PHUONG PHAP DAY HOC MON GDCD MOI NHAT

71 2.6K 7
PHUONG PHAP DAY HOC MON GDCD MOI NHAT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu chuyên môn tập huấn môn GDCD

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÀI LIỆU TẬP HUẤN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG HỌC CƠ SỞ Hè 2009 ĐẶNG THÚY ANH - NGUYỄN THỊ THANH MAI HÀ NHẬT THĂNG - LƯU THU THỦY TÀI LIỆU TẬP HUẤN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRUNG HỌC CƠ SỞ 2 Hè 2009 P HẦN THỨ NHẤT GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÓA TẬP HUẤN I. Mục tiêu khóa tập huấn Sau khóa tập huấn này, học viên có khả năng: 1. Về kiến thức - Hiểu được bản chất việc đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) trường Trung học cơ sở (THCS). - Hiểu được đặc trưng của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của học sinh (HS) THCS. - Hiểu được yêu cầu và quy trình thực hiện tập huấn ở địa phương 2. Về kĩ năng - Hiểu được cơ sở của việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD THCS ở trường, lớp mình phụ trách. - Có kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS. - Có kỹ năng tổ chức tập huấn cho các đồng nghiệp ở địa phương về các kiến thức và kĩ năng đã được tập huấn. 3. Về thái độ - Nâng cao nhận thức vê việc đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD và đổi mới đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS THCS. - Tự tin trong việc tập huấn lại cho các đồng nghiệp ở địa phương về đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở trường THCS và đổi mới đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS THCS. II. Nội dung tập huấn 1. Đặc trưng môn GDCD ở THCS 2. Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD ở THCS 2.1. Một số thuật ngữ: Phương pháp dạy học (PPDH), Đổi mới PPDH 3 2.2. Cơ sở của việc đổi mới PPDH môn GDCD ở THCS 2.3. Định hướng đổi mới PPDH môn GDCD ở THCS 3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS THCS 3.1. Một số thuật ngữ: Hiểu bản chất một số thuật ngữ: Đánh giá, đánh giá chất lượng dạy học, đánh giá kết quả học tập của HS 3.2. Mục đích của việc đánh giá kết quả học tập của HS 3.3. Các hình thức đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS 3.4. Lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập môn GDCD 3.5. Hướng dẫn cách ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD 4. Hướng dẫn tập huấn ở địa phương 4.1. Các hoạt động trước tập huấn 4.2. Tiến hành tập huấn 4.3. Các hoạt động sau tập huấn 4.4. Một số kĩ năng tập huấn III. Phương pháp tập huấn Lớp tập huấn sẽ được tiến hành theo phương pháp cùng tham gia. Điều đó có nghĩa là trong quá trình tập huấn, học viên (HV) sẽ được tạo cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động học tập, cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệm của bản thân, để thông qua đó với sự hướng dẫn, giúp đỡ của các giáo viên (GV), HV sẽ cùng nhau xây dựng và chiếm lĩnh được các nội dung tập huấn. Lợi ích của phương pháp tập huấn cùng tham gia : - HV sẽ tích cực, tự giác, hứng thú học tập hơn - Tăng cường sự tương tác giữa HV với HV, HV với GV - HV sẽ dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức Một số phương pháp tập huấn cụ thể : - Động não - Nghiên cứu tài liệu - Thảo luận nhóm, thảo luận lớp - Thuyết trình 4 - Thực hành - Trò chơi IV. Chương trình tập huấn Thời gian Nội dung tập huấn Phương pháp Ngày thứ nhất 8.00- 8.10 Khai mạc 8.10- 8.30 Giới thiệu làm quen Giới thiệu theo đoàn từng địa phương 8.30- 9.45 Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực Thuyết trình 9.45-10.00 Giải lao 10.00-10.30 Báo cáo về hoạt động ngoại khoá Singapore Thuyết trình 10.30-11.30 Giới thiệu mục tiêu, ND, PP tập huấn Thuyết trình 11.30- 14.00 Nghỉ trưa 14.00- 15.00 I. Đặc trưng môn GDCD Thảo luận nhóm Thuyết trình 15.00- 15.20 II. Đổi mới PPDH môn GDCD THCS 2.1.Một số thuật ngữ cơ bản Động não Thuyết trình 15.20- 15.40 2.2 Cơ sở của việc đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS Tự nghiên cứu tài liệu Giải đáp thắc mắc 15.40- 16.00 Giải lao 16.00- 17.00 2.3. Định hướng đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS Thảo luận nhóm Thuyết trình Ngày thứ hai 8.00- 9.30 Thực trạng việc đổi mới PPDH ở địa phương; nguyên nhân và giải pháp Thảo luận theo nhóm địa phương 9.30- 9.50 Giải lao 9.50- 10.10 III. Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân 3.1. Một số thuật ngữ Động não Thuyết trình 10.10- 10.25 3.2. Mục đích đánh giá Động não Thuyết trình 5 10.25- 11.30 3.3. Các hình thức đánh giá Thảo luận nhóm Liên hệ 11.30- 14.00 Nghỉ trưa 14.00- 14.15 3.4. Các lực lượng tham gia đánh giá Thảo luận nhóm Liên hệ 14.15- 17.00 3.5. Hướng dẫn cách ra đề kiểm tra, đánh giá Thuyết trình Hỏi đáp Ngày thứ ba 8.00- 11.30 Thực hành ra đề kiểm tra, đánh giá Làm việc theo nhóm 11.30- 14.00 Nghỉ trưa 14.00- 15.15 Hướng dẫn thực hiện tập huấn ở địa phương và thực hành lập kế hoạch tập huấn tại địa phương Thuyết trình Hỏi đáp 15.15- 15.30 Giải lao 15.30- 16.15 Báo cáo về tiêu chí đánh giá phong trào thi đua THTT-HSTC Làm việc theo nhóm địa phương 16.15- 17.00 Tổng kết Đánh giá khóa tập huấn Bế mạc Viết phiếu đánh giá cá nhân 6 PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG TẬP HUẤN I. Đặc trưng môn GDCD ở THCS 1.1. Mục tiêu của môn GDCD ở THCS được xác định trong chương trình là: a) Về kiến thức : - Hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và học tập, với môi trường sống (có môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội) với lí tưởng của cộng đồng. - Hiểu ý nghĩa của các chuẩn mực đối với sự phát triển cá nhân và xã hội; sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt các chuẩn mực đó. b) Về kĩ năng : - Biết đánh giá hành vi của bản thân và mọi người xung quanh; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hóa xã hội trong giao tiếp và hoạt động (học tập, lao động, hoạt động tập thể, vui chơi giải trí ). - Biết tự tổ chức việc học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học. c) Về thái độ : - Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện trong đời sống hàng ngày; có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người, đối với gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước. - Có niềm tin vào tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị chân, thiện, mĩ. - Có trách nhiệm với bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện để trở thành chủ thể tích cực, năng động sáng tạo. Cần chú ý trọng tâm của môn GDCD là phát triển ở học sinh hệ thống thái độ, 7 xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức ; hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật, tích cực tự nguyện thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm, quyền hạn của công dân; hình thành hành vi, thói quen theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, những qui định của pháp luật và cộng đồng. 1.2. Về tính thực tiễn của môn GDCD - Các chủ đề trong chương trình GDCD ở THCS gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực tiễn của học sinh trong các mối quan hệ với những người xung quanh, với bản thân, với công việc và với môi trường sống (Ví dụ : chủ đề Sống nhân ái vị tha, Sống chủ động, sáng tạo, Các quyền tự do cơ bản của công dân, ). - Nội dung cụ thể của từng bài học GDCD ở THCS là những yêu cầu thiết thực của xã hội hiện đại đối với người công dân, gắn liền với đời sống hằng ngày của mỗi cá nhân, với các sự kiện đạo đức, pháp luật của địa phương, của đất nước, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh (Ví dụ : Tiết kiệm, Lễ độ, Lịch sự, tế nhị, Quyền trẻ em, quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, Quyền tự do, dân chủ cơ bản của công dân, ). - Việc lĩnh hội các giá trị đạo đức, pháp luật diễn ra trong chính các hoạt động thực tiễn của học sinh: học tập, lao động, vui chơi, giải trí 1.3. Đặc điểm về cấu trúc nội dung môn GDCD Môn Đạo đức ở tiểu họcGDCD ở THCS, THPT được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm phát triển các giá trị của con người Việt Nam thời kì CNH, HĐH. - Cấu trúc nội dung từ lớp 6 đến lớp 9 gồm 2 phần và có mối quan hệ với nhau. Phần các chuẩn mực đạo đức gồm 8 chủ đề: 1) Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư 2) Sống tự trọng và tôn trọng người khác 3) Sống có kỉ luật 4) Sống nhân ái vị tha 5) Sống hội nhập 8 6) Sống có văn hóa 7) Sống chủ động, sáng tạo 8) Sống có mục đích Phần các chuẩn mực pháp luật gồm 5 chủ đề: 1) Quyền trẻ em và quyền, nghĩa vụ công dân trong gia đình 2) Quyền và nghĩa vụ công dân về giữ gìn trật tự, an toàn xã hội 3) Quyền và nghĩa vụ công dân về văn hóa, giáo dục và kinh tế 4) Các quyền tự do cơ bản của công dân 5) Nhà nước XHCN Việt Nam - Quyền và nghĩa vụ công dân trong quản lí nhà nước. Ở mỗi chủ đề (Đạo đức và Pháp luật) được lựa chọn sắp xếp một số bài từ dễ đến khó dần, từ cụ thể đến trừu tượng, từ quan hệ môi trường vi mô đến vĩ mô… Ví dụ: chuyên đề Cần, Kiệm, Liêm chính, Chí công vô tư có bài “Siêng năng kiên trì”, “Tiết kiệm” (lớp 6); “Sống giản dị” (lớp 7); “Tôn trọng lẽ phải”, “Liêm khiết” (lớp 8); “Chí công vô tư” (lớp 9). - Quy trình và các bước để xây dựng nội dung môn Đạo đức và môn GDCD, được tiến hành theo sơ đồ sau (xem trang 10 và xem thêm : Hà Nhật Thăng, Nhập môn Giáo dục công dân, Nhà XBGD, tr. 21). Với quy trình xây dựng chương trình trên, nội dung các bài giữa hai phần Đạo đức và Pháp luật ở THCS có quan hệ mật thiết với nhau và được sắp xếp một cách lôgic theo cấp (từ lớp 6 đến lớp 9) và theo bài ở mỗi lớp (từ bài 1 đến bài cuối cùng). 9 Quy trỡnh xõy dng chng trỡnh mụn o c, GDCD Bc I: Xác định mục tiêu gd mục tiêu môn học Bớc II: Nhân cách HSPT Nhân cách SV, HS Xây dựng chơng trình cấp học , lớp học - Các trờng SP Bớc III: - ĐH + CĐ - - THCN - DN Bớc IV: Xây dựng chuẩn chơng trình (kiến thức, kỹ năng, thái độ) Bớc V: - Viết SGK, SGV, sách bài tập - Xây dựng thiết bị dạy học - Cu trỳc ca chng trỡnh theo ch o c v Phỏp lut. TT Ch o c Lp 6 Lp 7 Lp 8 Lp 9 1 Sng cn kim, liờm chớnh, chớ cụng vụ t. - Siờng nng, kiờn trỡ. - Tit kim. - Sng gin d. - Tụn trng l phi. - Liờm khit. - Chớ cụng vụ t. 2 Sng t trng v tụn trng ngi khỏc. - T chm súc, rốn luyn thõn th. - L . - Trung thc. - T trng. - Tụn trng ngi khỏc. - Gi ch tớn. - T ch. 3 Sng cú k lut. - Tụn trng k lut. - o c v k lut. - Phỏp lut v k lut. - Dõn ch v k lut. 4 Sng nhõn - Bit n. - Yờu thng - Xõy dng tỡnh - Bo v ho bỡnh. 10 Yêu cầu của xã hội CNH - HĐH Mô hình nhân cách con ngời Việt Nam MG TH TH CS TH PT ĐH, CĐ THCN + DN Mô hình nhân cách ngời LĐXH Nhân cách ngời sau khi nghỉ lao động MG TH TH CS TH PT [...]... mạnh quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân trong nhà trường 3 Định hướng đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS 3.1 Một số quan điểm về đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS a) Đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Đổi mới PPDH môn GDCD trường THCS nói riêng và các môn học nói chung phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của... môn GDCD ở trường THCS Giáo dục công dân ở THCS cũng như Đạo đức ở tiểu họcmôn học nằm giao thoa giữa hai quá trình dạy học và giáo dục Nó có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển tâm lực ở học sinh - Đặc điểm về vị trí môn học có thể mô hình hoá như sau: Chú thích: A C B - Vòng tròn A: quá trình dạy học - Vòng tròn B: quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) - Vòng tròn C: môn GDCD, ĐĐ + Trước hết GDCD. .. quá trình dạy học + GDCD là một môn học đặc biệt, là một bộ phận của quá trình giáo dục các giá trị nhân cách (đạo đức, pháp luật, lối sống…) vì mục tiêu của môn học chính là thực hiện mục tiêu của quá trình giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh Đó là vị trí đặc biệt của môn GDCDmôn Đạo đức ở tiểu học so với các môn học khác ở phổ thông 13 - Chính vì vị trí của nó, mà môn GDCD có ý nghĩa rất... móng cho những bài sẽ dạy) Đối với môn Đạo đức (ở Tiểu học), GDCD (ở THCS, THPT), đòi hỏi thầy giáo, cô giáo phải nắm vững toàn bộ chương trình, nội dung của cả cấp học 12 Chương trình môn GDCD được xây dựng dựa trên cơ sở các môn khoa học cơ bản như: Đạo đức học, Luật học và một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam Môn GDCDmôn học tích hợp nhiều nội dung giáo dục xã hội cần thiết... cởi mở, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa GV với HS và giữa các HS trong lớp học d) Dạy học GDCD phải gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh Về bản chất, GDCDmôn học giáo dục HS cách sống và ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội, với quyền và nghiã vụ của người công dân Chính vì vậy, để dạy học môn GDCD có hiệu quả cần gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống của HS Cụ thể là GV cần tăng... vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường mà lựa chọn và sử dụng phối hợp các PPDH một cách hợp lí g) Dạy học GDCD phải chú trọng sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học Việc đổi mới PPDH môn GDCD cần phải gắn liền với đổi mới phương tiện dạy học Trong quá trình dạy học môn GDCD, GV cần lựa chọn và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các thiết bị dạy học đã được cung cấp theo danh mục cũng như các... động dạy học phải được GV thiết kế đan xen nhau một cách hợp lí trong tiết học, để vừa bảo đảm thực hiện được mục tiêu bài học, vừa gây được hứng thú học tập cho HS c) Đổi mới PPDH GDCD theo quan điểm hợp tác Trong dạy học môn GDCD, GV cần tạo cơ hội cho HS được hợp tác với GV và với nhau trong lớp, trong nhóm nhỏ Cụ thể là GV cần tạo cơ hội cho HS được bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học;... đúng đắn giúp học sinh tự điều chỉnh hành vi, thói quen trong hoạt động và cuộc sống hàng ngày của các em Hiểu vị trí, ý nghĩa đặc biệt của môn GDCD ở THCS, thầy cô giáo sẽ sáng tạo, chủ động trong việc tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục II Đổi mới PPDH môn GDCD THCS 1 Một số thuật ngữ cơ bản 1.1 Phương pháp dạy học PPDH là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng Có nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về... hiện các dự án nhỏ để góp phần vào việc cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội của lớp học, trường học và địa phương e) Dạy học GDCD phải kết hợp giữa PPDH và phương pháp giáo dục đạo đức, giữa các PPDH hiện đại và PPDH truyền thống 21 Phương pháp và hình thức dạy học môn GDCD rất phong phú, đa dạng, bao gồm cả PPDH và phương pháp giáo dục đạo đức (như: nêu gương, thuyết phục, khen thưởng- trách phạt,... hội nội dung bài học dạy học b) Dạy học GDCD thông qua các hoạt động của HS Hoạt động và giao tiếp là đặc trưng cơ bản của con người Tâm lí học hiện đại đã chứng minh rằng : Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp Chính vì vậy, để hình thành và phát triển nhân cách người công dân cho thế hệ trẻ, để thực hiện được mục tiêu môn GDCD không thể bằng sự thuyết lí, rao . pháp dạy học môn GDCD ở trường THCS và đổi mới đánh giá kết quả học tập môn GDCD của HS THCS. II. Nội dung tập huấn 1. Đặc trưng môn GDCD ở THCS 2. Đổi. tập môn GDCD của HS 3.4. Lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập môn GDCD 3.5. Hướng dẫn cách ra đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD 4.

Ngày đăng: 18/02/2014, 15:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan