thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa việt nam và cămpuchia trong thời gian tới

91 598 0
thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa việt nam và cămpuchia trong thời gian tới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia muốn phát triển kinh tế đều phải thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài. Xu hướng hội nhập liên kết kinh tế đã trở thành động lực thúc đẩy của quan hệ quốc tế. Các nước dù mạnh hay yếu đều có xu thế liên kết với nhau để đối phó với những thách thức cạnh tranh quyết liệt về kinh tế, thương mại. Quan hệ thương mại Việt Nam-Cămpuchia cũng không nằm ngoài xu thế đó. Với bề dày hơn 40 năm quan hệ ngoại giao, đã từng ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, trong thời kì mới, Việt Nam Cămpuchia càng tăng cường củng cố tình đoàn kết hữu nghị để đưa mối quan hệ láng giềng truyền thống tốt đẹp giữa hai nước lên một tầm cao mới vì lợi ích của nhân dân hai nước góp phần tích cực cho hoà bình, ổn định hợp tác phát triển trong khu vực trên thế giới. “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là câu ngạn ngữ rất quen thuộc của ông cha ta để lại. Câu nói giản dị ấy không những có ý nghĩa to lớn trong mối quan hệ cộng đồng “tình làng, nghĩa xóm”, mà ở một phương diện nào đó nó còn mang cả ý nghĩa hợp tác quốc gia, quốc tế. Có tạo được mối quan hệ tốt đẹp nhiều mặt trong đó có quan hệ thương mại với những nước láng giềng, ta mới có điều kiện vững chắc để vươn tới những thị trường xa hơn, rộng lớn hơn. Xuất phát từ những nhận thức đó, em đã chọn đề tài “Thực trạng giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam Cămpuchia trong thời gian tới” làm luận văn tốt nghiệp. Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở trình bày một số hiểu biết có tính khái quát về đất nước Việt Nam Cămpuchia, nghiên cứu thực trạng hiệu quả hoạt động thương mại giữa hai nước trong thời gian qua để từ đó đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm tăng cường phát triển quan hệ thương mại giữa hai vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh hạnh phúc. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia. Sinh viên: Koy ChanVichea Page 1 Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam Cămpuchia trong thời gian từ năm 2000 đến nay. Kết cấu luận văn tốt nghiệp gồm có ba chương: Chương1: Tổng quan về thương mại quốc tế Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia trong thời gian qua Chương 3: Triển vọng giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam-Cămpuchia trong thời gian tới. Sinh viên: Koy ChanVichea Page 2 Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm, chức năng nhiệm vụ của thương mại quốc tế 1.1.1. Khái niệm Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa dịch vụ vượt biên giới một quốc gia, thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu. Theo cách định nghĩa này, trong hoạt động thương mại quốc tế bao gồm: Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa dịch vụ cho nước ngoài hoạt động nhập khẩu là việc mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài. Hoạt động thương mại quốc tế bao gồm: thương mại hàng hóa hữu hình (như: xe hơi, máy móc, quần áo, nguyên, nhiên, vật liệu…)Thương mại hàng hóa vô hình (như: bằng phát minh, dịch vụ ) Thương mại quốc tế là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời, tuy quy mô lúc đó còn nhỏ bé. Thương mại quốc tế chỉ thực sự phát triển trong thời đại tư bản chủ nghĩa trở thành động lực phát triển quan trọng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ngày nay, thương mại quốc tế không chỉ là quan hệ mua bán với bên ngoài mà còn cùng với các quan hệ kinh tế đối ngoại khác giúp một quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia vào phân công lao động quốc tế khu vực. 1.1.2. Chức năng Chức năng thương mại quốc tế được xem xét dưới hai khía cạnh như sau: Một là, thương mại quốc tế là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong nước nước ngoài. Trên khía cạnh này chức năng cơ bản của thương mại quốc tế là: Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài , thông qua mua bán, làm cho thị trường trong nước gắn với thị trường bên ngoài. Trên cơ sở đó, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng sản xuất tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân về hàng hóa, dịch vụ theo số lượng, chất lượng, mặt hàng địa điểm thời gian phù hợp. Sinh viên: Koy ChanVichea Page 3 Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 Hai là, thương mại quốc tế là một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội quốc tế. Xét dưới khía cạnh này, thương mại quốc tế có thế có chức năng như sau: - Thương mại quốc tế tạo vốn cho quá trình gia tăng vốn đầu tư trong nước. - Thực hiện giá trị giá trị sử dụng của hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất của các nước. - Góp phần tăng trưởng nền kinh tế. 1.1.3. Nhiệm vụ Thương mại quốc tế có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Một là, nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiệm vụ này được thực hiện thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu, gia công thuê cho nước ngoài… Bởi vì, khi tham gia trao đổi trên thị trường thế giới, nền kinh tế của một nước phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường nên phải tính toán sao cho có lãi, phải ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, cải tiến quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, giá thành sản phẩm, nghĩa là phải làm ăn có hiệu quả. Hai là, góp phần giải quyết vốn, công ăn, việc làm, sử dụng tài nguyên một cách có hiệu quả. Thông qua hoạt động xuất khẩu, hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ sẽ tạo thêm việc làm cho người dân trong nước, khai thác nguồn tài nguyên một cách có kế hoạch hợp lý phục vụ cho xuất khẩu, qua đó có thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Ba là, thương mại quốc tế, thông qua hoạt động nhập khẩu, có điều kiện tiếp cận đến các nguồn công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất là có thể tiếp nhận những công nghệ phù hợp cho sự phát triển của sản xuất, nhất là phục vụ cho xuất khẩu… 1.2. Chính sách thương mại quốc tế 1.2.1. Khái niệm Chính sách thương mại quốc tế là một phần của chính sách kinh tế đối ngoại, là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc các công cụ, biện pháp thích hợp mà chính phủ một nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động Sinh viên: Koy ChanVichea Page 4 Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 thương mại quốc tế của nước mình trong từng thời kỳ cho phù hợp với định hướng đã định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách thương mại quốc tế của mỗi quốc gia được thay đổi cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ. Tuy nhiên, chính sách thương mại quốc tế có chức năng chung là điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của mỗi nước theo chiều hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó. Cụ thể như sau: Thứ nhất, tạo điều kiện thuận lợi để khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế đất nước, giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường bên ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động mậu dịch quốc tế. Thứ hai, bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững vươn lên trong hoạt động kinh tế quốc tế. Để thực hiện các nghiệm vụ trên chính sách thương mại của một quốc gia bao gồm các bô phận cơ bản như: chính sách mặt hàng xuất nhập khẩu, chính sách thị trường (bao gồm mở rộng, xâm nhập thị trường mới, xây dựng thị trường trọng điểm) chính sách hỗ trợ, (bao gồm các chính sách tác động gián tiếp đến hoạt động thương mại quốc tế như: chính sách đầu tư, chính sách tin dụng, giá cả, tỷ giá hối đoái ). Nhìn chung, chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước, có quan hệ chặt chẽ phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 1.2.2. Các chính sách thương mại quốc tế  Chính sách tự do thương mại: là chính sách mà trong đó nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết thương mại quốc tế. Với chính sách này, thị trường nội địa được mở cửa hoàn toàn, tạo điều kiện thông thương trong ngoài nước. Đặc điểm của chính sách này là nhà nước không sử dụng các công cụ điều tiết xuất, nhập khẩu, quá trình xuất nhập khẩu được tiến hành một cách tự do theo sự điều tiết của các quy luật kinh tế khách quan. Sinh viên: Koy ChanVichea Page 5 Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 Ưu điểm của chính sách này thể hiện ở những điểm sau: hàng hóa được lưu thông tự do, quá trình cạnh tranh tự do giúp nâng cao chất lượng, hạ giá hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu hàng hóa cho người tiêu dùng. Nhược điểm của chính sách thể hiện ở chỗ thị trường dễ bị xáo trộn dễ bị lệ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị bên ngoài. Một khi các nhà sản xuất trong nước chưa đủ mạnh thì dễ bị phá sản.  Chính sách bảo hộ thương mại: là chính sách nhà nước sử dụng các biện pháp để bảo vệ thị trường nội địa, nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trường ra thị trướg ngoài nước. Đặc điểm của chính sách này là nhà nước sử dụng các biện pháp thuế quán phi thuế quan để hạn chế nhập khẩu, nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm thuế xuất khẩu, thuế lợi tức, phá giá đồng nội tệ, trợ cấp xuất khẩu Ưu điểm của chính sách này là giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu, bảo hộ nhà sản xuất trong nước, giúp họ nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp nhà xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường bên ngoài. Nhược điểm của chính sách này gây tổn thương cho thương mại quốc tế, nền kinh tế có thế bị cô lập với bên ngoài, làm gia tăng sự bảo thủ trì trệ của các nhà sản xuất trong nước, khiến họ chậm cải tiến gây thiệt hại cho người tiêu dùng, bởi hàng hóa kém đa dạng về mẫu mã, giá thánh sản phẩm cao 1.2.3. Chính sách thương mại của các nước kém phát triển  Chính sách “đóng cửa” kinh tế: Những nước kém phát triển sau khi giành độc lập dân tộc vào những năm 50 của thế kỷ XX đã thực hiện chính sách “đóng cửa” kinh tế bởi vì các lý do sau: - Các nước này muốn có nền kinh tế tự lực cánh sinh, độc lập. - Do ảnh hưởng của tư tưởng dân tộc trong cuộc cách mạng dân tộc nên muốn có nên kinh tế độc lập, không lệ thuộc vào bên ngoài, thể hiện tinh thần tự lực, tự cường. Sinh viên: Koy ChanVichea Page 6 Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 - Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nên các nước này cũng muốn có nền kinh tế độc lập không có quan hệ rộng rãi với nên kinh tế bên ngoài để khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới nền kinh tế mình sẽ không bị ảnh hưởng. Đặc điểm của chính sách này là: - Nền kinh tế tự đáp ứng các nhu cầu trong nước trên cơ sở sản xuất tất cả các ngành hàng dù không thuận lợi trong sản xuất mặt hàng đó, mà không cần nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài. - Chỉ xuất những gì sau khi trong nước đã thỏa mãn nhu cầu. Nghĩa là sau khi thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, nếu hàng hóa đó có dư thừa mới tiến hành xuất khẩu chứ không phải đặt mục tiêu xuất khẩu hàng hóa đó ngay từ khi bắt đầu sản xuất. - Đối với đầu tư nước ngoài, các chính phủ không khuyến khích đầu tư vốn từ bên ngoài mà chỉ sử dụng hình thức vay vốn. Ưu điểm của chính sách này là: - Tốc độ tăng trưởng khinh tế tuy chậm nhưng chắc, chẳng hạn nền kinh tế Ấn Độ áp dụng mô hình này có tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hành năm khoảng 3,5-4%. - Nền kinh tế trong nước ổn định ít chịu tác động của nền kinh tế thế giới như: khủng hoảng tài chính – tiền tệ, khủng hoảng kinh tế, biến động giá cả năng lượng - Đảm bảo quyền tự quyết về chính trị , bởi vì nếu kinh tế bị phụ thuộc cũng dễ dẫn đến bị lệ thuộc về chính trị. - Nền kinh tế phát triển khá toàn diện nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế. Trong mô hình này, hầu như tất cả các ngành kinh tế đều được tổ chức, xây dựng cho dù có những ngành không có lợi thế. Tuy nhiên, chính sách này cũng có những hạn chế như: - Không phát huy được lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế, dẫn đến việc tổ chức sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế sẽ bất lợi hơn so với khi nên kinh tế đó tham gia vào phân công lao động quốc tế. Sinh viên: Koy ChanVichea Page 7 Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 - Hạn chế khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật từ bên ngoài do không có dịp tiếp cận. - Thiếu vốn ngoại tệ do không xuất khẩu hàng hóa, do vậy nền kinh tế phải vay vốn ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu phát triển. - Thất nghiệp có thể gia tăng do không thể phát triển sản xuất khi năng lực trong nước có giới hạn. - Sản xuất trong nước với giá đắt do nhập khẩu nguyên liệu, bởi vì không có một quốc gia nào trên thế giới này có đầy đủ nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tất cả các mặt hàng, kể cả quốc gia giàu tài nguyên nhất, chẳng hạn nước Mỹ hàng năm vẫn phải nhập nguyên, nhiên, vật liệu để phục vụ sản xuất.  Chính sách “mở cửa” kinh tế: Chính sách mở cửa kinh tế được các nước áp dụng sau khi thực hiện chính sách đóng cửa không thành công. Chính sách mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư kỹ thuật bên ngoài. Chính sách này có ưu điểm: - Đẩy mạnh xuất khẩu nên làm tăng nguồn ngoại tệ. - Cải thiện cán cân thành toán quốc tế thu chi tài chính quốc gia. - Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thêm công ăn việc làm, giảm thất nghiệp. - Giúp nền kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế. - Do cạnh tranh trên thị trường quốc tế nên hàng hóa được nâng cao chất lượng. - Khái thác được lợi thế so sánh. Tuy nhiên, chính sách cũng có những hạn chế nhất định cụ thể như sau: - Các nước đang phát triển thực hiện chính sách này dễ dẫn đến phụ thuộc vào bên ngoài. - Nền kinh tế dễ bị mất cân đối do chỉ tập trung vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Sinh viên: Koy ChanVichea Page 8 Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 - Dễ dẫn đến bất bình đẳng phân hóa giai cấp. Những ngành sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được lợi, có thu nhập cao hơn những ngành sản xuất khác. 1.2.4. Các công cụ thực hiện chính sách thương mại  Thuế quan (tariffs): Thuế quan là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của mỗi quốc gia. Như vậy, thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu thuế xuất khẩu. Thuế nhập khẩu: là thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu, theo đó người mua trong nước phải trả những hàng hóa nhập khẩu một khoản lớn mà người xuất khẩu ngoại quốc nhận được. Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Loại thuế này hiện nay ở các nước phát triển thường không còn áp dụng nhưng nước đang phát triển vẫn áp dụng nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Thuế quan có thể tính dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn thuế nhập khẩu tính như sau: Thứ nhất, thuế tính theo một đơn vị vật chất của hàng hóa nhập khẩu. Đây là hình thức đơn giản nhất, dễ tính toán, vì nó không phụ thuộc vào giá cả hàng hóa (do giá thường biên động nên nếu phu thuộc vào giá thì thuế cũng sẽ biến động). P = P0 + Tn Trong đó: P: là hàng hóa sau khi có thuế nhập khẩu. P0: là giá nhập khẩu. Tn :Thuế tính theo đơn vị hàng hóa. Thứ hai, thuế tính theo giá trị hàng hóa. Đây là loại thuế mà mức thuế tính theo tỷ lệ % của mức giá hàng hóa trả cho nhà xuất khẩu ngoại quốc. P = P0 (1+ t) Trong đó: P: là hàng hóa sau khi có thuế nhập khẩu. Sinh viên: Koy ChanVichea Page 9 Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 P0: là giá nhập khẩu. t : tỷ lệ % thuế đánh vào giá hàng hóa. Thứ ba, thuế quan hỗn hợp là loại thuế vừa tính theo một tỷ lệ phần trăm vừa tính theo một đơn vị vật chất của hàng hóa. Vai trò của thuế quan thể hiện ở những điểm sau: - Đây là công cụ lâu đời nhất của chính sách thương mại quốc - Đây là phương tiện truyền thống để tăng nguồn thu ngân sách. - Bảo vệ thị trường, bảo vệ những ngành công nghiệp còn non trẻ. - Thuế xuất nhập khẩu cũng là công cụ làm tăng ngân sách làm tăng giá hàng xuất khẩu.  Hàng rào phi thuế quan: Hàng rào phi thuế quan có nghĩa là các công cụ khác với thuế quan được sử dụng trong chính sách thương mại quốc tế. Bao gồm các công cụ chủ yếu như sau: - Hạn ngạch: Đây là một hình thức của hàng rào phi thuế quan. Hạn ngạch hay hạn chế số lượng được hiểu là quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được phép xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định, qua hình thức cấp phép. Trong thực tế hạn ngạch nhập khẩu là hình thức phổ biến hơn, còn hạn ngạch xuất khẩu ít được sử dụng (nó tương tự như hạn chế xuất khẩu tự nguyện). Hạn ngạch nhập khẩu đưa đến hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ gây tác động đến giá cả nội địa của hàng hóa. Do hạn chế nhập khẩu nên mức tiêu dùng hàng hóa sẽ thấp làm giá cả hàng hóa sẽ cao hơn so với giá trong điều kiện tự do thương mại. Như vậy, hạn ngạch có tác động giống như thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, giữa hạn ngạch thuế quan có sự khác nhau, thể hiện những điểm như sau: Thứ nhất, đối với chính phủ các doanh nghiệp, hạn ngạch sẽ cho họ biết trước số lượng hàng nhập khẩu. Còn đối với thuế quan thì không thể biết Sinh viên: Koy ChanVichea Page 10 [...]... mới giúp cho quan hệ giữa hai nước Việt NamCampuchia tiếp tục ổn định phát triển Do vậy chúng ta cần tranh thủ thời kì êm đẹp giữa các đảng CPP, Puncinpec Samrainsy, tranh thủ chính phủ liên hiệp CPC để giải quyết các vấn đề tồn tại, thúc đẩy quan hệ nhiều mặt, trong đó có quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước 1.2.2 Xu hướng thời đại Nếu như trước đây, chiến tranh là giải pháp hữu hiệu... HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM CĂMPUCHIA TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 Giới thiệu chung của hai nước 2.1.1 Giới thiệu chung về Việt Nam Việt Nam, tên đầy đủ là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là một quốc gia nằm phía đông của bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á Lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với nước Trung Quốc ở phía Bắc, nước Lào nước Campuchia ở phía Tây, vịnh Thái Lan ở phía Tây Nam và. .. Đông Nam Á trên thế giới Về quan hệ Đảng, thì quan hệ giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam Đảng nhân dân Campuchia vốn có từ lâu đã đang được tăng cường mạnh mẽ Sinh viên: Koy ChanVichea Page 20 Luân văn tốt nghiệp KTQT-K46 Qua các chuyến thăm làm việc giữa lãnh đạo cấp cao của hai Đảng, chúng ta có thể hiểu rõ thiện chí tình cảm trong sáng, thuỷ chung của Việt Nam với sự nghiệp của Đảng và. .. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuộc tất cả các châu lục, bao gồm tất cả các nước trung tâm chính trị lớn của thế giới Việt Nam cũng là thành viên của 63 tổ chức quốc tế quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước vùng lãnh thổ Trong tổ chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC,... dùng trong nước Điều này sẽ dẫn tới gia tăng sản lượng thép vải toàn thế giới, mỗi nước có khả năng tiêu dùng nhiều hơn so với trường hợp tự cung tự cấp Thực vậy, giả sử Việt Nam Cămpuchia mỗi nước có 120 đơn vị lao động số lao động đó được chia đều cho hai ngành sản xuất thép vải Trong trường hợp tự cấp tự túc, Việt Nam sản xuất (và tiêu dùng) 30 đơn vị thép 12 đơn vị vải, còn Cămpuchia. .. quốc tế Đây là một nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, Việt Nam đã làm thất bại chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đồng minh, mở rộng đa dạng hoá thị trường, thúc đẩy quan hệ thương mại song phương với hơn 200 nước vùng lãnh thổ, đón nhận nguồn đầu tư khoảng 98 tỷ USD của hơn 80 nước lãnh thổ, thu hút hơn 16... thức gắt gao Đẩy nhanh quan hệ hợp tác, vượt qua khó khăn đưa đất nước vững bước đi lên trong quá trình phát triển hội nhập với khu vực thế giới là điều có ý nghĩa quan trọng trước mắt cũng như lâu dài đối với nhân dân hai nước Tính đến nay, Bộ Công thương Việt Nam Bộ Thương nghiệp Cămpuchia đã ký các văn bản quan trọng sau cho hợp tác phát triển thương mại: - Hiệp định Thương mại (1998) - Hiệp định... nghị hợp tác” được kí kết giữa hai chính phủ Trong những năm gần đây, quan hệ hữu nghị láng giềng không ngừng được củng cố phát triển Nhiều đoàn đại biểu cấp cao đoàn đại biểu các bộ ngành, địa phương hai bên cũng thường xuyên sang thăm, trao đổi ký kết nhiều văn kiện quan trọng góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế- chính trị –văn hoá Đặc biệt mối quan hệ. .. chế chính trị đối nội Việt Nam là một nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa Từ thập niên 1970, hệ thống chính trị đó thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng phái chính trị lãnh đạo (là Đảng Cộng sản Việt Nam) , Chính phủ Việt Nam quản nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam Trên thực tế những người dẫn đầu Chính Phủ Quốc Hội đều là đảng viên kỳ cựu được giới... chủ tiến bộ xã hội Từ năm 1991 đến nay, hoạt động đối ngoại của Đảng Nhà nước Việt Nam diễn ra cùng một lúc trên bốn mặt: Một là, tạo dựng củng cố môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việc củng cố thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là với các nước láng giềng các nước trong khu vực có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc thực hiện nhiệm vụ quan . thức đó, em đã chọn đề tài Thực trạng và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Cămpuchia trong thời gian tới làm luận văn tốt nghiệp thương mại quốc tế Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam- Campuchia trong thời gian qua Chương 3: Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ

Ngày đăng: 19/02/2014, 09:10

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thể chế chính trị và đối nội

    • Đối ngoại

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan