Tài liệu Thuyết minh Làng Nón Chuông- tài liệu HDV cần pptx

38 1.8K 20
Tài liệu Thuyết minh Làng Nón Chuông- tài liệu HDV cần pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xin chào quý khách! Chúc quý khách một chuyến đi thực sự thú vị và bổ ích. Tôi xin phép được tự giới thiệu tôi tên là Vũ Thị Hằng, hướng dẫn viên của công ty Newway travel. Hôm nay tôi rất vui được cùng quý khách tham gia chuyến hành trình tìm về với nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, làng nghề nón Chuông và làng cổ Cự Đà. Đồng hành cùng chúng ta là anh … sẽ đem đến cho chúng ta một chuyến đi an toàn, vui vẻ. Vâng! Như tôi đã giới thiệu, buổi sáng hôm nay đoàn mình sẽ đến thăm làng nghề nón Chuông – một làng nghề truyền thống của Hà Nội. Chuyến đi của đoàn chúng ta sẽ xuất phát từ trường Đại học Văn hóa Hà Nội lúc 6h30. Sau hơn một tiếng, chúng ta sẽ có mặt tại chợ làng Chuông, thăm quan không gian chợ với nhiều sản phẩm nón cùng với những gian hàng bán nguyên liệu làm nón. Tại đó, đoàn sẽ thăm đình và chùa Chuông. Chúng ta thăm nghệ nhân cụ Phạm Trần Canh, trò chuyện cùng cụ và nghe cụ giới thiệu về cách làm chiếc nón truyền thống của làng Chuông. Kết thúc chuyến đi, đoàn sẽ thăm một gia đình làm nghề nón, gia đình chú Tuất và tham gia làm nón lâu đời. Hy vọng quý khách sẽ có những trải nghiệm thú vị và mang về cho mình những món quà kỷ niệm mang nét đẹp của người Việt. Thưa quý khách! Chuyến hành trình của chúng ta xuất phát từ trung tâm thủ đô Hà Nội qua 30km đến làng nghề nón Chuông truyền thống. Từ đường La Thành, quý khách sẽ được đi qua các tuyến phố Nguyễn Lương Bằng, qua Tây Sơn, qua con đường mang tên danh nhân văn hóa Việt Nam – Nguyễn Trãi, trải qua 16km trên con đường Quang Trung, tên vị vua trong lịch sử nước Việt thế kỉ XVIII, chúng ta sẽ dừng chân tại làng Chuông, làng nghề nón nổi tiếng miền Bắc Việt Nam. Người làng Chuông tự hào về sản phẩm nón lá truyền thống của mình đang cùng hòa nhập niềm tự hào chung của người Việt cả nước đón chào một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội cũng như người Hà Nội tự hào về những nét văn hóa lâu đời đã gắn liền với đời sống người dân từ xa xưa, trong đó có làng nghề làm nón. Vâng, thủ đô Hà Nội với chiều dài lịch sử hình thành và phát triển đã kết tinh những tinh hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam, trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị - xã hội của cả nước và tồn tại trong trái tim người Việt niềm tự hào sâu sắc. Lịch sử hình thành thủ đô đến nay đã được 999 năm. Mùa thu năm Canh Tuất (1010), đoàn thuyền ngự của vua Lý Thái Tổ đã từ Hoa Lư cập bến thành Đại La. Từ giờ phút đó, thành Đại La đã được đổi tên là thành Thăng Long (rồng bay lên), nay là Hà Nội và giữ vai trò là kinh đô của nước Đại Việt. Trong chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ cũng đã nêu cao vị trí trung tâm cùng những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội rất thuận lợi của đất thăng Long. Mảnh đất Thăng Long – Hà Nội là nơi có lịch sử chống ngoại xâm với nhiều chiến công oanh liệt, oai hùng mà tiêu biểu là ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông (1258,1285,1288). Cái tên Hà Nội đã được xướng danh từ năm 1831 khi vua Minh Mạng cho lập tỉnh Hà Nội sau nhiều lần mang những tên khác nhau dưới nhiều triều đại: Đông Đô dưới thời Hồ Quý Ly, Đông Kinh dưới thời Lê Lợi. Rồi đến cuộc kháng chiến chống Pháp, Hà Nội cũng là cái nôi cho các phong trào yêu nước mà đỉnh cao là ngày 19/8/1945, Hà Nội khởi nghĩa lập chính quyền cách mạng, mở đầu cho cuộc tổng khởi nghĩa toàn quốc. Nơi đây cũng chính là nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (bây giờ là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), nơi chứng kiến những tốp lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cầu Long Biên sang bên Gia Lâm chấm dứt nỗi kinh hoàng giặc pháp của người dân đất thủ đô, nơi cả quân và dân ta dốc sức cho trận “Điện Biên Phủ trên không” chiến thắng lẫy lừng buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Geneve năm 1972 trả lại độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Sau khi thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975, tại quốc hội khóa 6 họp ngày 2/7/1976 đã quyết định lấy Hà Nội làm thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với những cống hiến và lỗ lực không ngừng của bao thế hệ người Việt, ngày 17/6/1999, Hà Nội được UNESCO trao giải “Thành phố vì hòa bình”. Đó thực sự là một phần thưởng xứng đáng cho gần một nghìn năm xây dựng và phấn đấu. Ngày 1/8/2008 đánh dấu mốc quan trọng trong con đường xây dựng và phát triển của Hà Nội, một tầm phát triển cao hơn, rộng hơn, xa hơn khi tỉnh Hà Tây cùng một số huyện khác của tỉnh Vĩnh Phúc đa sát nhập vào thủ đô. Cùng với sự phát triển chung về kinh tế, thủ đô Hà Nội sẽ được ghi danh thêm nhiều làng nghề, di tích, làng cổ và nhiều nét văn hóa truyền thống khác. Hôm nay, khi đại lễ kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội đang còn đếm từng ngày thì điều đó càng có ý nghĩa lớn lao trên con đường đi lên của thủ đô Hà Nội. Và hôm nay. Chúng ta sẽ được thăm quan làng nghề nón Chuông thuộc huyện Thanh Oai (trước kia thuộc tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội) Thưa quý khách! Đã từ lâu, chiếc nón lá trở thành hình ảnh quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam. Chiếc nón theo người dân ra đồng, chiếc nón theo các bà, các chị lên chùa hay trẩy hội, chiếc nón e ấp bên những liền chị đi hát giao duyên quan họ. Chiếc nón chao nghiêng với tà áo dài thướt tha của những thiếu nữ trong buổi tựu trường,… Xa hơn, vượt khỏi lũy tre làng, chiếc nón lá tưởng chừng như rất bình dị, quen thuộc ấy đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp văn hóa Việt. Vẻ tròn trịa của chiếc nón lá gợi lên nét thanh thoát, e ấp cho người con gái Việt. Theo dọc chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, chiếc nón trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu trong đời sống của mỗi người dân Việt. Mỗi miền quê, mỗi làng nghề làm nón lại có những tích truyện, truyền thuyết hay những câu ca dao nói về nón quê hương mình. Sự tích chiếc nón là một huyền thoại về mẹ. Ngày xưa, có một bà cao lơn, trên đầu đội bốn cái tàu lá tròn như bầu trời được cài với nhau bằng mấy cái que, xuất hiện khi trời đổ mưa như trút, con người không có chỗ trú thân. Bà rất nhân từ, đi đến đâu mưa thuận gió hòa đến đó. Bà chỉ cần xoay mấy tàu lá trên đầu là mây mù thi nhau chạy trốn. Con người đi theo bà, bà dạy cho cách trồng cây để sinh sống. Thế rồi một hôm nghe bà kể chuyện, con người tự nhiên ngủ thiếp đi, lúc đó bà bay lên trời. Để tưởng nhớ công lao của bà, con người đã suy tôn bà là Bà Chúa Che Người và bắt chước bà đi tìm những lá tròn tán rộng tết lại với nhau thành hình chiếc tròn như bầu trời xanh để đội lên đầu che mưa nắng. Con người gọi đó là chiếc nón. Chiếc nón xuất hiện khi nào không ai biết, nhưng trong ca dao xưa đã có câu: “Nón Chuông, khua lụa, quai thao làng Đơ”. Làng nón Triều khúc nổi tiếng với nghề dệt quai thao vẫn còn truyền tụng câu ca như một niềm tự hào: “Làng tôi công nghệ đâu bằng Là làng Triều Khúc ở gần Thanh Xuân Quai thao dệt khéo vô ngần Là nghề của Vũ sứ thần dạy cho…” Ngày nay, nói về thương hiệu, nón Chuông đã được biết đến từ rất lâu, như một sự tri ân với những người làm nón tâm huyết yêu nghề, tạo cho nghề của cha ông sức sống bền bỉ qua câu ca dao được truyền tụng trong nhân gian: “Muốn ăn cơm trắng cá trê Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông” Xa hơn vào Huế, chúng ta cũng bắt gặp hình ảnh chiếc nón Huế, nón bài thơ bên cạnh những tà áo tím rất Huế. Chiếc nón với dáng vẻ nhẹ nhàng, mang theo trong nó cái duyên ngầm của người con gái Huế đội “nón nghiêng che” lãng mạn: “Chợ Dinh bán áo con trai Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim” Vào đến miền Nam, chiếc nón cũng được gọi nôm na là “nón lá buông”. Nón làm bằng lá buông, có kiểu dáng rất giống nón Huế. Những chiếc nón được khâu bằng những đường kim mũi chỉ sắc sảo của những nghệ nhân Trảng Bàng (Tây Ninh), Tân Hiệp (Mỹ Tho) khéo léo, yêu nghề nón, yêu dáng thanh thoát, nhẹ nhàng, đằm thắm của nón Huế dù chưa một lần đến Huế: “Nón rất Huế nhưng đời không phải Huế Mà chỉ để làm đẹp nón ai nghiêng…” Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử: Nón dấu : nón có chóp nhọn của lính thú thời xa xưa Nón gò găng hay nón ngựa: sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa đội khi cưỡi ngựa Nón rơm : Nón làm bằng cộng rơm ép cứng Nón quai thao : người miền Bắc thường dùng trong lễ hội Nón Gõ : Nón gõ làm bằng tre ghép cho lính hồi xưa Nón lá Sen: cũng gọi là nón liên diệp, dành cho trẻ nhỏ Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng. Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa Nón chảo : thứ nón mo tròn lên như cái chảo úp nay ở Thái Lan còn dùng Nón cạp: Nón xuân lôi đại dành cho người có tang Nón bài thơ : ở Huế thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hay một vài câu thơ. Nón Mặt lờ: dành cho nhà sư và thầy tu. Chiếc nón trở thành người bạn đồng hành của mỗi người dân Việt bởi ngoài nhiệm vụ che nắng che mưa, chiếc nón còn là chiếc quạt tuỳ thân khi trời tắt gió. là "cái rổ" khi cần để vật gì. Giữa cơn khát cháy cổ, nó là "cái bát" khổng lồ đựng nước uống. Nó là vật kỉ niệm tặng cho nhau. Và còn là một thứ trang bị quân sự của người linh thú thời xưa: “Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội nón dấu, vai mang súng dài” Với điệu múa nón mềm mại, diệu kì, nó là đạo cụ của sân khấu nghệ thuật. Đặc biệt, đối với người con gái, nó là một thứ đồ dùng trang sức không thể thiếu được, đồng thời cũng là để làm duyên, e ấp, dịu dàng, tình tứ Nón có chỗ đứng trong các câu ca dao, dân ca, chắp mối tình yêu cho trai gái: "Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu" Hay: "Nón này che nắng che mưa Nón này để đội cho vừa đôi ta Còn duyên nón cụ quai tơ Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong” Và: “Nón này là nón u mê Nón này là nón đi về che chung” Chiếc nón cũng trở thành một vật để người phụ nữ thể hiện tình cảm với người chồng của mình: “Trời mưa thì mặc trời mưa Chồng tôi đi bừa đã có nón che” Hay: “Tròng trành như nón không quai Như thuyền không lái như ai không chồng” Dẫu rằng chiếc nón làm ra không dành riêng cho phái nữ, nhưng hình ảnh chiếc nón lá xưa nay vốn đã được gắn liền với người phụ nữ Việt Nam. Chẳng vậy mà: “Trời mưa thì mặc trời mưa Em không có nón thì chừa em ra” Và: “Ra đường nghiêng nón cười cười Như hoa mới nở như người trong tranh” Vâng thưa quý khách, hẳn là qua những câu thơ đó chúng ta đã thấy được sự kỳ diệu của chiếc nón lá trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Cùng với áo dài, áo cánh, váy lĩnh, yếm đào, thắt lưng bao chiếc nón được coi là một thứ phục trang truyền thống của phụ nữ Việt. Quý khách có thể thấy con đường đang dẫn chúng ta đến làng nghề nón Chuông mang tên một danh nhân văn hóa của Việt Nam – danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, một nhà thơ, một nhà quân sự có tài, một con người đã đem đến cho nên văn học Việt Nam những tác phẩm kiệt xuất còn lưu lại mãi muôn đời. Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, người làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn (Chí Linh, Hải Hưng) sau rời về làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc (Thường Tín, Hà Sơn Bình). Ông đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) năm Canh Thìn (1400) đời Hồ Quý Ly, làm quan đến chức Ngự sử đài Chánh Chưởng. Cha của ông là cụ Nguyễn Phi Khanh làm kiểm chính ở Viện Hàn lâm thời nhà Trần. Thời trẻ, nổi tiếng giỏi văn học. Trong hoàn cảnh đất nước bị quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi bị bắt và giam lỏng ở ngoại thành Đông Quan. Trước sự chiêu dụ của nhà Minh, ông vẫn một lòng với nước non và ngày đêm suy xét rồi bí mật viết sẵn phương lược gọi là “Bình Ngô” sách chuẩn bị thời cơ cứu nước. Sau khi trốn khỏi Đông Quan, Nguyễn Trãi đã tìm đến minh chủ là Lê Lợi ở Lam Sơn cùng mưu lược chống quân Minh. Từ đó, ông được Lê Lợi một mực yêu quý tin dùng. Sau khi cuộc kháng chiến chống Minh của nghĩa quân Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo thắng lợi, Nguyễn Trãi được ban tước Quang phục hầu và giao giữ chức Nhập nội Hành khiển (chức quan văn cao cấp trong triều). Thời gian sau Lê Thái Tổ (Lê Lợi) do nghi kỵ nên bắt giam ông vào ngục rồi ít lâu sau đó mới cho phục chức. Tuy nhiên, khi ông trở lại triều chính thấy tình thế hỗn loạn, bọn xu nịnh mặc sức hoành hành, ông đã cáo quan về Côn Sơn ở ẩn (1438). Vì biết ông vẫn một lòng trung thành với vua và đất nước nên kẻ gian đã tìm cách hãm hại ông với vụ án Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam khiến ông bị lĩnh một mức án quá cao. Năm 1442, vua Lê Thái Tông băng hà. Bà Nguyễn Phi (Nguyễn Thị Anh, vợ thứ tư của Lê Thái Tông) vu khống Nguyễn Trãi tội giết vua qua vụ án Lệ Chi viên đã xử chém ông và cả ba họ. Sau này, vua Lê Thánh Tông biết rõ tấm lòng trung nghĩa ngay thẳng của Nguyễn Trãi bèn xuống chiếu rửa oan và truy tặng ông làm Thái sư Tuệ quốc công và cấp đất cho con cháu dùng vào việc thờ cúng. Minh oan cho Nguyễn Trãi, vua Thánh Tông ca ngợi ông: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (tấm lòng Ức Trai soi sáng văn chương). Năm 1467, vua Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Năm 1980 nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, UNESCO đã công nhận ông là danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã trở thành một trong ba danh nhân văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới cùng với đại thi hào Nguyễn Du và chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể nói công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. nếu chỉ xét về mặt văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học. Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác, cả bằng Hán văn và bằng chữ Nôm, song đã bị thất lạc sau Vụ án Lệ Chi Viên. Ông là một trong những tác giả thơ Nôm lớn của Việt Nam thời phong kiến, điển hình là tác phẩm Quốc âm thi tập. Được biết đến nhiều nhất là “Bình Ngô đại cáo” được viết sau khi nghĩa quân Lam Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh kéo dài 10 năm (1418–1427). Tác phẩm này đã thể hiện rõ ý chí độc lập, tự cường của dân tộc Việt cũng như việc lấy dân làm gốc. “Bình Ngô đại cáo” được người đương thời rất thán phục, coi là "thiên cổ hùng văn". Ngoài ra ông còn để lại nhiều tác phẩm khác như Quốc âm thi tập, Ức Trai thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Lam Sơn thực lục, Phú núi Chí Linh, Lam Sơn Vĩnh lăng thần đạo bi, Ngọc Đường di cảo. Tác phẩm Gia huấn ca được người đời truyền tụng và cho là của ông, nhưng hiện vẫn chưa có chứng cứ lịch sử xác đáng. tác phẩm Quốc âm thi tập là tác phẩm viết bằng chữ Nôm đánh dấu sự phát triển mới của văn học Việt Nam. Đoạn đường Nguyễn trãi có bến xa Hà Đông này trước kia thuộc về tỉnh Hà Tây, nhưng từ ngày 1/8/2008 khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà Nội thì đoạn đường này thuộc về thủ đô. Con đường này là nơi tọa lạc của các xí nghiệp sản xuất hàng gia dụng và cũng là nơi đặt trụ sở của một số trường đại học lớn của thủ đô: trường đại học Hà Nội, trường đại học Kiến trúc, trường đại học Tự Nhiên. Quý khách có thể nhìn thấy bên tay trái chúng ta là con đường dẫn đến làng nón Chuông. Con đường mang tên một vị vua đã có công lớn trong lịch [...]... một làng nghề truyền thống của thủ đô Hà Nội, làng nghề nón Chuông Làng nón Chuông từ lâu đã nổi tiếng khắp cả nước về sản phẩm nón vừa đẹp mà lại bền Cái đẹp và bền của nónlàng Chuông còn là nét đẹp với thời gian Làng Chuông trước thuộc huyện Thanh Oai của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thủ đô Hà Nội Nói đến nónlàng Chuông, không ai không biết hai câu thơ: “Muốn ăn cơm trắng cá trê Muốn đội nón. .. những loại nónlàng Chuông làm trước kia là nón ba vòng đấu – loại nón gần giống nón quai thao nhưng có ba vòng đấu Nón gồm sáu vòng, một khua to trùm kên cả ba vòng đấu thành nón tương đối nông Người sử dụng nón này thường là những người nông dân làm đồng nên nón có kích thước to và không được khâu kỹ Loại thứ hai là nón thúng (quai thao) là loại nón có chiếc vành rất rộng, khi ngửa nón lên có... giới thiệu cho quý khách về nguyên liệu và cách làm nón làng Chuông Có thể nói để làm được một sản phẩm nón làng Chuông hoàn chỉnh thì cần rất nhiều công đoạn nhất là nguyên liệu làm nón không phải là thứ có sẵn trong làng mà phải đưa từ các địa phương khác về có thể là từ Nghệ An, cũng có thể là từ Phú Thọ, Yên Bái,… Nguyên liệu chúng ta phải nói đến là lá Lá làm nón có hai loại chính: lá lụi và lá... ta chiếc nón làng Chuông là luồn nhôi (lồng nhôi) Đây là phần để luồn quai nón Chỉ để luồn nhôi thường có 3 màu: xanh, đỏ, trắng đan xen nhau tạo thành hình giống đuôi cá, giống hình chiếc nơ.Quai nón làm bằng lụa được thắt vào nhôi để giữ nón cho chặt và tạo dáng mềm mại cho nón Tuy nhiên, cách làm nón quai thao – loại nón được coi là nón cổ truyền của làng Chuông lại có điểm không giống Nón quai... chiếc nón Người trong làng nói về nghề làm nón là nghề lấy công làm lãi Bởi tính chung thì giá nguyên liệu cho mỗi chiếc nón là 7.000 – 10.000 đồng Còn lại nếu lá đẹp và đường kim mũi chỉ tinh xảo hơn thì giá sẽ cao hơn Một ngày, một người làm nón thành thạo cũng chỉ có thể làm được 2 chiếc Những chiếc nón được bày bán tại đây chủ yếu là nón chóp thường ngày Đây không phải là loại nón cổ truyền của làng. .. nang Nón Chuông khác với nón Huế, nón Ba Đồn là có một lượt mo nang ở giữa hai lớp lá Mo có tác dụng làm cho nón chắc hơn và giữ nón bên hơn, có thể “dãi nắng dầm mưa” Mo có hai loại: mo tre và mo nứa Mo nứa làm nón sẽ cho ra những chiếc nón đẹp hơn và cũng phải lấy từ tận Hòa Bình, Phú Thọ Chính vì có những chiếc mo này mà khi cầm chiếc nón Chuông quý khách sẽ thấy sự bền chắc đặc trưng của nón Chuông... lúc này như con mắt thợ thêu Nón khâu xong, tháo dây chằng rồi bật nón ra khỏi khuôn, người thợ làm nón sẽ cắt bỏ phần thừa, cắt càng sát vòng cạp thì nức nón càng đẹp Nức nón là che phần chân lá ở cạp nón và làm cho cạp nón chắc hơn Các sợi vòng nức này có tác dụng làm cạp nón chắc hơn rất nhiều Dùng kim khâu từ trong ra ngoài để giữ các sợ nức và vòng cạp Kim dùng nức nón to hơn kim khâu các vòng... khăn để giữ nón cho chắc, hai bên buộc thao Cỗ thao là mười sợi dây trò dệt bằng tơ do người làng Đơ Thao (hay làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) Nón mười cũng là sảm phẩm truyền thống của làng Chuông, có hình dạng như cái nia, các cụ già thường đội đi chùa Hay nón chóp dứa làm bằng lá dứa mỏng, trong suốt, khâu bằng dậy Người đội nón này thường là các chức sắc Nón lính hay nón dấu dùng... Lót nón hay còn được gọi là lợp lần lá thứ hai Trước đây người làng dùng lá mía để lót, nhưng lá mía làm nón dày và nặng Vì thế dân làng dùng lá cọ, vừa nhẹ, vừa tạo cho chiếc nón có nét mềm mại Thắt nón. trươc khi thắt phải để lá thẳng và ôm khít vòng nón, dùng dao vuốt bẻ lá Khâu lớp giữa và lớp trong bằng hai vòng cố định trước tiếp đó thắt ba vòng đầu đã tra lên khuôn nón rồi tới vòng quai và cạp nón. .. tôn thêm vẻ đẹp cho chiếc nón lá Bên cạnh cước còn có sợi luồn nhôi Sợi này được làm bằng ren mua từ làng triều Khúc, dùng để thêu hai bên nón làm hai đầu quai nón giúp giữ nón chắc hơn Quý khách có biết những hình giấy vẽ ở đây dùng để làm gì không ạ? – Đó chính là những mảnh giấy dùng để trang trí mặt bên trong cho những chiếc nón Chuông Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, người làng Chuông bắt tay vào việc . là nón liên diệp, dành cho trẻ nhỏ Nón thúng: thứ nón lá tròn bầu giống cái thúng. Nón khua :Viên đẩu nón của người hầu các quan xưa Nón chảo : thứ nón. " ;Nón này che nắng che mưa Nón này để đội cho vừa đôi ta Còn duyên nón cụ quai tơ Hết duyên nón lá quai dừa cũng xong” Và: Nón này là nón u mê Nón

Ngày đăng: 19/02/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan