 19 Quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên: Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Có mâu thuẫn Ý kiến khác: 20 Quan hệ giữa nhân viên và nhân viên: Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Có mâu thuẫn Ý kiến khác: SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 105 21 Lãnh đạo (Giám đốc) có quan tâm, động viên nhân viên không? Thường xuyên Có nhưng không thường xuyên Không bao giờ Ý kiến khác: 22 Lãnh đạo có la mắng, trách phạt nhân viên không? Thường xuyên Thỉnh thoảng Đôi khi Không bao giờ Ý kiến khác: 23 Anh, chị muốn giám đốc thay đổi thái độ (quan tâm, động viên nhiều hơn) đối với nhân viên không? Có muốn Thay đổi đôi chút Không cần thiết Không thay đổi 24 Khen thưởng công khai, kịp thời có đúng không? Đúng Không đúng SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 106 25 Các phúc lợi: bảo hiểm xã hội, tiền trả cho ngày nghỉ, ngày lễ, các chương trình giải trí, nghỉ mát, hội hè…được tổ chức như thế nào? Đầy đủ Không đầy đủ Không bao giờ tổ chức 26 Chất lượng của các phúc lợi: Đáp ứng nhu cầu Khích lệ tinh thần làm việc của anh, chị Chưa đáp ứng nhu cầu Không có tác dụng khích lệ tinh thần làm việc của anh, chị 27 Điều kiện làm việc ở BQLDATƯ: Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Đáp ứng nhu cầu làm việc Chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc 28 Xin anh, chị cho biết: cần làm gì để nâng cao động lực làm việc của nhân viên BQLDATƯ: - Đối với lãnh đạo nên làm gì? - Bản thân anh, chị sẽ làm gì để nâng cao động lực làm việc Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh, chị! SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 107 Phụ lục 3: Danh sách phỏng vấn 1 Bác sỹ Nguyễn Doãn Tú – Giám đốc Ban quản lý Dự án 2 Bác sỹ, Tiến sỹ Đặng Thế Tháp - Cố vấn Dự án, nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án 3 Cử nhân Trần Đại Thắng - Tổ trưởng Tổ Kế hoạch - Tổng hợp 4 Cử nhân Phan Dũng - Tổ trưởng Tổ Xây dựng cơ bản 5 Bác sỹ Trần Thị Lựu – nhân viên tổ Kế hoạch - Tổng hợp 6 Th.s Trần Thị Minh – nhân viên tổ Kế hoạch – Tổng hợp 7 Cử nhân Phạm Vũ Cường – nhân viên tổ Kế hoạch - Tổng hợp SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 108 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQLDATƯ: Ban quản lý Dự án Y tế nông thôn, tuyến Trung ương BQLDA: Ban quản lý dự án BQLDAYTNT: Ban quản lý dự án y tế nông thôn - Bộ Y tế SVTH: Sinh viên thực hiện QTNL: Quản trị nhân lực TTYT: Trung tâm y tế TTYTH: Trung tâm y tế huyện TTTTGDSK: Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ TTB: Trang thiết bị TTYTDP: Trung tâm y tế dự phòng PKĐKKV: Phòng khám đa khoa khu vực ADB: Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển châu Á CBCNV: Cán bộ công nhân viên THCV: Thực hiện công việc XDCB: Xây dựng cơ bản ODA: Offical Development Assistance - Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 109 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Tran g Bảng 2.1: Tình hình thực hiện giải ngân năm 2004 65 Bảng 2.2: Tình hình thực hiện giải ngân 2005…………………………… 65 Bảng 2.3: Tình hình thực hiện giải ngân 2006…………………………… 66 Bảng 2.4: Mức lương hiện tại của CBCNV BQLDATƯ………………… 73 Sơ đồ 1.1: Quá trình tạo động lực cơ bản…………………………………….7 Sơ đồ 1.2: Các cách so sánh sự công bằng………………………………….20 Sơ đồ 2.1: Các giai đoạn chính của chu trình dự án .30 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức BQLDAYTNT 34 Sơ đồ 3.1: Hai giai đoạn của tuyển chọn nhân lực………………………… 85 Sơ đồ 3.2: Quy trình tuyển chọn nhân lực………………………………… 86 SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 110 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Anh Tuấn - Trưởng phòng Đào Tạo Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, các cô chú, các anh chị cán bộ trong Ban Quản lý Trung ương – Dự án Y tế nông thôn – Bộ Y tế đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiệt tình trong đợt thực tập này để hoàn thành Chuyên đề Thực tập tốt nghiệp Hà Nội, tháng 4 năm 2007 SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 111 LỜI CAM ĐOAN Tên em là: Trần Thị Nga Sinh viên lớp: Quản trị nhân lực 45 Khoa: Kinh tế Lao động & Dân số Trường: Đại học Kinh tế quốc dân Em xin cam đoan luận văn này là do em tự viết và có tham khảo các tài liệu có liên quan, em không sao chép của bất kì ai Nếu sai em chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Khoa và Nhà trường Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2007 Sinh viên: Trần Thị Nga SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 112 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC, 5 TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG .5 1.1 Động lực, tạo động lực cho người lao động 5 1.1.1 Động lực 5 1.1.2 Tạo động lực 6 1.2 Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động 9 1.2.1 Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động .9 1.2.2 Các yếu tố thuộc về công việc 10 1.2.3 Các yếu tố thuộc về tổ chức, môi trường làm việc 11 1.3 Một số học thuyết về động lực làm việc của người lao động .14 1.3.1 Học thuyết nhu cầu của A Maslow 14 1.3.2 Học thuyết về sự công bằng của J.Stacy Adams 18 1.3.3 Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg 20 1.4 Phương hướng tạo động lực trong tổ chức và một vài giải pháp cơ bản nhằm tạo động lực làm việc của người lao động .21 1.4.1 Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc .22 1.4.2 Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành tốt công việc .22 1.4.3 Kích thích lao động 22 1.4.4 Một vài giải pháp cơ bản nhằm tạo động lực làm việc của người lao động .23 1) Về công việc 23 2) Về môi trường tổ chức .24 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG, DỰ ÁN Y TẾ NÔNG THÔN, BỘ Y TẾ 26 2.1 Tổng quan về Ban quản lý Dự án Trung ương, Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế 26 2.1.1 Giới thiệu về Dự án Y tế nông thôn (DAYTNT) 26 2.1.2 Sự hình thành của BQLDTƯ 31 2.1.3 Đặc điểm về tổ chức và bộ máy quản lý của BQLDAYTNT 32 2.1.4 Các thành phần hoạt động của Dự án 42 2.1.5 Nguồn nhân lực và Quản lý Nguồn nhân lực của Ban quản lý Dự án 47 1) Nguồn nhân lực của Ban Quản lý Dự án 47 Nhiệm vụ của bốn tổ nghiệp vụ 49 3) Quản lý NNL của Dự án 53 2.1.6 Đánh giá kết quả hoạt động của Dự án giai đoạn 2001-2006 56 2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ 67 2.2.1 Đánh giá về động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ 67 2.2.2 Nhân tố chủ yếu tác động tới động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ .69 2.2.3 Sự thoả mãn của CBCNV với công việc và môi trường làm việc 75 2.3 Đánh giá về các chính sách và biện pháp tạo động lực của lãnh đạo BQLDATƯ 78 2.3.1 Chính sách về tiền lương, thu nhập 78 2.3.2 Đánh giá thực hiện công việc .80 2.3.3 Chính sách đào tạo và phát triển NNL của Dự án .80 2.3.4 Chính sách về phát triển nghề nghiệp 81 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO 82 SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 Luận văn tốt nghiệp 113 ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV BQLDATƯ 82 3.1 Định hướng phát triển của BQLDATƯ 82 3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao động lực làm việc của CBCNV BQLDATƯ 83 3.2.1 Xác định rõ chức năng nhiệm vụ giữa hai tổ Kế hoạch và xây dựng cơ bản .83 3.2.2 Tuyển thêm nhân viên mới, thay thế một số vị trí 83 3.2.3 Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của BQLDATƯ .85 3.2.4 Đánh giá thực hiện công việc .87 3.2.5 Xây dựng văn hoá của BQLDA cùng với môi trường làm việc 89 3.2.7 Chế độ khuyến khích đãi ngộ, khen thưởng 90 3.2.8 Về lãnh đạo 90 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 PHỤ LỤC .94 Phụ lục 1: CÁC CHUYẾN THĂM THỰC ĐỊA, TÌNH TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NỔI BẬT DO PHÁI ĐOÀN KIỂM ĐIỂM ADB GHI CHÉP (Theo Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Việt Nam và phái đoàn kiểm điểm giữa kì – Ngân hàng Phát triển Châu Á về khoản vay số 1777 – VIE: Dự án Y tế nông thôn, ngày 23/01/2006, Hà Nội, Việt Nam) 94 Phụ lục 2: Bảng hỏi .97 PHẦN 1: NHỮNG THÔNG TIN CÁ NHÂN 98 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH PHỎNG VẤN 107 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .108 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 109 LỜI CẢM ƠN 110 LỜI CAM ĐOAN .111 SVTH: Trần Thị Nga Lớp QTNL 45 ... QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG, DỰ ÁN Y TẾ NÔNG THÔN, BỘ Y TẾ 2.1 Tổng quan Ban quản lý Dự án Trung ương, Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế 2.1.1 Giới thiệu Dự án Y tế nông thôn (DAYTNT) 1) Mục tiêu thành phần Dự. .. thực trạng động lực làm việc tạo động lực cho CBCNV BQLDATƯ, Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế; - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc CBCNV BQLDATƯ, Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế 3) Đối... Đ? ?y nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng tiến độ triển khai thực Dự án Chính lý mà tác giả chọn đề tài: ? ?Động lực làm việc cán công nhân viên Ban quản lý Trung ương, Dự án Y tế nông thôn, Bộ

Ngày đăng: 19/02/2014, 11:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC,

  • TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

    • 1.1. Động lực, tạo động lực cho người lao động

      • 1.1.1. Động lực

      • 1.1.2. Tạo động lực

      • 1.2. Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của người lao động

        • 1.2.1. Các yếu tố thuộc về bản thân người lao động

        • 1.2.2. Các yếu tố thuộc về công việc

        • 1.2.3. Các yếu tố thuộc về tổ chức, môi trường làm việc

        • 1.3. Một số học thuyết về động lực làm việc của người lao động

          • 1.3.1. Học thuyết nhu cầu của A. Maslow

          • 1.3.2. Học thuyết về sự công bằng của J.Stacy Adams7

          • 1.3.3. Học thuyết hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg8

          • 1.4. Phương hướng tạo động lực trong tổ chức và một vài giải pháp cơ bản nhằm tạo động lực làm việc của người lao động9

            • 1.4.1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc

            • 1.4.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành tốt công việc

            • 1.4.3. Kích thích lao động

            • 1.4.4. Một vài giải pháp cơ bản nhằm tạo động lực làm việc của người lao động

            • 1) Về công việc

            • 2) Về môi trường tổ chức

            • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CBCNV BAN QUẢN LÝ TRUNG ƯƠNG, DỰ ÁN Y TẾ NÔNG THÔN, BỘ Y TẾ

              • 2.1. Tổng quan về Ban quản lý Dự án Trung ương, Dự án Y tế nông thôn, Bộ Y tế

                • 2.1.1. Giới thiệu về Dự án Y tế nông thôn (DAYTNT)

                • 2.1.2. Sự hình thành của BQLDTƯ

                • 2.1.3. Đặc điểm về tổ chức và bộ máy quản lý của BQLDAYTNT

                • 2.1.4. Các thành phần hoạt động của Dự án

                  • Cộng đồng tham gia vào dịch vụ y tế (CBM)

                    • B.3. Quản lý Dự án

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan