Tài liệu NHÀ SACH TRI TUỆ pptx

32 2K 15
Tài liệu NHÀ SACH TRI TUỆ pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Phân tích và đánh giá khả năng, thực trạng và xây dựng chiến lược TMĐT cho doanh nghiệp thuộc ngành Kinh doanh sách, báo, văn hóa phẩm – Nhà sách trí tuệ MỤC LỤC CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CÔNG TY 1.1. Giới thiệu tóm tắt về công ty Công ty cổ phẩn Sách và Thiết bị giáo dục Trí Tuệ được thành lập ngày 22/12/2002, do Cao Trung Sơn đứng ra thành lập, tách khỏi công ty Cổ phần và Thương Mại Đại Dươmg. Với mong muốn cung cấp kiến thức cho mọi người từ nguồn tri thức của nhân loại, góp phần gìn giữ văn hoá đọc, đưa ra chuỗi bán lẻ như những thư viện tiện ích nhất nên nhà sách là nơi không chỉ đem lại những cuốn sách hay, sách mới mà còn cung cấp cho khách hàng những nhu cầu về đồ dùng học tập, văn phòng phẩm, quà tặng, đồ lưu niệm… Công ty cổ phẩn Sách và Thiết bị giáo dục Trí Tuệ đã và đang xây dựng hình ảnh của mình trở thành thương hiệu có uy tín trên thị trường. Cùng với sự tin yêu và mến mộ của khách hàng, nhà sách trí tuệ đã được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh xuất bản phẩm. Nhà sách Trí tuệ hiện là một trong những nhà sách lớn nhất Hà Nội có thể đáp ứng được một lượng lớn người mua trong những dịp lễ tết hoặc những sự kiện nổi bật trong năm. Đặc biệt với mảng sách giáo dục và những loại sách độc quyền liên quan đến giáo dục, nhà sách đã làm hài lòng không chỉ là những đối tượng giáo viên, học sinh mà còn cả những bậc phụ huynh khó tính. • Trụ sở chính: - Trụ sở 1: 187 Giảng Võ - Đống Đa - Hà Nội - Trụ sở 2: 27 Trần Xuân Soạn - Hai Bà Trưng - Hà Nội * Email: kinhdoanh@nhasachtritue.com * Điện thoại: 04 – 38515567 / 04 - 22147215 * Fax: 04 – 35143483 / 04 - 38212940 * Lĩnh vực kinh doanh: * Mua bán bản thảo; * Liên kết, mua bán xuất bản phẩm; * Văn phòng phẩm, đồ dùng học tập; * Kinh doanh quà tặng, đồ lưu niệm. * Thị trường chính: Thị trường chính là ở trong nước và cácViệt Kiều ở nước ngoài. * Mô hình kinh doanh: Vừa bán lẻ truyền thống, vừa bán lẻ trực tuyến. Hiện nay nhà sách có 3 siêu thị sách nằm trên những con phố lớn của Hà Nội, bao gồm: * Nhà Sách Trí Tuệ - 187 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội; * Nhà Sách Trí Tuệ - 76 Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội. * Nhà Sách Trí Tuệ - ĐHTM Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội. 1.2. Giới thiệu về sự ra đời website của công ty Với cơn lốc công nghệ thông tin như hiện nay thì việc khách hàng mua sắm trên mạng đã trở thành một trào lưu và một cách sống mới. công nghệ thông tin mang lại sự thoải mái, tiện lợi cho khách hàng. dù bạn là ai, làm gì, ở đâu, dù trời nắng hay trời mưa, lạnh hay nóng điều đó không quan trọng, quan trọng là nếu bạn có mạng internet, bạn sẽ có cả thế giới sách trong tay. Nắm được xu thế phát triển tất yếu đó, hội đồng quản trị đã họp và chính thức đưa ra quyết định triển khai trang web bán sách trên mạng. Ngày 28/4/2009, Công ty cổ phẩn Sách và Thiết bị giáo dục Trí Tuệ đã đưa ra hình thức bán hàng qua mạng, thông qua trang www.nhasachtritue.com với mong muốn giao hàng trong vòng 24h tại địa bàn Hà Nội và gửi hàng đến tận tay khách hàng trên toàn quốc. Được đầu tư với số vốn lên tới hơn 100 ngàn đô-la (tương đương hơn 2 tỷ VNĐ) và phương châm đơn giản nhưng hiệu quả, nhà sách trí tuệ trên mạng khi mở ra sẽ là một đột phá mới không chỉ trong việc bán sách mà sẽ là một trang web hàng đầu trong lĩnh vực bán hàng trên mạng. * Mô hình kinh doanh của nhà sách trí tuệ là vừa kết hợp cửa hàng truyền thống và bán hàng thông qua www.nhasachtritue.com * Các mục tiêu ban đầu khi lập website: Ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động kinh doanh, tăng lượng khách hàng thông qua website và quảng bá tốt hơn thương hiệu của DN đến với ngwoif tiêu dùng. * Đánh giá tác động của website đối với hoạt động kinh doanh của công ty: Nha sách trí tuệ vừa kinh doanh theo mô hình truyền thống vừa kinh doanh trên website, do đó thông qua website lượng khách hàng của công ty đã tăng lên đáng kể, số lượng sách bán ra đã tăng hơn. Và thông tin được đưa đến cho khách hàng nhanh hơn và chất lượng hơn • Bao nhiêu % khách hàng truyền thống • Bao nhiêu % khách hàng giao dịch có liên quan đến website • Doanh thu từ khách hàng truyền thống % • Doanh thu từ khách hàng TMĐT % • * Đặc điểm khách hàng truyền thống Những khách hàng chủ yếu đến với các nhà sách là học sinh và phụ huynh học sinh, những người cao tuổi…những người it tiếp xúc với công nghệ thông tin, và những loại sách họ tìm kiếm là những sách phổ thông, dễ kiếm ở những cửa hàng sách. * Đặc điểm khách hàng mới: Hầu hết khách hàng đều là những người trẻ tuổi, có kiến thức về internet như là sinh viên, nhân viên công sở…nhưng ít có thời gian đi mua sắm và ngoài ra là 1 lượng nhỏ khách hàng tìm kiếm những loại sách hiếm, ít được bày bán trên thị trường. 1.3. Đánh giá website hiện tại. - Tính phổ biến : Hiện nay đã có rất nhiều người biết đến website nhasachtritue.com, với việc phát triền ngày càng nhanh của công nghệ thông tin và internet, website đã là 1 đỉa chỉ thân quen đối với những người yêu thích sách và có nhu cầu mua sách trực tuyến. - Mức độ phong phú: Hiện nay, website cung cấp hàng nghìn đầu sách cho khách hàng có thể tha hồ lựa chọn và tìm kiếm những đầu sách mà khó có thể tìm kiếm với những cách thông thường - Mật độ thông tin: thông tin trên website được cập nhập liên tục 24/7, luôn đem đến cho KH những thông tin mới nhất về loại sách mới ra mắt, nhũng sách hiện đang bán chạy… - Khả năng tương tác: luôn có nhân viên quản lí website và giải đáp thắc mắc của KH 1 cách nhanh nhất, và ngoài số điện thoại liên hệ, web còn có thêm email: lienhe@nhasachtritue.com.vn để KH có thể liên hệ. - Khả năng điều dẫn: Với website được thiết kế trang nhã, thanh menu ở ngay trên trang chủ, KH có thể tự biết mình đang ở đâu, có thể đi tiếp tới đâu và lựa chọn các mặt hàng gì, thanh toán ra sao… CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 2.1. Phân tích mô hình PEST. 2.1.1. Môi trường kinh tế: Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang trên đà phát triển, một thị trường đầy tiềm năng, tốc độ tăng trưởng GDP ổn định: Năm 2007 đạt 8,44%, năm 2008 6,23 %, mặc dù năm 2009 năm khủng hoảng nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,32 %, và quý I năm 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 5,83% so với cùng kỳ năm 2009. Thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng trưởng ổn định năm 2007 là 833 USD / người, năm 2008 là 1024 USD /người. Lạm phát có xu hướng được đẩy lùi Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2006 tăng 7,48%; năm 2007 tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97% nhưng đến năm 2009 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với bình quân năm 2008, là mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3/2010 tăng 9,46% so với cùng kỳ năm 2009 và tăng 4,12% so với tháng 12/2009. Giá tiêu dùng bình quân quý I/2010 tăng 8,51% so với giá tiêu dùng bình quân quý I/2009.  Với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các hoạt động Thương mại điện tử và cơ hội cho doanh nghiệp triển khai các hoạt động Marketing điện tử đến nhiều các đối tượng. Nhu cầu mua sắm và khả năng thanh toán của người dân tăng cao, giúp cho hoạt động kinh doanh của các DN sẽ phát triển. 2.1.2. Chính sách pháp luật. Các DN e-commerce/e-business đều phải chấp hành luật pháp như các DN truyền thống. Hoạt động trong môi trường TMĐT (môi trường mang bản chất quốc tế), DN không những phải tuân thủ các Luật liên quan đến TMĐT của nước chủ nhà mà còn chịu ảnh hưởng luật về TMĐT quốc tế. Ngày 29/11/2005 Luật giao dịch điện tử được quốc hội khóa XI kì họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực tư ngày 1/3/2006. Cuối năm 2007 các nghị định hướng dẫn luật giao dịch điện tử được ban hành tạo hành lang pháp lý cho việc triển khai ứng dụng gd điện tử trong những lịch vực lớ của đời sống xã hội… Cuối 2008 khung pháp lý cho TMĐT tạo Việt Nam đã tương đối hoàn thiện với nền tảng chính là những văn bản quy phạm pháp luật thuộc hệ thống luật giao dịch điện tử. Bên cạnh đó luật CNTT và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng tạo nên 1 hành lang pháp lý khá thuận lợi cho việc triển khai các khía cạnh liên quan đến hạ tầng CNTT của hoạt động ứng dụng TM ĐT. Những nghị định về giao dịch hướng dẫn về giao dịch điện tử và giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính cũng ra đời, đã tạo cơ sở pháp lí cho những DN kinh doanh trực tuyến thực hiện và làm theo. Hệ thống luật thương mại điện tử đang ngày được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và tạo niềm tin ở khách hàng khi tham gia giao dịch. Cùng với đó là chiến lược phát triển TMĐT của chính phủ giai đoạn 2006 – 2010. Chiến lược đã nêu rõ những chính sách những giải pháp cụ thể để phát triển TMĐT Việt Nam. Tuy nhiên các chính sách pháp luật này vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển Thương mại điện tử hiện nay của Việt Nam, nó còn nhiều bất cập, nhiều điều khoản chưa rõ, do đó vẫn chư tạo được lòng tin từ phía người tiêu dùng và doanh nghiệp, do đó nó tạo ra những thách thức lớn với doanh nghiệp trong việc úng dụng Inennet và công nghệ thông tin trong việc triển khai các hoạt động Marketing. 2.1. 3. Môi trường văn hóa –xã hội và nhân khẩu học • Dân số: Việt Nam có trên 83 triệu dân, trong đó có 65% dân số trong độ tuổi lao động, tương đương với khoảng 53 triệu người,trong đó lao động phổ thông chiếm 83%, còn lại là những lao động có thu nhập cao, là nước có kết cấu dân số trẻ vì vậy việc mua hàng trực tuyến cũng như sử dụng internet đang có xu hướng phát triển, nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, do vậy nó tạo ra nhiều cơ hội cho việc triển khai các hoạt động marketing điện tử của doanh nghiệp. Dân số đông, trẻ (79 triệu người dưới 65 tuổi) dễ dàng tiếp nhận hình thức mua bán trực tuyến, nhu cầu công việc cao thời gian ngày càng hạn hẹp, số lượng người dung internet đông, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành. • Thu nhập Thu nhập trung bình của người tiêu dùng việt nam ngày càng tăng trong đó nhóm có tốc độ tăng thu nhập nhanh nhất trong khoảng từ 500 đến 1000USD/tháng. Bên cạnh đó tỷ lệ tiêu dung trên thu nhập của người việt nam thuộc loại cao nhất Đông Nam Á. Người Việt tiêu dùng trung bình khoảng 70%thu nhập hàng tháng. • Thói quen tiêu dùng Trước kia khi mức sống chưa cao và thời gian rỗi của người dân, lựa chọn ưa thích là mua bán truyền thống và lựa chọn theo thói quen là của hầu hết mọi người, khi công việc chiếm nhiều thời gian, công nghệ thay đổi sự tiện dụng trong mua bán được đẩy lên cao, người dân bắt đầu chuyển dần sang hình thức mua bán trực tuyến bất kể ngày đêm. Do đó, sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng có tác động lớn đến sự phát triển của ngành.Tập tính thói quen của người tiêu dùng Việt Nam là thích đến tận nơi để mua hàng, thích mắt thấy tay sờ. Đây là 1 khó khăn đối với công ty khi triển khai áp dụng TMĐT, để khắc phục được tình trạng này công ty cần phải giải quyết tốt vấn đề biết mua hàng qua TMĐT và l lòng tin đối với TMĐT. TMĐT mang lại rất nhiều lợi ích thế nhưng với người dân VN thì còn khá nhiều người chưa tiếp cận được với mô hình này. Tuy nhiên đây là xu thế phát triển của xã hội nên chắc chắn nó sẽ được người dân chấp nhận trong thời gian tới, và bằng chứng là TMĐT VN đang phát triển, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty. Thói quen giữ tiền mặt vẫn đang rất phổ biến,do yếu tố tâm lý của người dân : tự mình cầm tiền của mình là chắc ăn nhất.Thói quen sử dụng tiền mặt đã tồn tại lâu đời ở nước ta.Hiện nay, các ngân hàng Việt Nam chủ yếu phát hành thẻ từ. Nhưng việc duy trì thẻ từ đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là khả năng giả mạo, gian lận cao. Chưa kể người dùng vẫn có thói quen tiêu tiền mặt nên thanh toán hiện đại chưa phổ biến. Mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để mua bán hàng hóa nhưng giao dịch lớn nhất của khách hàng qua ATM hiện nay vẫn là để… rút tiền. Hình thức thanh toán qua thẻ ATM chưa thịnh hành còn vì khách hàng lo sợ rủi ro, như lỗi kỹ thuật hoặc bị lừa đảo bởi tội phạm có nhiều cách để ăn cắp thông tin cá nhân và khai thác các thông tin đó để rút tiền. Đây là nhân tố trở gại ảnh hưởng đến việc thúc đẩy các hoạt động giao dịch trực tuyến, đồng thời tạo ra thách thức cho các hoạt động marketing điện tử. • Chương trình đào tạo Internet. Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và dạy nghề đào tạo tin học. Trong đó có rất nhiều nơi có uy tín ở trên thế giới. Tuy nhiên lượng người theo học để sử dụng Internet sao cho có hiệu quả và để kinh doanh, mua bán tốt hơn lại chưa nhiều. Hầu hết dường như vẫn chỉ ở mức độ tìm hiểu chứ chưa được tiếp cận chuyên sâu. Đây cũng là một trong những vấn đề cần phải giải quyết sớm để phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. • Xu hướng sử dụng Internet và mua hàng trực tuyến tăng. Theo kết quả nghiên cứu ở 4 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, 42% dân số truy cập Internet. Thời gian bình quân sử dụng internet mỗi ngày tăng gần gấp đôi, từ 22 phút năm 2006 lên 43 phút năm 2008. ( Báo cáo TMĐT 2008 ). Theo báo cáo TMĐT 2009 Mua bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet đã dần trở nên quen thuộc với một bộ phận người tiêu dùng tại các đô thị lớn. Hình thức mua bán qua Internet phổ biến nhất hiện nay là mua bán hàng hóa và dịch vụ qua các website TMĐT. Đến nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp tổ chức bán hàng hóa và dịch vụ qua website TMĐT, đi đầu là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không, du lịch, siêu thị bán hàng tổng hợp, v.v Qua đó thúc đẩy sự phát triển của TMĐT tạo ra nhiều cơ hội cho các hoạt động marketing trực tuyến của doanh nghiệp phát triển và tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng mới. 2.1.4. Môi trường công nghệ và cơ sở hạ tầng. Thương mại điện tử có lợi thế hơn so với các hoạt động truyền thống khác nhờ tận dụng được tối đa ưu thế từ các nhân tố công nghệ. Có thể nói, đây là nhân tố các tác động trực tiếp và quyết định đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Sự phổ biến của CNTT và Internet đã làm tiền đề cho sự phát triển của hoạt động bán lẻ điện tử. Trong những năm gần đây Internet Việt Nam đã phát triển rất nhanh và những các cá nhân hay tổ chức năng động, họ đã tìm thấy các cơ hội kinh doanh mới. Hầu như mọi thứ trong cuộc sống thực đang được số hóa mạnh mẽ. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển mạnh mẽ của Internet thì người dùng cũng bắt đầu phải lo lắng nhiều hơn đến tính bảo mật khi mà Internet vẫn đang là mảnh đất màu mỡ cho những hacker khai thác thông tin cá nhân. Điều đó là cản trở lớn đối với việc thuyết phục mọi người tham gia vào các hoạt động trực tuyến. Kết quả điều tra khảo sát tình hình thực tế năm 2010 cho thấy phần lớn doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chưa có điều kiện thuận lợi để nắm bắt và triển khai được các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ các hoạt động thương mại điện tử trong thực tiễn. Tỷ lệ các doanh nghiệp lớn ứng dụng các tiêu chuẩn công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử nói chung và tiêu chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử nói riêng tại Việt Nam còn tương đối thấp. Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài để phát triển các ứng dụng thương mại điện tử mới chỉ tập trung vào một số cơ quan, doanh nghiệp có quy mô kinh tế lớn. Tuy nhiên, sự chuyển giao công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử vào Việt Nam đến nay vẫn chưa có tính chiến lược lâu dài với kế hoạch triển khai tổng thể, hợp lý để tạo ra những sự đột phá cho việc phát triển các ứng dụng thương mại điện tử trong nước. Để có thể tham gia kinh doanh qua mạng, website cho doanh nghiệp là không thể thiếu. Theo điều tra của Bộ Công thương năm 2010, tỷ lệ doanh nghiệp có website riêng vẫn duy trì ở mức 38%. Tuy nhiên, có 21% doanh nghiệp dự kiến sẽ xây dựng website trong tương lai so với mức 17% của năm 2009. Mặc dù tỷ lệ có website giữa 2009 và 2010 giữ nguyên không đổi, nhưng do tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cao trong mẫu khảo sát năm nay, có thể nhận định việc sở hữu website của doanh nghiệp hiện vẫn đang trong xu hướng tăng. • Vấn đề thanh toán. Cơ sở hạ tầng thông tin tương đối ổn định với nhiều nhà cung cấp dịch vụ Internet cùng với việc các ngân hàng đã có sự liên kết tạo dựng một hệ thống thanh toán thông suốt. Dịch vụ thanh toán được cải thiện, theo báo cáo TMĐT năm 2008 ở Việt Nam đã có 13,4 triệu thẻ, và theo khảo sát gần đây của Vinalink là khoảng 17 triệu thẻ. Theo báo cáo TMĐT 2009 Phương thức thanh toán cũng được các doanh nghiệp thực hiện rất linh hoạt, đáp ứng hầu hết các yêu cầu của người mua từ thanh toán trực tuyến, chuyển khoản sau khi đặt hàng cho đến thanh toán khi nhận hàng. Qua đó thúc đẩy các hoạt động giao dịch trực tuyến, tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp triển thương mại điện tử và triển khai các hoạt động marketing điện tử. Hiện nay nhiều công ty cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến tiện ích :cổng thanh toán One-pay, cổng thanh toán điện tử Bảo Kim, Ngân Lượng… Tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán đã giảm còn 14% vào năm 2008 • Tính tiện lợi trong truy cập Internet Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Số người sử dụng Internet nước ta Năm Số người sử dụng Internet (Triệu người) Số % 12/2008 20,8 24,4% 12/2009 22,7 26,5% 3/2010 23,6 27,5% (Nguồn thongkeinternet.vn) Nửa số người dùng Internet nước ta có mua sắm trên mạng. Đây là dấu hiệu tốt cho các doanh nghiệp bán lẻ điện tử, người dân đã dần tạo thói quen mua hàng trực tuyến. Do công nghệ là yếu tố quyết định sự thành công của 1 doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến nên công ty NHASACHTRITUE.COM đã không ngừng phát triển công nghệ nhằm hoàn thiện các tính năng trên web và an toàn giao dịch. Công ty hiện đang áp dụng phần mềm CRM, phần mềm so sánh giá, phần mềm autoblog, sản phẩm email, và đặc biệt đang tiến hành các hoạt động thanh toán trực tuyến qua ví điện tử nhằm tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi mua hàng trên web của công ty. • Vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân: Cho đến nay, ở nước ta vấn đề thông tin cá nhân hầu như chưa được các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng quan tâm một cách cụ thể. Những vụ lấy trộm thông tin về tài khoản ngân hàng, làm giả thẻ thanh toán để mua hàng trên mạng hay rút tiền là một biểu hiện cụ thể về tác hại của thông tin cá nhân bị xâm phạm, tiết lộ. Có nhiều website TMĐT và website của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta thấy phần lớn các website này không có một cam kết hay tuyên bố gì về việc đảm bảo giữ bí mật các thông tin cá nhân mà họ thu thập được khi khách hàng điền những thông tin về mình khi mua hàng. Điều này phản ánh nhận thức của các doanh nghiệp về vấn đề thông tin cá nhân còn thấp. Cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và truyền thông, giao dịch Thương mại điện tử cũng phát triển theo và nguy cơ xâm phạm, lạm dụng thông tin cá nhân ngày càng phổ biến. Điều này gây cản trở TMĐT do các bên tham gia giao dịch bị giảm lòng tin, không hài lòng với phương thức giao dịch điện tử, gây trở gại cho việc triển khai các hoạt động marketing của doanh nghiệp. 2.2. Phân tích môi trường ngành của doanh nghiệp 2.2.1. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành Cạnh tranh trong ngành ứng dụng TMĐT Trong thị trường truyền thống bị giới hạn về mặt địa lý nên khách hàng thường khó khăn trong việc mua hàng ở nước ngoài. Nhưng khi có thương mại điện tử, thông qua các website thì khách hàng có thể mua hàng ở mọi lúc, mọi nơi, số lượng đối thủ cạnh tranh sẽ là trên toàn thế giới khi có tác động của thương mại điện tử và công nghệ thông tin.Vì vậy cạnh tranh trong ngành sẽ tăng. Hiện nay ở Việt Nam, bán lẻ trực tuyến chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong ngành bán lẻ sách báo văn hóa phẩm, đã có nhiều doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để tạo lợi thế kinh doanh. Ví dụ vinabook.com, cũng đã mở ra một website bán sách trực tuyến khá thành công. Ở thị trường Việt Nam, người dân chưa quen với việc mua sắm trực tuyến, nên thay vì mua sách trên website, họ lại chỉ dùng website để xem xét, tìm kiếm thông tin, so sánh [...]... quan đến nhasachtritue, điều đó giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận được với công ty hơn - Bảo mật thông tin khách hàng: nhasachtritue.com sử dụng phần mềm Secure Sockets Layer (SSL) để bảo vệ thông tin của khách hàng trong quá trình chuyển dữ liệu bằng cách mã hóa thông tin bạn nhập vào - Quản lý tài khoản khách hàng: Để sử dụng được các dịch vụ của nhasachtritue.com, Khách Hàng phải đăng ký tài khoản... giúp cho hoạt động kinh doanh trực tuyến của nhà sách nhgày càng phát tri n hơn Nhà sách cũng có những nhân viên IT chuyên về website để đảm bảo cho website hoật động tốt, không bị gián đoạn 5.2 Điều chỉnh cấu trúc tổ chức thực thi chiến lược Nhà sách trí tuệ là doanh nghiệp vừa kinh doanh truyền thống vừa kinh doanh TMĐT, đo đó mục tiêu mới của nhà sách phát tri n hơn nữa mô hình kinh doanh TMĐT, mở... hàng đến với nhà sách và mua hàng - Phát tri n bộ phận tư vấn khách hàng trực tuyến và nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tuyến nâng cao được số lượng khách hàng quen thuộc cho nhà sách và nâng cao được hình ảnh của nhà sách so với các nhà sách trực tuyến khác - Phát tri n thêm các hoạt động hỗ trợ vận chuyển, thanh toán đối với các vùng địa lý khác nhau cho hợp lý - Thực hiện tri n khai cấu... kinh doanh với các Nhà sách khác đang hoạt động trên địa bàn Phát tri n hơn nữa hoạt động bán lẻ: mô hình Nhà sách Trí Tuệ hiện đang là mô hình nhà sách trên mạng lớn nhất Việt Nam Với qui mô kinh doanh như hiện nay, Nhà sách nên tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực thương mại điện tử để phát huy thế mạnh của các hoạt động bán lẻ.Việc áp dụng thương mại điển tử sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả Nhà sách lẫn người... tiết kiệm được rất nhiều tiền nếu thường xuyên mua hàng của nhà sách • Lưu trữ website TMĐT Do lựa chọn mô hình vừa kinh doanh truyền thống và vừa áp dụng mô hình TMĐT nên chi phí đầu tư cho web còn hạn chế, do đó nhà sách Trí Tuệ đã thuê máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ mạng để sử dụng Việc thuê máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ giúp cho nhà sách tận dụng được đường truyền tốc độ cao, giảm chi phí... nhu cầu đọc sách cao Ngoài ra, Nhà sách Trí Tuệ kinh doanh theo mô hình vừa truyền thống vừa trực tuyến, do đó lượng KH của nhà sách ngày càng được mở rộng KH mục tiêu của nhà sách không chỉ là KH trong nước mà còn là nuớc ngoài - những Việt kiều có nhu cầu đọc những sản phẩm sách báo của VN Với tổng số Việt Kiều khoảng 3 tri u người như hiện nay cùng với tốc độ phát tri n của Internet, số lượng người... thiết Nhà sách Trí Tuệ cũng nên lựa chọn để đưa ra mức giá phù hợp theo chính sách này để duy trì lợi thế cạnh tranh Trong trường hợp Nhà sách bán những sản phẩm có giá đã được qui định trước thì phải thỏa thuận để đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất có thể hay được hưởng nhiều nhất từ các ưu đãi từ phía nhà sản xuất, phân phối.Chẳng hạn, Nhà sách phấn đấu đạt doanh thu hàng năm tối thiểu là 100 tri u... phân phối của Nhà sách hoạt động khá hiệu quả Trong thời gian tới Nhà sách có thể cải thiện chiến lược phân phối tốt hơn theo hướng: Mở rộng mạng lưới kênh phân phối: bên cạnh các kênh phân phối đã trở thành truyền thống ,Nhà sách cần phát tri n thêm các kênh mới nhằm chiếm lĩnh thị trường Hà Nội và đưa mạng lưới kênh phân phối vươn xa đến các tỉnh thành lân cận Nhà sách có thể mở thêm các Nhà sách con... hoặc gửi đến nhasachtritue.com Những thông tin đó sẽ được sử dụng cho mục đích phản hồi yêu cầu của khách hàng, đưa ra những gợi ý phù hợp cho từng khách hàng khi mua sắm tại nhasachtritue.com, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ và liên lạc với bạn khi cần Ngoài ra, các thông tin giao dịch gồm: lịch sử mua hàng, giá trị giao dịch, phương thức vận chuyển và thanh toán cũng được nhasachtritue.com lưu... website của nhà sách 5.3.2 Chính sách nhân sự cho TMĐT Sơ đồ bộ máy tổ chức của Nhà sách Trí Tuệ Một trong những hạn chế của Nhà sách Trí Tuệ hiện nay là chưa có phòng Marketing độc lập, chức năng Marketing vẫn do phòng kinh doanh đảm nhiệm Với qui mô kinh doanh như hiện nay thì việc thiết lập một phòng Markketing riêng biệt là đòi hỏi bức xúc nhằm chuyên môn hóa hoạt động kinh doanh tại Nhà sách Phòng . nay nhà sách có 3 siêu thị sách nằm trên những con phố lớn của Hà Nội, bao gồm: * Nhà Sách Trí Tuệ - 187 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội; * Nhà Sách Trí Tuệ. chế, do đó nhà sách Trí Tuệ đã thuê máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ mạng để sử dụng. Việc thuê máy chủ của các nhà cung cấp dịch vụ giúp cho nhà sách

Ngày đăng: 18/02/2014, 20:20

Mục lục

  • 5.1 Kế hoạch hoá nguồn lực

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan