Tài liệu Sinh viên ra trường xin việc: Những điều cần tránh pptx

3 417 0
Tài liệu Sinh viên ra trường xin việc: Những điều cần tránh pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sinh viên ra trường xin việc: Những điều cần tránh Trang phục không phù hợp: Các SV khi được sát hạch tuyển dụng thường mặc đẹp nhưng không phù hợp với trang phục công sở; nhất là các bạn nữ thường khoác cho mình những bộ cánh thời trang chỉ phù hợp cho tiệc tùng, dạ hội. Các bạn nam lại quá xuề xòa, không tìm một bộ đồ tươm tất với cà vạt, thậm chí sự phối màu giữa quần và áo cũng không hợp gam. Thích chơi trội: Có những SV quá tự tin và thích chứng tỏ nên dán trên sơ yếu lý lịch tấm hình tạo dáng với các thế đứng, ngồi, cho rằng như thế là năng động thay vì dán ảnh chân dung. Sự tự tin không đúng chỗ có thể làm cho họ bị mất điểm với nhà tuyển dụng (NTD). Những SV loại giỏi thường không muốn bắt đầu sự nghiệp từ việc nhỏ mà muốn đảm nhận ngay việc quan trọng, khiến cho NTD ngại sẽ không giữ chân lâu dài được ứng viên tham vọng này. Quá nhút nhát: Có những SV trả lời phỏng vấn giống như người đi “xin” việc chứ không phải là người đi tìm việc và cống hiến cho công ty, nên không được đánh giá cao. Sự thiếu tự tin sẽ bị phơi bày trong cách trả lời, ngay từ cái chào, cái bắt tay cho đến tư thế ngồi, đi đứng… không dám đặt câu hỏi hoặc chủ động trong cuộc phỏng vấn, khiến NTD thấy họ không có tiềm năng phát triển. Hồ sơ mờ nhạt: Hầu như SV đều không chú trọng việc chuẩn bị hồ sơ của mình, nhất là bìa hồ sơ. Với 17 năm quản lý nhân sự, tiếp xúc hàng chục ngàn hồ sơ, nhưng tôi chỉ thực sự ấn tượng một vài bộ vì họ biết sáng tạo hồ sơ xin việc của mình. Để thành công cao, tôi khuyên các bạn nên gửi hồ sơ qua bưu điện, tránh nộp hồ sơ hoặc điền hồ sơ vào biểu mẫu có sẵn trên internet, vì nó không có sự khác biệt và độc đáo so với các ứng viên khác. Thiếu định hướng nghề nghiệp: Việc trước tiên các bạn nên xác định lợi thế, điều mong muốn trong sự nghiệp. Xu thế cạnh tranh ngày càng phát triển, nếu không có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, làm sao có thể bảo đảm yếu tố gắn bó ở bạn. Các DN sẽ không tuyển nếu không nhìn thấy ở bạn niềm say mê và tâm huyết nghề nghiệp. Không biết gây ấn tượng sau khi được phỏng vấn: Sau khi được phỏng vấn, nhiều SV không hề liên hệ với người phỏng vấn. Điều đó chỉ càng đẩy bạn ra xa công ty đó. Tốt nhất là sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, về nhà các bạn nên viết email cảm ơn và bày tỏ sự chờ đợi thông tin từ phía công ty. Điều này giúp bạn có mối quan hệ tốt đẹp và NTD sẽ cảm thấy dễ chịu với ứng viên như bạn. Nếu bạn đã có sẵn một bộ hồ sơ xin việc dày dặn và đầy đủ thông tin cần thiết gửi tới nhà tuyển dụng, hãy “tùy biến” nó thật hợp lý với từng công ty bạn ứng tuyển. Điều này nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng đây lại là bước rất hệ trọng. Hãy nghiên cứu tìm hiểu về công ty bạn nộp đơn, lưu ý tới những từ ngữ họ sử dụng trong thông báo tuyển dụng và tùy cơ sử dụng khi thích hợp. Hãy nhấn mạnh những ưu điểm của bạn sao cho phù hợp và liên quan nhiều nhất tới vị trí công việc đang ứng tuyển. Chẳng hạn, với vị trí này, có thể bạn phải nhấn mạnh các kỹ năng sử dụng phần mềm, nhưng với vị trí khác, bạn lại phải khẳng định kỹ năng thương thuyết và tinh thần làm việc nhóm của bạn, v.v Lẽ dĩ nhiên, hồ sơ xin việc của bạn sẽ được chuyển tới nhà tuyển dụng, vì thế, hãy đảm bảo nội dung của nó phải được tổ chức thật rõ ràng và không có lỗi. Nếu ở đại học, thầy giáo có thể châm trước các lỗi chính tả cho bạn thì với nhà tuyển dụng, đó lại là điều không thể tha thứ. Vì vậy, bạn hãy kiểm tra lại hồ sơ thật kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến của bạn bè, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp trong cả vấn đề nội dung và sự rõ ràng, rành mạch của hồ sơ. . Sinh viên ra trường xin việc: Những điều cần tránh Trang phục không phù hợp: Các SV khi được sát hạch. thường mặc đẹp nhưng không phù hợp với trang phục công sở; nhất là các bạn nữ thường khoác cho mình những bộ cánh thời trang chỉ phù hợp cho tiệc tùng, dạ

Ngày đăng: 19/02/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan