một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở điện lực nghệ an

72 967 5
một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở điện lực nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc tế. Chúng ta đang từng bước gỡ bỏ hàng rào về hành chính, thuế quan… Các doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng với các tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới đặc biệt là sau khi chúng ta gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tập đoàn Điện lực Việt Nam với mục tiêu hoạt động: kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; tối đa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Trong quá trình hội nhập và phát triển, Điện năng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia bởi nó cung cấp điện cho các ngành nghề khác có thể hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu không có điện thì ngành công nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, điện cũng rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt dân cư, nó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, ngành điện luôn được giành sự quan tâm hàng đầu của Chính phủ. Trong sản xuất và kinh doanh điện năng, lượng điện dùng để truyền tải và phân phối điện luôn tỷ lệ nghịch với hiệu quả kinh doanh và là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Chỉ khi nào lưới điện đạt đến mức “siêu dẫn” thì “mặt trận” giảm tổn thất điện năng mới không còn nóng bỏng. Nhưng để lưới điện đạt đến mức “siêu dẫn” chỉ có trong phòng thí nghiệm. Còn trên thực tế, lượng điện thất thoát trong kinh doanh không chỉ là vấn đề dây dẫn, lưới điện, phương thức vận hành, đó là thất thoát kỹ thuật, mà còn là gian lận trong sử dụng điện. Giảm tổn thất điện năngmột nhiệm vụ hết sức quan Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp trọng trong sản xuất và kinh doanh của ngành điện. Nếu giảm được tổn thất điện năng thì kinh doanh điện năng mới có hiệu quả và đời sống CBCNV mới được nâng cao. Đó là mục tiêu chiến lược của ngành điện nói chung và Điện lực Nghệ An nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm tỷ lệ tổn thất điện năng đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện. Trong thời gian thực tập tại phòng Kế hoạch của Điện lực Nghệ An, với việc tiếp thu từ thực tế, kết hợp với những kiến thức đã được học tập và đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.Nguyễn Tiến Dũng, của cán bộ phòng Kế hoạch, em xin lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An”. Đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Sự cần thiết giảm tổn thất điện năng Điện lực Nghệ An. Chương II: Thực trạng tổn thất điện năng Điện lực Nghệ An. Chương III: Giải pháp giảm tổn thất điện năng Điện lực Nghệ An. Do trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn còn hạn chế nên đề tài còn có nhiều thiếu sót, em mong được sự góp ý của các thầy cô để đề tài được thực tế và hoàn thiện hơn. Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I : SỰ CẦN THIẾT GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG ĐIỆN LỰC NGHỆ AN 1 – Tổn thất điện năng 1.1 – Khái niệm và phân loại Tổn thất điện năng là lượng điện tiêu hao và thất thoát trong quá trình truyền tải và phân phối từ các nhà máy điện đến các đối tượng sử dụng điện thông qua hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp. Có nhiều cách phân loại tổn thất điện năng tùy theo phương pháp và mục đích phân loại. • Theo các giai đoạn phát sinh tổn thất thì tổn thất được phân loại: + Tổn thất trong quá trình sản xuất Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A 3 Tổn thất điện năng Theo các giai đoạn phát sinh Theo tính chất tổn thất Tổn thất kỹ thuật Tổn thất thương mại Tổn thất trong quá trình sản xuất Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối Tổn thất ở khâu tiêu thụ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Là lượng điện tiêu hao ngay tại nhà máy điện do việc sử dụng không hết công suất của máy phát điện và do việc điều độ hệ thống điện không đồng bộ dẫn đến tình trạng công suất phát điện lớn hơn công suất tiêu thụ của các hộ dùng điện. + Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối Là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình đưa điện năng từ nhà máy điện tới các hộ dùng điện. Đây là do nguyên nhân khách quan (các yếu tố tự nhiên và môi trường, kỹ thuật và công nghệ…) và nguyên nhân chủ quan (trình độ quản lý) gây ra. + Tổn thất điện năng khâu tiêu thụ Là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình sử dụng các thiết bị điện của người tiêu dùng. Vấn đề này được quyết định bởi mức độ hiện đại, tiên tiến của thiết bị điện, trình độ và ý thức sử dụng các trang thiết bị đó của người tiêu dùng. • Theo tính chất của tổn thất thì tổn thất điện năng được chia thành: + Tổn thất kỹ thuật Tổn thất kỹ thuật trong các mạng điện là đặc biệt quan trọng bởi vì nó dẫn đến tăng vốn đầu tư để sản xuất và truyền tải điện năng cũng như chi phí về nguyên liệu. Tổn thất kỹ thuật gồm có: - Tổn thất máy biến áp (MBA): Máy biến áp là thiết bị điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng, chuyển đổi năng lượng từ điện áp này sang điện áp khác phù hợp với mục đích sử dụng. Trong quá trình làm việc MBA tiêu tốn một lượng điện năng nhất định, điện năng này chủ yếu: do từ hóa lõi thép (tổn thất sắt), do sự phát nhiệt của cuộn dây, do tổn hao trong dầu MBA và các vật liệu cách điện khác. Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Tổn thất điện năng trong các mạch đo đường: việc thanh toán tiền điện hàng tháng giữa bên bán và bên mua điện thông qua hệ thống đo đếm điện năng bao gồm: công tơ điện, máy biến dòng, máy biến áp đo lường, đồ đo. Khi lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng phải căn cứ vào công suất phụ tải sử dụng mà lắp đặt trực tiếp hoặc gián tiếp cho phù hợp. Trong quá trình làm việc sẽ tồn tại một lượng tổn thất điện năng do chính các thiết bị đo gây nên, nó phụ thuộc vào cấp chính xác của công tơ điện, máy biến dòng và máy biến áp đo lường. + Tổn thất thương mại Là tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối điện năng do sự không hoàn thiện của hệ thống đo đếm, thất thi tiền điện, gian lận… 1.2 – Cách tính tổn thất điện năng Điện nhận tiêu thụ - Điện thương phẩm Tỷ lệ tổn thất = Điện nhận tiêu thụ Trong đó: - Điện nhận tiêu thụ là lượng điện Điện lực nhận từ Công ty Điện lực I - Điện thương phẩm là lượng điện Điện lực bán ra cho khách hàng 1.3 – Nguyên nhân gây ra tổn thất điện năng • Chế độ sử dụng điện không hợp lý Chế độ sử dụng điện không hợp lý làm cho đồ thị phụ tải thay đổi lớn. Sự chênh lệch quá cao giữa phụ tải giờ cao điểm và giờ thấp điểm không những làm cho chất lượng điệm giảm, mà còn làm ảnh hưởng đến các tham số chế độ khác như: tổn thất công suất, tổn thất điện áp… Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp • Mô hình quản lý và kinh doanh điện chưa hợp lý Hiện đang tồn tại nhiều mô hình quản lý kinh doanh điện năng, mỗi mô hình chỉ có thể thích hợp với các điều kiện cụ thể. Vì vậy, các địa phương đang lúng túng trong việc xác định mô hình kinh doanh điện hợp lý. Một số mô hình lỗi thời như thầu khoán vẫn tồn tại dưới các danh nghĩa khác nhau, gây thất thoát điện năng dưới dạng lấy cắp điện, dùng qua các công tơ ưu tiên… • Sự thiếu hiểu biết của khách hàng dùng điện Sự thiếu hiểu biết dẫn đến việc lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện một các tùy tiện, làm tăng tiêu thụ công suất phản kháng và tăng thêm tổn thất trong lưới. • Chế độ làm việc và sự phân bố phụ tải bất hợp lý Sự phân bố phụ tải và chế độ làm việc ảnh hưởng lớn đến hình dạng của đồ thị phụ tải. Nếu đồ thị phụ tải thay đổi nhiều trong ngày thì sự chênh lệch phụ tải cực đại và cực tiểu sẽ rất lớn, dẫn đến hiện tượng quá tải máy biến áp ở một khoảng thời gian nhất định, nhưng lại rất non tải khoảng thời gian khác, điều đó làm giảm chất lượng điện, tăng tổn thất… • Sai số của các thiết bị đo lớn Thiết bị đo đếm điện năng thiếu đồng bộ và không được kiểm định định kỳ, do đó dẫn đến sai sốthất thoát điện năng. Sai số của các thiết bị đo vượt quá giới hạn cho phép. Một trong những sai số rất đáng kể là do các máy biến dòng được lựa chọn không phù hợp với phụ tải, khi khoảng làm việc của máy biến dòng gần với điểm gập của đường đặc tính bão hòa từ thì sai số rất lớn. Đồng thời, do trình độ của người lắp đặt hạn chế hoặc do có sự thông đồng với khách hàng để đấu nối thiết bị đo sai, nhất là bị trí đảo các dây pha Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp và trung tính, tạo điều kiện cho việc lấy cắp điện năng không qua công tơ. Trong một số trường hợp, còn có hiện tượng can thiệp bất hợp pháp của người dùng điện, làm tăng sai số của công tơ, thậm chí làm công tơ bị hãm hoặc chạy ngược. 2 – Một số nét chính về Điện lực Nghệ An: 2.1 – Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Nghệ An Vào đầu năm 1956 tại thị xã Vinh (nay là thành phố Vinh), nhất là khu vực Bến Thủy người, xe, vật liệu xây dựng, tiếng loa phóng thanh cứ rộn ràng tấp nập, không khí chuẩn bị cho công trình xây dựng Nhà máy Điện Vinh náo nhiệt đông vui. Ngày 01/6/1956 lễ khởi công xây dựng trạm phát điện Diezel 270KW để cung cấp điện cho công trường. - Tháng 12/1956 hoàn thành việc lắp máy. Sau đó điều chỉnh chạy thử. Đến ngày 19/2/1957 bắt đầu sản xuất điện để cung cấp cho công trường kiến thiết Nhà máy Điện Vinh và cung cấp ánh sáng cho cơ quan, nhân dân ở thị xã Vinh – Bến Thủy. - Ngày 01/01/1957 ngày khởi công xây dựng nhà máy chính. Tháng 12/1957 đúng 1 năm sau ngày khởi công nồi hơi số I, máy phát điện số I lắp xong và chạy thử hiệu chỉnh và đóng điện thành công đã tạo niềm tin tưởng và phấn khởi cho toàn bộ công trường, tạo đà thúc đẩy nhanh cho việc hoàn thành các công trình kế tiếp. Ngày 18/01/1958 nồi hơi số 2, máy phát điện số 2 cũng lắp xong và chạy thử tốt. Tháng 3/1958 lắp xong nồi hơi số 3 và cho vận hành. - Ngày 01/01/1959 Nhà máy Điện Vinh chính thức đi vào sản xuất theo kế hoạch, nhiệm vụ của Điện Vinh đối với 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh rất Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp quan trọng, đó là việc phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng và đời sống nhân dân. Nhà máy Điện Vinh là đứa con đầu lòng của ngành điện miền Bắc xã hội chủ nghĩa, nhà máy là nơi đào tạo cung cấp cho ngành Điện và các ngành khác nhiều cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật nòng cốt. - Tháng 12/1966 Nhà máy Điện Vinh được tuyên dương Đơn vị Anh hung - Ngày 03/02/1971 Khánh thành nhiệt điện 3-2, 4000KW - 1976 – 1983 Nhà máy Điện Vinh có tổng công suất nhiệt điện : 8000KW + Diezel 20.000KW = 28.000KW - 08-02-1983 Nhà máy Điện Vinh nối vào lưới điện Quốc gia - 13-8-1984 Nhà máy Điện Vinh đổi tên thành Sở Điện lực Nghệ Tĩnh (nay là Điện lực Nghệ An) - 10-1985 Nhiệt điện Bến Thủy ngừng hoạt động do nguồn điện phía Bắc được tăng cường. - 24-12-1988 Tổ máy số I thủy điện Hòa Bình phát điện lên lưới Trải qua quá trình xây dựng, phấn đấu, Điện lực Nghệ An đã gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên với tinh thần tự lực tự cường, sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị, Điện lực Nghệ An đã đạt được những thành quả nhất định. Ngày 30/09/1991 Sở điện lực Nghệ Tĩnh được tách ra làm hai đơn vị quản lý lưới điện theo địa bàn hành chính (cơ sỏ chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ). Sở Điện lực Nghệ Tĩnh sau khi tách được gọi là Điện lực Nghệ An. Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Điện lực Nghệ An được chính thức giao nhiệm vụ kinh doanh bán điện trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, phục vụ cho nền kinh tế quốc dân góp phần quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bán điện của công ty Điện lực I- Hà Nội. Bán điện cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và ánh sáng tiêu dùng sinh hoạt cho nhân dân. Điện lực Nghệ An có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện công tác hạch toán kinh tế phụ thuộc Công ty Điện Lực I. 2.2 – Chức năng, nhiệm vụ Điện lực Nghệ An Trên cơ sở quyết định của Bộ Công nghiệp về giấy phép kinh doanh của Điện lực Nghệ An số 1612/GP- BCN ngày 28/4/2004 với các chức năng kinh doanh điện trong phạm vi tỉnh Nghệ An như sau : Quản lý vận hành các nhà máy thuỷ Điện nhỏ với công suất đến 300kwa, vận hành các máy phát điện ĐIEZEN công suất đến 400kwa Quản lý vận hành lưới điện và trạm biến áp phân phối từ 35kv trở xuống, kinh doanh bán điện cho khách hàng Tư vấn lập và quản lý các dự án ĐTXD lưới điện và trạm biến áp phân phối đến 35kv Tư vấn giám sát thi công các công trình ĐTXD. 2.3 – Lĩnh vực kinh doanh * Lĩnh vực kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh của Điện lực Nghệ An hiện nay là Công nghiệp điện năng; Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện; Xây lắp đường dây và trạm biến áp; Khảo sát, thiết kế công trình điện; Kinh doanh và vận tải thiết bị điện; Mua bán vật tư, thiết bị điện; Xây lắp các công trình và đại lý các dịch vụ viễn thông công cộng; Mua bán thiết bị viễn thông; tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35KV; Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Kinh doanh xăng, dầu, các nhiên liệu dùng trong các động cơ khác (gas hóa lỏng, ); Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí, điện, tôn thép, mạ kim loại. * Phương thức kinh doanh : Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hoá và dịch vụ là do sự vận động của quy luật cung cầu quyết định. Nhưng điện năng là mặt hàng do Nhà nước độc quyền quản lý do đó phương thức kinh doanh bán điện Công ty Điện lực Nghệ An có nhiều điểm đặc biệt: Công ty mua điện đầu nguồn của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, thông qua đơn vị chủ quản là Công ty Điện lực I, sau đó tổ chức kinh doanh bán điện cho khách hàng. Các chỉ tiêu kinh tế được giao hàng tháng, hàng quí và hàng năm, được phân bổ điều hòa phụ tải của hệ thống lưới điện Quốc gia tùy theo từng thời kỳ. Giá mua điện do Tổng Công ty định được tính toán dựa trên việc đảm bảo bù đắp các chi phí sản xuất, truyền tải, khấu hao thiết bị máy móc… có tham khảo ý kiến của các đơn vị thành viên. Sản lượng điện áp mua vào thông qua hệ thống đo đếm đầu nguồn đặt tại các trạm trung gian. 2.4 – Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy 2.4.1 – Bộ phận quản lý Ban lãnh đạo công ty gồm : + 1 Giám đốc : Trần Phong. Được Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ nhiệm là người chỉ huy cao nhất trong Điện lực Nghệ An, : chịu trách nhiệm lãnh đạo công việc chung của công ty, về mọi mặt hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo các phòng: Phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, phòng tài chính kế toán, phòng vật tư, phòng điều độ, … + 3 Phó giám đốc: Là người được Giám đốc Công ty Điện lực I bổ nhiệm để giúp việc cho Giám đốc Điện lực Nghệ An, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty Điện lực I và Giám đốc Điện lực Nghệ An về các hoạt Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A 10 [...]... lực Nghệ An đã thành lập Tổ giảm tổn thất điện năng (đến năm 2005 thì chuyển thành Ban giảm tổn thất điện năng) do Giám đốc Điện lực trực tiếp chỉ đạo, nhằm xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình, biện pháp giảm tổn thất điện năng trong toàn Điện lực Với những cố gắng, nỗ lực của lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Điện lực Nghệ An, việc thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng. .. của Điện lực Nghệ An Chẳng hạn như: Điện lực Phú Thọ 5,10%; Điện lực Vĩnh Phúc 4,55%; Điện lực Sơn La 5,60% Đối với Điện lực Nghệ An, trong tổng sản lượng điện để tính tổn thất, phần bán cho khách hàng cấp điện áp trung thế 6, 10, 22, 35 kV chiếm tỷ trọng lớn, mà đây lại là thành phần có tỷ lệ tổn thất điện năng thấp, dễ quản lý Do vậy, Điện lực Nghệ An có thể giảm hơn nữa tỷ lệ tổn thất điện năng. .. chỉ số tổn thất trong giai đoạn 2003 – 2008 Mục đích của phần này là để thấy rõ được hiệu quả của công tác giảm tổn thất điện năng - Đánh giá kết quả tổn thất điện năng trong từng tháng của một năm để đề ra được những biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất cụ thể và hiệu quả sát với tình hình thực tế của Điện lực Nghệ AnTổn thất điện năng giai đoạn 2003 – 2008: Để giảm tổn thất điện năng từ năm 2003 Điện lực. .. doanh diễn ra một các liên tục Tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện năm 2008 là 6,23% đã mức khá thấp Tuy nhiên, nếu so sánh tỷ lệ tổn thất điện năng năm 2008 của Điện lực Nghệ Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 35 An với một số điện lực khác trong Công ty Điện lực 1 thì còn nhiều điện lực khác có tỷ lệ tổn thất điện năng thấp hơn so với tỷ lệ tổn thất điện năng. .. nghiệp 32 Nhận thấy tỷ lệ tổn thất giảm dần qua các năm, có thể nói đây là nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo Điện lực Nghệ An cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên trên mặt trận chống tổn thất Nếu như năm 2003, tỷ lệ tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An là 8,32% thì đến năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn là 6,23% Các số liệu về hệ số tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An trong các năm từ 2003... hình tổn thất điện năng Điện Lực Nghệ An trong những năm vừa qua để có thể đề ra những biện pháp giảm tổn thất điện năng hiệu quả nhất nhằm giúp Điện Lực Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 31 Nghệ An nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như đạt được chỉ tiêu Công ty đề ra Đi vào phân tích điện năng sẽ bao gồm: - Phân tích tình hình tổn thất điện năng theo... cho thấy, tỷ lệ tổn thất điện năng thực hiện năm 2008 đã giảm đi 2,09% so với năm 2003 – một con số không lớn về mặt giá trị số học nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt to lớn về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội Năm 2004, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 8,17% giảm 0,15% so với năm 2003 Năm 2005, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,89% giảm 0,28% so với năm 2004 Năm 2006, tỷ lệ tổn thất điện năng đạt 7,41% giảm 0,48% so... trước ngưỡng cửa của thị trường điện cạnh tranh Giảm TTĐN có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với ngành điện mà còn đối với cả nền kinh tế quốc dân và toàn xã hội 3.1 – Đối với ngành Điện Tổn thất điện năngmột trong những nhân tố cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh của ngành Điện Việc giảm tổn thất điện năng giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện giảm giá thành sản phẩm, tăng... đồng mua bán điện: Số hợp đồng mua bán điện của Điện lực Nghệ An không ngừng tăng trong các năm qua Bảng 8: số hợp đồng mua bán điện năm 2005 – 2008 Nguyễn Quỳnh Ly Lớp: Kinh tế Phát triển 47A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 26 Năm 2005 2006 2007 Số lượng 98.472 110.457 118.809 2 – Tình hình tổn thất điện năng của Điện lực Nghệ An 2008 123.543 2.1 – Thực trạng lưới điện của Điên lực Nghệ An năm 2008 2.1.1... điện Còn vốn chủ sở hữu tăng trong những năm qua cho thấy đơn vị làm ăn có lãi 3 – Sự cần thiết của giảm tổn thất điện năng So với các nước trong khu vực và thế giới thì tỷ lệ tổn thất điện năng (TTĐN) nước ta vẫn còn quá cao Việc phân tích đánh giá tình hình tổn thất và các giải pháp khắc phục đã và đang là vấn đề cấp bách đối với hệ thống điện nước ta, nhất là khi vấn đề kinh doanh điện năng đang . Điện lực Nghệ An. Chương II: Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An. Chương III: Giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An. Do trình. Một số giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Nghệ An . Đề tài được chia làm 3 chương: Chương I: Sự cần thiết giảm tổn thất điện năng ở Điện lực

Ngày đăng: 18/02/2014, 23:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan