bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà

81 1.1K 2
bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. do lựa chọn đề tài Là một trong những quốc gia đang phát triển với hàng loạt những ưu tiên cho phát triển kinh tế, Việt Nam không tránh khỏi những mâu thuẫn mà các quốc gia khác thường gặp phải, đó là những vấn đề môi trường nảy sinh khi các chỉ số kinh tế tăng vọt. Cùng với sự phát triển về kinh tế đó là vấn đề sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, Việt Nam hầu như tất cả các thành phố có hoạt động công nghiệp phát triển đều đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng. Trước tình trạng đáng báo động đó thì việc tìm giải pháp, hướng đi phù hợp và mang lại hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết. Một trong những hình thức quản môi trường thu được hiệu quả cao là quản môi trường dựa vào cộng đồng (Community – Based Environment Manager – CBEM). hình này là một phương tiện cho người dân trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định. Quá trình này đưa ra một giới hạn đầy đủ về các bên tham gia, từ đó phá vỡ những rào cản giữa các bên liên quanđưa ra những mục tiêu rõ ràng, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia vào quá trình quản và xác lập khả năng tự trị. Do đó, đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia từ đó tạo hiệu quả cao trong việc xây dựng năng lực quản của chính quyền địa phương. Hiện nay, hình quản này đã và đang được áp dụng nhiều vùng khác nhau trên thế giới. Các hình này qua thực tế đã thể hiện nhiều ưu điểm mà công tác quản nhà nước không đạt được. hình quản môi trường dựa vào cộng đồng được áp dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, như các hình quản bảo tồn, hình thu gom rác tại các phường, xã Ở Việt Nam, hình người dân tham gia vào hoạt động quản môi trường không phải là hiếm thấy nhưng hình quản môi trường dựa vào Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 2 cộng đồng theo đúng nghĩa của nó thì không nhiều. Cần thiết có sự nghiên cứu, tìm hiểu những hình thức mà người dân tham gia vào quản môi trường nước ta và thực trạng áp dụng hình thức quản này. hình quản môi trường dựa vào cộng đồng nhằm bảo vệ loài Voọc đầu trắng Vườn quốc gia Cát là một hình tiêu biểu, điển hình cho hình thức quản này. hình này đang được áp dụng Vườn quốc gia Cát và đang tỏ ra là rất hiệu quả và có nhiều ưu việt, xứng đáng được nghiên cứu xem xét để các vùng khác học tập kinh nghiệm, và quảng rộng dãi. Vì vậy trong khuôn khổ của luận văn em quyết định lựa chọn đề tài “Bước đầu nghiên cứu hình quản bảo tồn loài Voọc dựa vào cộng đồng Vườn quốc gia Cát Bà” 2. Mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục tiêu sau: - Đưa ra cơ sở luận và thực tiễn của việc quản dựa vào cộng đồng - Nghiên cứu và phân tích, hình quản bảo tồn loài Voọc đầu trắng dựa vào người dân Vườn quốc gia Cát Bà. - Đánh giá những thành tựu, những tồn tại, khó khăn thuận lợi mà mô hình gặp phải và đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hình. 3. ` Phương pháp nghiên cứu. -Tổng hợp tài liệu, số liệu, phân tích , đánh giá. - Khảo sát thực địa. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. - Về không gian địa điểm nghiên cứu: Vườn quốc gia Cát bao gồm cả vùng lõi và vùng đệm, thời điểm nghiên cứu là năm 2006. Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 3 5. Nội dung nghiên cứu. Chương I: Cơ sở luận về quản môi trường dựa vào cộng đồng và thực trạng quản môi trường dựa vào cộng đồng Việt Nam. Chương II: Nghiên cứu hình quản dựa vào cộng đồng nhằm bảo tồn loài Voọc đầu trắng Vườn quốc gia Cát Bà. Chương III: Đánh giá hiệu quả hoạt động của hình, những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LUẬN VỀ QUẢN MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM. 1.1. CƠ SỞ LUẬN VỀ QUẢN MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG. 1.1.1 Một số khái niệm. * Khái niệm về tài nguyên sở hữu chung Tài nguyên sở hữu chung là tài nguyên được quản và sử dụng bởi một nhóm người (không phải một người). Để quản tài nguyên này thì nhóm người quản phải đặt ra các luật lệ và giám sát thực hiện các luật lệ này. Đối với tài nguyên sở hữu chung vấn đề luật lệ là rất quan trọng. Bởi vì khi dân số phát triển hay các yếu tố về luật bị phá vỡ thì hệ thống khác sẽ không vận hành hiệu quả nữa và chuyển sang một dạng tài nguyên khác được gọi là tài nguyên tự do tiếp cận. Khi đó việc sử dụng tài nguyên này không bị loại trừ và có tính cạnh tranh là cho việc khai thác tài nguyên không bị ràng buộc, mạnh ai người ấy khai thác, khai thác cho tới khi không thể khai thác được nữa thì thôi. * Khái niệm cộng đồng. Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng thông thường, cộng đồng được hiểu là tập hợp những người có chung lịch sử hình thành, có chung địa bàn sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những người có cùng những đặc điểm tương tự về kinh tế- xã hội và văn hoá. Cũng có khái niệm khác, cộng đồng là một nhóm người có chung sở thích và lợi ích, có chung địa bàn sinh sống, có chung ngôn ngữ (hoặc loại ngôn ngữ) và có những đặc điểm tương đồng. Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 5 Tuỳ theo lịch sử hình thành hay đặc điểm của cộng đồng, có các loại cộng đồng sau: - Cộng đồng người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi với nhau, thường xuyên gặp mặt địa bàn sinh sống. - Cộng đồng những người có chung quan tâm đặc điểm, tính chất (cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học, cộng đồng doanh nhân ) - Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính chất, màu da (cộng đồng người dân tộc thiểu số, cộng đồng người da màu ) - Cộng đồngquan niệm chung về các vấn đề quan hệ xã hội, có chung mục tiêu, quan điểm chung về giá trị, cùng tham gia vào quá trình ra quyết định (cộng đồng ASEAN, các nước Pháp ngữ ) * Khái niệm sự tham gia của cộng đồng. Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tham gia của cộng đồng. Nhưng theo tổ chức phát triển quốc tế Canada quan niệm : Tham gia cộng đồng là thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các khâu của chu trình dự án từ thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án với mục tiêu nhằm xây dựng năng lực của người nghèo để duy trì được cơ sở hạ tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra được trong quá trình thực hiện, và tiếp tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khơi dự án . Cách tiếp cận này đựơc sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực, các dự án trên thế giới. Trước những năm 80, các hoạt động, chương trình có mục tiêu phục vụ cộng đồng đều được đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện từ cơ quan trung ương. Thời kì này người ta mới khuyến khích sự tham gia của các ngành vào các chương trình, hành động. Sự hiện diện của cộng đồng là rất ít. Vì thề tính bền vững của chương trình hay hoạt động không được đảm bảo. Cách tiếp cận sự tham gia của cộng đồng được phát triển mạnh mẽ vào những năm 80-90 của thế kỷ 20, đặc biệt là áp dụng cho các chương trình Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 6 của tổ chức Phi chính phủ, chương trình thí điểm liên quan nhiều đến cộng đồng như phát triển đô thị và nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn, chương trình bảo vệ môi trường Cách tiếp cận phát triển định hướng vào cộng đồng hay còn gọi là phát triển dựa trên cộng đồng được áp dụng phổ biến từ năm 2000. Các chương trình, dự án phát triển định hướng cộng đồng có đặc điểm là trao cho cộng đồng quyền kiểm soát quá trình ra quyết định và đóng góp nguồn lực vào việc lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện, vận hành, bảo trì những cơ sở hạ tầng. * Khái niệm về quản môi trường dựa vào cộng đồng(CBEM). Quản cộng đồng là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một vấn đề môi trường cụ thể địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các công cụ sẵn có để tập trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay tạo ra lợi ích về môi trường như dự án tái tạo năng lượng, phục hồi lưu vực Và đồng quản tài nguyên đó thông qua sự hợp tác giữa các đối tác chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư. Phương pháp quản môi trường dựa vào cộng đồng là lấy cộng đồng làm trọng tâm trong việc quản môi trường. Đưa cộng đồng tham gia trực tiếp vào hệ thống quản môi trường, họ trực tiếp tham gia trong nhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi thực hiện. Đây là hình thức quản đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng trong đó các tổ chức quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt động cộng đồng. Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 7 1.1.2 Vai trò của người dân trong quản môi trường dựa vào cộng đồng. Sự tham gia của người dân địa phương làm cho dự án phù hợp hơn với đặc điểm nhu cầu của địa phương. Thông qua việc tham khảo ý kiến của người dân, hay người dân đóng góp ý kiến sẽ cung cấp những thông tin có giá trị cho dự án. Do vậy dự án dễ được chấp nhận và khả năng bền vững cao hơn. Bởi lẽ, họ có kiến thức về địa bàn sinh sống, chính vì vậy họ nắm rõ các đặc thù điều kiện cũng như vấn đề văn hoá, xã hội địa bàn, nắm rõ các nhu cầu cũng như các phương tiện hiện có của quản lý. Các quyết định có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây là căn cứ đảm bảo cho tính khả thi của các quyết định về quản môi trường về mặt kinh tế. Chẳng hạn, việc đề ra phí thu gom chất thải không thể nào áp dụng một mức như nhau cho tất cả các địa phương mà phải phân cấp cho các địa phương quyết định trên cơ sở lấy ý kiến cộng đồng. Người dân tham gia vào các dự án giúp cho dự án có thể tiếp tục vận hành tốt, và có hiệu quả sau khi dự án kết thúc. Bởi vì hoạt động của dự án đem lại lợi ích cho họ. Và có thể được nhân rộng ra nhằm giải quyết vấn đề trên phạm vi rộng hơn. Sự tham gia của người dân sẽ góp phần điều tiết trong sử dụng nguồn lực đảm bảo tính bền vững trong quản môi trường, tài nguyên thiên nhiên được sử dụng hiệu quả nhất khi biết vận dụng kiến thức của người dân và huy động được các nguồn lực tài chính sẵn có trong cộng đồng vào việc làm kinh tế, từ đó tạo có hội tăng thu nhập cho người dân. Có sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo giám sát và đánh giá các chương trình liên quan đến quản tổng hợp, duy trì được các hoạt động thông qua hợp tác trong cộng đồng và thể chế hoá sự tham gia của cộng đồng. Những dự án từ khi bắt đầu đến khi vận hành thì đều phải gắn với môi trường dân cư trong vùng, người dân trong vùng là người hiểu rõ nhất Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 8 những nảy sinh, những hiện tượng khi dự án hoạt động. Họ sẽ là người đưa ra những đánh giá trung thực nhất, sát sao nhất về dự án qua đó đánh giá được thực chất của dự án Sự tham gia của cộng đồng vào các dự án sẽ giải quyết được vấn đề nhận thức của người dân thông qua sự tác động lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Người dân sống trong một cộng đồng nên họ dễ dàng chia sẻ và bảo ban nhau vì vậy khi có người vi phạm hoặc đi ngược lại hoạt động của quản thì họ là người tác động đem lại hiệu quả nhất. 1.1.3 Các nguyên tắc trong quản môi trường dựa vào cộng đồng. Nguyên tắc: Xác định danh giới rõ ràng. Nguyên tắc này cho rằng việc tổ chức quản dựa vào cộng đồng phải được phân công rõ dàng cụ thể tới từng đối tượng. Xác định được đối tượng cần quản lý, từ đó tiếp tục chia nhỏ đối tượng quản để dễ phân chia công việc. Phải phân công rõ dàng từng công việc tới từng đối tượng. Nếu không dễ dẫn tới tình trạng không biết được mình quản cái gì hay đối tượng thuộc ai quản lý. Tránh tình trạng “Cha chung không ai khóc”. Trong quá trình phân công công việc, phân công trách nhiệm phải chú ý là phân công được tất cả công việc tới tất cả các đối tượng tham gia không để sảy ra tình trạng người muốn tham gia không được tham gia hay công việc dồn quá nhiều vào một người như thế dễ sảy ra xung đột trong quản lý. Nguyên tắc: Cân đối giữa chi phí và lợi ích Để lôi kéo được người dân tham gia vào việc quản môi trường cần có cơ chế tăng thu nhập cho họ. Tức là cần gắn kết giữa mục tiêu quản lý môi trường với tăng thu nhập của người dân. Người dân tham gia vào việc quản tích cực khi họ tìm thấy đó lợi ích đem lại cho họ mà ngoài lợi ích gián tiếp là các lợi ích trực tiếp thu được hàng ngày. Khi người dân tham gia vào các hoạt động kinh tế mà do dự án tổ chức thì họ phải thu được thu nhập từ hoạt động này để duy trì đời sống của mình và gia đình, Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 9 vì thế mà các dự án ngoài việc đầu tư cho các hoạt động phục vụ mục đích chính cần hỗ trợ người dân đó phát triển kinh tế đảm bảo người dân tham gia là có lợi ích kinh tế ví dụ như: hỗ trợ kĩ thuật, giống cây, tiêu thụ sản phẩm Nguyên tắc: Được đưa ra, được tiếp thu ý kiến Cộng đồng dân cư được phép và được khuyến khích đưa ra ý kiến của mình trong các cuộc thảo luận. Họ được đưa ra những đánh giá về hoạt động của hệ thống quản lý. Người dân địa phương thông qua việc đóng góp ý kiến sẽ cung cấp cho cơ quan quản cao hơn những thông tin, những phản hồi từ phía họ. Những vấn đề mà người dân có thể sẽ gặp phải khi hệ thống đi vào vận hành. Những ý kiến từ phía người dân là rất quan trọng vì khi hệ thông hoạt động sẽ ảnh hưởng tới lợi ích, cuộc sống của họ và không ai hơn họ là người cung cấp thông tin đúng đắn, sát thực nhất. Đồng thời, người dân địa phương là người sống lâu địa bàn, họ có kinh nghiệm về địa bàn sinh sống vì vậy họ có thể đưa ra những giải pháp đơn giản mà hiệu quả cho những vấn đề đặt ra. Nguyên tắc: Người dân tham gia giám sát Mọi hoạt động, muốn thực hiện có hiệu quả cần có sự giám sát, và lẽ tất nhiên khi người dân tham gia vào hệ thống quản thì họ cũng có quyền được giám sát. Sự giám sát của người dân là hoạt động giám sát đối với hệ thống quản cấp trên giám sát đối với đối tượng quản lý, và giám sát lẫn nhau. Người dân tham gia giám sát giúp cho dự án hoạt động hiệu quả về thời gian, chất lượng. Giám sát của người dân là một nguyên tắc giúp cho dự án vận hành tốt, đi chệch hướng khi dự án kết thúc, không còn sự giám sát từ phía dự án. Sự giám sát của dân giúp phản ánh kịp thời những sai phạm của các khâu khi thực hiện dự án vấp phải, nêu nên mong muốn của dân trong quá trình triển khai dự án. Nguyên tắc: Thưởng phạt rõ ràng. Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 10 Những cá nhân trong cộng đồng chịu sự giám sát của các tổ chức, đặc biệt là sự giám sát của cộng đồng mình về các hoạt động của mình. Nếu có hành vi vi phạm thì sẽ bị phạt, còn nếu lập công thì sẽ được thưởng. Những cá nhân không tham gia vào hoạt động của dự án có thể bị loại trừ khỏi các hoạt động công cộng khác, đây là cơ chế để khuyến khích người dân tham gia vào hình quản lý. Đồng thời cuốn hút người dân tham gia nhiệt tình hơn. Nhưng cơ chế thưởng phạt phải thật rõ ràng và đủ khả năng khuyến khích và lôi kéo sự quan tâm của mọi người. Nguyên tắc: Công nhận quyền tối thiểu đối với các tổ chức. Người dân được phép đưa ra ý kiến của mình với các cơ quan quản lý nhà nước trong hệ thống quản môi trường mà không bị cản trở bởi các tổ chức nhà nước khác. Có nghĩa là khi người dân đưa ra ý kiến của mình họ không phải bận tâm về việc có động chạm vào các tổ chức khác không, và nếu có động chạm vào thì họ có phải chịu trách nhiệm gì không? Điều này có ý nghĩa rất quan trọng vì vấn đề người dân đưa ra nhiều khi có liên quan tới nhiều lĩnh vực liên quan khác chứ không phải chỉ về môi trường, vì thế nguyên tắc này đưa ra nhằm khuyến khích người dân nêu ra ý kiến của mình, và khuyến khích họ đưa ra ý kiến trung thực nhất. Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 [...]... Luận văn tốt nghiệp 29 CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU HÌNH QUẢN BẢO TỒN LOÀI VOỌC ĐẦU TRẮNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VƯỜN QUÔC GIA CÁT 2.1 GIỚI THIỆU VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÁT 2.1.1 Lịch sử hình thành vườn Quần đảo Cát thuộc huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng Gồm 366 hòn đảo nhỏ Trong đó đảo Cát là đảo lớn nhất trong số 1969 đảo của quần thể vịnh Hạ Long Đảo chính Cát với quần thể các đảo nhỏ và hang... dụng hình quản môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam Việt Nam đã có những văn bản pháp với những điều khoản điều chỉnh, khuyến khích việc huy động người dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường Đây là sự thuận lợi về thể chế chính sách, là thuận lợi ban đầu để cho thu hút các dự án hỗ trợ xây dựng các hình quản có sự tham gia của cộng đồng và là cơ sở để vận động người dân tham gia. .. không được thực hiện Giao thông, cơ sở hạ tầng, phương tiện phục vụ trong hoạt động quản là một vấn đề bức xúc đối với việc thực hiện hoạt động quản 1.2.5 Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực quản môi trường dựa vào cộng đồng trong thời gian vừa qua Tuy rằng việc áp dụng hình quản môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn, các hình còn nhiều bất cập... tham gia của người dân trong việc quản môi trường 1.2.2 Các hình quản môi trường quản môi trường dựa vào cộng đồng hiện có Việt Nam 1.2.2.1 hình cam kết bảo vệ môi trường hình này được xây dựng trên cơ sở các hương ước, quy ước Đây Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 18 là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cuộc vận động duy trì an ninh, trật tự vệ sinh môi trường... thế đã thu hút được nhiều dự án đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường Các dự án tác động trực tiếp bằng cách hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng hình quản cộng đồng như các hình thu gom rác thải có sự tham gia của người dân các phường xã, hay các hình bảo tồn các Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 22 vườn quốc gia, các khu bảo tồn Các dự án tác động gián tiếp... nghiệp 11 1.1.4 Tiến trình quản môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM) Hình1 .1.4.1: Tiến trình quản môi trường dựa vào cộng đồng( CBEM) Xác định các thách thức của cộng đồng Ô nhiễm nước, không khí, đất, cải tạo cơ sở hạ tầng, tái định cư Chỉ định người triệu tập (người đầu tầu) Cán bộ được địa phương bầu cử, lãnh đạo cộng đồng có uy tín khác Xây dựng nhóm làm việc cộng đồng (nhóm CBEM) Xây dựng... các vùng đệm ổn định và nâng cao đời sống nhờ đó họ mới có thể giữ gìn các truyền thống bảo vệ môi trường Cộng đồng tham gia bảo tồn đa dạng sinh học Các cộng đồng tham gia phục hồi tài nguyên rừng dưới nhiều hình thức Nhiều cộng đồng đã kết hợp chăm sóc cây rừng, nâng cao độ phì nhiêu của đất rừng để phát triển nông nghiệp Ví dụ Sa Pa đồng bào trong vùng đệm của vườn quốc Gia Hoàng Liên Sơn, đồng. .. của người đầu tầu trong dự án CBEM, người đầu tầu phải được chỉ định bởi chính quyền và có uy tín trong cộng đồng Người đầu tầu phải quan tâm đến những tác động tích cực và tiêu cực của dự án, và hoạt động vì lợi ích chung Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45 Luận văn tốt nghiệp 17 1.2 THỰC TRẠNG QUẢN MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM 1.2.1 Cơ sở của việc áp dụng hình quản môi trường... một khung cảnh vô cùng hùng vĩ Vườn quốc gia Cát với rừng nguyên sinh và nhiệt đới và hệ thống thảm thực vật phong phú, đặc trưng là các loài động thực vật quý hiếm đã được ghi vào sách đỏ của thế giới cũng như của Việt Nam Vườn quốc gia Cát được thành lập dựa trên quyết định số 79/CT ngày 31/03/1986 của chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (Bộ NN &PTNT ) Vườn quốc gia Cát có diện tích 15200 ha bao gồm... đảo Cát và một số hòn đảo nhỏ và 5400 ha diện tích vùng biển xung quanh Đây được coi là khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam có phân khu bảo tồn biển.Trung tâm Vườn quốc gia là đảo Cát Bà, nằm cách thành phố Hải Phòng 30 km về phía đông và sát ngay phía tây vịnh Hạ Long Vườn quốc gia Cát nằm trên phần diện tích hành chính của các xã Trân Châu, Hiền Hào, Gia luận, Việt Hải, và thị trấn Cát Bà, Vườn . của việc quản lý dựa vào cộng đồng - Nghiên cứu và phân tích, mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc đầu trắng dựa vào người dân ở Vườn quốc gia Cát Bà. - Đánh. lý môi trường dựa vào cộng đồng nhằm bảo vệ loài Voọc đầu trắng ở Vườn quốc gia Cát Bà là một mô hình tiêu biểu, điển hình cho hình thức quản lý này. Mô

Ngày đăng: 19/02/2014, 11:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do lựa chọn đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu.

    • 3. ` Phương pháp nghiên cứu.

    • 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

    • 5. Nội dung nghiên cứu.

    • CHƯƠNG I

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

    • DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

    • MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM.

      • 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG.

        • 1.1.1 Một số khái niệm.

        • 1.1.2 Vai trò của người dân trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.

        • 1.1.3 Các nguyên tắc trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.

        • Nguyên tắc: Người dân tham gia giám sát

          • 1.1.4 Tiến trình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (CBEM).

          • 1.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM.

            • 1.2.1 Cơ sở của việc áp dụng mô hình quản lý môi trường có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam.

            • 1.2.2 Các mô hình quản lý môi trường quản lý môi trường dựa vào cộng đồng hiện có ở Việt Nam.

              • 1.2.2.1 Mô hình cam kết bảo vệ môi trường.

              • 1.2.2.2 Mô hình tổ chức tự quản xử lý ô nhiễm môi trường.

              • 1.2.2.3 Mô hình lồng ghép xoá đói giảm nghèo với BVMT.

              • 1.2.2.4 Các phong trào tình nguyện .

              • 1.2.2.5 Mô hình BVMT trong sản xuất công nghiệp.

              • 1.2.3 Những thuận lợi trong việc áp dụng mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.

              • 1.2.4 Những khó khăn trong việc áp dụng mô quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan